1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

1 Phương hướng chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.89 KB, 82 trang )


Quang. Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có; đầu tư mới những

công trình trọng điểm để nâng cao năng lực vận tải, hoàn chỉnh mạng lưới giao

thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

3.1.2.2 Phát triển hạ tầng nông, lâm nghiệp, thủy sản

Nông, lâm nghiệp, thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vừa

đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu thực phẩm vừa là nguồn nguyên liệu phục

vụ cho sản xuất công nghiệp.

Phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,

phát triển nhanh, bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh

cao. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng hiệu quả và trình độ công

nghệ thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế

biến; phát triển mạnh mẽ kinh tế lâm ngiệp theo hướng làm tốt công tác bảo vệ

rừng, trồng rừng đi đôi với khai thác, sử dụng rừng hợp lý.

3.1.2.3 Phát triển mạng lưới cấp điện

Tập trung cải tạo và phát triển lưới điện phân phối, quản lý khai thác và sử

dụng an toàn có hiệu quả lưới điện. Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng điện

thương phẩm đạt 573 triệu KWh.

Trong giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Tuyên Quang tiếp tục đầu tư các nhà

máy thủy điện như: Chiêm Hóa, Hùng Lợi 1, Hùng Lợi 2 (huyện Yên Sơn); thác

Rõm (huyện Chiêm Hóa); Nậm Vàng (huyện Na Hang); Phù Lưu (huyện Hàm

Yên) và một số nhà máy thủy điện nhỏ khác. Quy hoạch và cải tạo hệ thống lưới

điện cao áp đủ cung cấp nguồn điện cho sản xuất và tiêu dùng.

3.1.2.4 Phát triển thông tin liên lạc

Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại và đồng bộ.

Mở rộng hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn, ngoại vi. Đầu tư xây dựng các

tuyến cáp quang đến các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung đông

dân cư. Phấn đấu đến năm 2015, sóng di động được phủ tới 100% các khu, cụm

công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung đông dân cư và các tuyến quốc lộ, mật

độ điện thoại đạt 15 máy/100 người dân.



63



3.1.2.5 Phát triển các ngành dịch vụ

Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các

ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các

ngành dịch vụ truyền thống, mở rộng các dịch vụ mới. Đầu tư hạ tầng các cụm,

khu du lịch, các cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn nhằm thu hút khách du lịch đến

tham quan. Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng vào các khu du lịch sinh thái Na

Hang; khu di tích lịch sử Kim Bình (huyện Chiêm Hóa); khu du lịch nghỉ dưỡng

suối khoáng Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn).

3.1.2.6 Phát triển hạ tầng đô thị

Phát triển hệ thống đô thị phải tiến hành đồng bộ cả phát triển kiến trúc và

các cơ sở kỹ thuật hạ tầng. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một

bước đồng thời ưu tiên cho các ngành sản suất công nghiệp và dịch vụ. Xây

dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt đô thị; hệ thống thoát nước đô thị. Xây dựng

khu đô thị mới Phú An (thành phố Tuyên Quang).

3.1.2.7 Hạ tầng các cụm khu công nghiệp

Tập trung thu hút vốn đầu tư, phát triển hạ tầng các cụm, khu công nghiệp,

tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài đầu tư vào

khai thác các tiềm năng của tỉnh. Coi trọng các dự án qui mô lớn, công nghệ và

trình độ quản lý tiên tiến, tạo việc làm và xây dựng đội ngũ người lao động có

trình độ, tác phong công nghiệp.

Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An, hạ tầng

cụm công nghiệp Sơn Nam (huyện Sơn Dương), cụm công nghiệp An Thịnh

(huyện Chiêm Hóa), cụm công nghiệp Tân Thành (huyện Hàm Yên).

