1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Chăn nuôi >

Bảng 1.2: Lịch phòng bệnh vắc-xin cho gà thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.6 KB, 73 trang )


12



12

12



+ Triệu chứng: Gà con mắc bệnh kém ăn, lông xù, ủ rũ, phân có

màu trắng, phân loãng dần và dính quanh hầu môn, đôi khi có biểu hiện

sưng khớp, liệt chân, ở gà lớn thường ở thể mãn tính.

+ Bệnh tích: Mổ khám gà chết chúng tôi thấy: Gan và lách có nhiều

điểm hoại tử trắng lấm tấm như đầu đinh ghim. Trong đoạn ruột cuối, thức ăn

không tiêu bị cô đặc màu vàng, lòng đỏ chưa tiêu, thành ruột dày lên.

+ Điều trị: Để chữa Bạch lỵ tôi sử dụng một số phác đồ điều trị sau:

Colistin: liều 1g/2 lít nước, B.complex 1g/3 lít nước cho gà uống liên

tục trong 3 – 4 ngày. Kết quả điều trị 98% khỏi bệnh.

Ampi - Coli với liều: 1g/lít nước, B.complex 1g/3 lít nước cho uống

liên tục 4 – 5 ngày. Kết quả điều trị 99% gà khỏi bệnh.

- Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

+ Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do các loại động vật đơn bào khác

nhau thuộc họ Coccidia gây ra ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu mô ruột.

+ Triệu chứng: Thời kỳ nung bệnh là 4 – 5 ngày, gà mắc bệnh ăn ít,

lông dựng, phân dính quanh hậu môn. Nếu gà bị bệnh nặng, gà mất thăng

bằng, cánh tê liệt, thiếu máu ở niêm mạc, gà gầy dần, phân lẫn máu.

+ Bệnh tích: Mổ khám và quan sát thì thấy có nhiều điểm trắng trên

niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, đặc biệt là manh tràng bị sưng to.

+ Điều trị: Chúng tôi đã tiến hành điều trị trên toàn đàn gà bằng 1 trong

các thuốc sau: Avicoc với liều: 1g/1 lít nước, uống liên tục 3 – 5 ngày (dùng

khi bệnh nhẹ). Nếu bệnh nặng: Dùng coxymax liều 1g/6kg thể trọng, dùng

liên tục trong 3 ngày, nghỉ 2 ngày sau đó dùng tiếp liệu trình mới (nếu cần

thiết) hoặc dùng Vetpro 60%: 1g/2 lít nước dùng cho 5 – 7 ngày.

Chú ý: Những con có biểu hiện bệnh nặng, nhốt riêng dùng Baycok để

điều trị liều lượng 1ml/1 lít nước dùng liên tục trong 3 ngày hoặc uống ESB 3

1g/ 1 lít nước.

- Bệnh do E.coli (Colibacillosis)

+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra.

Chúng tôi thấy gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là giai

đoạn gà con 3 - 15 ngày tuổi, gà lớn bệnh ở thể nhẹ và ít chết.

12



13

13



13



Truyền bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh chóng trong lò

ấp, ngoài ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và qua vết hở

của rốn.

+ Triệu chứng: Đầu ổ dịch gà bệnh thường chỉ kém ăn, sức lớn cả đàn

chậm lại, sau đó bệnh có thể tiến triển cấp tính ở những đàn gia cầm con.

Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng sốt,

sổ mũi và khó thở. Sau vài ngày gà ỉa chảy, phân lỏng có dịch nhầy màu nâu,

trắng, xanh, đôi khi lẫn máu. Đôi khi gà có hiện tượng sưng khớp.

+ Bệnh tích: Gan sưng và xuất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao

tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí có nốt xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột

sưng đỏ, ỉa phân trắng. Gia cầm ở thời kỳ đẻ, buồng trứng bị vỡ và teo.

+ Điều trị: Dùng một trong 2 loại thuốc sau:

Ampi - Coli, liều 1g/lít nước cho uống liên tục 5 - 7 ngày.

Bio - Norfloxacin, liều 2g/lít nước, uống liên tục 5 - 7 ngày.

- Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (Chronic Respiratory Disease - CRD).

+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây bệnh làm kế phát

các vi khuẩn, virut gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bệnh

tái phát. Bệnh truyền từ gà ốm sang gà khỏe, từ gà mẹ sang gà con, qua thức

ăn nước uống và dụng cụ chăn nuôi.

