Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.79 KB, 111 trang )
2898
Từ 5.000 – 30.000 tấn/năm
Từ 31.000-100.000 tấn/năm
Trên 100.000 tấn/năm
84
46
32
37,3
20
14
1.420.700
3.457.000
7.273.000
12.317.000
Số liệu của phòng TACN – Cục chăn nuôi
Theo ông Lê Bá Lịch, chủ tịch hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện cả
nước có 225 nhà máy và xưởng sản xuất sản xuất chế biến thức ăn gia súc. Đa số
doanh nghiệp ít vốn, không có khả năng nhập khẩu nguyên liệu với khối lượng lớn,
thường phải cạnh tranh mua nguyên liệu trong nước và đẩy giá thành sản xuất lên cao.
Thị trường thức ăn chăn nuôi đang lưu hành và tồn tại nhiều loại sản phẩm kém chất
lượng, gây cản trở và khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức
ăn chăn nuôi. Xét về kinh doanh, chế biến thức ăn chăn nuôi có nhiều lợi thế, như là độ
an toàn cao, tỷ suất lợi nhuận lớn và ổn định. Vì thế trong tương lai gần sẽ rất ít hoặc
hiếm có doanh nghiệp rút lui khỏi ngành, mà thay vào đó là sự xuất hiện nhiều doanh
nghiệp mới nhập ngành. Do đó, việc quản lý các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi hiện nay nên theo hai hướng chính như sau:
-
Không nên cấp phép xây dựng mới một cách tràn làn, mà nên khuyến khích các
doanh nghiệp mở rộng năng lực chế biến. Hiện nay một số nước trong khu vực
như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc mỗi nước chỉ tồn tại khoảng 30-50 doanh
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, song đây là những doanh nghiệp hoặc những
tập đoàn sản xuất có qui mô lớn, mỗi doanh nghiệp chiếm một khúc thị trường
nhất định. Và một kinh nghiệm cho thấy, việc hạn chế số lượng các doanh
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ giúp Nhà nước có thể can thiệp và ổn định
thị trường nguyên liệu, thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi một cách nhanh
chóng và hiệu quả hơn.
-
Cần công bố thông tin rộng rãi về năng lực hiện tại của các khu vực, tình trạng
khai thác công suất của các nhà máy. Những nhà đầu tư tương lai sẽ căn cứ vào
những thông tin này để quyết định đầu tư hay rút lui.
2899
-
Thị trường thức ăn chăn nuôi khu vực Miền Đông Nam Bộ đang có xu thế bão
hòa, trong khi đó thị trường khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Trung Du Miền
Bắc đang được không ngừng mở rộng. Một mặt do mức độ công nghiệp hóa
trong chăn nuôi ở khu vực này đang ở mức thấp, một mặt do qui hoạch ngành
chăn nuôi đang có xu hướng mở rộng cơ cấu về phía Bắc. Chính vì thế trong
thời gian tới nếu có cấp phép xây dựng hoặc mở rộng qui mô cho các doanh
nghiệp chỉ nên tập trung và ưu tiên cho khu vực miền Bắc, hạn chế hoặc tạm
ngưng cấp phép đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ.
-
Không nên cấp phép xây dựng mới, thậm chí mở rộng năng lực sản xuất cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi đặc điểm của ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi là dây chuyền công nghệ sản xuất đơn giản, vốn đầu tư không lớn
nên rất phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Việc
hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài là một biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp
trong nước trước sức ép cạnh tranh, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3.6.2 Giải pháp kiểm soát và bình ổn giá thức ăn chăn nuôi
Giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang ở mức cao hơn so sới các nước
trong khu vực từ 15%-30%. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi lại tăng giá bán sản phẩm. Giải thích nguyên nhân trên, nhiều chuyên gia kinh
cho rằng, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tăng giá là nhằm mục đích bù lại
các khoản thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây nên. Tuy nhiên việc giải thích đó cũng
không hoàn toàn có cơ sở vì các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau về giá. Quy luật
cạnh tranh hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân trên cơ sở giá thị trường. Ngày nay
rất ít thấy đơn phương một doanh nghiệp nào tăng giá. Nhiều khi chạy theo giá mà
các doanh nghiệp còn giảm chất lượng.
Ngoài ra do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong và ngoài nước tăng cao,
cộng với một số yếu tố khác cũng tăng giá, như xăng, dầu, nguyên liệu nhựa... Tất cả
28100
đã tác động trực tiếp làm tăng chi phí chế biến thức ăn chăn nuôi, do đó các doanh
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đều đồng loạt tăng giá bán.
