1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Ngân hàng - Tín dụng >

3 Vai trò chủ yếu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.79 KB, 111 trang )


2820



Hình 1.2: Vai trò của ngành chăn nuôi.

Là một nước nông nghiệp (với hơn 70 % dân số sản xuất nông nghiệp) nước ta

có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi là

một lợi thế phát triển cho ngành chăn nuôi. Xuất phát từ những thuận lợi trên Đảng và

Nhà nước ta đã khẳng định ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi

nhọn, có tiềm năng phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã

hội. Trong đó ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở

một số mặt chủ yếu sau:

 Thứ nhất: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến hiệu quả sản



xuất chăn nuôi. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ

trọng 65%-70% giá thành sản phẩm và được xem là nhân tố quyết định đến hiệu quả

sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ở một số nước nông nghiệp

phát triển, ngành chăn nuôi đã từng bước được công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thức

ăn chính sử dụng cho vật nuôi là thức ăn công nghiệp chứa đựng đầy đủ các chất dinh

dưỡng, đảm bảo vật nuôi phát triển tốt, sản phẩm từ ngành chăn nuôi đáp ứng đầy đủ

chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Và một thực tế cho thầy rằng, trong

cùng một điều kiện nuôi nhốt, nếu tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn



2821



nuôi càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôi nhanh và thời

gian chăn nuôi được rút ngắn.

 Thứ hai: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự chuyển



dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục tiêu

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu trong

chăn nuôi, đưa sản phẩm chăn nuôi công nghiệp hiện nay ở lợn từ 45-50% lên 60-65%

năm 2015, 70-75% năm 2020; gia cầm từ 30-35% lên 45-50% năm 2015 và 55-60%

năm 2020 (Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên hơn 30%, Báo điện tử- chính

phủ). Bên cạnh đó, ngành Chăn nuôi phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông

nghiệp lên 38% năm 2015 và 42% năm 2020. Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn

nuôi phải không ngừng gia tăng năng suất, nâng cao mức độ sử dụng tỷ lệ thức ăn công

nghiệp trong sản xuất chăn nuôi. Như vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, sự phát

triển đột phát và mang tính đồng bộ của ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi

là một đòi hỏi không thể thiếu trong mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi.

 Thứ ba: Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu hút



vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn. Ở nước ta hiện nay, nhu cầu thức ăn

tinh cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10 triệu tấn/năm, nhưng công suất của tất cả

các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng 5,5 triệu tấn2, phần còn lại do các

cơ sở sản xuất thủ công cung cấp hoặc tận dung nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có. Như

vậy thị trường tiềm năng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là rất lớn và sẽ phát triển

nhanh cùng với phương pháp chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến. Điều đó cho

thấy ngành chế biến thức chăn nuôi đang là ngành công nghiệp đầy tiềm năng và đang

có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đòi hỏi Nhà nước phải

có chính sách quản lý vĩ mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và đồng bộ với

tiến trình phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân.

 Thứ tư: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường



sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Đi đôi với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi từ nay



2822



đến năm 2015, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan

trọng trong quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa

hiện đại hoá. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp chế

biến thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi còn là nhân

tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người

sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Chính vì thế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách

đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Phải

có cơ chế quản lý vĩ mô phù hợp đảm bảo ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển

một cách bền vững, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn:

1.4.1 Nguyên liệu đầu vào:

Để thức ăn chăn nuôi đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi qua từng giai

đoạn sinh trưởng, nguồn nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng

cần thiết cho quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn

khác nhau mà người ta có thể sử dụng chủng loại hoặc cơ cấu nguyên liệu đầu vào phù

hợp, tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật hiện

nay, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng một số nguyên liệu chính theo các

nhóm chủ yếu sau:





Nhóm cung cấp nguồn năng lượng: gồm các nguyên liệu chủ yếu từ ngành sản xuất

nông nghiệp và phụ phẩm nông nghiệp như bắp, sắn, tấm gạo, khoai…Đây là nguyên

liệu chủ yếu cung cấp năng lượng trao đổi cho vật nuôi và khối lượng sử dụng chiếm tỷ

trọng rất lớn trong cơ cấu thành phần nguyên liệu đầu vào chế biến thức ăn chăn nuôi

(thông thường bắp chiếm từ 35-40%, cám lụa 20-25%, bột sắn khoảng 20%).







Nhóm nguyên liệu cung cấp đạm và protein: gồm các nguyên liệu chủ yếu cung cấp

đạm và protein trong thành phần dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi. Thuộc nhóm này chủ

yếu là các nguyên liệu chứa nhiều đạm động vật (bột cá, bột xương-thịt, bột máu…) và

các nguyên liệu chứa nhiều đạm thực vật (khô dầu đậu tương, khô đậu phộng, khô



2823



dừa…). Trong đó khô đỗ tương và bột cá là hai nguyên liệu phổ biến thường được sử

dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nguyên liệu cùng loại (khô đỗ tương chiếm

10%, bột cá chiếm 5% trên trọng lượng nguyên liệu đầu vào).





Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng chất và vitamin: gồm các nguyên liệu cung cấp

chủ yếu khoáng chất trong trong thức ăn gồm khoáng đa lượng (canxi, photpho..),

khoáng vi lượng và một số vitamin A, B, C. Các chất này thường chứa nhiều trong bột

xương, bột vỏ sò, mai mực có thể giúp bổ sung vào thành phần thức ăn gia súc.







Nhóm cung cấp axit amin: gồm các chất giàu axit amin bổ sung vào khẩu phần ăn vật

nuôi như lyzin, methionin…Ở Việt Nam và các nước đang phát triển, hai loại axít này

thường rất hiếm và đắt tiền nên thường người ta có thể sử dụng một số thức ăn giàu

protein từ động vật để bổ sung vào khẩu phần ăn vật nuôi.

Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác cung cấp các chất xúc tác tiêu hóa, gây ngon

miệng… chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thành phần thức ăn gia súc. Việc sử dụng các

nguyên liệu này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, hay từng loại thức ăn cụ thể mà

doanh nghiệp thấy cần thiết bổ sung vào thanh phần dinh dưỡng thức ăn gia súc.

1.4.2 Khách hàng và hành vi tiêu dùng:

Củng như sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, việc nhận biết và xác định

khách hàng sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi là một trong những yếu tố quan trọng

và cần thiết nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Bởi

việc xác định khách hàng, đối tượng mua, đối tượng sử dụng sản phẩm sẽ giúp cho nhà

sản xuất nắm được các đặc tính sản phẩm mà thị trường yêu cầu.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, ngoài yêu cầu phải đảm

bảo một số chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành, yêu cầu về quản lý Nhà nước đã được qui

định, việc xác định khác hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của

người tiêu dùng hoặc mong muốn của người sử dụng thức ăn chăn nuôi đang là một

vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm rất lớn. Theo các chuyên gia kinh tế trong



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

×