1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Chăn nuôi >

Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đòi hỏi nhu cầu về nguồn thực phẩm không những có giá trị kinh tế cao mà còn phải an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu đó, đòi hỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.6 KB, 73 trang )


18

18



18



địa phương, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Vậy muốn chăn nuôi

gà có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, hạn chế tối đa dịch bệnh, đảm bảo vệ

sinh môi trường…thì phải chăn nuôi gia cầm theo hướng ATSH.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành chuyên đề:

“Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh

học trong nông hộ tại xã Nghĩa Lạc - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định”.

2.1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng quy trình an toàn sinh học

trong chăn nuôi gà thịt tại nông hộ trên địa bàn xã Nghĩa Lạc.

2.1.3. Mục tiêu của đề tài

- Để xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học

trong nông hộ trên địa bàn xã Nghĩa Lạc, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia

cầm trong nông hộ phát triển bền vững.

- Xác định được hiệu quả nuôi dưỡng gà thịt theo hướng an toàn sinh học.

- Kết quả của chuyên đề là cơ sở để nhân rộng mô hình trên địa bàn

trong và ngoài tỉnh.

2.2. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1.1. Khả năng sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Ở vật nuôi nói chung và ở gia cầm nói riêng, những đặc tính như ngoại

hình, sinh trưởng, sinh sản không phải đã xuất hiện và phát triển hoàn chỉnh

ngay từ khi còn là hợp tử mà nó được hoàn thiện dần trong quá trình sống, sự

thay đổi ở một cá thể từ khi còn là một hợp tử đến giai đoạn già cỗi được gọi

là sự phát triển của cá thể.

18



19

19



19



Quá trình phát triển gồm hai mặt có liên quan chặt chẽ với nhau sinh

trưởng và phát dục. Khi nghiên cứu ở gia cầm, các nhà khoa học xác định khả

năng sinh trưởng là xem xét sự tăng khối lượng sau nở, còn phát dục là sự

thay đổi hoàn chỉnh cấu tạo, chức năng sinh lý của các bộ phận. Đối với chăn

nuôi gà thịt người ta chú ý đến sinh trưởng là chủ yếu. Vì khả năng tăng khối

lượng của gia cầm là một chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn nó biểu hiện khối lượng

cụ thể của từng cá thể hoặc đại diện cho một dòng, một giống.

* Khái niệm về sinh trưởng

- Khái niệm

Theo Dương Mạnh Hùng (2004) [13], sinh trưởng là quá trình tích luỹ

các chất do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều

ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc

tính di truyền từ thế hệ trước. Thực chất của sinh trưởng là sự tăng trưởng và

sự phân chia của các tế bào trong cơ thể. Sự sinh trưởng của con vật được tính

từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi cơ thể được trưởng thành.

Đối với gia cầm, quá trình sinh trưởng là quá trình tổng hợp của sự tăng

lên về kích thước, số lượng tế bào, và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn đầu của

phôi. Ở giai đoạn sau khi nở, sinh trưởng là sự lớn dần của các mô. Trong một số

mô, sinh trưởng là sự tăng lên của kích thước tế bào. Giai đoạn sinh trưởng của

gà được chia ra làm hai thời kỳ: Thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành.

Khả năng sinh trưởng của gia cầm được biểu hiện khối lượng cụ thể của

từng cá thể hoặc đại diện cho một dòng, giống. Đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa

rất lớn. Các yếu tố về giống, dòng có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và

cho thịt của gia cầm. Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc mỗi

giống có khả năng sinh trưởng là khác nhau. Ngoài ra, sinh trưởng còn phụ

thuộc vào tính biệt.

- Phương pháp đánh giá sinh trưởng



19



20

20



20



Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng để đánh giá

khả năng sinh trưởng người ta sử hai chỉ số đó là: Sinh trưởng tương đối và

sinh trưởng tuyệt đối.

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ

thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39, 1977) [23] sinh

trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Giá trị sinh

trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

Sinh trưởng tương đối là tỉ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng kích

thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.40, 1977) [24].

Gà còn non sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.

* Những yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của gà thịt.

