1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

Chương 3: Giá trị của việc sử dụng một số biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ Tiếng hát trong rừng của Hữu Thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.8 KB, 39 trang )


Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của

Hữu Thỉnh

Đọc đến những câu thơ như:

Bà ơi mùa hạ đi đâu?

Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây

Tiếng sấm trốn lẩn vào mây

Quạt nam nằm nhớ bàn tay của bà

(Mùa hạ đi đâu – Hữu Thỉnh)

Người đọc khơng khỏi nghẹn ngào. Đó là những câu hỏi ngây thơ của đứa

cháu nhỏ. Chính phép điệp âm cùng sự sử dụng luân phiên những thanh bằng trắc

có độ cao khác nhau đã làm tăng tiến lên sự hồn nhiên ấy, đồng thời cũng tác động

trực tiếp đến người đọc. Người đọc ắt hẳn cũng cảm nhận được sự ngây thơ ấy và

cũng đồng cảm với chính nhân vật trữ tình.

Cũng nhờ biện pháp điệp âm cùng với biện pháp hài thanh mà Hữu Thỉnh làm

cho người đọc thấy được sự vất vả của các anh chiến sĩ:

Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước

Cỏ lác, cỏ lăn cứa vào đêm ram ráp

Ếch nhái nghiến răng sao mà sốt ruột

(Chuyến đò đêm giáp ranh – Hữu Thỉnh)

Các anh khơng chỉ đấu tranh với quân thù mà còn phải chịu đựng nhiều khó

khăn khác. Điệp âm /b/ cùng từ “cứa” như khắc sâu vào tâm trí người đọc làm cho

họ cảm thấy xót xa cho hồn cảnh của các anh.

Ngồi việc góp phần tạo nên giá trị biểu cảm cho câu thơ, sử dụng các biện

pháp tu từ ngữ âm còn phần nào thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Trong bài thơ “Sang thu” bằng cách sử dụng biện pháp hài thanh:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sơng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

SVTH: Lê Thị Mai



35



Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của

Hữu Thỉnh

Trên hàng cây đứng tuổi.

Các từ cuối trong bài thơ đều có sự đối lập với nhau về thanh điệu cùng với

biện pháp điệp âm ở đoạn thứ hai (mây – mùa – mình) đã góp phần thể hiện chủ đề

của cả bài thơ đây là một bức tranh giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới,

khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của

nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với 2 nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên

lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

Cũng trong một bài thơ khác, Hữu Thỉnh đã vận dụng biện pháp điệp âm một

cách tài tình để diễn tả khung cảnh chợ nhưng không phải là chợ mà ngày ngày ta

vẫn đến, đây là chợ của tất cả loài chim đầy nhộn nhịp, vui tươi:

… Anh Vũ mua bán đàng hoàng

Ăn xong múa lượn cả làng cùng xem …

… Con sáo mua bán màu mè …

… Quạ đen đánh quỵt còn khoe đủ điều …

… Chèo bẻo đanh đá nói điều chanh chua …

… Bán thì bán đấy chẳng đòi cơng đâu.

(Chợ chim – Hữu Thỉnh)

3.3 Tạo phong cách riêng cho nhà thơ

Mỗi nhà nghệ sĩ phải là người “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo

những nguồn chưa ai có”. Để có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, nhà văn phải biết

làm mới mình và cũng khơng để mình lặp lại với người khác.

Hữu Thỉnh đã tạo được phong cách riêng của mình trong nền văn học Việt

Nam. Một trong những yếu tố làm nên phong cách ấy chính là cách sử dụng và sắp

xếp ngôn ngữ đặc biệt là cách sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm.

Đọc thơ Hữu Thỉnh ta khơng thấy những dòng hoa mỹ như một số nhà thơ

khác ngược lại ta thấy trong đó những phép tu từ ngữ âm rất gần gũi, nhà thơ có

thể sáng tác theo các thể thơ truyền thống nhưng có lúc các quy tắc về niêm luật bị

pháp vỡ:

Cũng ồn ào bàn tán

Mà trước cỏ bây giờ

Chỉ nhìn nhau im lặng

Chỉ im lặng nhìn nhau

(Mùa xuân đi đón – Hữu Thỉnh)

SVTH: Lê Thị Mai



36



Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của

Hữu Thỉnh

Theo quy tắc niêm luật thì nếu chữ thứ hai là trắc thì chữ thứ tư là bằng và

ngược lại nhưng Hữu Thỉnh trong đoạn thơ trên lại pháp vỡ quy tắc đó. Tuy làm

theo thể thơ năm chữ nhưng cách gieo vần lại tự do tuân theo mạch cảm xúc của

tác giả.

