1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

3 Đánh giá tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.89 KB, 82 trang )


Trong giai đoạn 2006 – 2010, phần lớn nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

được phân bổ cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, có tầm quan trọng chiến lược

trong phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được một số kết quả chủ yếu như sau.

● Về mạng lưới giao thông

Vốn đầu tư cho giao thông giai đoạn 2006 – 2010 đạt trên 2.803 tỷ đồng.

Về cơ bản, đến nay mạng lưới giao thông của tỉnh Tuyên Quang đã được phát

triển và phân bổ tương đối hợp lý, từ đông sang tây, từ bắc về nam đảm bảo

thuận lợi phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh, giao lưu, đi lại của nhân dân

trong và ngoài tỉnh, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Trong 5 năm qua, ngành giao thông vận tải tỉnh đã thực hiện rất nhiều dự

án cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng như: Mở mới, cải

tạo, nâng cấp 426 km quốc lộ và đường tỉnh (trong đó một số tuyến đường quan

trọng như Quốc lộ 2, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 279), 504 km đường

huyện, 116 km đường đô thị, 56 km đường nội bộ khu công nghiệp, khu du lịch;

xây dựng 133 cầu; cải tạo trên 1.490 km giao thông nông thôn; kết cấu mặt

đường bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông. Đến nay, 100%

xã, phường, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm. Tỉnh đã hoàn

thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2010 và định hướng

phát triển đến năm 2020.

● Hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Tổng vốn đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp là 2339,9 tỷ đồng, bao gồm

các dự án xây dựng kè bảo vệ chống sạt lở hai bờ sông Phó Đáy, khu vực thị

trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương với tổng mức đầu tư phê duyệt là 114,3 tỷ

đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ và nguồn vốn ngân sách nhà nước; xây dựng

và hoàn thiện tuyến đê Vĩnh Lợi – Lâm Xuyên, đoạn thuộc xã Cấp Tiến dài 5

km thuộc huyện Sơn Dương với tổng mức đầu tư 43 tỷ đồng, nâng cấp 298 công

trình thủy lợi, kiên cố hóa 2.005 km kênh mương, xây dựng 180 công trình đập

dâng bằng rọ thép,… các công trình này sẽ góp phần vào việc phòng chống lũ

lụt, sạt lở trên địa bàn, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, lũ lụt tới sản xuất và đời



48



sống người dân. Về thủy sản, nâng cấp các trại sản xuất giống thủy sản tại huyện

Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang với tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng, cung cấp

đủ và hiệu quả cho người dân các loại giống có chất lượng tốt với số lượng lớn

đúng theo nhu cầu của người dân, nâng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 17 tỷ

đồng năm 2005 lên 35 tỷ đồng vào năm 2010.

● Hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp

Giai đoạn 2006 – 2010, với tổng vốn đầu tư của các dự án công nghiệp trên

1.250,56 tỷ đồng, đã hoàn thành 18 dự án đưa vào sản xuất, như: Nhà máy luyện

Feromangan, nhà máy gạch Tuynel, nhà mát sản xuất Cao lanh – Fenspat, nhà máy

luyện Thiếc tại huyện Sơn Dương...Đang triển khai đầu tư 12 dự án, trong đó một

số dự án quy mô lớn như: Nhà máy bột và giấy An Hoà, Nhà máy xi măng Tân

Quang, Nhà máy luyện gang, Nhà máy sản xuất phôi thép, Nhà máy hợp kim

sắt,...Đầu tư các công trình hạ tầng trong khu công nghiệp Long Bình An, quy

hoạch chi tiết các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện để thu hút đầu tư, đẩy

nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp tại các cụm công nghiệp trên địa

bàn tỉnh theo quy hoạch.

● Mạng lưới điện

Công trình thuỷ điện Tuyên Quang có công suất thiết kế 342 MW với tổng

mức vốn đầu tư là 7.500 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư

và Tổng công ty Sông Đà làm tổng thầu xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử

dụng vào năm 2008 đã làm thay đổi bộ mặt tỉnh, ở các xã vùng sâu, vùng xa

100% số xã và trên 95% số thôn, bản có điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm 94,9%.