- Ảnh hưởng của di truyền giống

Bằng thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng:

Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, các giống khác nhau có khả

năng sinh trưởng khác nhau. Sinh trưởng của giống gà chuyên thịt nhanh hơn

giống gà chuyên trứng, ngoài ra hướng sản xuất cũng ảnh hưởng tới khả năng

sinh trưởng của gia cầm.

Trần Công Xuân va cs (2007) [37] khi nghiên cứu khả năng sản xuất

của gà Lương Phượng Hoa nhập từ Trung Quốc, kết luận: khối lượng cơ thể

lúc 10 tuần tuổi đạt 1,79 kg ở dòng M01 và 1,83 kg ở dòng M03.

Lê Huy Liễu (2006) [17] cho biết, gà Kabir nuôi thả vườn tại Thái Nguyên

có khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi 2,02 kg; gà Lương Phượng 1,70 kg.

Tác giả Bạch Thị Thanh Dân và cs (2007) [9] đã nghiên cứu, gà lai

Sasso – Lương Phượng nuôi thả vườn đến 10 tuần tuổi, có khối lượng cơ thể

2,47 kg; gà Lương Phượng 1,96 kg.

Các loài gia cầm khác nhau có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau.

Theo Chambers J. R (1990) [39] thì giữa các giống, dòng gà khác nhau

thì có sự sai khác di truyền về năng suất thân thịt, các phần của thân thịt. Kết

quả này cũng phù hợp với kết quả của Singh R. A (1992) [49], Lohmann

(1995) [45], Trần Thanh Vân (2002) [33], Đào Văn Khanh (2002) [16], Lê

Thị Nga (2005) [22], và Lê Huy Liễu (2006) [17].

20



21



21

21



Các nghiên cứu trên đây cho biết đặc tính di truyền của dòng, của giống

là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà.

Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mối giống có thể đạt được. Điều

này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để đạt được năng

suất cao nhất.

- Ảnh hưởng của tính biệt

Trong cùng một giống khả năng sinh trưởng của các cá thể là khác

nhau, sự khác nhau giữa con đực và con cái là khác nhau. Theo Nguyễn Duy

Hoan và cs (1999) [12], tốc độ sinh trưởng của con đực non cao hơn con cái.

Gà trống, ngỗng đực, vịt đực, gà phi đực nặng hơn con cái cùng loài, cùng

tuổi là 25 - 30%. Mỗi giống đều có khối lượng đặc trưng cho con đực và con

cái, mặc dù có sự khác nhau khá lớn giữa các cá thể. Các nhà di truyền học

kết luận rằng khác nhau về khối lượng giữa con đực và con cái là do tổ hợp

gen với giới tính quy định.

Khối lượng sống của gia cầm còn khác nhau theo tuổi, thường tăng vào

năm đầu tiên; chỉ lúc thay lông thì khối lượng mới giảm xuống.

Như vậy khối lượng sống của gia cầm khác nhau theo loài, tính biệt,

giống, tuổi và cá thể.

- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng

Đối với ngành chăn nuôi gia cầm thức ăn chiếm tới 70 - 80% giá thành

sản phẩm. Chính vì thế bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

thức ăn đều mang lại hiệu quả kinh tế. Do vậy để có năng suất cao trong

ngành chăn nuôi cần lập ra những khẩu phần hoàn hảo trên cơ sở tính toán

nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi. Theo Kirchgeβner M. (1997)

[43], đối với gà Broiler khẩu phần ăn có mức năng lượng là 12,1 – 13,8

MJ/kg là thích hợp nhất.

Theo Lê Hồng Mận và cs (2003) [21], cho biết nhu cầu về protein thích

hợp cho gà Broiler cho năng suất cao đã được xác định, các tác giả đã nhấn

mạnh vấn đề cần giải quyết chính là tỉ lệ giữa năng lượng và protein trong

thức ăn rất quan trọng. Để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần

cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit

amin và năng lượng. Chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến tính thèm ăn của

21



22

22



22



gia cầm, mức ăn vào của gia cầm từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

và phát triển của gia cầm.

