1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Ngân hàng - Tín dụng >

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.79 KB, 111 trang )


2823



dừa…). Trong đó khô đỗ tương và bột cá là hai nguyên liệu phổ biến thường được sử

dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nguyên liệu cùng loại (khô đỗ tương chiếm

10%, bột cá chiếm 5% trên trọng lượng nguyên liệu đầu vào).





Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng chất và vitamin: gồm các nguyên liệu cung cấp

chủ yếu khoáng chất trong trong thức ăn gồm khoáng đa lượng (canxi, photpho..),

khoáng vi lượng và một số vitamin A, B, C. Các chất này thường chứa nhiều trong bột

xương, bột vỏ sò, mai mực có thể giúp bổ sung vào thành phần thức ăn gia súc.







Nhóm cung cấp axit amin: gồm các chất giàu axit amin bổ sung vào khẩu phần ăn vật

nuôi như lyzin, methionin…Ở Việt Nam và các nước đang phát triển, hai loại axít này

thường rất hiếm và đắt tiền nên thường người ta có thể sử dụng một số thức ăn giàu

protein từ động vật để bổ sung vào khẩu phần ăn vật nuôi.

Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác cung cấp các chất xúc tác tiêu hóa, gây ngon

miệng… chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thành phần thức ăn gia súc. Việc sử dụng các

nguyên liệu này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, hay từng loại thức ăn cụ thể mà

doanh nghiệp thấy cần thiết bổ sung vào thanh phần dinh dưỡng thức ăn gia súc.

1.4.2 Khách hàng và hành vi tiêu dùng:

Củng như sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, việc nhận biết và xác định

khách hàng sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi là một trong những yếu tố quan trọng

và cần thiết nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Bởi

việc xác định khách hàng, đối tượng mua, đối tượng sử dụng sản phẩm sẽ giúp cho nhà

sản xuất nắm được các đặc tính sản phẩm mà thị trường yêu cầu.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, ngoài yêu cầu phải đảm

bảo một số chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành, yêu cầu về quản lý Nhà nước đã được qui

định, việc xác định khác hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của

người tiêu dùng hoặc mong muốn của người sử dụng thức ăn chăn nuôi đang là một

vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm rất lớn. Theo các chuyên gia kinh tế trong



2824



ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, có thể xác định khách hàng và một số yếu tố mang

tính đặc trưng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng như sau:

 Cơ cấu khách hàng:

o Khách hàng là các trang trại chăn nuôi mang tính công nghiệp: đây là nhóm



khách hàng có số lượng vật nuôi tương đối lớn, có đầy đủ cán bộ kỹ thuật

được trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học dinh dưỡng và kỹ thuật chăn

nuôi, có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất nên việc lựa chọn sản phẩm

thức ăn chăn nuôi được thực hiện một cách chủ động và có cơ sở khoa học.

Sản phẩm sử dụng cho đối tượng này chủ yếu là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

và được cung cấp trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất.

o Khách hàng là các hộ chăn nuôi cá thể: đây là nhóm khách hàng có thu nhập



thấp, kiến thức hiểu biết về chăn nuôi là rất hạn chế chính vì thế việc lựa

chọn sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa số là dựa vào cảm tính và kinh nghiệm,

việc chăn nuôi chủ yếu là tạo thêm nguồn thu nhập và tận dụng thức ăn từ

phụ phẩm ngành nông nghiệp nên họ có xu thế sử dụng thức ăn đậm đặc.

