1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

Về văn hoá, thông tin, thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.89 KB, 82 trang )


thiết yếu được chú trọng. Cùng với đẩy mạnh xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật và phát triển phong trào thể dục, thể thao trong nhân dân.

Tóm lại: Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 – 2010 là rất to

lớn và có ý nghĩa quan trọng. Các đô thị trong tỉnh được đổi mới khang trang

sạch đẹp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp

vừa và nhỏ, các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ

thống giao thông rất thuận lợi. Với kết quả ấy đã góp phần tích cực trong việc

phát triển kinh tế- xã hội của Tuyên Quang từ khi mới tái lập đến nay và đã tạo

tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đến năm

2020 Tuyên Quang trở thành tỉnh công nghiệp.

2.3.1.2 Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

● Hiệu quả về kinh tế

Trong giai đoạn 2006 – 2010, cùng với sự phát huy tác dụng của các công

trình xây dựng từ những năm trước và một loạt các dự án mới được phê duyệt

trong giai đoạn đó, trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thu được

những kết quả to lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội mà các công trình đem lại là không

thể phủ nhận. Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng với tốc độ

nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả theo hướng tích cực.

Để thấy rõ được hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB, ta xét các chỉ tiêu

hiệu quả sau, hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư XDCB còn nhiều nhưng

do việc thu thập số liệu có khó khăn nên ta xét một số chỉ tiêu sau

Bảng 6: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tỉnh Tuyên Quang

giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu

Mức tăng thu ngân

sách

Mức tăng tổng sản

phẩm quốc nội



2006



2007



Năm

2008



2009



Đơn vị tính: Tỷ đồng

TĐPTBQ

(%)

2010



389,86



412,44 572,13 589,3 644,88



113,41



4.035



4.962



123,01



6.679



7.717



9.239



(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)



52



Mức tăng thu ngân sách của tỉnh tăng dần qua các năm, năm 2006 là

389,86 tỷ đồng, năm 2010 là 644,88 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân là

13,41%. Thời gian những năm vừa qua, Tuyên Quang đã thu hút một lượng vốn

đầu tư khá lớn tuy nhiên một phần do hoạt động đầu tư có độ trễ nên lượng vốn

ấy vẫn chưa phát huy hết được hiệu quả ngay được, do vậy nên mức tăng của

ngân sách nhà nước so với vốn đầu tư XDCB chưa cao. Mức tăng tổng sản

phẩm quốc nội năm 2006 là 4.035 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng 9.239 tỷ đồng,

tốc độ phát triển bình quân là 23,01%. Mức tăng GDP so với vốn đầu tư XDCB

năm 2010 là 2,18 nghĩa là cứ một đồng vốn đầu tư năm 2010 làm GDP năm tăng

thêm là 3,29 đồng, từ đó thấy được tác động phần nào của đầu tư XDCB đến

mức tăng tổng sản phẩn quốc nội của tỉnh theo hướng tích cực.

Bảng 7: Tổng thu nhập của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

2006



2007



2008



2009



2010



Tỷ đồng



2.502



2.823



3.213



3.679



4.237



114,08



%



11,37



12,83



13,82



14,5



15,17



-



Triệu

đồng/người



5,51



6,72



8,97



10,62



12,64



123,07



Đơn vị



Tổng sản phẩm

trong tỉnh

Tốc độ tăng

trưởng

GDP bình quân

(giá thực tế)



Năm



TĐPTBQ

(%)



Chỉ tiêu



(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)



Tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh qua các năm: 11,37% năm 2006,

12,83% năm 2007; 13,82% năm 2008; 14,5% năm 2009, 15,17% năm 2010.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng liên tục năm sau

cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 13,52%. Qua

đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng liên tục qua các năm và đạt mức cao,

năm 2006 là 5,51 triệu đồng/người, năm 2007 là 6,72 triệu đồng/ người, năm

2008 là 8,97 triệu đồng/người, năm 2009 là 10,62 triệu đồng/người, năm 2010 là

12,64 triệu đồng/người, điều đó cho thấy đời sống nhân dân trong tỉnh được cải

thiện đáng kể.



53



Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư cũng được thể hiện ở sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động đầu tư đạt hiệu quả kinh tế nếu nó làm cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng phát triển của tỉnh.

