1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Chăn nuôi >

Ở Việt Nam, chăn nuôi sinh học nói chung và chăn nuôi gia cầm sinh học nói riêng là một khái niệm tương đối mới mẻ và được sử dụng với rất nhiều cái tên khác nhau như: “Chăn nuôi an toàn sinh học”; “Chăn nuôi sạch”; “Chăn nuôi hữu cơ”; “Chăn nuôi sinh thá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.6 KB, 73 trang )


31



31

31



Cũng như những ngành sản xuất khác, bên cạnh lợi nhuận đạt được,

tính an toàn trong sản xuất cũng được quan tâm hàng đầu. Với diễn biến phức

tạp của tình hình dịch bệnh (cúm gia cầm, dịch tả…) thuật ngữ “chăn nuôi an

toàn sinh học” đã trở nên gắn kết quan trọng với người chăn nuôi, vì đây

được xem như một bảo hiểm phi chính thức để bảo vệ dịch bệnh đối với đàn

gia cầm. “Chăn nuôi an toàn sinh học” xuất phát từ sự “an toàn sinh học” của

tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến gia cầm.

* Khái niệm chăn nuôi gà an toàn sinh học:

Chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH) chính là phương thức chăn nuôi

áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm quản lý, ngăn ngừa

sự tiếp xúc của vật nuôi với mầm bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn với sức khỏe

cộng đồng và đảm bảo lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi.

Theo cách hiểu chung nhất, an toàn sinh học trong chăn nuôi là thực

hiện mọi biện pháp thực tiễn để các mầm mống gây dịch bệnh không tới được

đàn vật nuôi và không để đàn vật nuôi tiếp xúc với những chủ thể mang mầm

mống dịch bệnh. An toàn sinh học bao quát toàn bộ hoạt động của trại nuôi

theo thời gian (từ lúc chọn vị trí xây dựng trại đến lúc trại cho ra sản phẩm)

và không gian (thực hiện trong toàn bộ trại nuôi và cả ở vùng cách ly an toàn

của nó). An toàn sinh học cần thiết cho mọi cơ sở chăn nuôi chuyên nghiệp và

mỗi cơ sở chăn nuôi đều có khả năng tự thực hiện an toàn sinh học trong điều

kiện cụ thể của mình (Nguyễn Hoài Châu, 2011) [5].

Những nguyên tắc cơ bản của chăn nuôi ATSH đều có thể áp dụng

trong chăn nuôi quy mô lớn và cả chăn nuôi quy mô nhỏ. Thực hiện phương

thức chăn nuôi ATSH là quản lý đồng bộ tất cả các khâu, từ thiết kế chuồng

trại, lựa chọn con giống, thức ăn, phòng bệnh theo các nguyên tắc cụ thể.

Thứ nhất, đàn gia cầm phải được nuôi trong môi trường được bảo vệ,

được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực

trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn

31



32



32

32



sinh học phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ… tránh xây ở những nơi

gần sông suối kênh mương, đảm bảo có nước sạch thường xuyên. Chuồng trại cần

được thiết kế thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ấm kín về mùa đông.

Thứ hai, con giống mua về cần được đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng,

người chăn nuôi nếu tự túc được con giống cũng là biện pháp rất tốt để quản

lý dịch bệnh.

Thứ ba, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà cũng phải có xuất xứ,

nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn cần đảm bảo chất lượng, đầy đủ các thành phần

dinh dưỡng, đủ cho các giai đoạn phát triển (tuổi) của vật nuôi. Thức ăn

không sử dụng kháng sinh, hormon hay dược phẩm, không sử dụng thức ăn

qua chế biến hóa học. Trong tình hình giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao

như hiện nay, bà con nông dân và người chăn nuôi có thể thực hiện biện pháp

tự phối trộn thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu (ngô, cám, đậu, đỗ…) có

sẵn trong gia đình. Công thức phối trộn có thể tham khảo từ các tài liệu kỹ

thuật hoặc cán bộ kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi.

