1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Thiết kế - Đồ họa - Flash >

Tính năng Level của MicroStation

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 84 trang )


Active Level - Lớp hiện hành

Khi ta chọn một Level trong hộp công cụ Attributes, Level này sẽ trở thành Active Level (lớp

hiện hành). MicroStation cho bạn chọn tại một thời điểm chỉ một Level làm lớp hiện hành. Hộp thiết

lập View Level sẽ chỉ ra Level hiện hành qua phần text màu trắng trên nền xanh.

Có nhiều cách để thiết lập Level hiện hành:

- Nhấn vào danh sách Level trong hộp công cụ Attributes, sau đó chọn Level hiện hành.



- Nhấn đúp vào Level mà bạn muốn ấn định nó thành Level hiện hành trong hộp thoại Level

Manager, hộp thoại này sẽ mở ra trong thanh trạng thái khi bạn nhấn chuột vào phần hiển thị Level.



Huỳnh Văn Trúc



13



- Nhấn đúp vào số level để khiến nó trở thành Level hiện hành trong hộp thiết lập Level

Display.

- Thiết lập Level từ danh sách chọn lựa trong hộp thiết lập Element Attributes.

- Sử dụng công cụ SmartMatch để thay đổi active symbology (biểu tượng hiện hành) theo các

thuộc tính của một phần tử tại một level khác.

Chú ý : Hộp thiết lập tham số Level Display trên đây có bao gồm một bảng chứa các Level, kể

cả tham số View Number. Sử dụng thiết lập View Number sẽ ảnh hưởng đến nhiều khung nhìn khác

nhau. Hoặc khi bạn nhấn chuột vào nút lệnh Apply to All Views nằm ở phía dưới của hộp thoại Level

Display thì những thay đổi của bạn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khung nhìn đang mở.

Sử dụng Level

Trong các bản vẽ MicroStation phức tạp, ta sẽ sử dụng nhiều level để nhóm các thông tin cùng

loại với nhau. Một bản thiết kế nhà có thể bao gồm các thông tin về cấu trúc, về hệ thống điện, hệ

thống ống nước và nó có thể chỉ ra các đồ gỗ hoặc thậm chí sơ đồ trang trí nội thất. Ta có thể tắt đi các

level của bản vẽ có chứa những phần tử mà ta không cần xem xét, khiến cho khung nhìn không quá

lộn xộn.

Ví dụ sử dụng bản vẽ có nhiều Level

Bản vẽ này là một bố cục mặt bằng của một tòa nhà. Nó bao gồm nhiều phần tử được vẽ trên

nhiều level khác nhau, thể hiện các tính năng khác nhau bao gồm cả hệ thống điện, cấu trúc lẫn các hệ

thống khác.



Minh họa: Một ví dụ bản vẽ với tất cả các phần tử đều được hiển thị

2. Ta hãy bật lên vài level khác. Chọn lệnh Select Settings > Level > Display.

Làm sao ta biết được Level nào được sử dụng trong bản vẽ này? Thật khó mà nói ra nhà thiết

kế đã sử dụng những Level nào.

3. Kiểm tra các chấm tròn nằm gần tên các level trong hộp thoại Level Display. Mỗi level có

một chấm tròn là level có chứa phần tử. Những level nào không có chấm tròn là level còn rỗng.



Huỳnh Văn Trúc



14



Minh họa: Level có chấm tròn là level có phần tử

4. Hộp thoại Level Display cũng tương tự như các hộp thoại khác: bạn có thể chọn tựa đề cột

để sắp xếp thông tin trong hộp thoại. Nếu chỉ muốn xem các level có chứa phần tử, bạn nhấn vào phần

tựa đề cột Used để khiến cho mũi tên trỏ lên trên. Bây giờ bạn kéo lên phía trên danh sách, bạn sẽ tìm

thấy tất cả các level có chứa phần tử, rồi mới tới phần các level rỗng.

Dịch chuyển các phần tử giữa các Level

Khi bạn làm việc trong tập tin thiết kế của mình, có lẽ bạn thấy không phải lúc nào bạn cũng

ngay lập tức tạo ra được các phần tử trên đúng những level thích hợp. Trong quá trình chi tiết hóa một

bản vẽ, có lẽ bạn phải chi ra một khỏang thời gian để tổ chức lại bản vẽ và dịch chuyển phần tử giữa

các Level. Level được gán cho một phần tử sẽ được coi là một phần thuộc tính của phần tử này. Giống

như bạn có thể thay đổi màu sắc hoặc bề dày đường, bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi level được gán

cho phần tử. Ta đã nhìn thấy một trong những con đường để làm điều này, nhưng đó không phải là con

đường hiệu quả nhất nếu bạn phải dịch chuyển giữa nhiều level. Ta hãy sử dụng công cụ Match

Element Attributes để thực hiện việc thay đổi chỉnh sửa cho bản vẽ.

