Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 83 trang )
4
1.1.1 Vùng chậu:
Động mạch chậu gốc
Động mạch chậu trong
Động mạch chậu ngoài
Động mạch đùi sâu
Động mạch đùi nông
Hình 1.2: Giải phẫu điện quang vùng chậu, đùi
- Đoạn cuối động mạch chủ bụng:
ĐMCB đi bên trái cột sống, đến ngang mức đốt sống thắt lưng 4-5 thì
chia ra thành hai động mạch chậu gốc phải và trái, góc chia từ 60-800. Thông
thường khi đối chiếu lên thành bụng chỗ chia ngang mức rốn. ĐMCB có
đường kính từ 2-2,5cm [6],[10],[12],[13].
- Động mạch chậu gốc:
Từ chỗ phân chia, động mạch chạy xuống dưới và sang bên một đoạn
dài 5-6cm thì chia thành hai động mạch chậu ngoài và trong. Động mạch chậu
gốc không cho nhánh bên nào và chạy sát với mặt trước xương cùng. Động
mạch chậu gốc phải bắt chéo trước tĩnh mạch chậu gốc phải phía trước ụ nhô,
còn động mạch chậu gốc trái chạy phía ngoài tĩnh mạch chậu gốc trái. Đường
5
5kính trung bình của động mạch chậu gốc phải là 0,89cm và trái là 0,83cm
[6],[10],[12],[13].
- Động mạch chậu trong:
Động mạch chậu trong chia ra các nhánh cung cấp máu cho các tạng ở
khung chậu và góp phần tạo nên tuần hoàn bàng hệ trong những trường hợp bị
bệnh lý [6],[10],[12],[13].
- Động mạch chậu ngoài:
Tiếp theo động mạch chậu gốc, chạy xuyên qua tiểu khung theo hướng
từ sau ra trước đến phía sau điểm giữa dây chằng bẹn thì đổi tên thành động
mạch đùi chung.
Ở đoạn cuối nó cho hai nhánh bên nhỏ là động mạch thượng vị dưới và động
mạch mũ đùi sâu. Các nhánh này tiếp nối với các nhánh của động mạch đùi.
Đường kính chung bình của động mạch chậu ngoài là 0,8cm
[6],[10],[12],[13].
1.1.2 Vùng đùi:
- Động mạch đùi chung:
Chạy tiếp theo động mạch chậu ngoài ở phía sau điểm giữa dây chằng
bẹn, đến khoảng 4cm dưới dây chằng bẹn thì chia thành hai động mạch đùi
nông và đùi sâu.
Động mạch đi theo một cung thẳng cong vào phía trong của đầu dưới
xương đùi. Động mạch nằm giữa, thần kinh đùi nằm ngoài và tĩnh mạch đùi
nằm trong. Đường kính động mạch đùi chung khoảng 0,82cm
[6],[10],[12],[13].
- Động mạch đùi sâu:
Tách từ động mạch đùi chung phía dưới dây chằng bẹn khoảng 4cm, đi
tới bờ trên cơ khép dài rồi chạy sau cơ này, trước cơ khép ngắn và cơ khép
6
lớn. Động mạch cấp máu cho các cơ đùi bởi hai nhánh lớn là động mạch mũ
đùi trong và động mạch mũ đùi ngoài, và các nhánh xiên.
Ở ngang mức ống cơ khép, các nhánh tận của động mạch đùi sâu nối với các
nhánh của động mạch đùi nông tạo thành tuần hoàn bàng hệ, điều này rất
quan trọng trong tắc động mạch đùi ở trên ống cơ khép[6],[10],[12],[13].
- Động mạch đùi nông:
Chạy tiếp theo động mạch đùi chung ở dưới dây chằng bẹn khoảng
4cm, động mạch chạy theo trục của động mạch đùi chung tới lỗ gân cơ khép
thì đổi tên thành động mạch khoeo. Đường định hướng là đường kẻ nối điểm
giữa dây chằng bẹn với bờ sau lồi cầu trong xương đùi.
Chỗ nối đùi khoeo có thể bị ép bởi vòng gân cơ khép tạo điều kiện
thuận lợi cho các mảng xơ vữa hình thành. Đường kính động mạch đùi nông
đoạn gần là 0,6cm, đoạn xa là 0,54cm [6],[10],[12],[13].
- Động mạch khoeo:
Chạy tiếp theo động mạch đùi nông, bắt đầu từ lỗ gân cơ khép tới bờ
dưới cơ khoeo thì chia làm hai nhánh tận là động mạch chày trước và thân
chày mác.
Ở khoeo động mạch nằm sâu nhất và trong nhất rồi tới tĩnh mạch
khoeo, thần kinh chày nằm nông nhất và ngoài nhất. Lúc đầu động mạch nằm
ở sâu theo trục lớn của hõm khoeo, chạy chéo dần xuống dưới và ra ngoài ở
đoạn 1/3 trên, và chạy thẳng xuống dưới ở đoạn 2/3 dưới.
Ở vùng gối nó cho một số nhánh nhỏ, các nhánh này nối với nhau và
nối với các nhánh của động mạch chày trước và chày sau tạo thành vòng nối
quanh khớp gối và xương bánh chè [6],[10],[12],[13].