Ở một khía cạnh nào đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng giá là hợp lý, tuy nhiên để
khôi phục đàn gia cầm trong nước, ngoài các biện pháp tiêu độc vệ sinh chuồng trại,
chuẩn bị con giống tốt..., Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi
cũng như các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Thế nhưng việc các doanh nghiệp
liên tục tăng giá do giá nguyên liệu tăng trong bối cảnh dịch cúm gia cầm vừa tạm lắng
dễ làm cho dư luận đánh giá hành động này đi ngược lại với các biện pháp khuyến
khích người dân chăn nuôi trở lại. Đặc biệt, trong bối cảnh gia nhập AFTA và WTO
đến gần, hàng hoá chăn nuôi trong nước cần phải có đủ sức để cạnh tranh với các đối
thủ của khu vực. Mong muốn kiểm soát giá nhưng rất khó thực hiện bởi thức ăn chăn
nuôi có tính dị biệt rất cao. Để thực hiện chức năng kiểm soát giá thì tốt hơn là kiểm
soát giá nguyên liệu trong những thời điểm nhạy cảm.
3.6.3 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát chất lượng
nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Thời gian gần đây hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chất lượng đều vi phạm
các qui định về chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi. Theo kết quả lấy mẫu và kiểm
tra của một số ngành chức năng, nhiều doanh nghiệp đã vi phạm qui chế nhãn mác,
thành phần dinh dưỡng bị sụt so với chỉ tiêu đăng ký hoặc không ghi đầy đủ các thông
tin về công bố chất lượng trên bao bì. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng không đạt yêu
cầu chỉ có thể nhận biết khi thông qua kết quả thí nghiệm, điều đó có nghĩa là người
tiêu dùng không hề nhận biết được rằng chất lượng sản phẩm mà mình sử dụng có đạt
yêu cầu chất lượng hay không, hoặc chất lượng sản phẩm đạt đết mức nào và thiệt hại
kinh tế khi sử dụng sản phẩm kém chất lượng là một vấn đề còn mơ hồ không thể xác
định được.
Đứng trước tình trạng này, nhiều người đã đặt vấn đề là trách nhiệm của các cơ
quan quản lý Nhà nước tới đâu, và có giải pháp nào hữu hiệu để hạn chế tình trạng thức
28101
ăn chăn nuôi kém chất lượng còn lưu thông, gây thiệt hại trực tiếp cho người chăn
nuôi, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.
Theo nghị định 15/Cp ngày 19/03/1996 về việc quản lý thức ăn chăn nuôi, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm kiểm tra và quản lý chất lượng thức ăn
chăn nuôi trong phạm vi cả nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực thuộc
và UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trực triếp việc kiểm tra và quản lý chất
lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn quản lý.
Tuy nhiên công tác quản lý đến nay vẫn còn nhiều bất cập, việc phân cấp và
phối hợp giữa các cơ quan chức năng vẫn chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng chồng chéo
quyền hạn, trách nhiệm không rõ ràng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm thức
ăn chăn nuôi. Hiện nay tại các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ có từ 3-5
thanh tra viên nông nghiệp song phải thực hiện kiểm tra thuốc trừ sâu, phân bón, thức
ăn… Và con số này là quá mỏng. Do vậy quá trình thanh tra, kiểm tra lấy mẫu phân
tích chỉ thực hiện theo đợt và mang tính chiếu lệ, chưa có biện pháp xử lý triệt để các
sai phạm.
Đứng trước tình hình trên, thiết nghĩ Chính phủ và các cơ quan chức năng, cụ
thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải có qui chế cụ thể, phân cấp và
giao trách nhiệm một các rõ ràng trong công tác quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Từ những bất cập trên Nhà nước có thể đưa ra một số giải pháp chính trong công tác
quản lý nhà nước đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi như sau:
-
Với những địa bàn tỉnh, thành phố rộng lớn thì cần phân cấp xuống tận địa bàn
trong việc giám sát thức ăn chăn nuôi. Cần có quy chế rõ ràng phân cấp quản lý.
Theo ý kiến đông đảo của cán bộ quản lý thức ăn chăn nuôi, tốt nhất công tác
quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi nên phân cấp đến cấp huyên, tức phòng
chăn nuôi mỗi huyện phải có trách nhiệm kiểm tra, nếu thu giữ được hàng nghi
giả, kém chất lượng thì phải tiến hành lấy mẫu đem đến phòng thí nghiệm thuộc
sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh để phân tích, giám định. Công
28102
việc kiểm tra phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm hiện đại. Các mẫu kiểm
tra đều phải “mã hoá". Tức là không cho biết tên sản phẩm, đơn vị sản xuất mà
đánh số ngẫu nhiên, khi có kết quả về mới ráp nối để biết được tên đơn vị, tên
sản phẩm. Việc làm tuyệt mật này sẽ tránh được sự tiêu cực nhằm thay đổi kết
quả kiểm tra. Nếu kết quả kiểm tra phát hiện ra sản phẩm kém chất lượng, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trực tiếp xử lý một cách triệt để, nếu
sai phạm lớn, có dấu hiệu của hành vi gian lận hoặc gây hiệu quả nghiêm trọng
đến tình hình phát triển kinh tế xã hội thì phải chuyển hoặc xin ý kiến Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý.