Đây là công trình trọng điểm của đất nước với công suất lớn thứ 3 của miền Bắc

sau nhà máy thuỷ điện Sơn La và Hoà Bình.

● Hệ thống cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường

Tuyên Quang đã và đang tổ chức đầu tư xây dựng nhằm tăng số người được

sử dụng nước sạch, trong đó tỷ lệ dân ở khu vực thành thị được sử dụng nước

sạch là 100%, tỷ lệ dân ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch là 67,5% tính

đến năm 2010. Những năm qua, tỉnh đã trú trọng đầu tư xây dựng các công trình



49



cấp nước trung và cấp nước nhỏ để cho nhân dân miền núi cao và nông thôn sử

dụng nhằm đạt trên 75% dân số Tuyên Quang được sử dụng nước sạch.

Trong giai đoạn 2006 – 2010 đã có rất nhiều dự án được hoàn thành và đưa

vào sử dụng, những dự án mới như dự án thoát nước và sử lý nước thải thành

phố Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 216,3 tỷ đồng, dự án vệ sinh môi trường

nông thôn, đã có 13,6 tỷ đồng . Trong đó có 5 công trình cấp nước sinh hoạt tập

trung, 5 công trình nhà vệ sinh cho trường học, 35 công trình xử lý chất thải và

biogas, 347 công trình vệ sinh hộ nghèo.

● Các công trình giáo dục và đào tạo

Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư,

từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học. Hoàn thành chương trình kiên cố

hóa trường học giai đoạn I, thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà

công vụ cho giáo viên cơ bản đã đảm bảo tiến độ đề ra. Hoàn thành xây dựng

2.193 phòng học, tiếp tục xây dựng 2.800 phòng học, trên 1.100 gian nhà công vụ

cho giáo viên, có 52 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Mạng lưới trường lớp đã

được qui hoạch khá hợp lý, đã tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường và đáp ứng

được nhu cầu học tập của nhân dân. Các công trình cải tạo, nâng cấp trang thiết bị

phòng học, xây dựng các phòng học bộ môn, thư viện cho các trường học trên

toàn tỉnh, xây dựng các phòng giáo dục thể chất đa năng cho các trường trung học

phổ thông và trung học cơ sở đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trên địa

bàn tỉnh. Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn vừa qua không thể

không tính đến việc đầu tư xây dựng các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật,

trường dạy nghề nhằm phục vụ nhu cầu lao động có tay nghề tại chỗ trên địa bàn

tỉnh cũng như cung cấp lao động có tay nghề, chất lượng cho các tỉnh lân cận.

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 149 trường mầm non phân bố đều cho

các huyện và thành phố. Đa số các trường mầm non đã cung cấp đầy đủ các

phòng học và các trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi giành cho trẻ trong và

ngoài trời. Tính tới hết năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 152 trường tiểu học và 142

trường trung học cơ sở với số học sinh tương ứng là 57.847 học sinh và 48.594



50



học sinh. Tuy số phòng học mới được xây dựng khá nhiều nhưng vẫn chưa đáp

ứng, đảm bảo cho nhu cầu dậy mà học của học sinh và giáo viên trên địa bàn.

Tỉnh cũng có 28 trường trung học phổ thông, nhưng do địa bàn rộng nên số một

số học sinh khối trung học phổ thông phải đi học xa.

● Về y tế

Tỉnh Tuyên Quang có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện;

100% các xã có trạm y tế và phòng khám đa khoa. Số bác sỹ trên 10.000 dân là

6 bác sỹ, số giường bệnh trên 10.000 dân là 18 giường bệnh.

Tỉnh đã hoàn thành và từng bước triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển

sự nghiệp y tế. Mạng lưới y tế được củng cố, các bệnh viện tuyến tỉnh và một số

bệnh viện tuyến huyện được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, triển khai một số

kỹ thuật cao trong chuẩn đoán và điều trị, như bệnh viện đa khoa huyện Na

Hang, Chiêm Hoá, Yên Sơn, Sơn Dương, bệnh viện khu C – Yên Hoa huyện Na

Hang, các phòng khám đa khoa tại các xã. Đội ngũ cán bộ y tế tiếp tục được đào

tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh

đến cơ sở được quan tâm củng cố, hoạt động có hiệu quả hơn.

