1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.89 KB, 82 trang )


Quang. Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có; đầu tư mới những

công trình trọng điểm để nâng cao năng lực vận tải, hoàn chỉnh mạng lưới giao

thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

3.1.2.2 Phát triển hạ tầng nông, lâm nghiệp, thủy sản

Nông, lâm nghiệp, thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vừa

đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu thực phẩm vừa là nguồn nguyên liệu phục

vụ cho sản xuất công nghiệp.

Phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,

phát triển nhanh, bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh

cao. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng hiệu quả và trình độ công

nghệ thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế

biến; phát triển mạnh mẽ kinh tế lâm ngiệp theo hướng làm tốt công tác bảo vệ

rừng, trồng rừng đi đôi với khai thác, sử dụng rừng hợp lý.

3.1.2.3 Phát triển mạng lưới cấp điện

Tập trung cải tạo và phát triển lưới điện phân phối, quản lý khai thác và sử

dụng an toàn có hiệu quả lưới điện. Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng điện

thương phẩm đạt 573 triệu KWh.

Trong giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Tuyên Quang tiếp tục đầu tư các nhà

máy thủy điện như: Chiêm Hóa, Hùng Lợi 1, Hùng Lợi 2 (huyện Yên Sơn); thác

Rõm (huyện Chiêm Hóa); Nậm Vàng (huyện Na Hang); Phù Lưu (huyện Hàm

Yên) và một số nhà máy thủy điện nhỏ khác. Quy hoạch và cải tạo hệ thống lưới

điện cao áp đủ cung cấp nguồn điện cho sản xuất và tiêu dùng.

3.1.2.4 Phát triển thông tin liên lạc

Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại và đồng bộ.

Mở rộng hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn, ngoại vi. Đầu tư xây dựng các

tuyến cáp quang đến các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung đông

dân cư. Phấn đấu đến năm 2015, sóng di động được phủ tới 100% các khu, cụm

công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung đông dân cư và các tuyến quốc lộ, mật

độ điện thoại đạt 15 máy/100 người dân.



63



3.1.2.5 Phát triển các ngành dịch vụ

Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các

ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các

ngành dịch vụ truyền thống, mở rộng các dịch vụ mới. Đầu tư hạ tầng các cụm,

khu du lịch, các cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn nhằm thu hút khách du lịch đến

tham quan. Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng vào các khu du lịch sinh thái Na

Hang; khu di tích lịch sử Kim Bình (huyện Chiêm Hóa); khu du lịch nghỉ dưỡng

suối khoáng Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn).

3.1.2.6 Phát triển hạ tầng đô thị

Phát triển hệ thống đô thị phải tiến hành đồng bộ cả phát triển kiến trúc và

các cơ sở kỹ thuật hạ tầng. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một

bước đồng thời ưu tiên cho các ngành sản suất công nghiệp và dịch vụ. Xây

dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt đô thị; hệ thống thoát nước đô thị. Xây dựng

khu đô thị mới Phú An (thành phố Tuyên Quang).

3.1.2.7 Hạ tầng các cụm khu công nghiệp

Tập trung thu hút vốn đầu tư, phát triển hạ tầng các cụm, khu công nghiệp,

tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài đầu tư vào

khai thác các tiềm năng của tỉnh. Coi trọng các dự án qui mô lớn, công nghệ và

trình độ quản lý tiên tiến, tạo việc làm và xây dựng đội ngũ người lao động có

trình độ, tác phong công nghiệp.

Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An, hạ tầng

cụm công nghiệp Sơn Nam (huyện Sơn Dương), cụm công nghiệp An Thịnh

(huyện Chiêm Hóa), cụm công nghiệp Tân Thành (huyện Hàm Yên).

3.1.2.8 Các lĩnh vực xã hội

∗ Về giáo dục đào tạo

Tăng cường nguồn lực, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm

bảo đủ cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia; gắn việc

xây dựng trường chuẩn quốc gia với chương trình kiên cố hóa trường học, xây



64



dựng và nâng cấp hệ thống trường lớp khang trang, có đầy đủ trang thiết bị đồ

dùng dạy học.

∗ Về y tế

Tập trung đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; đầu tư

hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia các trạm y tế xã, phường, thị trấn đáp ứng

yêu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân.