- Ảnh hưởng của chăm sóc

Theo Bùi Đức Lũng và cs (2004) [19], bên cạnh các yếu tố giống và

dinh dưỡng, sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác

như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, mật

độ nuôi nhốt.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ

Sự tác động của nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến sức kháng của cơ thể

gia cầm thông qua phản ứng điều tiết thân nhiệt, nhiệt độ quá thấp hay quá cao

đều làm cho nhiệt cơ thể thay đổi và làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia cầm.

Về mặt sinh học để chống đỡ nhiệt độ cao loài chim tự giảm sản sinh nhiệt

và tăng toả nhiệt. Chúng ăn ít, trở nên nhẹ cân từ đó mà hạn chế cung cấp năng

lượng qua trao đổi chất, giảm chuyển hoá đường và mỡ. Ước tính nhiệt độ tăng

từ 200C lên 300C cứ mỗi nhiệt độ tăng mức ăn giảm 1,5%; tăng từ 320C lên 360C

giảm 5%. Gia cầm thở gấp khi nhiệt độ lên cao tức thải năng lượng dưới dạng

hơi nước để hạ thân nhiệt. Thở gấp làm tăng trao đổi khí trong phổi, lượng oxy

huyết tăng, lượng cacbonic giảm dễ xảy ra nhiễm kiềm do tăng pH của máu.

Thải hơi nước nhiều kéo theo sự mất cân bằng nước trong cơ thể.

Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau, mức tiêu thụ thức ăn của gà khác

nhau (Nguyễn Đức Hưng, 2006) [14]. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu

về năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) của gà Broiler nên tiêu tốn

thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường.

Theo Wash Burn và cs (1992) [50], thì nhiệt độ tăng cao làm gà tăng

trưởng chậm, tỷ lệ chết tăng, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực nuôi gà

Broiler theo hướng công nghiệp, đặc biệt ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Qua

nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 350C, ẩm độ tương đối 66%

đã làm giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống, 20 - 30% ở

gà mái so với điều kiện khí hậu thích hợp.

Khi nhiệt độ quá cao, khả năng ăn của gia cầm giảm. Theo Bùi Đức

Lũng (2000) [18], vào mùa nóng gà thịt ăn ít hơn > 10% so với mùa thu,

đông. Để khắc phục điều này người ta sử dụng thức ăn cao năng lượng trên cơ

sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin

22



23



23

23



trong thức ăn cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được

không thấp hơn nhu cầu của chúng. Do đó, trong điều kiện khí hậu nước ta

tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức

ME và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn

nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng.

Cũng theo Bùi Đức Lũng (2000) [18], nhiệt độ môi trường cao kéo dài

sẽ ngăn cản phản ứng miễn dịch thể dịch của gia cầm và làm giảm kháng thể

liên tục. Gắn liền với sự thay đổi Corticosteroidinduced trong các ion huyết

tương, kháng thể tế bào cũng bị ngăn cản do kéo dài nhiệt độ trên 30 0C. Hiệu

quả này lan truyền qua tế bào hoặc điều chỉnh phản ứng khuyếch đại tế bào.

Như vậy, nhiệt độ môi trường quá lạnh hoặc quá nóng đều làm cho con

vật chết vì chúng không thể đương đầu với dòng năng lượng đi vào cơ thể

chúng quá mức hoặc thoát ra khỏi cơ thể quá mức.

- Ảnh hưởng của ẩm độ

Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ bị ẩm ướt. Thức ăn dễ bị

ẩm mốc. Đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân giải các axit nucleic trong phân và

chất độn chuồng làm tổn thương tới hệ hô hấp của gà, làm tăng tỷ lệ nhiễm

các bệnh như Cầu trùng, Newcastle, CRD, Ecoli… dẫn đến làm giảm khả

năng sinh trưởng của gà.

- Lưu thông không khí (độ thông thoáng)

Độ thông thoáng trong chuồng nuôi rất quan trọng trong việc giúp gà có

đủ oxy và thải khí CO2 và làm khô chất độn chuồng, lưu thông không khí làm

giảm độ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi làm giảm bệnh tật. Nhưng

không khí trong chuồng ở điều kiện nhất định có chứa các tác nhân có hại cho

gia cầm. Trong chăn nuôi, nếu chuồng trại không thông thoáng thì trong

chuồng nuôi sẽ có các loại khí độc như CO 2, H2S, NH3, CH4… các chất này sẽ

kích thích niêm mạc đường hô hấp, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn

công đường hô hấp của gia cầm.

