1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

5 Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học theo hướng tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.8 KB, 64 trang )


Trong giờ luyện tập, ôn tập giáo viên thường sử dụng các câu hỏi lí thuyết

và bài tập hố học để thực hiện các nhiệm vu học tập như:

- Dùng bài tập để tái hiện các kiến thức cơ bản, quan trọng.

- Xây dựng các tình huống học tập để xác định khả năng vận dụng các

kiến thức cơ bản trong chương.

- Luyện tập theo bài tập mẫu và những điều kiện quen thuộc nhằm rèn

luyện kĩ năng, vận dụng kĩ năng giải một cách đúng đắn theo các bước

xác định.

- Luyện tập khả năng ứng dụng kiến thức vào tình huống mới đòi hỏi có

sự vận dụng tổng hợp và sáng tạo kiến thức, kĩ năng đã có.

- Dùng bài tập để khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức và chỉ ra cách

thức hoạt động nhận thức.

- Kiểm tra và tự kiểm tra kiến thức, kĩ năng thu nhận được.

 Khi sử dụng bài tập hoá học trong giờ luyện tập thì hoạt động của giáo

viên bao gồm:

- Đưa ra các bài tập cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp theo từng

dạng bài xác định.

- Tổ chức và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh, giải đáp các thắc

mắc của học sinh.

- Tóm tắt và hệ thống các phưong pháp và nêu ra những vấn đề tình

huống mới để mở rộng phát triển kiến thức cho học sinh.

 Hoạt đông học tập của học sinh chủ yếu là:

- Hoàn thành các bài tập của giáo viên, có thể thực hiện theo nhiều cách

và tìm ra con đường ngắn nhất.

- Trình bày kết quả hoạt động học tập của mình.

- Nhận xét câu trả lời, bài làm của bạn và so sánh với kết quả của mình.

- Ghi nhận các bước giải cơ bản cho dạng bài đã luyện tập và tiếp nhận

nhiệm vụ học tập mới.

23



Giáo viên cũng có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập thực nghiệm hoá học để

đàm thoại, kiểm tra trong giờ học hoặc cấu trúc trong các phiếu học tập và tổ

chức cho học sinh hoạt động độc lập theo cá nhân hoặc thảo luận theo nhóm.

Với bài tập thưc nghiệm thì giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc theo

nhóm. Các nhóm thảo luận, giải bài tập bằng lí thuyết sau đó tiến hành thực

nghiệm để kiểm nghiệm phương án giải bằng lí thuyết. Giáo viên tổ chức cho

các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét,

bổ sung, giáo viên đánh giá khái quát và tổng kết về phương pháp giải.

Với các bài tập tổng hợp thì giáo viên nên đưa ra sau cùng, trên cơ sở học

sinh đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng cơ bản và có thể vận dụng

được chúng trong q trình giải bài tập đó. Giáo viên cần giúp học sinh phân

tích đè bài, tìm ra những con đường giải quyết vấn đề, rút ra được những kiến

thức mới, kĩ năng mớim phương pháp tư duy, lập luận mới thong qua việc giải

các bài tập tổng hợp và từ đó mà giáo viên đánh giá được trình độ thực của

học sinh.

Như vậy trong giờ luyện tập, ơn tập thì các bài tập trở thành nguồn kiến

thức để học sinh tìm tòi, khám phá những con đường, những phương pháp,

cách thức vận dụng sáng tạo các kiến thức để giải quyết các vấn đề học tập.

1. 5. 2 Sử dụng thí nghiệm hố học trong bài luyện tập, ơn tập

Trong giờ luyện tập, ơn tập giáo viên thường ít sử dụng thí nghiệm hóa học

nên khơng khí giờ học dễ thấy căng thẳng và nặng nề vì vậy giáo viên có thể

sử dụng thí nghiệm hố học hoặc các phương tiện kĩ thuật với các phần mềm

thí nghiệm ảo, hiện thực ảo kết hợp với lời nói của giáo viên để nâng cao tính

tích cực nhận thức, hứng thú học tập của học sinh.

Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giờ luyện tập, ơn tập khơng phải lặp lại

thí nghiệm đã biểu diễn mà có thể dung các thí nghiệm mới, có những dấu

hiệu chung của thí nghiệm đã làm nhưng có những dấu hiệu của kiến thức mới



24



nhằm chỉnh lí, củng cố, khắc sâu kiến thức, tránh sự khái quát hoá, suy diễn

thiếu chính xác ở học sinh. Ví dụ như:

- Khi luyện tập, ơn tập tính chất chung của kim loại có thể tiến hành thí

nghiệm cho natri tác dụng với dung dịch CuSO4 hoặc dung dịch FeCl3,

so sánh kết quả với thí nghiệm Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 và rút

ra nhận xét. Ta cũng có thể tổ chức cho học sinh xem hình ảnh thí

nghiệm canxi tác dụng với nước có cả âm thanh và hình ảnh mô tả phản

ứng rất mãnh liệt và yêu cầu học sinh so sánh với thí nghiệm natri với

nước từ đó sẽ nhớ canxi đứng trước natri trong dãy điện hoá.

