1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Chăn nuôi >

Bảng 1.3: Công tác phục vụ sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.6 KB, 73 trang )


15

15



15



Về chuyên môn: Nắm được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà

theo quy trình an toàn sinh học, nâng cao tay nghề từ công tác tiêm phòng, sử

dụng thuốc, điều trị bệnh…vận dụng lý thuyết phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Bên cạnh đó còn học hỏi kiến thức khoa học và chuyên môn sâu rộng hơn và

đặc biệt là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ chỗ gắn bó với công việc em

đã thấy yêu nghề và tự tin hơn trước khi ra trường.

Sau thời gian thực tập tạo cơ sở, tôi đã rút ra được những bài học kinh

nghiệm sau:

- Phải thường xuyên bám sát với thực tế sản xuất nhằm nâng cao tay

nghề, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tiễn.

- Phải hiểu và nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Không ngại khó, khổ mà bỏ qua cơ hội tiếp xúc với thực tiễn nâng cao

kỹ năng thực hành như: Chữa bệnh cho gia cầm, vệ sinh thú y.

- Luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc

đàn gà đảm bảo công tác vệ sinh thú y, phòng dịch, các nghiêm ngặt đúng kỹ

thuật không chủ quan.

Về công tác quản lý tổ chức: Để công việc đạt hiệu quả cao, người cán

bộ kỹ thuật không những cần giỏi về chuyên môn, vững tay nghề mà còn biết

tổ chức quản lý công việc. Cụ thể là phải biết vận động bà con nông dân tiếp

thu và thực hiện tốt chủ trương chính sách và đường lối của Đảng, quy chế

của Nhà trường và đơn vị.

1.4.2. Đề nghị

Trong thời gian thực tập tại Xã Nghĩa Lạc với những khó khăn và thuận

lợi em xin đưa ra một số đề nghị sau:

- Đối với những hộ gia đình đã đủ điều kiện và đang áp dụng mô hình

chăn nuôi an toàn sinh học cần mở rộng quy mô hơn nữa. Bên cạnh đó

khuyến khích các hộ nông dân trên địa bàn xã học hỏi kinh nghiệm nhằm

nhân rộng mô hình để phát triển chăn nuôi theo hướng mới, đạt năng suất và

15



16



16

16



chất lượng cao, xây dựng sản phẩm sạch và an toàn, nâng cao thu nhập cho

người dân trên địa bàn xã nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền ý thức của người dân về tầm

quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, tăng cường

công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, vận động, giải thích

cho nhân dân hiểu biết và tự giác thực hiện.

- Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu

khoa học tại cơ sở, để sinh viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp, làm quen với

thực tiễn sản xuất, củng cố kiến thức chuyên môn của mình.



16



17

17



17



Phần 2

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên chuyên đề:

“Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn

sinh học trong nông hộ tại xã Nghĩa Lạc - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định”

2.1. Đặt vấn đề

2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển kinh tế xã hội,

đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đòi hỏi nhu cầu về nguồn

thực phẩm không những có giá trị kinh tế cao mà còn phải an toàn vệ sinh

thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu đó, đòi hỏi chúng ta phải đa dạng nguồn con

giống có chất lượng thịt, trứng, sữa và khả năng sinh trưởng tốt.

Với đặc thù là một nước nông nghiệp, ngành chăn nuôi nước ta chiếm

một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền

kinh tế nói chung. Trong đó, chăn nuôi gia cầm có một vị trí hết sức quan

trọng vì một mặt nó cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (thịt và

trứng), đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tình hình chăn nuôi diễn biến phức tạp, ngoài tác động về kinh tế, chăn

nuôi gà còn chịu nhiều tác động khác, đòi hỏi người chăn nuôi phải thường

xuyên cập nhật thông tin thị trường, giá cả, tình hình dịch bệnh, năm vững và cải

thiện kỹ thuật chăn nuôi sao cho đạt hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước đã đề ra chủ trương là chuyển đổi

phương thức chăn nuôi từ chăn thả tự do, nhỏ lẻ sang chăn nuôi bán chăn thả,

chăn nuôi tập trung, có kiểm soát và theo hướng an toàn sinh học.

Nghĩa Lạc là một xã đồng bằng ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển chăn

nuôi gà. Tuy nhiên theo điều tra cho thấy, chăn nuôi gà chủ yếu là chăn nuôi

theo kinh nghiệm truyền thống, chăn thả tự do, thiếu kiểm soát về dịch bệnh,

không thực hiện quy trình tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà, nguy cơ xảy ra và

bùng phát dịch bệnh là rất cao. Mặt khác, giống gà được nuôi chủ yếu là gà

17



18

18



18



địa phương, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Vậy muốn chăn nuôi

gà có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, hạn chế tối đa dịch bệnh, đảm bảo vệ

sinh môi trường…thì phải chăn nuôi gia cầm theo hướng ATSH.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành chuyên đề:

“Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh

học trong nông hộ tại xã Nghĩa Lạc - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định”.

2.1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng quy trình an toàn sinh học

trong chăn nuôi gà thịt tại nông hộ trên địa bàn xã Nghĩa Lạc.

2.1.3. Mục tiêu của đề tài

- Để xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học

trong nông hộ trên địa bàn xã Nghĩa Lạc, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia

cầm trong nông hộ phát triển bền vững.

- Xác định được hiệu quả nuôi dưỡng gà thịt theo hướng an toàn sinh học.

- Kết quả của chuyên đề là cơ sở để nhân rộng mô hình trên địa bàn

trong và ngoài tỉnh.

2.2. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1.1. Khả năng sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Ở vật nuôi nói chung và ở gia cầm nói riêng, những đặc tính như ngoại

hình, sinh trưởng, sinh sản không phải đã xuất hiện và phát triển hoàn chỉnh

ngay từ khi còn là hợp tử mà nó được hoàn thiện dần trong quá trình sống, sự

thay đổi ở một cá thể từ khi còn là một hợp tử đến giai đoạn già cỗi được gọi

là sự phát triển của cá thể.

18



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

×