1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Chăn nuôi >

- Phía Tây giáp các xã Chất Bình, Chính Tâm, Xuân Thiện, huyện Kim Sơn và xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (ranh giới tự nhiên là sông Đáy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.6 KB, 73 trang )


2



2

2

2



hè thì thời tiết nắng nóng, nhiệt độ lên cao gây ảnh hưởng tới khả năng sinh

trưởng, sức chống chịu bệnh tật của đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra nó còn gây

khó khăn cho việc bảo quản, chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi.

1.1.1.3. Điều kiện về đất đai

Đất đai có vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất, đặc bịêt

trong sản xuất nông nghiệp là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Trong

những năm qua, công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã đã đi vào nề nếp chặt

chẽ theo đúng quy định của Pháp luật.

Xã Nghĩa Lạc có tổng diện tích là 1122,8 ha, trong đó diện tích đất trồng

lúa, hoa màu là 603,3 ha (chiếm 53,73 %). Còn lại là đất chuyên dụng, đất ở, và

đất chưa sử dụng.

Diện tích đất của xã tương đối lớn, chủ yếu là đất thịt để trồng lúa, bên cạnh

đó xã còn nhiều đất bồi bãi, chưa được khai thác sử dụng, lại thường bị ngập mặn

nên dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn.

Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông…nên diện

tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày một giảm, đã ảnh hưởng đáng kể tới

ngành chăn nuôi

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nghĩa Lạc

1.1.2.1 Tình hình kinh tế

Xã Nghĩa Lạc là một xã nằm ở trung tâm huyện Nghĩa Hưng, cơ cấu

kinh tế đa dạng với nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế: Công nghiệp

- Nông nghiệp - Dịch vụ.

Về sản xuất nông nghiệp: Giao khoán trực tiếp tới tay người dân, sản

xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm khoảng 80% số hộ trong xã). Bên

cạnh đó ngành chăn nuôi cũng đang ngày phát triển mạnh mẽ gắn liền với sản

xuất nông nghiệp.

Về dịch vụ: Cùng với định hướng chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất nông

nghiệp sang phát triển công nghiệp - dịch vụ, trong những năm gần đây trên

địa bàn xã ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tạo thêm công ăn việc làm và

góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhìn chung, kinh tế của xã đang trên đà phát triển. Tuy nhiên quy mô

sản xuất còn nhỏ, manh mún, chưa có kế hoạch phát triển chi tiết, dẫn đến

2



3

3

3



3



hiệu quả kinh tế còn chưa cao, đây cũng là hạn chế của xã. Đối với hộ sản

xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 779 kg/người/năm, chăn

nuôi chủ yêú quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình chiếm đa số. Tổng thu nhập bình

quân trên đầu người cao.

Trong những năm gần đây, mức sống của nhân dân trong xã đã được nâng

lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hẳn. Các hộ gia đình đã có phương tiện nghe

nhìn như: Tivi, đài, sách, báo…Đa số các hộ đã mua được xe máy và nhiều đồ

dùng đắt tiền. Bên cạnh đó các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang

góp phần nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân như: chính sách vay vốn xây

dựng phát triển kinh tế trang trại, chính sách về giao thông – thủy lợi, chính sách

vay vốn học sinh, sinh viên…Đặc biệt trong những năm gần đây việc áp dụng

các tiến bộ khoa học vào thâm canh sản xuất nâng cao năng suất cây trồng, vật

nuôi. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc việt là giao

thông, thủy lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa

– xã hội của nhân dân.

1.1.2.2. Tình hình xã hội

Xã Nghĩa Lạc với 10.500 nhân khẩu, 2.535 hộ, trong đó có 80% số

hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp

và dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế của xã đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công

nghiệp và dịch vụ. Trên địa bàn xã có 7 tổ hợp may công nghiệp, nhà máy gạch

Đồng Bằng (18triệu viên/năm)…đã tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho

nhiều lao động trong xã.

* Công tác y tế

- Công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được thực hiện khá

tốt: khám chữa cho 8.548 lượt người (nguồn số liệu thống kê của xã Nghĩa

Lạc 2011).

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên,

không để xảy ra ngộ độc trên toàn địa bàn.

3



4

4

4



4



* Công tác dân số gia đình và trẻ em

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 47 của Bộ chính trị về

thực hiện các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình.

- Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em luôn được quan tâm.

* Công tác giáo dục

Toàn xã có 1470 học sinhổtng đó: THCS: 452 học sinh; TH: 676 học

sinh; Mầm non: 342 cháu.

* Công tác chính sách xã hội

- Tổ chức thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, các thương binh,

bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, gia đình hoàn

cảnh khó khăn, đối tượng nhiễm chất độc màu da cam.

* Công tác thông tin tuyên truyền

- Đảng ủy, UBND xã thường xuyên tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết

của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho người dân.

- Tổ chức phát thanh tuyên truyền đại hội Đảng bộ xã.

*. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Trong những tháng đầu năm 2012 tình hình an ninh trật tự trên địa bàn

được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.

