1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.89 KB, 82 trang )


đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 24 0C, lượng mưa trung bình từ 1.500

mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.

2.1.1.4 Tài nguyên đất

Với tổng diện tích đất tự nhiên 587.038,5 ha, tỉnh Tuyên Quang có quy mô

diện tích ở mức trung bình so với cả nước, nhưng là một tỉnh miền núi có dân số

thấp, nên bình quân diện tích đất tự nhiên theo đầu người lớn, đạt 0,8 ha/người

so với bình quân cả nước là 0,3 ha/người.

+ Đất đang được sử dụng là 445.590 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp

1.929,8 ha chiếm 16,14%; Đất lâm nghiệp 355.491,7 ha chiếm 79,78%; Đất

chuyên dùng 13.338,4 ha chiếm chiếm 2,99%; Đất ở 4.830,1 chiếm 1,09%.

+ Đất chưa được sử dụng là 141.210 ha, trong đó: Đồi núi chưa sử dụng

120.965 ha chiếm 85,66%; sông suối 12.613 ha chiếm 8,94%; Núi đá không có

rừng cây 4.243 ha chiếm 3%; Đất bằng chưa sử dụng 2.769 ha chiếm 1,96%. Đất

chưa sử dụng khác 596 ha chiếm 0,42%; Đất có mặt nước chưa sử dụng 24 ha

chiếm 0,02%.

2.1.1.5 Tài nguyên rừng

− Hệ thực vật: Có 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật

bậc cao có mạch, đó là: hạt kín, thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp

bát, dương xỉ, dây gắm. Ngoài ra còn có 207 loài cây gỗ cao từ 10 mét trở lên

thuộc 60 họ, các loài dây leo thuộc 17 họ và có trên 20 loài thực vật bậc cao,

thuỷ sinh thuộc các họ hoà thảo, cói, rong, tóc tiên, rong mái chèo...

− Hệ động vật: Có 293 loài, trong đó lớp thú có 51 loại thuộc 19 họ, trong

đó có 39 loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt (lớp thú 18 loài, lớp

chim 8 loài, lớp bò sát 12 loài, lớp ếch nhái 1 loài). So với toàn quốc, số loài của

Tuyên Quang thuộc loại trung bình (chiếm 20,63%). Những loài thú lớn có

phạm vi hoạt động rộng như gấu ngựa, beo lửa, hổ diễn, báo gấm, báo hoa mai,

vượn đen, voọc mũi hếch... thường sống ở các khu rừng xa dân cư thuộc huyện

Chiêm Hoá, Na Hang; Các loài khỉ, nai, hoãng...thường hoạt động ở những khu

rừng gần điểm dân cư, nương bãi dọc theo 2 bờ sông Lô và sông Gâm.



23



2.1.1.6 Tài nguyên nước

+ Nước mặt: Hàng năm, trên lãnh thổ Tuyên Quang tiếp nhận lượng nước

mưa khoảng 10,2 tỷ m3 tương đương với lượng mưa 1.750 mm/năm, đây là

lượng nhỏ dưới mức trung bình của toàn lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước mưa

trên lại không rải đều theo thời gian, vì có tới 90% tổng lượng mưa và 2/3 số

ngày mưa trong năm diễn ra trong 7 tháng mùa mưa. Khoảng ½ lượng mưa này

bị bốc hơi, phần còn lại 5,5 tỷ m3, ứng với lớp dòng mặt trung bình cho toàn tỉnh

khoảng 950 mm. Tổng diện tích lưu vực của 3 sông chính (sông Lô, sông Gâm,

sông Phó Đáy) và khoảng 2.000 ao hồ chứa khối lượng nước hàng chục tỷ

m3/năm.

+ Nước ngầm: Theo tài liệu của Sở Địa chính tỉnh Tuyên Quang, nguồn

nước ngầm ở Tuyên Quang khá phong phú và có ở khắp lãnh thổ tỉnh. Tất cả các

loại nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện

khai thác dễ dàng, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Ngoài

nước ngầm ngọt, tại tỉnh Tuyên Quang đã khai thác 2 nguồn nước khoáng quý, đó

là nguồn nước khoáng nóng ở Mỹ Lâm, và nguồn nước khoáng lạnh ở Bình Ca.