Ngoài ra, những thay đổi một cách đột ngột về áp suất không khí ở

những vùng nhiệt độ gió mùa thường gây ra những rối loạn về trao đổi chất

của cơ thể gia cầm, thông qua sự tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung

ương làm cho cơ thể hình thành các đáp ứng stress.

23



24

24



24



- Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng

Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [12], Johannes Petersen (1999) [41],

Ross (2002) [47] cho biết, với gà Broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, thời

gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng

20 lux/m2, ngày thứ tư đến khi kết thúc nuôi, thời gian chiếu sáng còn 23/24

giờ, cường độ chiếu sáng 5 lux/m2. Nhưng khi nuôi gà thịt dài ngày có khối

lượng cao thì áp dụng chế độ giảm thời gian chiếu sáng ở giai đoạn giữa. Cụ

thể: ngày thứ nhất chiếu sáng 24/24 giờ; ngày thứ hai: 20/24 giờ; ngày thứ 3 15: 12/24 giờ; ngày thứ 16 - 18: 14/24 giờ; ngày thứ 19 - 22: 16/24 giờ; ngày

thứ 23 - 24: 18/24 giờ và ngày thứ 25 đến kết thúc chiếu sáng 24/24 giờ.

Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều, làm giảm sinh

trưởng tích lũy. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần phải che

ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng,

ánh sáng được phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng công

suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.

* Nước uống

Nước là thành phần quan trọng vì nước tham gia quá trình trao đổi chất

trong cơ thể và tham gia vào cấu tạo của mô bào. Ngoài ra, nước còn là thành

phần cung cấp dinh dưỡng cho gia cầm. Chính vì vậy, nước uống bị nhiễm

các loại vi sinh vật gây bệnh, các loại hoá chất, các chất độc hại do quá trình

phân giải các chất hữu cơ là nguyên nhân thường trực gây ra các biến loạn

tiêu hoá và dịch bệnh ở gia cầm.

* Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông

Tốc độ mọc lông cũng là một trong các đặc tính di truyền, đây là các

tính trạng có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển của

gia cầm, là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục. Tính dục gia cầm có tốc độ

mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trạng sớm và chất lượng tốt hơn của

gia cầm mọc lông chậm.

* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt

Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu

24



25



25

25



quả cao. Mật độ nuôi nhốt quá cao sẽ dẫn đến hàm lượng khí thải NH 3, CO2,

H2S cao và quần thể vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh ảnh hưởng tới tăng

khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh tật, tỉ lệ

đồng đều thấp, tỉ lệ chết cao, làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, tuỳ

theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng mà có mật độ nuôi thích hợp.

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [11] cho biết: khi gà dưới 3 tuần

tuổi mật độ nuôi nhốt (nuôi úm) là 20 - 30con/m 2 nền chuồng, giảm dần đến 7

- 10con/m2 nền chuồng tuỳ theo mùa vụ và khối lượng xuất bán.

1.2.1.2. Tình hình cảm nhiễm bệnh và các yếu tố ảnh hưởng

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất

truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản

xuất của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Tổng đàn gia cầm cả nước năm 2001 là

218 triệu con, năm 2003 là 254 triệu con và năm 2005 chỉ còn 220 triệu con,

năm 2006 là 214 triệu con. Tốc độ tăng đàn năm 2001 - 2003 là 9,0%. Hàng

năm, chăn nuôi gà cung cấp khoảng 350 - 450 nghìn tấn thịt chiếm khoảng 14 16% trong tổng sản phẩm các loại thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng. Nhiều

giống gia cầm có năng suất cao được lai tạo, du nhập và sản xuất đã đem lại

nhiều lợi nhuận cho người chăn nuôi (Đoàn Xuân Trúc, 2008) [31].