Thứ tư, tiêm phòng định kỳ (theo lịch) và vệ sinh khu vực chăn nuôi

thường xuyên là biện pháp quan trọng để ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ

xâm nhập của các mầm bệnh vào đàn vật nuôi. Thực hiện công tác theo dõi

thường xuyên khi vật nuôi trong đàn có biểu hiện khác lạ, lập tức đưa nuôi

cách ly để theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp.

Thứ năm, thực hiện nguyên tắc “cùng vào, cùng ra”. Tránh tình trạng

nuôi gối lứa. Quản lý không để đàn này tiếp xúc với đàn kia. Sau khi xuất

chuồng kết thúc một lứa nuôi, cần thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi (máng

ăn, máng uống), chuồng trại, khu vực chăn nuôi cần được rắc vôi bột và phun

thuốc sát trùng chuồng trại. Sau đó, để trống chuồng 10 – 15 ngày rồi mới

nuôi lứa khác.

Có một loạt các biện pháp thực hành nuôi gia cầm ATSH:

32



33

33



33



- Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ có một giống gia cầm

và cùng độ tuổi). Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho

các lứa tuổi khác nhau).

- Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống

an toàn.

- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn,

nhiều lứa).

- Phòng bệnh bằng vacxin. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành

các loại mầm bệnh.

- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi

đợt nuôi.

- Xử lý chất thải bằng bigogas hoặc ủ, tiêu hủy gia cầm ốm, chết,

kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại, chống sự xâm nhập của động

vật bên ngoài.

Chăn nuôi ATSH là biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa động vật và

mầm bệnh. An toàn sinh học có thể không cần chi phí nhiều tiền, chủ yếu là

những thói quen tốt diễn ra hàng ngày ở khu vực chăn nuôi của người nông dân.

Nguyên tắc cơ bản của chăn nuôi ATSH có thể áp dụng cho cả chăn

nuôi quy mô nhỏ và quy mô lớn. Với các trang trại chăn nuôi gia cầm ở quy

mô nhỏ, ATSH gồm nhiều hình thức khác nhau, đơn giản và không tốn kém

như ngăn chặn không cho mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm và giữ gia cầm

không tiếp xúc với mầm bệnh. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu không thực

hiện các biện pháp ATSH chúng ta sẽ phải tốn thêm thời gian và chi phí cho

việc giải quyết dịch bệnh khi nó xảy ra.

Cũng theo Nguyễn Hoài Châu, (2011) [5]: Nhìn chung, việc thực hiện

an toàn sinh học trong chăn nuôi không đòi hỏi chi phí lớn. Để thực hiện tốt

an toàn sinh học, những người làm việc trong trại chăn nuôi cần nhận thức rõ

tầm quan trọng của nó để thực hiện một cách tự giác và nghiêm ngặt những

33



34



34

34



quy định trong từng khâu sản xuất và liên hoàn trong toàn hoạt động của trại.

Thực tế đã chứng tỏ, nhiều trại chăn nuôi ở nước ta do thực hiện tốt an toàn

sinh học đã tồn tại và vượt qua được các đợt dịch bệnh trong khi các cơ sở

chăn nuôi xung quanh bị thiệt hại nặng nề. Qua quá trình điều tra hiện trạng

vệ sinh môi trường ở một số trại chăn nuôi tập trung được Viện Công nghệ

môi trường Việt Nam thực hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, có thể

thấy phần lớn các trại chăn nuôi đã nắm được những yêu cầu cơ bản và trên

thực tế đã triển khai các biện pháp an toàn sinh học thiết yếu nhất. Đến nay đã

mang lại những kết quả nhất định trong phòng chống dịch bệnh, tiêu biểu như

ở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, thường xuyên nuôi giữ an

toàn trên 20.000 con gia cầm giống gốc của Quốc gia, đặc biệt coi trọng yếu

tố phòng bệnh, bảo đảm an toàn sinh học cho môi trường. Tuy nhiên, tại

nhiều nơi, sự hiểu biết của các chủ trại về an toàn sinh học thường chưa toàn

diện và thấu đáo nên các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa được thực

hiện đồng bộ và có khi không phù hợp với điều kiện thực tế của trại nuôi.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta, đến

năm 2020 gà chăn thả truyền thống có kiểm soát dịch bệnh vẫn chiếm 60 –

65%. Điều này chứng tỏ chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ngày càng

được chú trọng.