● Về văn hoá, thông tin, thể thao

Hoàn thành đầu tư xây dựng Chương trình phát thanh tiếng dân tộc, tiếp

sóng VTV2, tách kênh truyền hình địa phương của Đài Phát thanh truyền hình

tỉnh; lắp đặt máy phát sóng chương trình VTV5 tại 2 huyện Na Hang và Chiêm

Hoá; tăng kỳ báo Tuyên Quang, Báo Tân Trào và xuất bản báo Tuyên Quang

điện tử. Tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh và truyền hình cơ bản đạt kế

hoạch (Tính đến năm 2010, số hộ xem được Đài truyền hình Việt Nam là

151.023 hộ chiếm 87%, số hộ nghe được Đài tiếng nói Việt Nam là 156.321 hộ

chiếm 97%). Phong trào văn nghệ quần chúng, phong trào “Toàn dân đoạn kết

xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh. Số xã, phường, thị trấn có

nhà văn hoá xã là 113 xã, phường.

Công tác phục hồi, tôn tạo các di tích lịch sử, kháng chiến, bảo tồn, phát

huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số, đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá



51



thiết yếu được chú trọng. Cùng với đẩy mạnh xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật và phát triển phong trào thể dục, thể thao trong nhân dân.

Tóm lại: Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 – 2010 là rất to

lớn và có ý nghĩa quan trọng. Các đô thị trong tỉnh được đổi mới khang trang

sạch đẹp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp

vừa và nhỏ, các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ

thống giao thông rất thuận lợi. Với kết quả ấy đã góp phần tích cực trong việc

phát triển kinh tế- xã hội của Tuyên Quang từ khi mới tái lập đến nay và đã tạo

tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đến năm

2020 Tuyên Quang trở thành tỉnh công nghiệp.

2.3.1.2 Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

● Hiệu quả về kinh tế

Trong giai đoạn 2006 – 2010, cùng với sự phát huy tác dụng của các công

trình xây dựng từ những năm trước và một loạt các dự án mới được phê duyệt

trong giai đoạn đó, trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thu được

những kết quả to lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội mà các công trình đem lại là không

thể phủ nhận. Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng với tốc độ

nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả theo hướng tích cực.

Để thấy rõ được hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB, ta xét các chỉ tiêu

hiệu quả sau, hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư XDCB còn nhiều nhưng

do việc thu thập số liệu có khó khăn nên ta xét một số chỉ tiêu sau

Bảng 6: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tỉnh Tuyên Quang

giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu

Mức tăng thu ngân

sách

Mức tăng tổng sản

phẩm quốc nội



2006



2007



Năm

2008



2009



Đơn vị tính: Tỷ đồng

TĐPTBQ

(%)

2010



389,86



412,44 572,13 589,3 644,88



113,41



4.035



4.962



123,01



6.679



7.717



9.239



(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)



52



Mức tăng thu ngân sách của tỉnh tăng dần qua các năm, năm 2006 là

389,86 tỷ đồng, năm 2010 là 644,88 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân là

13,41%. Thời gian những năm vừa qua, Tuyên Quang đã thu hút một lượng vốn

đầu tư khá lớn tuy nhiên một phần do hoạt động đầu tư có độ trễ nên lượng vốn

ấy vẫn chưa phát huy hết được hiệu quả ngay được, do vậy nên mức tăng của

ngân sách nhà nước so với vốn đầu tư XDCB chưa cao. Mức tăng tổng sản

phẩm quốc nội năm 2006 là 4.035 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng 9.239 tỷ đồng,

tốc độ phát triển bình quân là 23,01%. Mức tăng GDP so với vốn đầu tư XDCB

năm 2010 là 2,18 nghĩa là cứ một đồng vốn đầu tư năm 2010 làm GDP năm tăng

thêm là 3,29 đồng, từ đó thấy được tác động phần nào của đầu tư XDCB đến

mức tăng tổng sản phẩn quốc nội của tỉnh theo hướng tích cực.