Năm 2006, cả nước có trên 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, mỗi hộ

trung bình nuôi 32 con. Hình thức chăn nuôi nhỏ, hộ gia đình chiếm khoảng

68,5%. Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp chiếm khoảng 31,5%. Khi

nghề chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp có xu hướng phát triển

mạnh thì dịch bệnh cũng ngày càng tăng và mức độ lây lan rộng.

Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân

tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra,

gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh thường gặp là Newcastle, Gumboro, Tụ

huyết trùng, Dịch tả…Trong đó, tỷ lệ gia cầm bị bệnh Newcastle từ 40 - 53%,

bệnh Gumboro 27 - 32%, Tụ huyết trùng từ 14 - 15%. Theo số liệu điều tra

của Viện chăn nuôi Quốc Gia, tỷ lệ chết từ khi nở ra cho đến lúc trưởng

thành của đàn gà nuôi thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y cho điều trị bệnh

25



26



26

26



lên đến 10 - 12% giá thành (Cục chăn nuôi, 2005) [7].

Hiện nay, ngoài các yếu tố như dinh dưỡng, giống, kỹ thuật thì vấn đề

nhiễm bệnh của đàn gia cầm là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bại trong chăn

nuôi, đặc biệt là chăn nuôi ở nông hộ.

Gia cầm rất mẫn cảm với bệnh tật, khi mắc bệnh thường lây lan nhanh

và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt là bệnh truyền

nhiễm làm tiêu tốn tiền mua vắc - xin, tiêm phòng và các biện pháp thú y khác

(J.S.Gavora, 1990) [42].

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta phải gánh chịu hai

loại dịch bệnh nguy hiểm, dễ lây lan và đã gây ra những thiệt hại to lớn, đó là

dịch cúm gia cầm H5N1 và dịch LMLM trên gia súc. Hơn bao giờ hết, các

nhà chăn nuôi Việt Nam thấm thía câu châm ngôn "Phòng bệnh hơn chữa

bệnh" vì khi mà vật nuôi đã mắc các bệnh này thì biện pháp xử lý an toàn

nhất chỉ còn cách là loại bỏ chúng.

Ở nước ta, dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12

năm 2003 tại Hà Tây, Tiền Giang, Long An, sau đó nhanh chóng phát tán và

lây lan sang các tỉnh thành khác với diễn biến hết sức phức tạp. Tính đến năm

2008, Việt Nam đã liên tiếp xảy ra 4 đợt dịch lớn ở hầu hết các tỉnh thành

trong cả nước, làm chết hàng trăm triệu con gia cầm các loại, ước tính thiệt

hại lên đến hàng chục tỷ đồng (Cục thú y, 2008) [8].

Năm 2011, tại Nam Định dịch bệnh tuy không phát sinh lớn nhưng diễn

biến phức tạp, vẫn còn tư tưởng chủ quan, giấu dịch ở một số địa phương.

Tính chung đến thời điểm này, tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ là 8.593 con

(Chi cục thú y tỉnh Nam Định, 2011) [6].

* Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng nhiễm bệnh:

- Yếu tố bên trong:

+ Ảnh hưởng của di truyền giống:

Trong cùng một giống, tính cảm thụ với bệnh tật của các dòng khác

nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự khác

nhau, nhưng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống. Các giống vật

nuôi nhiệt đới ít mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh kí sinh trùng hơn các

vật nuôi xứ lạnh.

26



27



27

27



Gia cầm thông qua hệ thống miễn dịch và các cơ chế đáp ứng miễn

dịch để chống các tác nhân gây bệnh. Kotris và cs (1998) nghiên cứu cho

thấy, những gà mái có số lượng bạch cầu cao hơn ở độ tuổi 60 và 100 ngày thì

tương ứng với tính cảm thụ bệnh tật kém và sản lượng trứng cao (Dẫn theo

Ngô Giản Luyện, 1994) [20].

Trong công tác lai tạo, khi dùng những dòng, giống có sức sống cao thì

con lai sẽ thừa hưởng tính trạng trội này. Nghiên cứu về vấn đề này, Fairful

R.W, 1990 [40] cho biết, ưu thế lai về sức sống là rất cao, dao động từ 9 –

14%. Vì vậy, trong chăn nuôi gà thịt hiện nay người ta thường dùng con lai để

sử dụng ưu thế lai cho hiệu quả kinh tế cao.