Theo Trần Công Xuân, Nguyễn Văn Thưởng, Phùng Đức Tiến, Hoàng

Đức Thắng, Ngô Hùng Mạnh, Nguyễn Xuân Đỉnh, Hoàng Văn Lộc, Cao Đình

Tuấn, Phạm Thị Minh Thu, Lê Thị Nga, (2004) [38] nghiên cứu về hiệu quả

của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi gà chăn thả lấy thịt trong

nông hộ nhận thấy các chỉ tiêu đều tăng rõ rệt so với phương thức chăn nuôi

truyền thống: Tỷ lệ nuôi sống cao hơn 31,9%, thời gian nuôi rút ngắn hơn.

Khối lượng xuất chuồng cao hơn 0,68 kg/con, đạt 152,3%. Thu nhập/1 gà cao

hơn 2.909 đồng/con, đạt 269,1%.

34



35



35

35



Nghiên cứu về mô hình chăn nuôi gà tập trung theo quy trình an toàn

sinh học trên địa bàn huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương, Nguyễn Thị

Thuận (2010) [30] đã kết luận: Giống gà ROSS308 nuôi được gần 1 tháng,

khối lượng trung bình của gà đạt trên 1kg/con. Tỷ lệ nuôi sống cao nhất đạt

99%, khả năng tăng trọng của gà cũng tốt hơn, gà nuôi khoảng 45 – 47 ngày

trọng lượng 3,5 kg. So với các giống gà khác cùng lứa thì ưu điểm của giống

gà ROSS308 nuôi theo quy trình ATSH có ưu điểm rõ rệt: khả năng chống

bệnh tật cao, tăng trọng nhanh, thu hồi vốn nhanh, đảm bảo vệ sinh, không

gây ô nhiễm môi trường.

Theo báo Nông Nghiệp, (2009) [2] cho biết: Sau 3 tháng thực hiện mô

hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Lâm Thao, tỷ lệ nuôi sống đạt trên

95%, khối lượng bình quân đạt 2,2 - 2,4 kg/con đối với gà trống, đạt 1,9 - 2,0

kg/con đối với gà mái; thịt gà săn chắc chất lượng ngon hơn hẳn gà nuôi công

nghiệp. Với giá thị trường hiện tại là 38.000 - 40.000đ/kg, mỗi hộ nuôi 200

con ước tính cho thu khoảng 16 - 17 triệu đồng, trừ tất cả chi phí dự kiến lãi

khoảng 3 - 4 triệu đồng.

Kết quả nghiên cứu mô hình an toàn sinh học tại Bảo Thắng – Lào Cai

cho thấy: Sau 4 tháng thực hiện, tỷ lệ nuôi sống đến lúc xuất chuồng đạt

98,8%; Gà lớn nhanh, khối lượng bình quân đạt 2,3 kg/con; chất lượng sản

phẩm tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh... Hạch toán kinh tế từ mô hình, trừ tất

cả các khoản chi phí như: Giống, thức ăn, thuốc thú y, công lao động, điện

thắp sáng, chuồng trại, mỗi mô hình thu lãi hơn 5 triệu đồng. Mô hình đã giúp

người dân tăng thu nhập, tận dụng được các sản phẩm phụ trong nông nghiệp,

học hỏi được kỹ thuật nuôi gà, phòng trừ dịch bệnh cho gà thịt an toàn sinh

học, tránh tổn thất trong chăn nuôi. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người

dân về chăn nuôi gà an toàn sinh học đối với sức khoẻ con người và cộng

đồng, góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường

(Nguyễn Thanh Hương, 2010) [15].

Nguyễn Văn Vượng (1999) [35] khi đánh giá khả năng sinh trưởng,

phát triển của giống gà ISA màu và giống gà ISA JA57 nuôi theo quy trình kỹ

35



36



36

36



thuật chăn nuôi gà sạch tại hộ gia đình tỉnh Thái Nguyên cho biết: kết thúc 9

tuần tuổi gà ISA color có tỷ lệ nuôi sống đạt 95,7%. Khối lượng bình quân là

2081,13 g, tiêu tốn thức ăn là 2,51 kg/kg tăng trọng. Gà ISA JA57 có tỷ lệ

nuôi sống 94,91%, khối lượng bình quân là 1880,12g, tiêu tốn thức ăn 2,59

kg/kg tăng khối lượng.

Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã thực hiện trong nhiều

năm qua tại các tỉnh và được nông dân tích cực hưởng ứng, đây là mô hình

cần thiết và bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đặc biệt trong

bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Việc nuôi gà an toàn sinh

học này đã đem lại hiệu quả rõ rệt, thiết thực cả về góc độ kinh tế lẫn góc độ

xã hội, môi trường. Mô hình đã giúp cho các địa phương có định hướng đúng,

để chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia cầm trong các năm tiếp theo vừa mang tính

hàng hoá, vừa đảm bảo an toàn mọi mặt cho cuộc sống. Nhân dân địa phương

qua đó cũng đã nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật, để chăn nuôi gia cầm hiệu

quả, góp phần xoá đói giảm nghèo.

1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Khi ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển theo hướng công

nghiệp đã hình thành một thị trường hàng hóa, các sản phẩm như: thịt, trứng,

lông…Năm 2000, sản lượng thịt gà toàn thế giới đạt 56,877 triệu tấn, chiếm

85,6% tổng sản lượng thịt gia cầm. Từ những năm 1980 trở lại đây một số

nước như Nhật, Pháp, Israel, Trung Quốc…đã có xu hướng sử dụng thịt,

trứng có mùi vị tự nhiên, thơm ngon đặc trưng. Công tác chọn tạo giống theo

hướng khai thác các nguồn gen bản địa và được nuôi gần tự nhiên. Giá bán

các loại thịt gà theo phương thức chăn thả tự nhiên thường cao gấp 2 lần so

với gà công nghiệp, đúng như các chuyên gia đã nhận định chăn nuôi gia cầm

trong thế kỷ 21: chất lượng được coi trọng hơn số lượng. Với xu hướng đó

trong những thập kỷ qua nhiều hãng gia cầm trên thế giới đã nghiên cứu, chọn

tạo ra nhiều dòng, giống gà lông màu có năng suất, chất lượng cao như ở

Pháp hãng Sasso đã tạo ra 17 dòng trống và 2 dòng mái SA31 và SA51,

HUBBARD – ISA đã tạo ra gà ISA color, ISA – JA57. Tại Israel hãng Kabir

36



37



37

37



đã tạo ra 36 dòng gà lông màu chất lượng cao nổi tiếng thế giới. Trung Quốc

tạo ra các giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng có năng suất, chất lượng nổi

tiếng trong khu vực, phù hợp với phương thức chăn thả tự nhiên (Alain

Chatrrau, 2000) [1].

Những năm gần đây nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm rất chú

trọng đến phát triển gia cầm chăn thả đảm bảo an toàn sinh học, nhiều báo cáo của

những dự án phát triển chỉ ra rằng gia cầm chăn thả an toàn sinh học đóng một vai

trò đáng kể trong việc làm giảm sự nghèo đói (Saleque M.A, 1996) [48].

Kitalyi A.J, (1996) [44] khi nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi gà chăn

thả có sự kiểm soát dịch bệnh, cho biết: Chăn nuôi gà theo phương thức thâm

canh ở những vùng nông thôn có sự khác nhau với hệ thống chăn nuôi gà địa

phương và sự khác nhau đó có liên quan đến sự tồn tại về vật chất và hoàn

cảnh kinh tế xã hội của địa phương.

Robert J.A, (1991) [46] nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển

của gà chăn thả theo phương thức an toàn sinh học trong nông hộ kết luận,

nuôi gà chăn thả theo phương thức này thì chi phí đầu tư thấp, sản phẩm của

chúng cung cấp tiêu dùng tại chỗ trong gia đình và được bán buôn trở thành

nguồn thu nhập.

Các nước có ngành chăn nuôi gia cầm nổi tiếng trên thế giới luôn ứng

dụng kỹ thuật tiên tiến cả về di truyền và công nghệ sản xuất để tạo ra các sản

phẩm an toàn và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người

tiêu dùng.