2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản

Theo sổ mỏ và điểm quặng tỉnh Tuyên Quang do Cục Địa chất Việt Nam –

Bộ Công nghiệp biên soạn năm 1994 và tài liệu của các ngành hữu quan, tỉnh

Tuyên Quang có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở

các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đàu về trữ lượng và chất lượng là

quặng sắt, barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì - kẽm, angtimon...là yếu tố hết sức

thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công

nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

2.1.2.1 Dân số - Lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 727.505 người, với 22 dân tộc anh em sinh

sống. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 54,7%, trong đó lực lượng

lao động trong công nghiệp chiếm khoảng 10,2%, ngành lâm, thủy sản chiếm



24



khoảng 13,6%, dịch vụ chiếm 3,1%. Trên 70% lực lượng lao động trong độ tuổi

làm nông nghiệp và các nghề tự do. Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế

mạnh là trẻ, có trình độ văn hóa cấp I, cấp II và cấp III chiếm 51,8%.

2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế

trong nước, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ

các giải pháp phát triển kinh tế, tận dụng tốt các giải pháp của Chính phủ về kích

cầu, kích thích kinh tế, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh tiếp tục có bước phát triển khá,

năm sau cao hơn năm trước, bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 13,52%; công

nghiệp, xây dựng đạt 15,75%; các ngành dịch vụ đạt 17,54%; nông, lâm, ngư

nghiệp đạt 7,22%. Năm 2010, GDP thep giá hiện hành đạt 9.239 tỷ đồng, thu

nhập bình quân đầu người trên 12,6 triệu đồng/năm (tương đương 702 USD);

Giá trị GDP theo giá cố định tăng 69,34% so với năm 2006.

Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng: 24,25%; các ngành dịch vụ: 37,14%;

nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 38,62%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng

tăng dần tỷ trọng công nghiệp, các ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông,

lâm nghiệp, thuỷ sản.

● Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn

Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang

đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp

và làng nghề giai đoạn 2006 – 2010; Đầu tư các công trình hạ tầng trong khu công

nghiệp Long Bình An, quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp trên địa bàn các

huyện để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp tíâcc

cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch. Giai đoạn 2006 – 2010, đã

hoàn thành 18 dự án đưa vào sản xuất, như: Nhà máy luyện Feromangan, nhà

máy gạch Tuynel, nhà mát sản xuất Cao lanh – Fenspat, nhà máy luyện Thiếc tại

huyện Sơn Dương... Đang triển khai đầu tư 12 dự án, trong đó một số dự án quy

mô lớn như: Nhà máy bột và giấy An Hoà, Nhà máy xi măng Tân Quang, Nhà



25



máy luyện gang, Nhà máy sản xuất phôi thép, Nhà máy hợp kim sắt, Nhà máy

thuỷ điện Chiêm Hoá.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, thực hiện chính sách khuyến

công. Sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có sự khởi sắc; tốc độ phát triển nhanh,

mức độ cao và quy mô lớn nhất so với những năm trước đây, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố

định năm 1994) năm 2010 đạt 2.262 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2006 – 2010

tăng 21,2% và gấp 1,4 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 –

2005.

Ngành nghề nông thôn được tập trung chỉ đạo và có bước cải thiện. Tỉnh

đã ban hành các cơ chế, chính sách phát triển các làng nghề; ngành nghề; các

huyện, thị xã đã quan tâm hỗ trợ và bước đầu khôi phục, hình thành, phát triển

một số ngành nghề thủ công nghiệp như: dệt thổ cẩm, mây giang đan,... góp

phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn.

● Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Là một tỉnh miền núi có trên 85% dân số sống ở nông thôn và bằng nghề

nông là chính, thì sản xuất nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng. Giai

đoạn 2006 – 2010 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân

8,1%/năm.

Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng phong phú, chú trọng phát triển

các vùng chuyên canh chè, mía, lạc, cây ăn quả và một số cây, con đặc sản khác,

góp phần tăng sản lượng hàng hoá và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Thực

hiện có hiệu quả các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, tổng sản

lượng lương thực đạt trên 32 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 440

kg/người/năm.

Chăn nuôi phát triển khá, đã tăng dần tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng

giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng giá trị sản xuất

ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành năm 2010 tăng 35,6%. Diện



26



tích nuôi thủy sản được mở rộng với 10.775 ha, sản lượng thuỷ sản tăng khá

nhanh, sản lượng cá đạt 4.500 tấn.