Hay trong bài “Câu cá bên bờ sông sêpơn” Hữu Thỉnh lại có sự pháp vỡ quy

tắc một cách khác biệt, bởi hầu như tất cả các câu thơ đều làm theo thể thơ năm

chữ, nhưng lại xuất hiện một số câu bốn chữ:

Rất mượt lùm rêu

Vọt con cá quẫy

Lại có những câu bày chữ:

Con cá chày bắt muồi tẩm ngẩm

Con cá bống bộp chộp háu ăn

Nhưng vậy với Hữu Thỉnh, ơng có thể thơ theo cách thể thơ truyền thống

nhưng quy tắc niêm luật hay số chữ trong câu lại có lúc bị pháp vỡ chúng chỉ tuân

theo mạch cảm xúc và dụng ý nghệ thuật mà Hữu Thỉnh muốn đề cập.

Có thể nói Hữu Thỉnh bằng con mắt của người chiến sĩ nên những vần thơ

của ông luôn bật lên từ đời sống, từ hiện thực chứ không mơ mộng, lãng mạn như

Xuân Diệu, cũng không trần trụi như thơ Chế Lan Viên. Qua đây cũng thấy được

một Hữu Thỉnh tha thiết với hiện thực cuộc sống, ơng chỉ viết những gì mình cảm

nhận mình nhìn thấy như cảm giác vui tươi trong Những tiếng chim xn hay tình

u thương của ơng giành cho cháu (Ơng), đó cũng có thể là những giấc ngủ hiếm

hoi của các anh chiến sĩ (Giấc ngủ trên đường ra trận) …



SVTH: Lê Thị Mai



37



Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của

Hữu Thỉnh



C KẾT LUẬN

Hữu Thỉnh một nhà thơ ln viết bằng cả tấm lòng , thơ ơng chính là món ăn

tinh thần lớn lao cho những người u thơ ca. Bởi nó có tính truyền cảm mạnh mẽ,

có sự giản dị trong từng câu chữ đã tạo ra sự dễ đọc, dễ hiểu, dễ nghe, dễ thuộc.

Góp phần tạo nên ưu điểm ấy có sự đóng góp khơng nhỏ của các biện pháp tu từ

ngữ âm.

Dựa trên những tiêu chí nhất định, chúng tơi đã tiến hành thống kê, nêu tác

dụng và giá trị các biện pháp tu từ ngữ âm trong tập Tiếng hát trong rừng của nhà

thơ Hữu Thỉnh.

Về việc khảo sát các biện pháp tu từ ngữ âm, chúng tôi thấy rằng có ba biện

pháp chính: điệp âm, điệp thanh và hài thanh. Tuy vậy biện pháp hài thanh có tần

số xuất hiện nhiều hơn cả 22/22 bài, biện pháp điệp âm 12/22 còn biệp pháp điệp

thanh thì chỉ có 7/22 bài. Nhưng dù xuất hiện nhiều hay ít thì mỗi biện pháp điều

đem lại nhiều tác dụng khác nhau.

Về giá trị biện pháp tu từ ngữ âm trong tập Tiếng hát trong rừng của nhà thơ

Hữu Thỉnh đã góp phần tạo nên giá trị hình tượng, biểu đạt cảm xúc – tư tưởng,

chủ đề của bài thơ đồng thời cũng góp phần tạo nên phong cách riêng cho Hữu

Thỉnh.

Qua khảo sát biện pháp tu từ ngữ âm trong tập Tiếng hát trong rừng, ta thấy

rằng, Hữu Thỉnh “thực sự là một tài năng văn học. Tài năng này vừa có tính “tiên

thiên”, vừa là kết quả của một q trình “nhập cuộc và dấn thân” sâu sắc vào đời

sống, không ngừng mài dũa tài năng và lao động sáng tạo” [4, 8].



SVTH: Lê Thị Mai



38



Biện pháp tu từ ngữ âm trong tập thơ “Tiếng hát trong rừng” của

Hữu Thỉnh



D TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thái Hoà, 2006, Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

2. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), 2002, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo Dục,

Việt Nam

3. Đinh Trọng Lạc, 2003, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

4. Hữu Thỉnh, 1994, Thư mùa đông, NXB Hội nhà văn.



SVTH: Lê Thị Mai



39



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

×