Thuộc tính phần tử

Thuộc tính của phần tử

Trong một bản vẽ, đôi khi bạn sẽ khó phân biệt phần tử này với phần tử khác. Tác vụ này sẽ trở

nên khó khăn hơn nếu tất cả các phần tử trông giống nhau. MicroStation cho ta định nghĩa thuộc tính,

tức các điểm phân biệt, cho các phần tử bản vẽ qua động tác ấn định gía trị khác nhau cho Element

Attributes (thuộc tính phần tử). Nhìn chung, các phần tử thuộc tính này được gọi là Element

Symbology. Sau đây ta sẽ bàn luận đến các thuộc tính phần tử sau đây:

-Màu sắc (color)

-Dạng đường thẳng (line Style)

-Bề dày đường thẳng (Line weight)

-Tính năng làm đầy (Fill)

Và sẽ miêu tả công cụ Change Element Attributes (thay đổi thuộc tính phần tử), bao gồm cả

mục lựa chọn Match/Change (tìm thuộc tính trùng hay thay đổi).

Huỳnh Văn Trúc



15



Thường thì một tổ chức sẽ thiết lập những chuẩn riêng của họ về biểu tượng và thuộc tính để sử

dụng cho các dự án của mình. Một dự án về bản đồ có thể yêu cầu các thông tin địa chính phải được vẽ

trên level có tên là Cadastral, nhưng những thuộc tính của các phần tử này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào

lớp thông tin. Ví dụ:

Tên level

Color

Linestyle

Weight

Ranh giới tiểu bang 0 – (đen)

0 (gạch liền nét)

6

Ranh giới tỉnh

0 – (vàng)

7 (gạch dài vừa, gạch dài cỡ trung) 4

Ranh giới thành phố 0 – (đen)

4 (gạch dài, gạch ngắn)

3

Ranh giới khu vực

0 – (đen)

6 (2 gạch ngắn, 1 gạch vừa)

2

Các thuộc tính được qua xác định tham số được thiết lập trước. Ví dụ, trong khoảng thời gian

Active Color được ấn định là red, thì màu sắc của tất cả các phần tử được vẽ ra trong khoảng thời gian

này đều là red (đỏ). Thay đổi thiết lập hiện hành sẽ không ảnh hưởng đến các phần tử đã được vẽ trước

đó. Nhưng mặt khác, bạn có thể thay đổi bất kỳ thuộc tính nào của một phần tử được vẽ trước đây,

chuyển thành giá trị của thuộc tính được thiết lập hiện thời với công cụ Change Element Attributes.

Hộp công cụ Attributes

Hộp công cụ Attributes thường được gắn neo ở phía trên cửa sổ MicroStation.



Hộp công cụ này hiển thị Level hiện hành, số của màu, số của dạng đoạn (line style), số của bề

dày đường (line weight), và một hình ảnh miêu tả kiểu và bề dày đường thẳng. Từ công cụ này bạn có

thể thay đổi level hiện hành và Active Symbology. (Level cũng như mục lựa chọn ByLevel sẽ được

bàn tới trong một bài sau.)

Color – màu sắc

MicroStation cung cấp nhiều màu sắc. Theo mặc định, bạn có thể sử dụng 254 màu khác nhau

cho bản vẽ của mình. Ngòai ra, bạn có thể tạo ra nhiều tổ hợp màu bổ sung cho các màu mặc định này,

tạo nên “bảng màu” tùy biến của riêng bạn. Bạn có thể thay đổi màu sắc trong tập tin thiết kế hiện

hành qua động tác đính kèm một bảng màu khác vào cho nó. Tất cả 254 màu không có tên riêng,

chúng được gán số nhận diện.



Để ấn định Active Color (màu hiện hành) bạn nhấn vào tựa đề được tô màu trong hộp công cụ

Attributes. Bảng màu sẽ mở ra. Hãy dịch con trỏ qua bảng màu, đến với màu mong muốn, sau đó nhấn

chuột để chọn. Màu hiện hành (Active Color) mới sẽ được hiển thị trong hộp Attributes.

Huỳnh Văn Trúc



16



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

×