- Thường xuyên tuyên truyền triển khai thực hiện các chỉ thị Nghị

quyết, Quyết định, kế hoạch của của cấp trên.

Bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn, thách thức đặt ra cho xã như

vấn đề: hệ thống điện – nước sạch, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ…Chính vì

vậy, vấn đề đặt ra là đòi hỏi hoạt động của các ban ngành phải thường xuyên,

liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên xuống tiến tới xây dựng gia

đình văn hóa, thôn xóm văn hóa, xã văn hóa, đạt được mục tiêu xây dựng

nông thôn mới. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đồng thời

đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa, từng

bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

4



5

5

5



5



1.1.3. Tình hình sản xuất

1.1.3.1. Về ngành chăn nuôi

Hai ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó

song song và tồn tại hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau.

Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các

vùng lân cận. Ngành chăn nuôi sử dụng lao động dư thừa tại địa phương, tăng

thu nhập cho người dân. Đồng thời sử dụng các sản phẩm dư thừa của ngành

trồng trọt vào chăn nuôi làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phẩm phụ của

ngành trồng trọt không có giá trị thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao cho

người lao động.

* Chăn nuôi trâu, bò

Tình hình chăn nuôi trâu, bò có sự thay đổi qua các năm. Tổng số con

trâu năm 2009 là 127 con, năm 2010 là 106 con giảm 83,5% Nhưng năm

2011 thì số lượng trâu còn lại là 100 con, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ

nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ. Bên cạnh đó thì số lượng đàn bò

trên địa bàn xã cũng đang giảm đần qua các năm. Trước kia các hộ nông dân

thường sử dụng trâu bò làm sức cày kéo nhưng đến nay phần lớn đã sử dụng

máy móc làm sức cày kéo.

* Chăn nuôi lợn

Tổng đàn lợn của xã hiện có là 3.700 con. Trong đó có nhiều giống lợn

tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống Móng Cái, Landrace, Yorkshine…nhằm

chủ động con giống cũng như cung cấp con giống cho nhân dân trong và

ngoài xã.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi

lợn theo phương thức tận dụng các phế phụ phẩm, tận dụng thức ăn thừa dẫn

đến năng suất chăn nuôi chưa cao.

Trong những năm tới, mục tiêu của xã là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng đàn lợn bố mẹ và

năng suất đàn lợn thương phẩm.

5



6

6

6



6



* Chăn nuôi gia cầm

Tổng đàn gia cầm của xã là 39.000 con. Trong đó, gà chiếm trên 90%.

Chăn nuôi gia cầm của xã có một vị trí quan trọng, đối tượng nuôi chính là gà,

vịt. Đa số các hộ chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất thấp,

dịch bệnh vẫn còn xảy ra, tỷ lệ chết lớn dẫn đến hiệu quả chăn nuôi giảm. Bên

cạnh đó đã có những hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại có

quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt

quy trình phòng trừ dịch bệnh, tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho đàn gia cầm

như: vắc-xin Newcastle, Gumboro, Đậu, Dịch tả vịt…Tuy nhiên vẫn còn một

số hộ chăn thả tự do, nhỏ lẻ, lại không có ý thức phòng bệnh nên dịch bệnh

vẫn xảy ra gây thiệt hại về kinh tế và phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.

Bên cạnh những vật nuôi chính trong gia đình thì những người nông

dân trong xã còn phát triển thêm một số vật nuôi khác nhằm nâng cao mức

thu nhập.

Bảng 1.1: Số lượng, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Nghĩa Lạc

giai đoạn 2009 - 2011

ĐVT: con

STT



Loại gia súc



Năm 2009



Năm 2010



Năm 2011



1



Trâu



127



106



100



2







21



14



10



3



Gia cầm



32,550



36,700



39,000



4



Lợn



2,980



3,360



3,700



5



Vật nuôi khác



960



1,240



1,670



Tổng



36,638



41,420



44,480



So sánh (%)



100



113,05



121,40



(Nguồn số liệu thống kê của xã Nghĩa Lạc tháng 1/2012)

6



7

7

7



7



* Công tác thú y

Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề không thể thiếu trong quá

trình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nó quyết định sự thành bại của người chăn

nuôi, hơn nữa nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng. Nhận thức được

tầm qua trọng của công tác thú y, trong những năm gần đây lãnh đạo xã đã rất

chú trọng tới vấn đề này.

Căn cứ vào lịch tiêm phòng, hàng năm xã đã tổ chức tiêm phòng cho

đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100% chó nuôi trong xã.

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đần gia súc, gia cầm

thì công tác kiểm dịch cũng đã được chú trọng. Do vậy trong những năm trở

lại đây trên địa bàn xã không xảy ra các dịch bệnh lớn. Tuy nhiên, cần phải

đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, để người dân hiểu và chấp

hành tốt pháp lệnh thú y.