− Tập trung vốn để cải tạo, mở rộng, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị

cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành trung tâm khám chữa bệnh kỹ thuật cao, Bệnh

viện điều dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, Bệnh viện Na Hang, Bệnh viện Khu C

Yên Hoa; phòng khám đa khoa Kim Bình.

− Nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu

vực để có đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân

tại địa phương.

∗ Về văn hóa, thông tin, thể thao

Thực hiện các công tác phục hồi, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn

hóa, quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở. Tập

trung đầu tư xây dựng các công trình: Trung tâm hội nghị tỉnh, Quảng trường

tỉnh, Bảo tàng tỉnh, thư viện khoa học tổng hợp tỉnh. Nâng cấp, hiện đại hóa các

thiết bị truyền thanh truyền hình nhằm nâng cao chất lượng phát sóng.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang

Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản thì cần nâng cao các chỉ tiêu

hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư, một vấn đề quan trọng trong nâng cao hiệu

quả đầu tư xây dựng cơ bản là hoàn thành công trình đúng kế hoạch, tránh kéo

dài thời gian đầu tư, tiết kiệm vốn đầu tư XDCB. Muốn nâng cao các chỉ tiêu đó,

cần tiết kiệm vốn đầu tư và phát huy được tác dụng của vốn đầu tư để phát triển

sản xuất kinh doanh. Ta xét các nhóm giải pháp sau:



65



3.2.1. Giải pháp trong huy động vốn đầu tư XDCB

Do lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là có hạn mà nhu cầu đầu tư, đặc biệt

là đầu tư xây dựng cơ bản luôn cần một lượng vốn lớn, do đó các cơ quan làm

công tác kế hoạch, quy hoạch đầu tư trên địa bàn tỉnh cần có những kế hoạch hợp

lý, lựa chọn những dự án đầu tư theo tầm quan trọng, tính cấp thiết của dự án đó

đối với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung vốn vào đầu tư những dự

án có tầm quan trọng trước mắt, nhằm tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không

hiệu quả gây lãng phí vốn đầu tư vốn đã thiếu so với nhu cầu đầu tư.

Huy động vốn trong nước có rất nhiều kênh, nhưng kênh có tính chất định

hướng, quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội chính

là kênh ngân sách Nhà nước. Việc huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước

phải dựa chủ yếu vào: Thuế, phí và lệ phí, phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn

tài nguyên quốc gia, từ nguồn tài sản công, từ vay nợ… Trong đó thu thuế và

phí vẫn là nguồn quan trọng nhất.

→ Huy động vốn qua dân cư

Nguồn vốn trong dân cư luôn là nguồn tiềm năng tốt, nếu tỉnh biết cách

tận dụng, huy động tốt nguồn vốn trong dân cư. UBND tỉnh cần có chính sách

ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân trong tỉnh bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh

doanh, nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn, xã để lập các xí

nghiệp,các hợp tác xã, làng nghề.

Để làm việc này, UBND tỉnh cần tạo những điều kiện tối thiểu về điện,

nước, giao thông, cung cấp tốt các dịch vụ đầu tư như điều tra thị trường, tư vấn

đầu tư, giới thiệu đối tác, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp… để thuận tiện cho việc

đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các hộ gia đình phát triển

các ngành nghề phụ, đặc biệt là những nơi có ngành nghề truyền thống.

Cần đa dạng hoá các hình thức, công cụ phương tiện tích tụ và tập trung

vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ, mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa

những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư.

→ Các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn qua các doanh nghiệp



66



+ Đảm bảo sự bình đẳng và nghĩa vụ nộp thuế giữa các doanh nghiệp

trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Thực hiện ưu đãi hơn nữa về thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mới

đầu tư với thời gian miễn giảm dài hơn như các nước trong khu vực ASEAN.

+ Ưu đãi khuyến khích hơn nữa về thuế thu nhập đối với các doanh

nghiệp sử dụng thu nhập sau thuế , huy động lợi tức của cổ đông để tái đầu tư.

+ Sửa đổi chế độ khấu hao cơ bản theo hướng cho phép các doanh nghiệp

làm ăn có hiệu quả cao và đã đảm bảo nghĩa vụ đối với ngân sách , được trích

khấu hao gắn với các điều khoản của chính sách vay và trả nợ vốn.