Chính vì thế mà việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cách sử

dụng và kỹ thuật chăn nuôi là một vấn đề cần quan tâm đối với các doanh

nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

o Khách hàng là các đại lý kinh doanh thức ăn gia súc: đây là nhóm khách



hàng bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn gia súc để bán lại cho

người chăn nuôi trực tiếp. Họ là những người có nguồn vốn lớn, có đầy đủ

cơ sở hạ tầng để lưu trữ thức ăn với khối lượng lớn. Thông thường những đại

lý thức ăn chăn nuôi chỉ kinh doanh một vài loại thức ăn mà thị trường ưa

chuộng. Lợi nhuận thu được có thể thông qua chính sách chiết khấu, hoa

hồng của doanh nghiệp sản xuất hoặc bán chênh lệch giá sản phẩm cho

khách hàng. Đối tượng khách hàng chủ yếu là người chăn nuôi có qui mô



2825



vừa và nhỏ (hoặc các đại lý cấp dưới) không có điều kiện về tài chính và

công cụ lưu trữ để mua với khối lượng lớn.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng:

o Người quyết định mua hàng không phải là người tiêu dùng trực tiếp, do vậy



việc đánh giá chất lượng sản phẩm chỉ có thể thực hiện thông qua quá trình

phân tích các chỉ tiêu chất lượng. Công việc này rất khó thực hiện do chi phí

cao và ảnh hưởng đến thời gian sản xuất. Chính vì thế mà chất lượng sản

phẩm thường được khách hàng đánh giá qua khả năng phát triển của vật nuôi

hoặc hiệu quả kinh doanh qua một chu kỳ sản xuất. Nếu qua một giai đoạn

sử dụng sản phẩm mà cảm thấy có hiệu quả thì người chăn nuôi tự động sẽ

trở thành khách hàng trung thành của sản phẩm và rất ít khi thay đổi. Và

ngược lại, vật nuôi là một phần tài sản của người chăn nuôi, chính vì thế nếu

thức ăn có ảnh hưởng không tốt đến vật nuôi hoặc không mang lại hiệu quả

kinh tế cao thì người chăn nuôi sẽ có phản ứng rất gay gắt và có thể từ bỏ

sản phẩm ngay lập tức.

o Mục đích của người chăn nuôi xét cho cùng là lợi nhuận, chính vì thế mà đa



số người tiêu dùng mong muốn mua được một sản phẩm giá rẻ, phù hợp với

túi tiền nhưng lại đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.

o Do điều kiện về cơ sở vật chất không đảm bảo cho quá trình lưu trữ thức ăn,



hoặc vấn đề về tài chính không cho phép nên hầu hết người chăn nuôi chỉ có

thể mua một số lượng thức ăn vừa đủ cho một giai đoạn ngắn. Chính vì thế

mà hệ thống phân phối và khâu lưu thông rất được khách hàng lưu ý. Các

doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn hàng đều đặn và ổn định đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng trong mọi thời điểm, đồng thời chất lượng phải đảm bảo trong quá

trình lưu thông và lưu trữ.

Từ những về thông tin về hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm

thức ăn chăn nuôi, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phân khúc thị



2826



trường hợp lý, hoặc một dãy sản phẩm cụ thể phục vụ cho từng loại vật nuôi sao cho

phù hợp với tiềm năng và qui mô sản xuất của doanh nghiệp.

1.4.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ:

Chế biến thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp phức tạp, mức độ ứng

dụng khoa học kỹ thuật cao và luôn được cải tiến. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa

dạng, đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an

toàn thực phẩm. Chính vì thế móc thiết bị và dây chuyền sản xuất phải đáp ứng một số

tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành qui định.

Hiện nay, ngành chế biến TACN có hai dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn

là dây chuyền sản xuất thức ăn dạng bột và thức ăn dạng viên. Tuy nhiên, do một số

công đoạn và đặc điểm sản xuất giống nhau nên hai dây chuyền công nghệ đều có một

số máy móc thiết bị giống nhau tương ứng với từng công đoạn sản xuất, cụ thể:

 Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu đưa vào sản xuất: thông thường nguyên liệu mua vào



chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp đang ở dạng thô và chưa qua xử lý. Đặc biệt với khí

hậu nhiệt đới ẩm thấp vào mùa thu hoạch có thể làm cho nguyên liệu rất dễ bị ẩm, mốc.

Để đảm bảo nguyên liệu đạt chất lượng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải trải qua giai

đoạn làm sạch, sấy khô nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất và lưu trữ. Với những

yêu cầu trên, hầu hết các doanh nghiệp đều phải trang bị hệ thống làm sạch (máy sàng,

thổi bụi), máy sấy nguyên liệu, hệ thống kho tàng hoặc silo lưu trữ.