Bảng 7: Tổng thu nhập của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

2006



2007



2008



2009



2010



Tỷ đồng



2.502



2.823



3.213



3.679



4.237



114,08



%



11,37



12,83



13,82



14,5



15,17



-



Triệu

đồng/người



5,51



6,72



8,97



10,62



12,64



123,07



Đơn vị



Tổng sản phẩm

trong tỉnh

Tốc độ tăng

trưởng

GDP bình quân

(giá thực tế)



Năm



TĐPTBQ

(%)



Chỉ tiêu



(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)



Tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh qua các năm: 11,37% năm 2006,

12,83% năm 2007; 13,82% năm 2008; 14,5% năm 2009, 15,17% năm 2010.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng liên tục năm sau

cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 13,52%. Qua

đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng liên tục qua các năm và đạt mức cao,

năm 2006 là 5,51 triệu đồng/người, năm 2007 là 6,72 triệu đồng/ người, năm

2008 là 8,97 triệu đồng/người, năm 2009 là 10,62 triệu đồng/người, năm 2010 là

12,64 triệu đồng/người, điều đó cho thấy đời sống nhân dân trong tỉnh được cải

thiện đáng kể.



53



Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư cũng được thể hiện ở sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động đầu tư đạt hiệu quả kinh tế nếu nó làm cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng phát triển của tỉnh.

Tỉnh Tuyên Quang đang phấn đấu tới năm 2015 trở thành một tỉnh công

nghiệp, do đó mà cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Để thấy rõ sự chuyển dịch đó, ta

xem bảng sau:

Bảng 8: Cơ cấu kinh tế và GDP theo ngành của tỉnh Tuyên Quang

2006



2007



Năm

2008



Nông lâm ngư nghiệp



1.555



1.941



2.724



3.041



3.568



Công nghiệp, xây dựng



1.011



1.143



1.528



1.852



2.240



Dịch vụ



1.469



1.878



2.427



2.824



3.431



Nông lâm ngư nghiệp



38,54



39,12



40,78



39,41



38,62



Công nghiệp, xây dựng



25,06



23,04



22,88



24,00



24,25



Dịch vụ



36,41



37,85



36,34



36,59



37,14



Chỉ tiêu



2009



2010



GDP ngành (tỷ đồng)



Cơ cấu kinh tế ngành (%)



(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)



Giá trị công nghiệp, xây dựng năm 2006 là 1.011 tỷ đồng, tăng lên 2.240 tỷ

đồng trong năm 2010. Giá trị nông lâm ngư nghiệp cũng tăng từ 1.555 tỷ đồng

năm 2006 lên 3.568 tỷ đồng năm 2010; giá trị dịch vụ năm 2006 là 1.469 tỷ

đồng tăng lên 3.431 tỷ đồng trong năm 2010. Tốc độ phát triển bình quân trong

cả giai đoạn của ngành công nghiệp, xây dựng là 22%; của ngành nông lâm ngư

nghiệp là 23,07%; và của ngành dịch vụ là 23,62%. Hai ngành nông lâm, ngư

nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn so với ngành công

nghiêp, xây dựng.

Cơ cấu kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần

tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng

54



giảm, điều đó là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của tỉnh Tuyên Quang sẽ trở

thành một tỉnh công nghiệp trong tương lai gần, cho thấy phần nào hiệu quả của

hoạt động đầu tư XDCB nói chung và của hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn

vốn đầu tư tập trung nói riêng, công nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh

là rất lớn; tỷ trọng ngành dịch vụ có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc

độ tăng trưởng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Trong

thời gian tới khi các công trình xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác, tạo một

cơ sở hạ tầng hoàn thiện thì ngành dịch vụ sẽ có mức tăng trưởng cao hơn.

● Hiệu quả xã hội

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề, tạo đà cho phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ đó đã gián tiếp tạo công ăn việc làm

cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, góp phần

nâng cao đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn tỉnh đều tăng,

năm 2006 là 434,45 nghìn người, năm 2007 là 440,66 nghìn người, năm 2008 là

446,03 nghìn người, năm 2009 là 452,83 nghìn người, năm 2010 là 482,32

nghìn người. Giai đoạn 2006 – 2010, xuất khẩu 9.827 lao động, đưa 24.400 lao

động đi làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước.

Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình công cộng, các

công trình giao thông, y tế, giáo dục vừa góp phần mang lại hiệu quả kinh tế

vừa góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt.

Đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị thành phố Tuyên Quang và các

huyện khác trong tỉnh qua thực tế đã chứng minh việc xây dựng là đúng hướng,

góp phần tăng vẻ đẹp, mỹ quan cho đô thị, bộ mặt đô thị khang trang hơn, góp

phần làm trong sạch môi trường, giảm ùn tắc giao thông, tăng giao lưu giữa các

vùng, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ đô thị phát triển. Hệ thống cấp nước trên

địa bàn tỉnh đang được mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng nước sạch

phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Hệ

thống cấp nước thành phố Tuyên Quang hoàn thành đưa vào sử dụng với công



55



suất 17.000 m3/ngày đêm, nhân dân thành phố Tuyên Quang được hưởng nguồn

nước sạch đảm bảo vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho mọi người dân, đây là hiệu

quả thiết thực cho lợi ích cộng đồng.

Song song việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật - kết quả đầu tư các công

trình công cộng như: Trụ sở làm việc của Sở Khoa học và Công nghệ, nhà làm

việc của Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang, nhà làm việc của Hội cựu chiến binh

tỉnh, quảng trường tỉnh và các công trình công cộng khác đưa vào sử dụng đã

tạo ra nơi làm việc khang trang, rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác

chuyên môn của các cơ quan đảng và quản lý nhà nước, các tầng lớp nhân dân

đã có nơi vui chơi giải trí, nâng cao tái tạo sức lao động, góp phần củng cố lòng

tin của nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.

Kết quả đầu tư các dự án giao thông Quốc lộ và Tỉnh lộ đã tạo ra vị thế vô

cùng thuận lợi và hấp dẫn cho đầu tư tại Tuyên Quang, cải thiện hoàn toàn việc

vận tải, lưu thông hàng hóa và rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng

kinh tế trong khu vực, tạo ra sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng.

Kết quả đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, bưu chính - viễn thông

đến tận xã phường, các trạm xá xã đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho

nhân dân ở cấp cơ sở, các trường học xây dựng khang trang đủ điều kiện phục

vụ cho học tập và giảng đường, hệ thống thông tin liên tục đến tận thôn xóm,

đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản

2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại





Trong huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản



Tuyên Quang là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, thu không đủ chi,

hàng năm vẫn phải có trợ cấp của Trung ương. Quy mô kinh tế còn nhỏ bé,

năng lực cạnh tranh thấp phải đầu tư đồng loạt nhiều hạng mục công trình với

tổng vốn đầu tư lớn, vì vậy tình trạng thiếu vốn so với yêu cầu đầu tư phát triển

của tỉnh là một khó khăn, chưa năm nào khắc phục được khó khăn về vốn và

quản lý vốn bao gồm:



56



– Do nguồn vốn kế hoạch ít so với nhu cầu vì vậy việc ghi kế hoạch vốn

cho các dự án chỉ đảm bảo 10% – 20% tổng vốn đầu tư của dự án, nhiều dự án

nhóm C theo quy định phải bố trí vốn trong 2 năm, nhưng thực tế phải bố trí vốn

4 – 5 năm mới hoàn trả hết.

– Do tình trạng thiếu vốn đầu tư nên tuỳ tiện bổ sung vốn hoặc bố trí vốn

cho dự án khi dự án còn thiếu điều kiện thủ tục theo quy định.

– Việc bố trí vốn kế hoạch hàng năm ít so với nhu cầu gây tâm lý cho A –

B cầm chừng (đầu năm đủng đỉnh cuối năm mới chạy) gây tình trạng vốn dồn

vào cuối năm mới thanh toán được.