+ Có quy chế bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước sử dụng phần lợi

nhuận sau thuế, đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển để thực hiện tái đầu tư cho sản

xuất cũng như xây dựng cơ bản cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất.

3.2.2 Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hàng năm

Công tác lập kế hoạch luôn có vai trò hết sức quan trọng trong công tác

quản lý kinh tế nói chung và trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói

riêng, nó có vai trò quyết định trong sự thành công hay thất bại và tính hiệu quả

của công tác đầu tư. Việc phân bổ khối lượng vốn đầu tư bao nhiêu cho một

ngành được tính toán dựa trên nhu cầu thực tế của ngành đó. Để nâng cao hiệu

quả trong việc phân bổ, cấp phát vốn đầu tư có thể tập trung vào một số biện

pháp sau:





Giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng ngay từ đầu năm kế hoạch.







Ưu tiên vốn và tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, không bố trí



dàn trải cho các công trình. Bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm C trong 2 năm.

− Kiên quyết không bố trí vốn các dự án không có thủ tục đầu tư, dự án

không phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị.

3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ

thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán

Nâng cao chất lượng lập thẩm định dự án đầu tư, chất lượng và tính khả thi

của dự án đầu tư là yếu tố rất quan trọng đối với đầu tư xây dựng, nhất là các dự



67



án sản xuất kinh doanh sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Do vậy phải quản lý

nâng cao chất lượng lập thẩm định các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả của dự

án đầu tư.

Dự án đầu tư phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp

phát triển quy hoạch đô thị và kiến trúc hiện đại. Dự án đầu tư sản xuất kinh

doanh phải phù hợp công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo đủ sức cạnh tranh thị

trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế và thời hạn thu hồi vốn đầu tư.

Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là điều kiện tiên quyết phải đạt được

các điều kiện nêu trên. Đảm bảo tính khả thi, khoa học, khách quan. Đội ngũ cán

bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo đức

và phong cách làm việc khoa học, chặt chẽ.

Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật đảm bảo đầy đủ các chi tiết, đảm bảo

chất lượng hệ số an toàn cho phép, tránh lãng phí, gây tốn kém không cần thiết

trong lựa chọn phương án kết cấu công trình. Nâng cao chất lượng thiết kế nhằm

nâng cao chất lượng lập tổng dự toán công trình chính xác, không còn hiện

tượng bổ sung gây nên kẽ hở để tham ô, tiêu cực trong thực hiện đầu tư xây

dựng. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đảm bảo tính chính xác cao,

khoa học và chặt chẽ.

3.2.4 Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu

Qua thực tế cho thấy, công tác đấu thầu vẫn mang tính hình thức, thiếu tính

minh bạch, khách quan, công bằng, bởi đã có sự liên kết khéo léo giữa các nhà

thầu, để tăng giá thầu. Thậm chí có cả trường hợp thông đồng thoả thuận với

chủ đầu tư để thực hiện quá trình đấu thầu. Tỉnh cần thường xuyên, định kỳ tổ

chức các lớp bồi dưỡng trình độ, cử cán bộ đi học nhằm nâng cao trình độ cán

bộ làm công tác quản lý về đấu thầu.

Việc đấu thầu như vậy vừa thiếu khách quan, công bằng và làm thiệt hại

cho ngân sách nhà nước. Thường xảy ra ở các cuộc đấu thầu hạn chế cho số

lượng nhà thầu tham gia có hạn (theo quy định là 5 nhà thầu hoặc 3 nhà thầu đối

với gói thầu nhỏ). Khi xét thầu đã có 2 – 3 nhà thầu phạm quy, chỉ còn 1 – 2 nhà



68



thầu được xem xét. Do vậy dẫn tới tính cạnh tranh kém và khả năng lựa chọn

nhà thầu xứng đáng để trao thầu không cao.

Đối với nhà thầu, cần nâng cao chất lượng các hồ sơ dự thầu, các thiết kế

cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên cơ sở tiết kiệm tối đa có thể chi phí, và có

một tỷ lệ lãi nhất định. Mặt khác, cũng cần nâng cao nhận thức, đề cao vấn đề

đạo đức của các nhà thầu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác thi

công công trình, tránh được hiện tượng liên kết nhằm rút ruột các công trình.