3.1.2.8 Các lĩnh vực xã hội

∗ Về giáo dục đào tạo

Tăng cường nguồn lực, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm

bảo đủ cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia; gắn việc

xây dựng trường chuẩn quốc gia với chương trình kiên cố hóa trường học, xây



64



dựng và nâng cấp hệ thống trường lớp khang trang, có đầy đủ trang thiết bị đồ

dùng dạy học.

∗ Về y tế

Tập trung đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; đầu tư

hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia các trạm y tế xã, phường, thị trấn đáp ứng

yêu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân.

− Tập trung vốn để cải tạo, mở rộng, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị

cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành trung tâm khám chữa bệnh kỹ thuật cao, Bệnh

viện điều dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, Bệnh viện Na Hang, Bệnh viện Khu C

Yên Hoa; phòng khám đa khoa Kim Bình.

− Nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu

vực để có đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân

tại địa phương.

∗ Về văn hóa, thông tin, thể thao

Thực hiện các công tác phục hồi, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn

hóa, quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở. Tập

trung đầu tư xây dựng các công trình: Trung tâm hội nghị tỉnh, Quảng trường

tỉnh, Bảo tàng tỉnh, thư viện khoa học tổng hợp tỉnh. Nâng cấp, hiện đại hóa các

thiết bị truyền thanh truyền hình nhằm nâng cao chất lượng phát sóng.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang

Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản thì cần nâng cao các chỉ tiêu

hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư, một vấn đề quan trọng trong nâng cao hiệu

quả đầu tư xây dựng cơ bản là hoàn thành công trình đúng kế hoạch, tránh kéo

dài thời gian đầu tư, tiết kiệm vốn đầu tư XDCB. Muốn nâng cao các chỉ tiêu đó,

cần tiết kiệm vốn đầu tư và phát huy được tác dụng của vốn đầu tư để phát triển

sản xuất kinh doanh. Ta xét các nhóm giải pháp sau:



65



3.2.1. Giải pháp trong huy động vốn đầu tư XDCB

Do lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là có hạn mà nhu cầu đầu tư, đặc biệt

là đầu tư xây dựng cơ bản luôn cần một lượng vốn lớn, do đó các cơ quan làm

công tác kế hoạch, quy hoạch đầu tư trên địa bàn tỉnh cần có những kế hoạch hợp

lý, lựa chọn những dự án đầu tư theo tầm quan trọng, tính cấp thiết của dự án đó

đối với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung vốn vào đầu tư những dự

án có tầm quan trọng trước mắt, nhằm tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không

hiệu quả gây lãng phí vốn đầu tư vốn đã thiếu so với nhu cầu đầu tư.

Huy động vốn trong nước có rất nhiều kênh, nhưng kênh có tính chất định

hướng, quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội chính

là kênh ngân sách Nhà nước. Việc huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước

phải dựa chủ yếu vào: Thuế, phí và lệ phí, phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn

tài nguyên quốc gia, từ nguồn tài sản công, từ vay nợ… Trong đó thu thuế và

phí vẫn là nguồn quan trọng nhất.

→ Huy động vốn qua dân cư

Nguồn vốn trong dân cư luôn là nguồn tiềm năng tốt, nếu tỉnh biết cách

tận dụng, huy động tốt nguồn vốn trong dân cư. UBND tỉnh cần có chính sách

ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân trong tỉnh bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh

doanh, nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn, xã để lập các xí

nghiệp,các hợp tác xã, làng nghề.

Để làm việc này, UBND tỉnh cần tạo những điều kiện tối thiểu về điện,

nước, giao thông, cung cấp tốt các dịch vụ đầu tư như điều tra thị trường, tư vấn

đầu tư, giới thiệu đối tác, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp… để thuận tiện cho việc

đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các hộ gia đình phát triển

các ngành nghề phụ, đặc biệt là những nơi có ngành nghề truyền thống.

Cần đa dạng hoá các hình thức, công cụ phương tiện tích tụ và tập trung

vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ, mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa

những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư.

→ Các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn qua các doanh nghiệp



66



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

×