+ Triệu chứng: Gà bị bệnh kém ăn, chậm lớn, còi cọc. Gà thường chảy

nước mắt, nước mũi, 2 cánh mở rộng, mỏ há to, thở dồn dập và khò khè. Gà

hay lắc đầu, vẩy mỏ, đứng ủ rũ. Gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm.

+ Bệnh tích: Tụ huyết ở thanh quản, khí quản; tiết dịch nhầy ở xoang

mũi và khí quản; túi khí viêm, đục mờ trông như vệt khói.

+ Điều trị: Dùng 1 trong các thuốc sau:

Tylosin 98% liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.

CRD - Stop, liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.

Tiamulin 1g/ 4 lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.

Kết quả công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng sau:

13



14

14



14



Bảng 1.3: Công tác phục vụ sản xuất

Nội dung công việc



ĐVT



Số

lượng



I. Chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt



Kết quả

Số lượng



Tỷ lệ (%)



Tỷ lệ nuôi sống



Nuôi gà thịt



Con



700



680



97,40



Nuôi vịt thịt



Con



170



163



96,00



II. Công tác thú y

1. Phòng bệnh

Chủng ND-IB cho gà

Chủng Gumboro cho gà

Chủng Đậu cho gà

Tiêm vắc-xin Newcastle



An toàn

Liều

Liều

Liều

Liều



1369

2130

730

712



1369

2130

730

712



2. Chữa bệnh

BệnhHen gà (CRD)

Bệnh Bạch lỵ gà con

Bệnh cầu trùng

Bệnh tiêu chảy do E.coli ở gà

Bệnh quá nóng



Khỏi

Con

Con

Con

Con

Con



286

88

545

123

44



280

87

542

211

42



III. Công tác khác

Vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh bãi chăn thả



100,00

100,00

100,00

100,00



98,00

98,86

99,45

99,06

95,50

An toàn



m2

m2



400

4600



400

4600



100,00

100,00



1.4. Kết luận và đề nghị

1.4.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo

TS. Nguyễn Thị Hải, Ban lãnh đạo xã, các cán bộ thú y và các cô chú chủ

nông hộ tại xã Nghĩa Lạc, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã thu được

nhiều bài học bổ ích và thiết thực trong thực tế lao động sản xuất, củng cố,

nâng cao kiến thức chuyên môn, hoàn thiện tay nghề và rèn luyện tác phong

làm việc cụ thể:

14



15

15



15



Về chuyên môn: Nắm được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà

theo quy trình an toàn sinh học, nâng cao tay nghề từ công tác tiêm phòng, sử

dụng thuốc, điều trị bệnh…vận dụng lý thuyết phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Bên cạnh đó còn học hỏi kiến thức khoa học và chuyên môn sâu rộng hơn và

đặc biệt là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ chỗ gắn bó với công việc em

đã thấy yêu nghề và tự tin hơn trước khi ra trường.

Sau thời gian thực tập tạo cơ sở, tôi đã rút ra được những bài học kinh

nghiệm sau:

- Phải thường xuyên bám sát với thực tế sản xuất nhằm nâng cao tay

nghề, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tiễn.

- Phải hiểu và nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Không ngại khó, khổ mà bỏ qua cơ hội tiếp xúc với thực tiễn nâng cao

kỹ năng thực hành như: Chữa bệnh cho gia cầm, vệ sinh thú y.

- Luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc

đàn gà đảm bảo công tác vệ sinh thú y, phòng dịch, các nghiêm ngặt đúng kỹ

thuật không chủ quan.

Về công tác quản lý tổ chức: Để công việc đạt hiệu quả cao, người cán

bộ kỹ thuật không những cần giỏi về chuyên môn, vững tay nghề mà còn biết

tổ chức quản lý công việc. Cụ thể là phải biết vận động bà con nông dân tiếp

thu và thực hiện tốt chủ trương chính sách và đường lối của Đảng, quy chế

của Nhà trường và đơn vị.

1.4.2. Đề nghị

Trong thời gian thực tập tại Xã Nghĩa Lạc với những khó khăn và thuận

lợi em xin đưa ra một số đề nghị sau:

- Đối với những hộ gia đình đã đủ điều kiện và đang áp dụng mô hình

chăn nuôi an toàn sinh học cần mở rộng quy mô hơn nữa. Bên cạnh đó

khuyến khích các hộ nông dân trên địa bàn xã học hỏi kinh nghiệm nhằm

nhân rộng mô hình để phát triển chăn nuôi theo hướng mới, đạt năng suất và

15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

×