Với mỗi công trình đảm bảo một tỷ lệ lãi nhất định cho nhà thầu, cùng với việc

tăng cường công tác quản lý đầu tư thì việc đảm bảo chất lượng công trình là

khả thi, đặc biệt khi có sự hợp tác tích cực giữa nhà thầu – chủ đầu tư, cơ quan

quản lý.

Đối với công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu: Trước hết là

cần tuân thủ các nguyên tắc trong công tác đấu thầu như đảm bảo tính minh

bạch, công bằng. Cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, các giấy tờ pháp

lý về việc đấu thầu cho các nhà thầu, giúp nhà thầu hiểu rõ về gói thầu mà mình

tham gia, đảm bảo tính công khai, công bằng giữa các nhà thầu, tránh hiện tượng

tiêu cực trong công tác đấu thầu.

Một trong các vấn đề cần quan tâm của đội ngũ quản lý trong công tác đấu

thầu là phẩm chất, đạo đức của đội ngũ quản lý cũng cần được đề cao, tránh tình

trạng có “quan hệ bạn bè, anh em” giữa các bên giám sát, quản lý đấu thầu với

các nhà thầu nhằm tạo thuận lợi cho một số nhà thầu và gây khó khăn cho các

nhà thầu khác, có năng lực cao hơn nhưng không có mối quan hệ tốt với các

quan chức trong bộ máy quản lý. Cần ban hành những chế tài xử phạt đối với

các nhà thầu cố tình vi phạm các quy định trong đầu tư như kéo dài thời gian thi

công xây dựng công trình gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

3.2.5 Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư

Cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo đúng quy định của

pháp luật quy định. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng (ăn trước trả sau)



69



dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ. Nghiệm thu khối lượng nới lỏng gây nên

thất thoát và chất lượng công trình kém hiệu quả.

Công tác cấp phát vốn đầu tư có thể theo hướng cụ thể như sau để đảm bảo

vốn cho các công trình có thể thực hiện đúng tiến độ:

− Dành 40% để thanh toán nợ xây dựng cơ bản hoàn thành.

− Dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp.

− Dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đã có đủ thủ tục đầu tư

theo quy định.

− Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm B trong 4 năm kể từ

khi khởi công, công trình nhóm C trong 2 năm.

Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của quy chế quản lý

đầu tư và xây dựng.

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây

dựng

Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Trước

hết, phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện

pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài. Tiếp đến, cần hình thành, duy trì và nâng

cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng chính quy trình đầu tư, quy

trình quản lý vốn, quản lý đầu tư.

Cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh

giá đầu tư xây dựng nhằm phát hiện, uốn nắn những sai phạm trong quá trình

quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng để đảm bảo công tác đầu tư xây dựng

mang lại hiệu quả cao.

Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng phải được thực hiện

ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, dự án hoàn thành đưa

vào khai thác sủ dụng, tiến hành thanh tra, kiểm tra ở tất cả các lĩnh vực đầu tư

xây dựng.

Thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo cho tính

hiệu quả của công trình, dự án sau này, tránh lãng phí khi dự án không có tính



70



khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu

quả dự án, công trình, địa điểm thực hiện dự án, thi công xây dựng công trình.

Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tư cần được tiến hành thường xuyên,

kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ, khi thấy có dấu hiệu bất thường

trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ cũng như chất lượng công

trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán đã được duyệt.

Kiểm tra, thanh tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình cần tập trung

vào việc xem xét, đánh giá tính hiệu quả về kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án,

công trình, qua đó nhận định và giải quyết kịp thời những phát sinh ảnh hưởng

tới tính hiệu quả trong khai thác công trình.

UBND tỉnh cần phải kiện toàn lực lượng thanh tra, kiểm tra công tác đầu tư

xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực

đầu tư xây dựng, cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, có uy tín và trung thực.

Tỉnh cần có kế hoạch thanh tra thường xuyên và bất kỳ đối với tất cả các

công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của mình nhằm đảm bảo việc vận

hành, khai thác các công trình đó mang lại hiệu quả như dự tính. Cụ thể:

− Các đơn vị xây dựng kế hoạch tự kiểm tra thực hiện công tác đầu tư xây

dựng. Định kỳ 6 tháng sơ kết 1 lần và tổng kết vào cuối năm kế hoạch.

− Thanh tra Tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên phạm vi toàn

tỉnh, trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt.

− Thanh tra các huyện, ngành có kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm

vi ngành và địa phương mình.