-
Đi đôi với công tác phân cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần gấp
rút trang bị phòng thí nghiệm, nguồn nhân lực cho các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trực thuộc. Hiện nay cơ sở hạ tầng và cán bộ quản lý tại các sở
là quá mỏng nên việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi chưa đáp ứng nhu
cầu. Hiện tại, tại các địa phương, thống kê chỉ có 20/60 tỉnh, thành trong Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Chăn Nuôi có Phòng Chăn nuôi, đó là chưa nói đến
cấp huyện. Con số này quả là cực kỳ khiêm tốn so với sự phát triển mạnh mẽ
của các các doanh nghiệp. Phòng thí nghiệm và phân tích mẫu chỉ tập trung chủ
yếu ở các Viện nghiên cứu, hoặc các sở trực thuộc thành phố lớn do vậy quá
trình phân tích thường gặp bất cập. Có những mẫu thức ăn thực tế có thể tốt,
nhưng do quá trình đợi phân tích lại xuống cấp trầm trọng, hoặc là kết quả phân
tích quá chậm dẫn đến tình trạng xử lý không kịp thời, bị mua chuộc và làm lệch
kết quả kiểm tra.
-
Nguyên liệu là một trong những nguyên nhân chính làm cho chất lượng sản
phẩm thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, song một thực tế hiện nay là công tác
kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu hầu như đang bỏ ngõ. Chính vì thế nhiều
doanh nghiệp đã lợi dụng sự bất cập và lơi lỏng trong công tác kiểm tra chất
lượng nguyên liệu nên đã cố tình thu mua và sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không
28103
đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng qui định. Thậm chí có những doanh nghiệp sử
dụng một số nguyên liệu vượt quá tỷ lệ cho phép, sử dụng các chất kháng sinh
hoặc hooc môn tăng trưởng bị cấm. Như vậy kết hợp với công tác quản lý chất
lượng sản phẩm, Nhà nước cần phải đưa ra qui chế kiểm tra chất lượng nguyên
liệu một cách chặt chẻ từ khâu thu mua, xử lý, lưu trử đến khâu định lượng
trước khi đưa vào sản xuất.
7
Một số kiến nghị
Các giải pháp đưa ra với mục đích khắc phục những mặt khó khăn và phát huy
tối đa lợi thế các mặt nội tại của ngành phục vụ cho chiến lược phát triển ngành chế
biến thức ăn chăn nuôi từ nay đến 2020. Về cơ bản, các giải pháp phát triển được đưa
ra đều có tính thực tiễn cao, phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội Việt
Nam, song để các giải pháp được áp dụng một cách thực thi bản thân đưa ra một số
kiến nghị như sau:
1
-
Đối với Nhà nước
Nội dung các giải pháp vĩ mô chủ yếu tập trung vào các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ
cho sự phát triển ngành, trong đó qui hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng
là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên quá trình thực hiện lại đòi hỏi thời gian và
kinh phí lớn, chính vì thế Chính phủ phải gấp rút triển khai một cách đồng bộ, phải có
kế hoạch thực hiện giải pháp cho từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội.
-
Chỉ đạo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xúc tiến công tác nghiên cứu
khoa học trong thời gia tới là : nghiên cứu phát triển và sử dụng các nguồn thức ăn mới
bao gồm nguồn thức ăn giàu năng lượng, khoáng và protein. Nghiên cứu khẩu phần
cân bằng dinh dưỡng để cho sản phẩm thịt, trứng, sửa đạt chất lượng cao, không chứa
các chất kháng sinh, hocmon gây ảnh hướng đến sức khoẻ công đồng. Nghiên cứu các
giải pháp khoa học công nghệ về dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi với mục đích giảm giá
28104
thành thức ăn trong sản xuất chăn nuôi, hạn chế chất thải như nitơ, phốt pho gây ô
nhiễm môi trường sinh thái.
2
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp
Hiện nay chỉ một số doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là
xác định được chiến lược sản xuất kinh một cách cụ thể và đồng bộ. Còn hầu hết các
doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chỉ hoạt động một cách manh mún, mục tiêu sản
xuất kinh doanh chỉ vì mục đính kinh tế trước mắt, thiếu tính đồng bộ. Do vậy bộ phải
sự phối hợp và chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành vận dụng các giải pháp phát triển
phù hợp, tạo nên sự phát triển bền vững ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước.
Các giải pháp phát triển đưa ra trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển ổn định, tuy
nhiên chiến lược phát triển ngành là mang tính lâu dài nên không thể tránh khỏi sự ảnh
hưởng của các biến động kinh tế, chính trị trong và ngoài nước. Đặc biệt trong bối cảnh
hiện nay, do ảnh hưởng của giá cả xăng dầu và dịch cúm gia cầm đang gây cản trở rất
lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, ngành sản xuất chăn nuôi và
ngành chế biến thức ăn chăn nuôi nói riêng. Chính vì thế việc xây dựng và áp dụng các
giải pháp phát triển ngành đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp sản
xuất thức ăn chăn nuôi phải có các phản ứng nhanh, linh động đối với sự tác động của
các nhân tố bên ngoài.