1.1.3.2 Về ngành trồng trọt

Xã có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn (603,3 ha), đây là điều kiện

thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với phương thức thâm canh tăng vụ,

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống lúa mới có

năng suất cao. Bên cạnh đó còn trồng xen canh với các loại cây khác như ngô,

lạc có (10,1 ha); diện tích cây có củ, cây hạt có chứa dầu (11,5 ha); diện tích

cây hàng năm (4,8 ha); diện tích rau đậu, hoa cây cảnh (49,4 ha).

Trong những năm qua xã đã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa,

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất

cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.

1.2. Đánh giá chung

Qua điều tra tình hình cơ bản của xã, tôi xin phép đưa ra nhận định sơ

bộ về những thuận lợi, khó khăn của xã như sau:

1.2.1. Thuận lợi

Địa bàn xã gần trung tâm huyện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán

cũng như tiếp cận, phổ biến tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Nghĩa Lạc là một xã nông nghiệp với diện tích lớn là điều kiện lợi thuận

lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, có nguồn lao động dồi dào, thị trường

tiêu thụ ngày càng mở rộng.

7



8

8

8



8



Bên cạnh đó, xã có đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, thuận lợi

cho việc áp dụng những tiến bộ bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nâng cao

năng suất cây trồng, vật nuôi, từ đó đưa xã đi lên, đời sống của nhân dân ngày

càng được cải thiện.

Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên việc chuyển giao, áp

dụng những tiến bộ bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất là rất thuận lợi. Hơn

nữa hầu hết các nguồn lợi đều ở dạng tiềm năng chưa được khai thác hoặc

khai thác ít.

Đặc biệt chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đã

được mở rộng, tình chính trị ổn định tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.

1.2.2. Khó khăn

Chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là theo phương thức chăn thả tự do,

thiếu tập trung, chưa được người dân chú trọng, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y là chưa thực sự

hiệu quả, người dân chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh

thú y trong chăn nuôi

Mặt khác, hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng

lớn đến ngành chăn nuôi và trồng trọt, khí hậu khắc nghiệt ở một số tháng gây

ra nhiều bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng.

1.3. Kết quả phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại xã Nghĩa Lạc, được sự giúp đỡ tận tình của

thầy, cô giáo, UBND xã Nghĩa Lạc, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã

đạt được kết quả như sau:

1.1.1. Công tác chăn nuôi

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến

hành nuôi gà theo quy trình chăn nuôi gà thịt cụ thể như sau:

* Ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt

(-)Chuẩn bị chuồng trại

Trước khi nhận gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành vệ sinh

chuồng nuôi. Chuồng được cọ rửa sạch sẽ bằng vòi nước cao áp và phun

8



9



9

9

9



thuốc sát trùng bằng dung dịch Biocid - 30%, nồng độ 100ml/40 lít nước. Sau

khi vệ sinh, sát trùng, chuồng nuôi được khóa cửa, kéo bạt, che rèm kín.

Tất cả dụng cụ chăn nuôi máng ăn, khay ăn, máng uống, rèm che được

cọ rửa sạch sẽ bằng xà phòng ngâm trong dung dịch Formon 2% thời gian 10

- 15 phút.

Đệm lót được sử dụng là trấu khô, sạch và được phun sát trùng trước

khi đưa gà vào một ngày, độ dày của đệm lót tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.

Trước khi đưa gà vào nuôi chuồng phải đảm bảo các thông số kỹ thuật:

sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che, đèn

chiếu sáng, quạt chống nóng.

(-) Chọn gà nuôi thịt

Chỉ chọn gà khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn để đưa vào nuôi. Gà khỏe mạnh

thì lông tơi xốp, bóng mượt, bụng gọn, mềm, rốn khô, gà nhanh nhẹn, mắt

sáng, chân vàng, loại bỏ gà con lông xơ xác, hở rốn, bụng xệ cứng, gà phải có

màu đặc trưng cho giống gà.

(-) Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

+ Giai đoạn úm gà (1-21 ngày tuổi):

Trước khi nhận gà vào chuồng vài giờ, tất cả dụng cụ phải được chuẩn

bị sẵn, tương ứng đủ với số lượng gà nhập về. Quây gà bằng cót đã được rửa

sạch, phơi khô. Quây hợp lý đảm bảo không quá rộng cũng không quá chật,

bật điện sưởi trong quây trước 3 giờ đảm bảo nhiệt độ trong quây khi đưa gà

vào là 33°C - 35°C.

Máng ăn, máng uống phải được chuẩn bị đầy đủ, máng uống phải

chuẩn bị trước khi đưa gà vào vì gà có thể uống nước ngay. Nước uống có

pha B.Complex và Hamcoli - forte, máng uống dùng máng gallon cỡ 2 lít/

150 con. Khay ăn cho gà có thể dùng khay nhựa, nhôm cỡ (30 x 50 x 3)cm

cho 50 con gà. Sau khi nhập gà về 1 giờ thì cho gà ăn.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của gà, chăm sóc cẩn thận, chu đáo,

không để gà đói, hết nước, nóng. Theo dõi sức khoẻ của đàn gà, sức ăn, sức

uống, không để gà bị lạnh quá, nóng quá, thường xuyên nới quây theo sức lớn

của đàn gà.

9



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

×