Khi nghiên cứu về chất lượng thịt gà, hãng Hubbart – ISA của Pháp đã

nuôi thử nghiệm con lai từ trống dòng S44 x mái dòng JA 57 theo quy trình

an toàn sinh học trong các nông hộ cho kết quả: tỷ lệ nuôi sống dao động từ

95 – 98%, khối lượng cơ thể lúc 63 ngày tuổi đạt 2209g, tiêu tốn thức ăn/kg

tăng khối lượng 2,24 – 2,30 kg.



37



38



38

38



Như vậy, bên cạnh sự thành công về công tác giống thì những thành

tựu về khoa học công nghệ đã giúp ngành chăn nuôi gà thịt có được những

bước nhảy vọt lớn về các chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài

việc nâng cao năng suất, ngăn ngừa dịch bệnh nó còn đáp ứng được yêu cầu

cấp thiết của thị trường hiện nay là tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng cao.

1.2.3. Một vài nét về gà thí nghiệm

1.2.3.1. Nguồn gốc, đặc điểm gà Lương Phượng

- Nguồn gốc: Trần Công Xuân và cs (2007) [37], cho biết: Gà Lương

Phượng là giống gà kiêm dụng lông màu có xuất xứ từ vùng ven sông Lương

Phượng, do xí nghiệp gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa

phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như gà Kakir, Discan… Gà

Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Gà Lương

Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng

ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

- Đặc điểm: Con mái lông màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ,

cánh. Con trống lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng,

nâu xanh đen ở đuôi. Da, mỏ, chân đều màu vàng. Mào, yếm, tích, tai phát

triển; mào đơn, đỏ tươi; ức sâu nhiều thịt, thịt thơm ngon. Gà thích nghi

cao với nuôi chăn thả và bán chăn thả.

- Chỉ tiêu năng suất gà Lương Phượng:

Khối lượng gà Lương Phượng nuôi thịt đến 12 tuần tuổi là 2,0 - 2,5 kg;

tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là 3,0 - 3,2 kg. Khối lượng gà vào lúc đẻ:

1,9 - 2,1 kg (gà mái); 2,8 - 3,2kg (gà trống). Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ là

150 - 170 quả/ mái. Tỷ lệ ấp nở 80 - 85% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn, 2007) [3].

1.2.3.2. Nguồn gốc, đặc điểm gà Sasso

Nguyễn Thị Hải (2010) [10] cho biết: Gà Sasso do hãng SASSO

(Selection Avicole de la Sarthe et du Sud Ouest) của Pháp tạo ra năm 1978.

Mục tiêu của Hãng là nhân giống, chọn lọc, lai tạo và cung cấp các tổ hợp lai

gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh, thả vườn hoặc ở các trang trại. Gà

38



39

39



39



Sasso có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở điều kiện nóng ẩm, sức kháng

bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon, giữ được hương vị vốn có của các dòng

gà địa phương.

Hiện nay Hãng đưa ra sản xuất 23 dòng gà trống với mục đích sử dụng

khác nhau: Dòng nhẹ cân hoặc nặng cân; lông đỏ, đen, xám hoặc trắng; da

vàng hoặc trắng, chân đen, xám hoặc vàng; trụi cổ hay có lông cổ. Các dòng

sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:

Các dòng lớn chậm: lông màu vàng (T44, T44NI, T88); màu trắng (T55,

T55N, Malvoisine, Sussex); các màu khác (Gris cendre, T55Npb, T77N). Các

dòng lớn chậm chỉ có khối lượng cơ thể từ 1,75 - 2,5 kg ở 84 ngày tuổi.

Dòng trung bình: lông màu vàng (X44 khối lượng cơ thể lúc 63 ngày từ

2,25 - 2,7 kg; dòng XL44 có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày 2,15 - 2,55 kg;

dòng XL44N có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày 1,9 - 2,25). Dòng có màu lông

trắng là X55 có khối lượng cơ thể đạt 2,2 - 2,65 kg ở 63 ngày tuổi.

