1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

Dạy học thông qua việc làm đồ án môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.8 KB, 64 trang )


-



Hiểu biết hơn về chính mình, những hạn chế của bản thân, đánh



giá được những nhu cầu của bản thân và cách thức mà mình đã tiến

hành.

1. 1. 6 Kỹ thuật thiết kế PPDH theo hướng tích cực

Để đổi mới PPDH theo quan điểm thiết kế cần nhấn mạnh những phương

hướng sau đây:

GV là chủ thể trực tiếp đổi mới PPDH, khơng ai làm thay được, và điều đó

diễn ra tại bài học, môn học, lớp học, trường học, trong q trình dạy học.

Cải thiện KN đã có nhưng chưa hiệu quả, học và bổ sung cho mình những

KN còn thiếu nhưng cần phải có để thực hiện kiểu PPDH mà mình chưa quen

sử dụng hoặc chưa có đủ nhận thức lí luận.

Thay đổi thói quen khơng phù hợp trong suy nghĩ và hành động dạy học,

nhờ thường xuyên chú ý áp dụng nhận thức lí luận về đổi mới dạy học và

những phương pháp luận dạy học hiện đại.

Phát triển những mơ hình KN mới của PPDH theo những kiểu PPDH mà

mình đã trải nghiệm thành cơng nhiều lần. Đó chính là sáng tạo PPDH mới ở

hình thái KN và kĩ thuật, đồng thời là sự phát triển giá trị, kinh nghiệm nghề

nghiệp, nâng cao tay nghề. GV thực hiện việc này qua suy nghĩ tìm tòi và trao

đổi với đồng nghiệp hàng ngày, học hỏi lẫn nhau.

Phát triển những phương tiện, học liệu và công cụ phù hợp nhất với mình

và phong cách của lớp, với nội dung và tính chất mơn học và tổ chức chúng có

hiệu quả nhằm thực hiện những kiểu và mơ hình PPDH mà mình đã chọn, đã

phát triển và đã có kinh nghiệm sử dụng thành công.

Trước khi tiến hành dạy học và thực hiện PPDH, cần phải thiết kế nó cùng

với thiết kế bài học, trong đó cố gắng đưa những đóng góp và sáng tạo của

riêng mình cũng như sáng kiến của đồng nghiệp vào thiết kế.



14



1. 2.



Thí nghiệm hố học trong dạy học hố học ở trường phổ thơng



1. 2. 1 Tầm quan trọng của thực hành hố học

Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn

thiện kiến thức nhằm minh hoạ, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và

rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hoá học. Đây là dạng thí nghiệm mà học sinh tập

triển khai nghiên cứu các q trình hố học như: nghiên cứu tính chất các chất,

điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm. Đây là phương

pháp học tập đặc thù của hố học có tác dụng giáo dục, rèn luyện học sinh một

cách tồn diện và có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức

dục, phát triển học sinh.

Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển

nhận thức của con người về thế giới. Thí nghiệm là một phần của hiện thực

khách quanđược thực hiện hoặc tái tạo lại trong những điều kiện đặc biệt,

trong đó con ngườicó thể chủ động điều khiển các yếu tố tác động vào q

trình xảy ra để phục vụ cho các mục đích nhất định. Thí nghiệm giúp con

người gạt bỏ những cái phụ,khơng bản chất để tìm ra cái bản chất của sự vật

hiện tượng. Thí nghiệm giúp con người phát hiện ra những quy luật còn ẩn

náu trong tự nhiên. Mặt khác nó còn giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ

những giả thuyết khoa học. Đúng như Ăng ghen đã nói: “Trong nghiên cứu

khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ

những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý

luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào

sự thật, mà phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết

sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”.

Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hố học. Nó giúp học sinh

chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí

nghiệm học sinh sẽ làm quen với các chất hố học và trực tiếp nắm bắt các

tính chất lý, hố của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình hố học,

15



nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của hố học. Nếu khơng có thí

nghiệm thì:

Giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn khơng rõ và hết

ý vì khơng phải mọi thứ đều có thể diễn đạt được trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất

trừu tượng còn các thí nghiệm thì cụ thể.

Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em sẽ khó

hiểu bài vì khơng có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện

tượng hóa học. Ví dụ: phản ứng tạo kết tủa đồng hyđroxit dạng keo, màu

xanh. Nếu khơng có thí nghiệm thì học sinh khơng thể hình dung được dạng

keo như thế nào. Màu xanh thì có rất nhiều màu xanh khác nhau.

Học sinh sẽ chóng qn khi khơng hiểu bài, khơng có ấn tượng sâu sắc

bằng các hình ảnh cụ thể. .

Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất

gần gũi với đời sống, với các quy trình cơng nghệ. Chính vì vậy thí nghiệm

giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống.

Thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành (các thao tác

và cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần thiết của

người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật.

Thí nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan

duy vật biện chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy

những hiện tượng hoá học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học

và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình.

Khi làm thí nghiệm rất dễ gây hứng thú học tập. Học sinh khơng thể

u thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết

khơ khan. Trong giờ thực hành hố học học sinh có điều kiện để tự mình thực

hiện các thí nghiệm hố học và quan sát đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong thí

nghiệm nên học sinh sẽ cảm nhận được vai trò của mình như một người

nghiên cứu, có niềm vui của sự thành cơng và nỗi trăn trở của những lần thất

16



bại. Từ các hiện tượng quan sát được trong học sinh nảy sinh các câu hỏi tại

sao và nhu cầu giải thích để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng hoá học

với bản chất các q trình hố học trong thí nghiệm, giữa nguyên nhân và kết

quả. Sự hướng dẫn của giáo viên, những ý kiến thảo luận với bạn bè sẽ giúp

các em giải quyết được các mâu thuẫn nảy sinh trong q trình thí nghiệm,

nắm vững kiến thức và cả phương pháp vận dụng chúng trong việc giải quyết

đồng thời còn có được niềm vui của người nghiên cứu.