– Một số dự án được bổ sung vốn cuối năm để chạy vốn phải ứng khối

lượng để thanh toán được vốn (kiểu ăn trước trả sau) gây khó khăn trong công

tác quản lý vốn đầu tư xây dựng.

Thiếu vốn đầu tư xây dựng là nguyên nhân đẻ ra tệ cửa quyền, tiêu cực

trong bố trí vốn, chất lượng công trình kém do phải chi phi tiêu cực.

● Trong phân bổ và sử dụng vốn

+ Thất thoát trong sử dụng vốn: Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính

xác do tính cấp bách, một số công trình vẫn phải áp dụng hình thức vừa thiết kế

vừa thi công. Việc lập và thẩm định dự án chưa được sát thực tế, để phát sinh

tăng quá lớn. Nhiều khi bên B lợi dụng những sơ hở này mà khai quá so với tỷ

lệ tăng thực tế. Nếu bên A thiếu kinh nghiêm hoặc giám sát thi công không chặt

chẽ sẽ dễ chấp nhận khối lượng bên B giao cho một cách thiếu căn cứ, gây tổn

thất lớn mà vẫn không kiểm soát được chất lượng công trình.

Chính sách bố trí vốn đầu tư theo các ngành kinh tế chưa hợp lý, phân tán,

đưa số dự án công trình vào kế hoạch đầu tư quá lớn, không có đủ vốn để đảm

nhận hoàn thành công trình nên số vốn nợ đọng ở khâu xây dựng cơ bản dở

dang hằng năm tương đối nhiều mà không phát huy được hiệu quả của công

trình dẫn đến lãng phí vốn đầu tư.

Khoảng cách giữa thời gian giao kế hoạch và triển khai kế hoạch còn lớn,

do vậy làm đình trệ nhiều định hướng có liên quan đến công trình. Khâu kế



57



hoạch cũng góp phần không nhỏ làm lãng phí thất thoát vốn đầu tư; nhìn chung

việc bố trí và điều hành kế hoạch đầu tư hằng năm còn bộc lô nhiều nhược điểm:

– Thiếu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản tổng quát

– Việc phân phối vốn đầu tư còn mang tính chất phân chia, dẫn đến bố trí

kế hoạch phân bổ vốn không theo tiến độ thực hiện dự án thực tế.

– Triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm chậm.

Tình hình trên dẫn đến nợ dây dưa gây khó khăn cho ngân sách Nhà nước

và làm cho các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng khó khăn về vốn

vì không thể thanh quyết toán được.

Công tác quản lý của chủ đầu tư: Ban quản lý dự án là người đại diện cho

chủ đầu tư, nhưng không phải là chủ đầu tư đích thực nên thiếu sự ràng buộc về

trách nhiệm quản lý tài sản, kể cả trách nhiệm bảo toàn vốn đầu tư khi dự án đi

vào hoạt động bởi họ thiếu ý thức tiết kiệm trong tính toán, chi tiêu mà thiên về

chủ nghĩa “cá nhân”, điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng

phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Chất lượng lập dự án đầu tư: Nhìn chung còn thấp, một số dự án thiếu

các cơ sở, luận cứ khoa học khách quan, thiếu các số liệu điều tra khảo sát cập

nhật, thiếu các số liệu dự báo chính xác, do đó tính khả thi của dự án chưa cao

nên không xác định được chính xác tổng mức đầu tư. Một số ít dự án lập còn

theo ý chủ quan của chủ đầu tư.

+ Chất lượng thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán còn sai sót: Chất lượng

thiết kế còn nhiều sai sót như: Chi tiết kiến trúc còn sơ sài, phương án kết cấu

còn thiên về an toàn làm cho hiệu quả đầu tư thấp, công trình xấu và lãng phí.

Chất lượng lập dự toán còn nhiều sai sót, hiện tượng bỏ sót khối lượng là phổ

biến, một số công trình đấu thầu không có điều chỉnh giá, nhà thầu phải bù phần

thiếu hụt đó dẫn đến chất lượng thi công công trình đạt thấp, như thiết kế và dự

toán đầu tư xây dựng hệ thống cứng hoá kênh mương loại 2 và loại 3 của Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn 2006 – 2010.



58



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

×