Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.8 KB, 66 trang )
• “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó các cá nhân hay nhóm có thể nhận
được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản
phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác” (Theo Philip Kotler).
• “Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối quan
hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này
được thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn”
(Theo Groroos).
• “Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định
giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường
mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức” (“Fundamentals of
Marketing”, William J.Stanton, Michael J.Etzel, Bruce J.Walker, 1994).
Chúng ta có nhiều định nghĩa, trường phái nghiên cứu Marketing, tuy nhiên
đều thống nhất ở quan điểm Marketing là thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Thật vậy,
nếu trước đây ta cho rằng Marketing là làm sao quảng cáo tốt để bán được hàng thì
ngày nay điều mà các nhà Marketing quan tâm là làm thế nào để hiểu rõ khách
hàng, hiểu rõ nhu cầu của họ, từ đó phát triển những sản phẩm mang lại cho khách
hàng những giá trị vượt trội với mức giá hợp lý, phân phối và cổ động một cách
hiệu quả, thì việc bán những sản phẩm đó khơng có vấn đề gì khó khăn. Do vậy, rõ
ràng là bán hàng và quảng cáo chỉ là một phần của phối thức Marketing rộng lớn,
một tập hợp các công cụ phối hợp với nhau nhằm ảnh hưởng thị trường.
1.2 ĐỊNH NGHĨA MARKETING-MIX
Marketing mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm sốt được để tác động
vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định.
Các thành tố đó là:
• Sản phẩm (Product)
• Giá cả (Price)
• Phân phối (Place)
12
• Chiêu thị/ Thơng tin marketing (Promotion)
Hình 1.1 Marketing Mix
Marketing Mix còn được gọi là chính sách 4 Ps – do viết tắt 4 chữ đầu các
thành tố (Đây là quan điểm của giáo sư Jerome McCarthy đưa ra vào những năm
60).
• Sản phẩm: Sản phẩm là những thứ doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, quyết
định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, thiết kế, bao bì,
nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ…nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Giá cả: Giá là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch
vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều
chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng.
• Phân phối: Phân phối là hoạt động nhằm đưa ra sản phẩm đến tay khách hàng, quyết
định phân phối gồm các quyết định: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và
quản lý kênh phân phối, thiết lập các quan hệ và duy trì quan hệ với các trung
gian, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa.
• Chiêu thị hay truyền thơng Marketing: Chiêu thị là những hoạt động nhằm thông tin
sản phẩm, thuyết phục về đặc điểm của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh
nghiệp và các chương trình khuyến khích tiêu thụ.
13
MARKETING – MIX
Sản phẩm
Giá cả (Price)
(Product)
- Chất lượng
Phân phối
-
Chiêu thị/ Thông
tin marketing
(Place)
Các mức giá
-
Loại kênh
(Promotion)
-
Quảng cáo
- Hình dáng
- Giảm giá
-
Trung gian
- Khuyến mãi
- Đặc điểm
- Chiếu khấu
-
Phân loại
- Quan hệ công
- Nhãn hiệu
- Thanh tốn
-
Sắp xếp
- Bao bì
- Tín dụng
-
Dự trữ
-
Vận chuyển
- Kích cỡ
chúng
- Bán
hàng cá
nhân
- Marketing trực
- Dịch vụ
tiếp
Bảng 1.1. Các chiến lược trong Marketing - Mix
Mỗi chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối hay chiêu thị đều có vai trò và
tác động nhất định. Để phát huy một cách tối đa hiệu quả của hoạt động marketing
cần có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối các chính sách trên, đồng thời giữa chúng ta
có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để cùng đạt được mục tiêu chung về Marketing.
1.3 CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ
1.3.1 Khái niệm chiến lược chiêu thị
Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản
phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt được
mục tiêu truyền thơng của doanh nghiệp.
14
1.3.2 Vai trò của chiến lược chiêu thị
Đối với doanh nghiệp
- Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới, giữ thị phần.
- Chiêu thị giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm khách hàng
mới.
- Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho chiến lược
định vị.
- Tạo sự thuận tiện cho chiến lược phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung
gian phân phối.
- Giúp xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp đối với các nhóm công chúng,
giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự thu hút, sự chú ý…
Đối với người tiêu dùng
- Cung cấp cho người tiêu dùng giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi mua sắm.
- Cung cấp kiến thức giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị
trường.
- Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.
- Tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt động Marketing nhằm thỏa
mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với xã hội
- Hỗ trợ các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng chi phí phát hành cũng
như đa dạng hóa sản phẩm của mình phục vụ xã hội tốt hơn.
- Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực liên quan, tạo
động lực cạnh tranh.
- Là yếu tố đánh giá sự năng động và phát triển của nền kinh tế.
15