Trong q trình thí nghiệm học sinh phải phát huy tối đa các hoạt động

của mọi giác quan và hoạt động tư duy. Trong giờ thực hành học sinh phải

thực hiện thao tác thí nghiệm, quan sát, mơ tả đầy đủ các hiện tượng hố học

đã xảy ra trong q trình thí nghiệm đồng thời đòi hỏi học sinh phải có hoạt

động tư duy ở mức độ cao để hiểu được ý nghĩa các thao tác trong thí nghiệm.

Thí nghiệm thực hành là phương pháp học tập có ưu thế nhất trong việc rèn

luyện các kĩ năng, kĩ xảo hoá học cho học sinh nhất là các kĩ năng, thao tác sử

dụng hố chất, dụng cụ thí nghiệm, kĩ năng quan sát, mơ tả hiện tượng thí

nghiệm và kĩ năng vận dụng kiến thức hố học.

Như vậy các bài thực hành thí nghiệm có vai trò quan trong trong việc

thực hiện mục tiêu đào tạo phổ thong trung học nhằm hình thành và phát triển

năng lực hành động, năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy tích cực,

sang tạo cho học sinh.

1. 2. 2 Phân loại thí nghiệm hố học

1. Thí nghiệm trong hệ thống các phương tiện dạy học

Các phương tiện dạy học cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường gồm 3

loại:

 Phương tiện kỹ thuật dạy học (các phương tiện nghe nhìn và máy dạy

học ).

 Phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học trực quan).

 Thí nghiệm nhà trường.

17



Đối với hố học thì thí nghiệm nhà trường là phương tiện dạy học quan trọng

nhất.

2. Phân loại thí nghiệm

Trong trường phổ thơng thí nghiệm được sử dụng dưới các hình thức sau:

 Thí nghiệm do giáo viên tự tay biểu diễn trước học sinh gọi là thí

nghiệm biểu diễn của giáo viên .

 Thí nghiệm do học sinh tự làm gọi là thí nghiệm của học sinh.

 Thí nghiệm ngoại khóa là những thí nghiệm vui dùng trong các buổi hội

vui về hoá học và những thí nghiệm ở ngồi trường như thí nghiệm thực

hành ở nhà của học sinh.

Trong các hình thức thí nghiệm trên thì thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

là quan trọng nhất.

1. 3. Các kĩ năng thực hành hoá học.

Kĩ thuật sử dụng dụng cụ, hố chất trong phòng thí nghiệm

1. Sử dụng dụng cụ thủy tinh:

- Cần nhẹ tay, tránh va chạm mạnh.

- Không đựng dung dịch axit, kiềm đặc trong các bình thủy tinh

mỏng.

- Khơng đun nóng, rót nước nóng vào các dụng cụ thủy tinh có thành

dày.

- Khi đun nóng bình cầu, ống nghiệm… phải đun từ từ và đều, hơ

nóng tồn bộ ống nghiệm rồi mới đun tập trung vào đáy. Hướng

miệng ống nghiệm về phiá không có người.

2. Sử dụng đèn cồn:

- Khơng để cồn trong đèn khô kiệt, nếu đang đun phải tắt đèn rồi mới

đổ thêm.

- Không đổ cồn quá đầy, châm lửa từ đèn nọ sang đèn kia (dễ làm đổ

cồn ra ngoài và bốc cháy).

18



- Không dùng miệng thổi tắt đèn, nên lấy nắp đèn chụp lên ngọn lửa.

3. Lấy hoá chất:

- Tuyệt đối không để da tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

- Mỗi hoá chất phải lấy bằng một dụng cụ riêng để đảm bảo sự tinh

khiết.

- Lấy xong cần đậy nút ngay, để về đúng vị trí quy định.

4. Sử dụng chất dễ cháy (cồn, dầu hoả, xăng, benzen, axeton…)

- Không để gần lửa

- Nên chứa trong những bình nhỏ cho sinh viên, học sinh dùng để

tránh nguy hiểm.

5. Sử dụng chất dễ nổ (muối clorat, nitrat và các hỗn hợp của chúng với

photpho, lưu huỳnh…)

- Để riêng một chỗ, tránh sơ ý va chạm, dẫm lên các chất dễ nổ.

- Không dùng với liều lượng lớn.

- Nghiền từng chất trong những cối riêng, nếu cần trộn lẫn dùng lông



- để trộn một cách nhẹ nhàng.

6. Sử dụng axit, kiềm

- Không để dây ra tay, người, quần áo hay để bắn vào mắt ( tốt nhất

nên đeo kính).

- Đựng trong các bình nhỏ, thành dầy.

- Pha lỗng axit sunfuric đặc phải cho từng lựng nhỏ axit vào nước,

quấy đều (không được đổ nước vào axit).



19



1.4 Một số dụng cụ thí nghiệm quen thuộc



Ống nghiệm



Bình cầu cổ cao đáy bằng



Bình đáy tam giác



Ống nghiệm có nhánh



Cốc đựng



Bình cầu đáy tròn



Bình cầu có nhánh



Chai đựng thuốc thử



Chai đựng hóa chất



20



Chai + Ống hút nhỏ giọt



Phễu



Ống hút nhỏ giọt



Ống chữ U



Sinh hàn thẳng



Phễu chiết



Nhiệt kế



Ống đong



Buret



21



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

×