Diện tích trồng rừng tập trung giai đoạn 2006 – 2010 đạt 55.737 ha, tỉ lệ che

phủ rừng đạt 64,1% đã từng bước nâng cao thu nhập của người trồng rừng. Các

địa phương và người dân chuyển biến rõ rệt nhận thức về phát triển kinh tế lâm

nghiệp; hoàn thành quy hoạch, tái phân định lại 3 loại rừng và hoàn thành cắm

mốc phân 3 loại rừng trên thực địa; phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho

nhà máy giấy và bột An Hòa, các nhà máy và cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn

tỉnh. Điều chỉnh, ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách khuyến khích,

hỗ trợ trồng rừng.

● Thương mại - dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại, lưu thông hàng hoá tiếp tục phát triển khá mạnh; tổ

chức tốt “Tuần văn hoá -du lịch” hàng năm; triển khai thực hiện cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; công tác quản lý thị trường và

lưu thông hàng hoá, kiểm tra, kiểm soát thị trường luôn được tăng cường. Tổng

mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 21,5% (vượt kế

hoạch). Giá trị hàng xuất khẩu năm 2010 ước đạt 27 triệu USD (hoàn thành kế

hoạch), tăng bình quân 26,6%/năm. Hoàn thành quy hoạch hệ thống chợ, mạng

lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Du lịch có bước phát triển vượt bậc,

đặc biệt là đã làm chuyển biến rõ nét nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế

du lịch, tiền năng tài nguyên du lịch, tiềm năng tài nguyên du lịch bước đầu được

phát huy. Đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch 3 khu

du lịch trọng điểm của tỉnh, quy hoạch tuyến du lịch nội tỉnh; quy hoạch và đầu tư

xây dựng một số điểm du lịch. Tổ chức tốt các Tuần văn hoá – du lịch, góp phần

đẩy mạnh hoạt động thương mại, du lịch, đồng thời quảng bá, thu hút các nhà đầu

tư đến Tuyên Quang đầu tư.

● Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được đặc biệt quan tâm, một số lĩnh

vực có bước phát triển khá nhanh so với những năm trước như: giao thông,



27



thông tin, thuỷ lợi. Triển khai quy hoạch chi tiết và chỉnh trang đô thị; chú trọng

đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn thị xã Tuyên Quang để tiến tới nâng

cấp lên thành phố Tuyên Quang. Hoàn thành quy hoạch, tiến hành đầu tư xây

dựng huyện lỵ Yên Sơn tại địa điểm mới. Thực hiện tốt Quyết định số

148/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự

án điều chỉnh, bổ sung định hướng đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng căn cứ

cách mạng tỉnh Quang đến năm 2010.

Tích cực huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống giao thông

theo quy hoạch như: Cầu Tân Hà; cầu và đường dẫn cầu Tứ Quận, cải tạo nâng

cấp quốc lộ 2C đoạn qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang, quốc lộ 37 đoạn Đèo Khế thành phố Tuyên Quang, Quốc lộ 279... Tập trung phát triển đường giao thông

thôn bản (dự kiến đến năm 2010 tỷ lệ thôn bản có đường ô tô đạt 98,08%). Chú

trọng công tác phát triển, quản lý tuyến vận tải và chất lượng phương tiện, đáp

ứng yêu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh.

Bưu chính, viễn thông có bước phát triển đột phá, toàn bộ các khu công

nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, khu đông dân cư và các tuyến Quốc lộ đã

được phủ sóng điện thoại di động, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Công tác phát

triển, quản lý và vận hành mạng lưới điện được duy trì tốt, góp phần phục vụ có

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Các khu, cụm

khu công nghiệp, khu du lịch, các tuyến quốc lộ được phủ sóng điện thoại di

động; mật độ điện thoại 46 thuê bao/100 người dân.

Thuỷ lợi tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển, nhất là các công trình

thuỷ lợi có khả năng tưới tiêu lớn và hạn chế lũ lụt; tu sửa, nâng cấp, quản lý và

khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, đảm bảo chủ động tưới cho 80%

diện tích lúa, tăng 5% so với năm 2005 (đạt mục tiêu kế hoạch).

Đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá thiết yếu như: Trung tâm Hội

nghị tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi và một số công

trình khác theo kế hoạch. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng công trình



28



cấp nước sinh hoạt tập trung, góp phần nâng tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng

nước hợp vệ sinh cuối năm 2010 lên 67,5%.