Tỉnh Tuyên Quang đang phấn đấu tới năm 2015 trở thành một tỉnh công

nghiệp, do đó mà cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Để thấy rõ sự chuyển dịch đó, ta

xem bảng sau:

Bảng 8: Cơ cấu kinh tế và GDP theo ngành của tỉnh Tuyên Quang

2006



2007



Năm

2008



Nông lâm ngư nghiệp



1.555



1.941



2.724



3.041



3.568



Công nghiệp, xây dựng



1.011



1.143



1.528



1.852



2.240



Dịch vụ



1.469



1.878



2.427



2.824



3.431



Nông lâm ngư nghiệp



38,54



39,12



40,78



39,41



38,62



Công nghiệp, xây dựng



25,06



23,04



22,88



24,00



24,25



Dịch vụ



36,41



37,85



36,34



36,59



37,14



Chỉ tiêu



2009



2010



GDP ngành (tỷ đồng)



Cơ cấu kinh tế ngành (%)



(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)



Giá trị công nghiệp, xây dựng năm 2006 là 1.011 tỷ đồng, tăng lên 2.240 tỷ

đồng trong năm 2010. Giá trị nông lâm ngư nghiệp cũng tăng từ 1.555 tỷ đồng

năm 2006 lên 3.568 tỷ đồng năm 2010; giá trị dịch vụ năm 2006 là 1.469 tỷ

đồng tăng lên 3.431 tỷ đồng trong năm 2010. Tốc độ phát triển bình quân trong

cả giai đoạn của ngành công nghiệp, xây dựng là 22%; của ngành nông lâm ngư

nghiệp là 23,07%; và của ngành dịch vụ là 23,62%. Hai ngành nông lâm, ngư

nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn so với ngành công

nghiêp, xây dựng.

Cơ cấu kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần

tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng

54



giảm, điều đó là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của tỉnh Tuyên Quang sẽ trở

thành một tỉnh công nghiệp trong tương lai gần, cho thấy phần nào hiệu quả của

hoạt động đầu tư XDCB nói chung và của hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn

vốn đầu tư tập trung nói riêng, công nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh

là rất lớn; tỷ trọng ngành dịch vụ có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc

độ tăng trưởng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Trong

thời gian tới khi các công trình xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác, tạo một

cơ sở hạ tầng hoàn thiện thì ngành dịch vụ sẽ có mức tăng trưởng cao hơn.

● Hiệu quả xã hội

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề, tạo đà cho phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ đó đã gián tiếp tạo công ăn việc làm

cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, góp phần

nâng cao đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn tỉnh đều tăng,

năm 2006 là 434,45 nghìn người, năm 2007 là 440,66 nghìn người, năm 2008 là

446,03 nghìn người, năm 2009 là 452,83 nghìn người, năm 2010 là 482,32

nghìn người. Giai đoạn 2006 – 2010, xuất khẩu 9.827 lao động, đưa 24.400 lao

động đi làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước.

Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình công cộng, các

công trình giao thông, y tế, giáo dục vừa góp phần mang lại hiệu quả kinh tế

vừa góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt.

Đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị thành phố Tuyên Quang và các

huyện khác trong tỉnh qua thực tế đã chứng minh việc xây dựng là đúng hướng,

góp phần tăng vẻ đẹp, mỹ quan cho đô thị, bộ mặt đô thị khang trang hơn, góp

phần làm trong sạch môi trường, giảm ùn tắc giao thông, tăng giao lưu giữa các

vùng, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ đô thị phát triển. Hệ thống cấp nước trên

địa bàn tỉnh đang được mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng nước sạch

phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Hệ

thống cấp nước thành phố Tuyên Quang hoàn thành đưa vào sử dụng với công



55



suất 17.000 m3/ngày đêm, nhân dân thành phố Tuyên Quang được hưởng nguồn

nước sạch đảm bảo vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho mọi người dân, đây là hiệu

quả thiết thực cho lợi ích cộng đồng.

Song song việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật - kết quả đầu tư các công

trình công cộng như: Trụ sở làm việc của Sở Khoa học và Công nghệ, nhà làm

việc của Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang, nhà làm việc của Hội cựu chiến binh

tỉnh, quảng trường tỉnh và các công trình công cộng khác đưa vào sử dụng đã

tạo ra nơi làm việc khang trang, rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác

chuyên môn của các cơ quan đảng và quản lý nhà nước, các tầng lớp nhân dân

đã có nơi vui chơi giải trí, nâng cao tái tạo sức lao động, góp phần củng cố lòng

tin của nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.