Dòng lớn nhanh: gồm các dòng C có lông màu vàng (C44 và C88N),

các dòng này có khối lượng cơ thể từ 2,3 - 2,76 kg ở 56 ngày tuổi.

Về dòng mái, hãng Sasso có 6 dòng (SA51N, SA51, SA51A, SA31,

SA31A và SA31L) nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng: Lùn hoặc chắc khoẻ,

nặng cân hoặc nhẹ cân, tự phân biệt tính biệt hoặc không. Trong đó có 2 dòng

được sử dụng rộng rãi hiện nay là 2 dòng mái SA31 và SA51.

2.2.3.3. Con lai thương phẩm (Sasso x Lương Phượng)

Theo Trần Thanh Vân và cs (1997) [34] thì gà lai F1 (Lương Phượng ×

Sasso) do các cơ sở sản xuất lai tạo thành. Con gà lai có đặc điểm di truyền

của cả bố lẫn mẹ do vậy nó có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi

trường nóng ẩm, dễ nuôi ở nuôi bán chăn thả. Đặc điểm ngoại hình tương tự

gà Lương Phượng, thể hiện ưu thế lai khá rõ nhưng năng suất không ổn định.

Do vậy cần có những nghiên cứu để phát huy được những ưu điểm và khắc

phục những đặc điểm của chúng.

2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

39



40

40



40



2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Gà thương phẩm lông màu (Lương Phượng × Sasso) từ mới nở đến 11

tuần tuổi.

2.3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành

2.3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu

Tại nông hộ trên địa bàn xã Nghĩa Lạc - huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh

Nam Định.

2.3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu

Từ ngày 28/12/2011 - 05/06/2012.

2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu

-



Áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học trong nông

hộ tại xã Nghĩa Lạc.



-



Hiệu quả của việc áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học trong

nông hộ.

2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn.

- Chi phí thức ăn/kg khối lượng sống

- Chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN

- Hàm lượng một số khí độc (H2S, NH3) tại chuồng nuôi

- Mức độ nhiễm khuẩn chuồng nuôi: E.coli, Coliform (MPN/100ml),

Salmonella (MPN/50ml).

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4.1. Phương pháp tiến hành



40



41

41



41



* Chọn hộ đủ điều kiện theo tiêu chuẩn an toàn sinh học: QCVN 01 – 15:



2010/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010) [4]

Song song với lô được áp dụng quy trình an toàn sinh học (lô thí

nghiệm). Chúng tôi tiến hành theo dõi một lô không áp dụng quy trình an toàn

sinh học để đối chứng. Nhưng giữa hai lô được áp dụng và không áp dụng

quy trình an toàn sinh học giống nhau về các yếu tố như: Địa điểm, giống gà,

thức ăn…

Tuy nhiên lô thí nghiệm được áp dụng quy trình an toàn sinh học và

chế độ nuôi hết sức nghiêm ngặt về quy trình phòng trị bệnh…

Còn lô đối chứng thì được người dân nuôi theo phương pháp thông

thường: tuy người dân vẫn thực hiện phòng bệnh, vệ sinh, sát trùng chuồng

trại và dụng cụ nhưng không định kỳ, không theo quy trình cụ thể.

2.3.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT

1

Giống

2

Tuổi

3

Số con/lô

4



5



Chỉ tiêu



Mới nở - 21 ngày tuổi

22 - 35 ngày tuổi

36 ngày tuổi -xuất chuồng

Mới nở - 4 tuần tuổi

Phươn

g thức

Từ 5 tuần tuổi - xuất

nuôi

chuồng

Thức

ăn



6



Lô thí nghiệm

Lô đối chứng

Sasso x Lương Phượng

Mới nở - 11 tuần tuổi

200

DMF910

DMF911

DMF914

Nuôi nhốt

Bán chăn thả

Quy trình an toàn

sinh học



Nhân tố thí nghiệm



Thông thường



Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn sử dụng của công ty thức ăn chăn nuôi

Đại Minh

Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

Giá trị dinh dưỡng

41



Đơn

tính



vị



Giai đoạn (ngày tuổi)

1 – 21

22 – 35

36 - xuất



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

×