- Khi củng cố tính chất axit hay bazơ của dung dịch muối và cân bằng

axit bazơ trong dung dịch có thể tổ chức cho học sinh tiến hành thí

nghiệm nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 và ngược lại

rồi giải thích sự khác nhau giữa các hiện tượng trong hai trường hợp.

Giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm hố học như một dạng bài tập nhận

thức, tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát, mơ tả đầy đủ hiện

tượng và giải thích hoặc biểu diễn ở dạng thí nghiêm vui và yêu cầu học sinh

giải thích.

Ví dụ 1: Khi ơn tập về tính chất của nhơm cho học sinh tiến hành thí

nghiệm nhơm tác dụng với dung dịch CuSO4. Học sinh phải mô tả và giải

thích được hết các hiện tượng:

- Cho Al vào dung dịch CuSO4 thì miếng Al sáng ra.

- Trên mặt mảnh Al có khí thốt ra.

- Có đồng bám trên mặt mảnh nhơm và có khí thốt ra mạnh hơn.

- Học sinh phải vận dụng các kiến thức để giải thích:

- Dung dịch CuSO4 có mơi trường axit để phá bỏ lớp oxit nhôm bảo vệ

và khử bỏ Al(OH)3 tạo ra.

- Nhôm mất lớp bảo vệ sẽ tác dụng với nước (có khí thốt ra) và khử ion

Cu2+ (có đồng bám trên mặt mảnh nhôm).

25



- Nhôm khử ion Cu2+ thành đồng kim loại bám trên bề mặt thanh nhôm

tạo ra vơ số pin điện hố Al – Cu, các pin này hoạt động nên khí thốt

ra liên tục và nhiều hơn.

Ví dụ 2: Khi luyện tập về hợp chất của nhơm có thể tiến hành thí nghiệm

vui “thu khói và tàn thuốc lá”, yêu cầu học sinh giải thích và tìm ra các chất

được sử dụng trong các thao tác của thí nghiệm.

Ví dụ 3: Khi luyện tập về tính chấ của amoniac có thể biểu diễn thí nghiệm

vui “trứng chui vào bình” u cầu học sinh giải thích cơ sở khoa học của thí

nghiệm và xác định các chất khí nào có thể dùng cho thí nghiệm này hoặc

cũng có thể sử dụng thí nghiệm “thuốc pha màu vạn năng” để biểu diễn và yêu

cầu học sinh tìm ra các chất được sử dụng trong thí nghiệm.

Như vậy các thí nghiệm dùng trong bài luyện tập, ơn tập cần đòi hỏi học

sinh có sự vận dụng kiến thức một cách tổng hợp để giải thích hết tất cả các

hiện tượng quan sát được không nên chỉ tập trung vào một số hiện tượng

chính vì vậy giáo viên khơng cần chọn nhiều this nghiệm mà chỉ cần chọn 1

hoặc 2 thí nghiệm để khắc sâu kiến thức hoặc để luyện tập kĩ năng vận dụng

kiến thức một cách tổng hợp.

1.6 Thực trạng sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học ở trường phổ thông

Trong cuộc phỏng vấn với một số em học sinh về vấn đề sử dụng bài tập

thực nghiệm rèn kiến thức kỹ năng thực hành hóa học ở phổ thơng thì các em

cho biết các em it được quan sát các thí nghiệm và it được tự tay làm các thí

nghiệm. Trong q trình học mơn Hóa thì các em vấp phải những khó khăn là:

hay quên kiến thức cũ, không hiểu rõ về hiện tượng, khơng được quan sát thí

nghiệm dẫn đến thiếu lâp luận để giải thích các thí nghiệm...

Các em đều rất hứng thú với việc dạy học có sử dụng những bài tập thực

nghiệm và đặc biệt là có sử dụng thí nghiệm, được quan sát và được tự tay làm

là điều vơ cùng bổ ích. Các em đều cho rằng khi được tiếp xúc với bài tập thực

nghiệm dưới sự hướng dẫn của các thầy cơ thì các em đã được rèn luyện

26



những kỹ năng cần thiết, nhất là kỹ năng quan sát hiện tượng, kỹ năng giải

thích giải thích các hiện tượng, kỹ năng lắp dụng cụ thí nghiệm và kỹ năng

chọn hóa chất cho các thí nghiệm...

Với kết quả của những bài phỏng vấn thu được thì thấy rằng việc sử dụng

bài tập thực nghiệm vào chương trình dạy Hóa học Phổ thơng là vơ cùng cần

thiêt, quan trọng và bổ ích. Giúp các em khắc phục được những khó khăn đã

gặp phải trước đây.



27



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

×