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn rút ra từ đặc điểm kinh tế - xã hội của

tỉnh Tuyên Quang

2.1.3.1 Những thuận lợi

Chi phí cho sản xuất nông nghiệp vào loại thấp, do đất tương đối tốt và

tưới tiêu tự chảy, đặc biệt là các huyện phía nam, cây trồng sinh trưởng nhanh.

Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả,... cung cấp

nguyên liệu ổn định cho nông nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá...

Hiệu quả đầu tư cao, do đất đai còn rộng có thể xây dựng các khu, cụm

khu công nghiệp với chi phí đền bù thấp, hoặc có thể phát triển công nghiệp chế

biến lâm sản từ vùng nguyên liệu hiện có, tiết kiệm được chi phí cho phát triển

vùng nguyên liệu. Tương tự, có thể chế biến thịt trâu bò sử dụng sản phẩm chăn

nuôi hiện có, mà không cần chi phí cho phát triển tổng đàn.

Có truyền thống lịch sử văn hoá và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân

tộc. Nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, trình độ học vấn khá.

Điều kiện khai thác khoán sản tương đối thuận lợi: Nguồn tài nguyên

khoáng sản khá phong phú, chưa được khai thác, đảm bảo cho sản xuất ổn định

với quy mô tương đối lớn, trong một thời gian dài.

Có điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch: Tuyên Quang là quê hương của

cách mạng có nhiều di tích lịch sử gắn bó với Bác Hồ và cách mạng tháng 8 như

đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, các địa danh nổi tiếng như Kim Quan, Kim

Bình, Đá Bàn... và dải sông Lô với các chiến công trên dòng sông Lô năm xưa,

cùng với cảnh quan thiên nhiên phong phú.

Cơ sở hạ tầng khá phát triển và là điểm dừng chân của khách bộ hành, vì

vậy có thể kết hợp với Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và

các tỉnh khác hình thành các tuor du lịch liên tỉnh qua các địa danh Núi Cốc,

Đền Hùng, Tam Đảo,... phát triển du lịch tồng hợp đáp ứng nhu cầu đồng bào



29



trong nước và khách nước ngoài trở về với cội nguồn cách mạng thì không

những có ý nghĩa chính trị mà còn phát triển kinh tế dịch vụ cho tỉnh.

2.1.3.2 Những hạn chế, khó khăn

Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm trong nội địa, xa các cửa khẩu, bến

cảng, xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, thành

phố Hồ Chí Minh, việc cung cấp thông tin, công nghệ tiên tiến, thu hút vốn gặp

khó khăn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm khá ổn định, sức mua của dân cư thấp.

Việc giao lưu trao đổi hàng hoá với bên ngoài phải bằng đường bộ hoặc đường

sông với chi phí vận tải lớn. Việc hợp tác liên doanh gọi vốn nước ngoài có

những khó khăn nhất định.

Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ

yếu tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp, năng suất lao động còn thấp. Việc sử

dụng, thu hút chất xám của Tuyên Quang còn nhiều hạn chế. Trình độ tiếp thu

khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh thức kinh tế mới của đại bộ phận lao động xã

hội còn thấp.

Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe doạ

cho sản xuất và đời sống, đặt biệt là thành phố Tuyên Quang và các huyện phía

Nam tỉnh.

Là một tỉnh địa hình núi cao chia cắt, kết cấu hạ tầng đường giao thông,

điện, nước còn nhiều hạn chế là một trở ngại lớn cho phát triển kinh tế tỉnh.

2.2 Thực trạng đầu tư XDCB của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

2.2.1 Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chú trọng cải thiện cơ

sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện sản xuất

kinh doanh phát triển, trong đó hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh luôn

được đặt lên hàng đầu, quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh tăng mạnh

qua các năm. Để thấy rõ điều này, ta xem xét biểu đồ sau:



30



Biểu đồ 1: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của

tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

Như vậy, ta thấy quy mô vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Tuyên Quang giai

đoạn 2006 – 2010 có xu hướng tăng liên tục, tăng đều và khá ổn định qua các

năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 tổng mức vốn đầu tư XDCB là

1.074 tỷ đồng, chiếm 74,84% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2007 tổng mức

vốn đầu tư XDCB là 1.475 tỷ đồng, chiếm 79,13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;

năm 2008 tổng vốn đầu tư XDCB là 2.481 tỷ đồng, chiếm 83,59% tổng vốn đầu

tư toàn xã hội, năm 2009 tổng vốn đầu tư XDB là 3.106 tỷ đồng, chiếm 85,21%

tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2010 tổng mức vốn đầu tư XDCB là 4.234 tỷ