Kết quả đầu tư các dự án giao thông Quốc lộ và Tỉnh lộ đã tạo ra vị thế vô

cùng thuận lợi và hấp dẫn cho đầu tư tại Tuyên Quang, cải thiện hoàn toàn việc

vận tải, lưu thông hàng hóa và rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng

kinh tế trong khu vực, tạo ra sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng.

Kết quả đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, bưu chính - viễn thông

đến tận xã phường, các trạm xá xã đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho

nhân dân ở cấp cơ sở, các trường học xây dựng khang trang đủ điều kiện phục

vụ cho học tập và giảng đường, hệ thống thông tin liên tục đến tận thôn xóm,

đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản

2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại





Trong huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản



Tuyên Quang là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, thu không đủ chi,

hàng năm vẫn phải có trợ cấp của Trung ương. Quy mô kinh tế còn nhỏ bé,

năng lực cạnh tranh thấp phải đầu tư đồng loạt nhiều hạng mục công trình với

tổng vốn đầu tư lớn, vì vậy tình trạng thiếu vốn so với yêu cầu đầu tư phát triển

của tỉnh là một khó khăn, chưa năm nào khắc phục được khó khăn về vốn và

quản lý vốn bao gồm:



56



– Do nguồn vốn kế hoạch ít so với nhu cầu vì vậy việc ghi kế hoạch vốn

cho các dự án chỉ đảm bảo 10% – 20% tổng vốn đầu tư của dự án, nhiều dự án

nhóm C theo quy định phải bố trí vốn trong 2 năm, nhưng thực tế phải bố trí vốn

4 – 5 năm mới hoàn trả hết.

– Do tình trạng thiếu vốn đầu tư nên tuỳ tiện bổ sung vốn hoặc bố trí vốn

cho dự án khi dự án còn thiếu điều kiện thủ tục theo quy định.

– Việc bố trí vốn kế hoạch hàng năm ít so với nhu cầu gây tâm lý cho A –

B cầm chừng (đầu năm đủng đỉnh cuối năm mới chạy) gây tình trạng vốn dồn

vào cuối năm mới thanh toán được.

– Một số dự án được bổ sung vốn cuối năm để chạy vốn phải ứng khối

lượng để thanh toán được vốn (kiểu ăn trước trả sau) gây khó khăn trong công

tác quản lý vốn đầu tư xây dựng.

Thiếu vốn đầu tư xây dựng là nguyên nhân đẻ ra tệ cửa quyền, tiêu cực

trong bố trí vốn, chất lượng công trình kém do phải chi phi tiêu cực.

● Trong phân bổ và sử dụng vốn

+ Thất thoát trong sử dụng vốn: Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính

xác do tính cấp bách, một số công trình vẫn phải áp dụng hình thức vừa thiết kế

vừa thi công. Việc lập và thẩm định dự án chưa được sát thực tế, để phát sinh

tăng quá lớn. Nhiều khi bên B lợi dụng những sơ hở này mà khai quá so với tỷ

lệ tăng thực tế. Nếu bên A thiếu kinh nghiêm hoặc giám sát thi công không chặt

chẽ sẽ dễ chấp nhận khối lượng bên B giao cho một cách thiếu căn cứ, gây tổn

thất lớn mà vẫn không kiểm soát được chất lượng công trình.

Chính sách bố trí vốn đầu tư theo các ngành kinh tế chưa hợp lý, phân tán,

đưa số dự án công trình vào kế hoạch đầu tư quá lớn, không có đủ vốn để đảm

nhận hoàn thành công trình nên số vốn nợ đọng ở khâu xây dựng cơ bản dở

dang hằng năm tương đối nhiều mà không phát huy được hiệu quả của công

trình dẫn đến lãng phí vốn đầu tư.

Khoảng cách giữa thời gian giao kế hoạch và triển khai kế hoạch còn lớn,

do vậy làm đình trệ nhiều định hướng có liên quan đến công trình. Khâu kế



57



hoạch cũng góp phần không nhỏ làm lãng phí thất thoát vốn đầu tư; nhìn chung

việc bố trí và điều hành kế hoạch đầu tư hằng năm còn bộc lô nhiều nhược điểm:

– Thiếu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản tổng quát

– Việc phân phối vốn đầu tư còn mang tính chất phân chia, dẫn đến bố trí

kế hoạch phân bổ vốn không theo tiến độ thực hiện dự án thực tế.

– Triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm chậm.

Tình hình trên dẫn đến nợ dây dưa gây khó khăn cho ngân sách Nhà nước

và làm cho các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng khó khăn về vốn

vì không thể thanh quyết toán được.

Công tác quản lý của chủ đầu tư: Ban quản lý dự án là người đại diện cho

chủ đầu tư, nhưng không phải là chủ đầu tư đích thực nên thiếu sự ràng buộc về

trách nhiệm quản lý tài sản, kể cả trách nhiệm bảo toàn vốn đầu tư khi dự án đi

vào hoạt động bởi họ thiếu ý thức tiết kiệm trong tính toán, chi tiêu mà thiên về

chủ nghĩa “cá nhân”, điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng

phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Chất lượng lập dự án đầu tư: Nhìn chung còn thấp, một số dự án thiếu

các cơ sở, luận cứ khoa học khách quan, thiếu các số liệu điều tra khảo sát cập

nhật, thiếu các số liệu dự báo chính xác, do đó tính khả thi của dự án chưa cao

nên không xác định được chính xác tổng mức đầu tư. Một số ít dự án lập còn

theo ý chủ quan của chủ đầu tư.

+ Chất lượng thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán còn sai sót: Chất lượng

thiết kế còn nhiều sai sót như: Chi tiết kiến trúc còn sơ sài, phương án kết cấu

còn thiên về an toàn làm cho hiệu quả đầu tư thấp, công trình xấu và lãng phí.

Chất lượng lập dự toán còn nhiều sai sót, hiện tượng bỏ sót khối lượng là phổ

biến, một số công trình đấu thầu không có điều chỉnh giá, nhà thầu phải bù phần

thiếu hụt đó dẫn đến chất lượng thi công công trình đạt thấp, như thiết kế và dự

toán đầu tư xây dựng hệ thống cứng hoá kênh mương loại 2 và loại 3 của Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn 2006 – 2010.



58



+ Trình tự đầu tư xây dựng còn vi phạm: Một số dự án do yêu cầu cấp

bách phải đầu tư bố trí vốn khi chưa có dự án. Thực hiện công tác đấu thầu và

chỉ định thầu chưa nghiêm. Hàng năm ít các gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi,

chủ yếu tổ chức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. Nhà thầu thiếu tính cạnh

tranh, hiệu quả về giá thành công trình đạt thấp (bình quân giảm 1,5%).

● Công tác quản lý

Bộ Xây dựng đã có những văn bản, Thông tư hướng dẫn về quản lý chất

lượng công trình như:

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý

chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009

của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tuy nhiên tình trạng vi phạm các quy định về quản lý chất lượng, quy trình

xây dựng của các chủ đầu tư, các nhà thầu còn khá phổ biến như:

– Các chủ đầu tư thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên, liên tục nhằm

ngăn ngừa những sai phạm kỹ thuật, đảm bảo nghiệm thu khối lượng, chất

lượng các công tác xây lắp của nhà thầu thực hiện theo thiết kế được duyệt,

tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn xây dựng.

– Thiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện sản phẩm đưa vào thi công.

– Không tuân thủ các quy trình nghiệm thu, cập nhật hồ sơ nghiệm thu

còn thiếu và chậm.

– Đối với các nhà thầu thiếu các biện pháp tự kiểm tra chất lượng về vật

liệu, cấu kiện sản phẩm đưa vào xây lắp công trình. Thiếu chứng chỉ về chất

lượng vật tư, vật liệu xây dựng.

Theo số liệu thông báo của Sở Xây dựng qua kiểm tra một số công trình

sử dụng vật liệu không đúng phẩm cấp quy định như: Gạch không đảm bảo

mác, sỏi, cát không đúng chủng loại.