 Giai đoạn lập khẩu phần thức ăn và định lượng nguyên liệu: căn cứ vào kế hoạch



sản xuất kinh doanh, cán bộ kỹ thuật tiến hành lập khẩu phần cho từng loại thức ăn, lập

công thức chế biến thức ăn chăn nuôi và xác định khối lượng cần thiết của từng loại

thức ăn, trên cơ sở đó tính toán số lượng và chủng loại nguyên liệu cần thiết đưa vào

sản xuất. Trang thiết bị cho giai đoạn này chủ yếu thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất

lượng nguyên liệu, hệ thống máy vi tính, phần mềm công nghệ thông tin cho công tác

lập khẩu phần và công thức chế biến thức ăn chăn nuôi.



2827



 Giai đoạn sản xuất: đây là giai đoạn nguyên liệu được nghiền, trộn và chế biến theo tỷ



lệ qui định. Tuỳ thuộc vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn cần thiết sản xuất, cán

bộ kỹ thuật sẽ xác định chủng loại, số lượng vật liệu cần thiết theo công thức sản xuất

thức ăn để tiến hành pha chế, nghiền, trộn. Trang thiết bị cần thiết cho giai đoạn này

chủ yếu là máy cân, máy nghiền, máy trộn, hệ thống băng tải phục vụ cho công tác chế

biến.

 Giai đoạn hoàn thành: sau khi giai đoạn sản xuất sản phẩm đã hoàn tất, cán bộ chuyên



môn sẽ tiến hành lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thành phẩm và đóng gói đưa sản phẩm

tiêu thụ hoặc lưu trữ trong điều kiện tốt nhất. Trang thiết bị cho giai đoạn này là hệ

thống máy đóng gói, hệ thống máy thí nghiệm và kiểm tra chất lượng thành phẩm, hệ

thống lưu trữ sản phẩm.

Do đặc tính kỹ thuật và đặc tính sản phẩm khác nhau nên hai dây chuyền công nghệ có

những công đoạn sản xuất khác biệt. Đối với dây chuyền sản xuất sản phẩm dạng viên,

sau khi trải qua công đoạn nghiền, trộn sản phẩm phải được pha chế với chất kết dính

nhằm tạo sự liên kết và ép thành viên mới chuyển qua công đoạn đóng gói. Chính vì

thế dây chuyền sản xuất sản phẩm dạng bột phải trang bị thêm hệ thống máy ép viên.

1.4.4 Nguồn nhân lực:

Cũng như các ngành sản xuất khác, công nhân lao động trực tiếp, chuyên viên kỹ thuật

chuyên ngành, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên lao động

gián tiếp… là lực lượng lao động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên mỗi ngành khác nhau đều có nguồn nhân lực khác nhau tương ứng với tính

đặc thù của mỗi ngành. Đối với ngành chế biến thức chăn nuôi, nguồn nhân lực có

những đặc trưng sau:

 Lực lượng lao động là công nhân sản xuất trực tiếp: đây là lực lượng lao động đông



nhất trong cơ cấu nhân lực tại các doanh nghiệp, được công ty trực tiếp tuyển dụng

phục vụ cho các công đoạn sản xuất trực tiếp. Hầu hết đội ngũ lao động trực tiếp là

công nhân lao động phổ thông và chưa được đào tạo chính qui. Do vậy tuỳ thuộc vào vị



2828



trí công việc mà mỗi doanh nghiệp có hình thức tuyển dụng và đào tạo tay nghề phù

hợp với yêu cầu sản xuất tại đơn vị.

 Lực lượng lao động là đội ngũ nhân viên lao động gián tiếp: đây chủ yếu là cán bộ



công nhân viên thuộc các phòng ban chức năng phục vụ cho công tác quản lý điều

hành doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng và marketing. Lực lượng này được

công ty trực tiếp tuyển dụng cho từng vị trí công tác theo đúng chuyên môn nghiệp vụ

đã được đào tạo.