+ Ảnh hưởng của lứa tuổi:

Tính cảm thụ đối với bệnh tùy thuộc theo lứa tuổi. Gia cầm non sức đề

kháng yếu hơn so với gia cầm trưởng thành, vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ,

hệ thần kinh chưa hoàn thiện, các cơ năng bảo vệ chống nhiễm trùng chưa

được kiện toàn, các phản ứng ngăn chặn nhiễm trùng còn yếu, hoạt động sinh

lý ở gia cầm non có đặc điểm riêng là mầm bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể. Vì

vậy, gia cầm non dễ mắc các bệnh hơn gia cầm trưởng thành.

+ Ảnh hưởng của loại hình thần kinh - thể chất:

Nguyễn Quang Tính (2008) [29] cho biết, thể chất là một tổng hợp các

đặc điểm về hình thái, sinh lý trong hoạt động sống của cơ thể, làm cho tính

phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng mạnh hay yếu. Loại hình thần kinh

quyết định thể chất của con vật. Thể chất yếu thì con vật cảm thụ tốt với mầm

bệnh và ngược lại.

Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm, Johansson (1972), Marco &

cộng sự (1982) cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định

trước hết bởi những khả năng có tính di truyền của động vật, có thể chống lại

các ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường cũng như các ảnh hưởng khác

của dịch bệnh (Theo Ngô Giản Luyện, 1994) [20].

- Yếu tố môi trường ngoại cảnh:

Môi trường ngoại cảnh thông qua tác động trực tiếp của các yếu tố như:

không khí, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cảm thụ

bệnh tật của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng. Mối liên quan chung

27



28

28



28



giữa ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh vào cơ thể động vật đã được các nhà

khoa học nghiên cứu và lý giải. Trong nhiều giả thuyết, đáng chú ý hơn cả là

giả thuyết Stress.

Cơ thể động vật luôn thích ứng với những tác động thay đổi của các

nhân tố ngoài môi trường. Những nhân tố đó có khả năng làm thay đổi sự

sống và chức năng của cơ thể cũng như mối liên quan giữa cơ thể và môi

trường bên ngoài. Hội chứng Stress là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể

với tác động xấu của ngoại cảnh và trạng thái của cơ thể với nhu cầu đặc biệt

khẩn cấp để giữ trạng thái cân bằng sinh lý bình thường (Nguyễn Quang

Tuyên và cs, 1998) [32].

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí:

Sự tác động của nhiệt độ không khí ảnh hưởng tới khả năng nhiễm

bệnh của cơ thể gia cầm thông qua phản ứng điều tiết nhiệt của cơ thể, nhiệt

độ quá thấp hay quá cao đều làm cho nhiệt độ cơ thể thay đổi và làm giảm sức

đề kháng của cơ thể gia cầm, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh.

Ở gia cầm non, do cơ thể điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên

những thay đổi về nhiệt độ chuồng nuôi làm cho gia cầm giảm và bỏ ăn. Nếu

tình trạng này kéo dài sẽ làm tỷ lệ chết trong đàn rất cao.

Người ta cũng thấy rằng, nhiệt độ thấp trong mùa đông sẽ làm tăng sức

cảm thụ bệnh của gia cầm như là bệnh đường hô hấp, CRD…Còn nếu như

nhiệt độ cao nóng bức, gia cầm sẽ uống nhiều nước, dễ mắc phải các bệnh

như: Cầu trùng, Newcastle, Bạch lỵ gà con…

+ Ảnh hưởng của ẩm độ không khí:

Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (1998) [32]: Ẩm độ của không khí

cao làm tăng ảnh hưởng của nhiệt độ cao hoặc thấp và trái lại ẩm độ không

khí thấp sẽ làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ không bình thường, một số bệnh

ở động vật trong cùng điều kiện môi trường như nhau thường xảy ra nhiều

hơn ở những vùng có ẩm độ không khí cao so với các vùng có ẩm độ không

khí thấp.

Khi ẩm độ trong chuồng cao làm cho chất độn chuồng dễ bị ẩm ướt,

28



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

×