59



Trong thực tế phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi, nguyên

nhân có nhiều song chủ yếu là việc xác định dự toán làm giá chuẩn, giá trần để

xem xét giá trúng thầu còn chậm, thiếu chính xác; việc bố trí kế hoạch đấu thầu

thiếu tập trung và thiếu tính đồng bộ, bố trí kế hoạch đấu thầu không theo tiến

độ dự án là một trở ngại phổ biến làm cho việc triển khai diễn ra khó khăn. Mặt

khác, thủ tục đấu thầu còn phải trải qua nhiều khâu, trình tự đấu thầu chưa hợp

lý, gây ách tắc, trì trệ trong việc triển khai dự án cũng như kế hoạch đấu thầu

hàng năm, gây phiền hà cho chủ đầu tư cũng như các đơn vị tham gia đấu thầu.

2.3.2.2 Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong công tác đầu tư XDCB

Do nhận thức của các cấp, các ngành ở địa phương chưa đầy đủ và thấy rõ

tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư xây dựng, việc thực hiện quy chế quản lý

đầu tư xây dựng chưa nghiêm túc và còn vi phạm như: Bố trí vốn đầu tư các dự

án không tuân theo quy định, chất lượng các dự án thấp, quản lý chất lượng thi

công các công trình chưa chặt chẽ, thực hiện quy chế đấu thầu và chỉ định thầu

chưa nghiêm túc, thiếu cạnh tranh gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Trình độ quản lý của cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản còn yếu,

thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan được giao chủ đầu tư lại không có

chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng. Ban quản lý dự án chuyên

ngành thuộc các lĩnh vực vừa yếu về năng lực lại vừa thiếu về số lượng. Các

Phòng giao thông – xây dựng, Phòng quản lý đô thị các huyện, thị xã cán bộ

chưa ngang tầm với nhiệm vụ đầu tư xây dựng trong thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, thời kỳ công nghệ tiên tiến.

Thực hiện giao vốn kế hoạch hàng năm còn dàn trải, thiếu tập trung, nhiều

công trình kéo dài 3- 4 năm (dự án nhóm C) công trình chậm đưa vào khai thác

sử dụng, do vậy phát huy hiệu quả thấp.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư không trường xuyên

liên tục và thực hiện chưa nghiêm. Việc xử lý các vi phạm về đầu tư và xây

dựng chưa kiên quyết như: Xây dựng không đúng quy hoạch, chất lượng cấu



60



kiện công trình kém, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không lập quyết

toán theo quy định.

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng tạo nên chất lượng công

trình kém, hiệu quả thấp là do một số nhà thầu năng lực hạn chế, thiết bị thi

công thiếu. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan của các nhà thầu thường

xuyên phải đối mặt với một khó khăn là thiếu vốn và chậm thanh toán, lại còn

phải chịu nhiều chi phí bất hợp lý khác trong quá trình thi công công trình.

Về cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng ban hành không đồng bộ,

một số cơ chế chính sách không còn phù hợp chậm được sửa đổi, bổ sung gây

lên tâm lý chờ đợi mất thời gian, kéo dài.



61



CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

BẢN Ở TỈNH TUYÊN QUANG

3.1 Phương hướng chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Tuyên

Quang giai đoạn 2011 – 2020

3.1.1 Quan điểm và mục tiêu đầu tư

3.1.1.1 Quan điểm

− Đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui

hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, đáp ứng các yêu cầu trước mắt cũng như lâu

dài, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.

− Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tạo được sự bứt phá trong việc thu

hút các nguồn vốn khác để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đẩy nhanh

tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2 Mục tiêu đầu tư

Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh

tế tốc độ cao và bền vững. Phấn đấu huy động mọi nguồn lực đầu tư để đạt tốc

độ thu hút vốn đầu tư tăng bình quân 15 – 20%/năm; hướng các dòng vốn đầu tư

vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế. Chú trọng phát triển mạng lưới giao

thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, du lịch, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông

nghiệp nông thôn, và các lĩnh vực văn hoá xã hội; đảm bảo đến năm 2015 hoàn

thành cơ bản, tương đối đồng bộ các kết cấu hạ tầng trọng điểm, đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.2 Đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm

3.1.2.1 Mạng lưới giao thông

Tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, việc phát triển giao thông cần kết hợp giữa

kinh tế với quốc phòng, an ninh quốc gia. Là tỉnh có nhiều căn cứ cách mạng, vì

vậy phải được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông để đảm bảo

trong bất cứ tình huống nào giao thông không thể bị gián đoạn. Cần ưu tiên phát

triển các Quốc lộ theo trục dọc Bắc – Nam và Đông – Tây của tỉnh Tuyên



62



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

×