 Lực lượng lao động là các chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư chăn



nuôi: đây là lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành về chăn nuôi hoặc dinh

dưỡng. Đòi hỏi phải có đủ năng lực tiếp thu về khoa học dinh dưỡng, có năng lực thực

hiện công việc thí nghiệm và kiểm tra các qui trình sản xuất đảm bảo nguyên vật liệu

mua vào đạt chất lượng. Lập khẩu phần và công thức ăn đảm bảo sản phẩm đầy đủ

dinh dưỡng và giá thành thấp nhất.

 Lực lượng lao động là các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu dinh dưỡng: đây là



nguồn nhân lực không thể thiếu đối với ngành chế biến thức chăn nuôi. Hiện nay

nguồn nhân lực nghiên cứu về dinh dưỡng hầu hết thuộc các viện nghiên cứu và trường

đại học. Họ là các chuyên gia nguyên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi qua các

giai đoạn phát triển sinh lý. Đồng thời nghiên cứu khẩu phần cân bằng các chất dinh

dưỡng để sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ

môi trường sinh thái.

1.4.5 Vai trò quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

Cũng như các hàng hoá khác, nhà nước thống nhất quản lý về sản xuất, kinh

doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của

người sản xuất, người kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi. Việc quản lý

thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo nghị định 15/CP ngày 19/03/1996 của Chính

phủ, cụ thể:



2829



Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản trong phạm vi chức năng, quyền

hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi trong phạm vi cả nước

và có trách nhiệm:

-



Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, nâng

cao chất lượng thức ăn chăn nuôi.



-



Quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Xây dựng tiêu

chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi để cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu

chuẩn Việt Nam.



-



Kiểm tra, thanh tra và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi. Cấp giấy

chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo thẩm quyền của mình.



-



Công bố danh mục thức ăn và nguyên liệu cấm sản xuất.



-



Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch sản

xuất, chế biến thức ăn. Ban hành các văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương

và các cơ sở quản lý thức ăn chăn nuôi.

Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý thức ăn chăn



nuôi trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về thức ăn

chăn nuôi. Kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý thức ăn chăn nuôi tại địa phương

trong phạm vi thẩm quyền. Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh

thức ăn trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Ở qui mô Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách

nhiệm kiểm tra và quản lý chất lượng thức ăn trong phạm vi cả nước. Đối với các tỉnh

và thành phố trực thuôc Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,

UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn

nuôi trên địa bàn quản lý. Việc tổ chức và theo dõi chất lượng thức ăn chăn nuôi sản

xuất và lưu thông thị trường được quản lý như sau:

-



Tổ chức lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi 02 lần/năm.



2830



-



Tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết khi có sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn.



-



Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất xưởng và xuất xứ,

kiểm tra vệ sinh thức ăn chăn nuôi, vệ sinh môi trường sản xuất và bảo quản

thức ăn.



-



Các chỉ tiêu kiểm tra: theo QĐ96/2001/BNN ngày 09/09/2001 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sản phẩm thức

ăn chăn nuôi bao gồm:

o Kiểm tra việc công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các nhà sản xuất



so với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và qui định kỹ thuật đã quy

định. Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải công bố khi xây

dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn quy định theo QĐ 113/2001/QĐ/BNN ngày

28/11/2001.3 Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm so với chỉ tiêu chất

lượng mà doanh nghiệp đã công bố.

o Ngoài ra, để đảm bảo cho việc chăn nuôi đạt hiệu quả, đảm bảo cho sức khoẻ



vật nuôi và con người, sản phẩm thức ăn chăn nuôi còn phải được khống chế

hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc Aflatoxin, hàm lượng tối đa các nguyên tố

khoáng và kim loại nặng có trong 1kg thức ăn chăn nuôi. Hoặc qui định về

hàm lượng tối thiểu các loại vitamin có trong thức ăn chăn nuôi.

o Sau khi hàng hoá được công bố tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp phải



đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh để chất lượng luôn được ổn định

trong quá trình lưu thông đáp ứng tiêu chuẩn đã công bố về mọi nội dung.