Kiên quyết xử lý những vi phạm như: Tham ô, lợi dụng chức quyền làm

thất thoát vốn đầu tư xây dựng, rút ruột công trình, thiếu trách nhiệm quản lý

làm tổn hại đến chất lượng công trình xây dựng.

Chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là nhiệm vụ khó khăn

phức tạp, không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ thanh tra mà là của toàn xã hội.

Trách nhiệm của các ngành, các cấp và của người dân là phải nâng cao ý thức

trách nhiệm, giúp đỡ, tạo điều kiện cùng lực lượng thanh tra của tỉnh thực hiện.



71



3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính liên kết, tính

pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB. Cần tăng cường phân

cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn quyền hạn với trách

nhiệm trong công tác quy hoạch giữa các Bộ, ngành, địa phương. Cần chủ động

cập nhật, bổ sung các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển

ngành; trong đó xây dựng các chương trình phát triển, xác định các dự án đầu tư.

Gắn quy hoạch với kế hoạch và nhu cầu thị trường. Quy hoạch cần phù hợp và

có hiệu quả kinh tế xã hội cao, tránh những quy hoạch không phù hợp với điều

kiện kinh tế xã hội dẫn tới quy hoạch treo, phải sửa đổi lại nhiều lần. Trên cơ sở

đó hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý trong từng ngành, từng vùng.

→ Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội

Trước hết phải rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (2001

– 2010). Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp điều kiện cụ thể và hướng

phát triển theo tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, trọng điểm đảm bảo ưu

tiên đầu tư xây dựng cho những mục tiêu quan trọng, mũi nhọn của nền kinh tế.

Có quy hoạch cụ thể phát triển thành phố Tuyên Quang thành trung tâm

văn hóa xã hội của tỉnh, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông

nhằm tận dụng lợi thế, những điều kiện phát triển thuận lợi thu được từ giao

thông thuận tiện, qua đó thu hút nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.

→ Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang theo sự phát triển

không gian, phù hợp hiện tại và xu hướng trong tương lai trên cơ sở khoa học và

thực tiễn. Tiếp tục rà soát, xem xét lại quy hoạch chi tiết các khu thương mại –

dịch vụ, văn hoá thể thao, vui chơi giải trí và khu dân cư, khu đô thị mới. Có sự rà

soát liên tục về sự hợp lý của các khu thương mại, văn hoá thể thao, dân cư để có

sự đánh giá, điều chỉnh kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển chung, đồng thời giải

quyết kịp thời những vướng mắc có liên quan.



72



Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp tập trung và các

cụm công nghiệp làng nghề.

Rà soát quy hoạch chi tiết các huyện lỵ, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp,

đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt.

3.2.8 Hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác đầu tư XDCB

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư.

Trước mắt, tập trung hướng dẫn triển khai một cách có hiệu quả các Luật: Đầu tư,

Đấu thầu, Doanh nghiệp, Chứng khoán, Kinh doanh bất động sản… Tiếp tục đổi

mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho các chương trình mục

tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định

mức theo hướng công khai, minh bạch. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều

chỉnh lĩnh vực XDCB của tỉnh, đảm bảo tính thống nhất về nội dung giữa các văn

bản của Sở, Ban, Ngành liên quan, và sự thống nhất giữa văn bản của Trung ương

với văn bản của địa phương, tránh tình trạng luật của Nhà nước quy định một kiểu,

văn bản của địa phương lại ban hành không phù hợp, thống nhất với những quy

định của nhà nước gây khó khăn cho nhà đầu tư, cản trở công tác thi hành pháp luật

tại địa phương.

Thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng ở

các cấp, các ngành, ít nhất 6 tháng 1 lần về nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản

về quản lý đầu tư xây dựng hiện có và mới bổ sung, công tác quản lý chất lượng

công trình, công tác quản lý đô thị đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý

đầu tư xây dựng.

Đề nghị UBND tỉnh ban hành chế tài đối với các vi phạm về quản lý lực

lượng tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng trên địa bàn, chế tài về công tác quyết

toán công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định của Nhà

nước.

Một số biện pháp hành chính áp dụng nhằm đảm bảo cho việc thực thi

pháp luật tại địa phương trong lĩnh vực XDCB, nâng cao chất lượng công trình

XDCB:



73



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

×