7
1.1.3 Vùng dưới khoeo:
Động mạch khoeo
Động mạch mác
Động mạch chày trước
Động mạch chày sau
Hình 1.3: Giải phẫu điện quang mức cẳng chân
- Động mạch chày trước:
Là một trong hai nhánh tận của động mạch khoeo, bắt đầu từ bờ dưới
cơ khoeo, động mạch đi qua bờ trên màng gian cốt ra khu cẳng chân trước và
tiếp tục đi xuống dưới giữa các cơ vùng cẳng chân trước theo một đường định
hướng nối hõm chỏm xương mác tới điểm giữa mặt trước. Sau khi chui qua
mạc hãm các gân duỗi, động mạch đổi tên thành động mạch mu chân.
Nhánh tận thứ hai của động mạch khoeo được gọi là thân chày mác
[6],[10],[12],[13].
- Động mạch chày sau:
Là nhánh tận lớn nhất tách ra từ thân chày mác, động mạch chạy xuống
dưới và vào trong đi xuống qua khu cẳng chân sau theo trục của động mạch
8
khoeo. Đến rãnh gân cơ gấp ngón cái dài thì tận cùng bằng cách chia làm hai
nhánh tận là động mạch gan chân trong và ngoài.
Động mạch chày sau nối với động mạch chày trước và động mạch mác
tạo thành vòng nối quanh mắt cá trong và ngoài. Ngoài ra các nhánh tận của
động mạch chày sau còn nối với các nhánh tận của động mạch mu chân tạo
thành cung động mạch vùng mu chân [6],[10],[12],[13].
- Động mạch mác:
Tách ra từ thân chày mác ở 2-3cm dưới cơ khoeo, động mạch chạy
xuống dưới và ra khu cẳng chân ngoài song song với động mạch chày sau.
Tới khớp chày mác ở cổ chân động mạch tận hết bằng cách cho các nhánh tận
tới cổ chân và gót [6],[10],[12],[13].
1.2
Triệu chứng lâm sàng và các nguyên nhân gây hẹp, tắc động mạch
chi dưới:
1.2.1 Triệu chứng lâm sàng của hẹp tắc động mạch chi dưới:
1.2.1.1
Triệu chứng cơ năng:
Cơn đau cách hồi [3],[7],[16]: Đây là những cơn đau vùng hạ lưu vùng
tổn thương, có tính chất bó chặt chân lại như chuột rút khi bệnh nhân đi được
một quãng đường nhất định, làm bệnh nhân không thể đi tiếp được mà phải
dừng lại để nghỉ. Thời gian đầu đi được quãng đường dài hơn và nghỉ ít hơn,
về sau đi được quãng đường ngắn hơn và phải nghỉ dài hơn. Triệu chứng xuất
hiện tại hông, đùi là tổn thương tại động mạch chủ chậu, xuất hiện tại bắp
chân là tổn thương tại đùi hoặc khoeo.
Mỏi hai chân [7],[16]: Thường xảy ra ở giai đoạn đầu, và thường là dấu
hiệu báo hiệu của đau cách hồi.
Cảm giác lạnh chân [7],[16]: Thường chỉ có giá trị khi nó xuất hiện ở
một bên và da bên đó bị tái nhợt đi.
9
Giai đoạn nặng có thể thấy loét, hoại tử chân, thường lan từ phần ngọn
là các đầu ngón chân vào bàn chân [7],[16].
1.2.1.2
Triệu chứng thực thể:
Nhìn: Da chân bị nhợt nhạt ở một vùng hoặc ở bàn chân, rõ hơn khi
bệnh nhân đưa chân lên cao, giảm đi khi bệnh nhân hạ thõng xuống thấp.
Móng chân có thể bị khô, lông nơi đó bị rụng, có thể teo cơ. Đôi khi có thể có
những vết loét do rối loạn dinh dưỡng hay hoại tử đầu chi [7],[16].
Sờ: Thấy da chân lạnh. Phải sờ từ đầu ngón trở đi và sờ nhiều vùng.
Mạch không đập hoặc đập yếu hơn bên lành. Khi xem mạch phải kiểm tra tất
các các hệ thống mạch của chi và phải so sánh hai bên [7],[16].
Nghe: Có thể thấy tiếng thổi tại vị trí động mạch bị hẹp [7],[16].
1.2.1.3
Phân loại lâm sàng của Leriche và Fontaine:
Hiện nay, phân loại của Leriche và Fontaine vẫn còn nguyên giá trị trên
lâm sàng trong việc đánh giá mức độ hẹp, tắc của động mạch chi dưới. Các
tác giả chia thành các giai đoạn [3],[13]:
Giai đoạn 1: Không đau, mạch đập yếu hoặc không thấy đập
Giai đoạn 2: Đau khi vận động gắng sức
2a: Đau khi đi bộ trên 100m
2b: Đau khi đi bộ dưới 100m
Giai đoạn 3: Đau cả khi nghỉ ngơi
Giai đoạn 4: Đau liên tục kèm theo có loét, hoại tử
1.2.2 Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hẹp, tắc động mạch chi dưới:
Hẹp, tắc động mạch chi dưới có thể cấp tính do huyết khối hình thành
tại chỗ trên nền các bệnh lý động mạch mạn tính, cũng có thể do huyết khối từ
nới khác di chuyển tới trong các bệnh lý khác như tim mạch. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến ba nguyên nhân chính là
xơ vữa động mạch, đái tháo đường và viêm mạch huyết khối tắc nghẽn (hay