Để cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết để nhận biết hàng

hoá, làm căn cứ cho quyết định lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa, các

cơ quan chức năng kiểm tra giám sát, các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản

phẩm thức ăn chăn nuôi mà doanh nghiệp đã công bố bắt buộc doanh nghiệp



2831



phải ghi trên nhãn hàng hóa theo QĐ 178/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng

Chính phủ.

o Việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phải thực hiện theo các bước và



nội dung đã qui định. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra định kỳ, lấy

mẫu và phân tích chất lượng sản phẩm tại phòng thí nghiệm chuyên ngành.

Trên cơ sở đó kiểm tra việc ghi chép các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật trên bao

bì sản phẩm có đầy đủ và đúng với chỉ tiêu qui định hay không. So sánh kết

quả phân tích với chỉ tiêu chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố để kết

luận về chất lượng sản phẩm.

Với những đặc điểm trên, nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng và quyết

định sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ

quan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu và trường đại học phải có kế hoạch đào

tạo một cách đồng bộ, liên tục. Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng

cao phù hợp với nhu cầu phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

1.5 Khái niệm về thị trường thức ăn chăn nuôi

Khái niệm về thị trường được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Tiến

sĩ Nguyễn Thanh Hiền (Trung tâm phát triển Nông thôn miền Trung, Đại Học Nông

Lâm Huế), “Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa

và dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, thị trường là một cái chợ có địa điểm nhất định để trao đổi

hàng hóa và dịch vụ.”

Thị trường cũng có thể được xác định bằng nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ.

Theo định nghĩa này, thị trường là một nhóm người có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền để

thỏa mãn nhu cầu đó.

Đứng trên góc độ đó có thể hiểu, có thể khái niệm rằng thị trường thức ăn chăn

nuôi gồm những người chăn nuôi và tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào việc

sản xuất hoặc mua bán thức ăn chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn thức ăn cho

vật nuôi của những người chăn nuôi.



2832



1.6 Phân loại thị trường thức ăn chăn nuôi:

Phân loại thị trường là việc phân chia thị trường theo các tiêu thức khác nhau để

phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thị trường. Các doanh nghiệp quan

niệm, “Thị trường bao gồm tất cả khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn

cụthể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn

đó”. Do vậy, người kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi, phải xác định được những

nhóm khách hàng mình đang phục vụ và những khách hàng doanh nghiệp sẽ vươn tới.

Như đã nói ở trên, thịtrường của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm thức

ăn chăn nuôi là những người chăn nuôi. Nhưng không phải tất cả những khách hàng

này doanh nghiệp đều phục vụ. Với tiềm lực của mình doanh nghiệp sẽ xác định những

nhóm khách hàng sẽ cung cấp sản phẩm một cách tốt nhất hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.

Căn cứ vào chức năng của các thành viên tham gia thị trường mà người ta chia thị

trường thành các loại sau:

-



Thị trường các yếu tố đầu vào (thị trường tư liệu sản xuất): Thị trường các yếu

tố đầu vào là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua và bán tư liệu sản xuất đầu vào



-



cũng như dịch vụ nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Thị trường người bán buôn và trung gian: Thị trường người bán buôn và trung

gian là tập hợp những cá nhân hay tổ chức mua hàng của người sản xuất và bán



-



lại cho người khác hoặc bán cho người tiêu dùng để kiếm lời.

Thị trường tiềm năng người tiêu dùng : là những doanh nghiệp chăn nuôi sử

dụng sản phẩm của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Người chăn nuôi sẽ

có ba yếu tố ảnh hưởng để tạo nên thị trường là : Sự quan tâm, thu nhập và cách

tiếp cận.

o Sự quan tâm: xuất phát từ nhu cầu muốn chăn nuôi dựa trên đặc điểm của

thị trường thức ăn chăn nuôi

o Thu nhập: Người chăn nuôi do phần lớn là nông dân, thu nhập thấp và

vốn sản xuất nhỏ lại phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất dài. Do vậy, lý do giá



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

×