đồng, chiếm 87,97% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tốc độ phát triển bình quân

giai đoạn 2006 – 2010 là 40,9%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần lên, cho

thấy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tình hình kinh tế ngày càng phát triển dẫn

đến nhu cầu về đầu tư xây dựng cũng tăng lên. Điều đó cho thấy Tuyên Quang

đã làm khá tốt công tác thu hút vốn đầu tư nói chung cũng như vốn đầu tư xây



31



dựng cơ bản nói riêng. Qua biểu đồ trên, ta cũng thấy được tỷ lệ vốn đầu tư xây

dựng cơ bản so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn

2006 – 2010 chiếm tỷ lệ khá cao, Tuyên Quang đang tích cực đầu tư XDCB tạo

tiền đề, cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB của tỉnh Tuyên Quang giai

đoạn 2006 – 2010

Năm



Kế hoạch

năm (tỷ đồng)



Vốn đầu tư thực

hiện (tỷ đồng)



Tỷ lệ hoàn

thành (%)



2006

2007

2008

2009

2010



946

1.582

2.811

3.269

4.121



1.074

1.475

2.481

3.106

4.234



113,53

93,24

88,26

95,01

102,74



(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)



Trong giai đoạn này, có năm 2006 và 2010 các công trình thực hiện

đạt được và vượt kế hoạch được giao, đặc biệt là năm 2006, tỷ lệ hoàn thành

đạt cao, 113,53%, có được kết quả vậy là nhờ các ngành, các cấp của tỉnh

nhất là các ngành tổng hợp như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đã tích

cực khai thác vốn từ Trung ương; giải ngân các công trình chuyển tiếp thuộc

kế hoạch 2006 đạt kết quả cao, kế hoạch hoá đầu tư 2006 được thực hiện tốt,

quản lý đầu tư xây dựng đã đi vào nề nếp. Năm 2008, do chịu ảnh hưởng từ

khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ

bản không đạt kế hoạch, lạm phát tăng cao ảnh hướng đến tình hình phát

triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang và kéo dài ảnh hưởng đến năm 2009, chế

độ chính sách giá cả vật tư có nhiều biến động nên phải bổ sung, điều chỉnh

tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự

án dẫn đến hoàn thành chậm so với kế hoạch đề ra. Bước sang năm 2010,

tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra là 102,74%. Điều

đó chứng tỏ tỉnh đã đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, tận

dụng tốt các giải pháp của Chính phủ về kích cầu, kích thích kinh tế, tạo

điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh.

32



2.2.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Việc xem xét vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn vốn không những

cho ta thấy được các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản mà còn cho thấy tỷ

trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào là quan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiềm

năng nhưng vẫn chưa phát huy hết. Từ đó sẽ giúp cho tỉnh có những biện pháp

tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào địa bàn tỉnh.

Bảng 2. Các nguồn vốn huy động từ các nguồn giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ

đồng

Chỉ tiêu



2006



2007



2008



2009



2010



TĐPTBQ

(%)



Tổng số ( I +II )



1.074



1.475



2.481



3.106



4.234



140,9



I



Vốn do địa phương quản lý



884



1.208



1.495



1.908



2.947



135,12



1



Vốn Ngân sách NN



73



116



147



167



495



161,36



2



Vốn TP Chính phủ



56



74



73



151



243



144,33



3



Vốn tín dụng của NN



301



474



113



300



469



111,73



4



Vốn ĐT của các DNNN



43



37



156



108



231



152,24



5



Vốn ĐT của dân cư và DN

ngoài quốc doanh



411



507



1.006



1.182



1.509



138,42



II



Vốn do bộ, ngành TƯ quản





190



267



986



1.198



1.287



161,32



-



Vốn ngân sách NN



23



17



339



333



335



195,35



-



Vốn tín dụng của NN



148



223



593



760



850



154,8



-



Vốn khác



19



27



54



104



102



152,21



STT



(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)



Qua bảng, ta thấy tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng

liên tục qua các năm từ 2006 – 2010. Tổng vốn do địa phương quản lý chiếm

khoảng 70% tổng vốn đầu tư XDCB với tốc độ phát triển bình quân là 35,12%,

tổng vốn do bộ ngành TƯ quản lý chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư XDCB

trên địa bàn tỉnh với tốc độ phát triển bình quân là 61,32%.



33



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

×