1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Hình 1.6: Cột đăng tiêu ngã ba Sông Hồng- sông Luộc thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 112 trang )


11



1.1.2 Vai trò của quản lý hạ tầng đường thủy nội địa

Quản lý Hạ tầng đường thủy nội địa là cơ sở để hoạt động giao thông

đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người,

phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc

gia.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thủy có vai trò quan trọng trong

việc: Nâng cao hiệu quả, năng lực chất lượng dịch vụ vận tải trong; giảm

thiểu thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu dùng; tăng năng

suất lao động... của ngành vận tải thủy nội địa.

Đóng góp của vận tải thuỷ nội địa cho nền kinh tế nước ta cũng rất to

lớn trong ngành giao thông vận tải. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng

năm 10%, khoảng 30% lượng hàng hoá luân chuyển nội địa đã khẳng định

vai trò không thể thiếu được của ngành trong công cuộc phát triển đất nước.

Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế vận tải thuỷ đã có những bước tiến

đáng kể trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Hiện nay đường thuỷ nội địa Việt Nam là cửa ngõ thông thương với

các nước trong khu vực. Đội tàu pha sông biển, tàu biển và các tuyến đường

thuỷ có thể thực hiện giao thông vận tải trực tiếp, vận tải quá cảnh với các

nước: tuyến sông Tiền, sông Hậu đi Campuchia, Lào, tuyến sông Hồng, sông

Bằng Giang đi Trung Quốc; tuyến sông Mã đi Lào; các tuyến từ thành phố

Hồ Chí Minh đi Cà Mau, Kiên Lương có thể đi Thái Lan. Hệ thống cảng

biển, cảng thuỷ nội địa phong phú có thể tiếp nhận phương tiện vận tải với

đủ loại hàng hoá đến Việt Nam và từ Việt Nam đến các nước trong khu vực,

với các chủng loại phương tiện vận tải khác nhau. Ngành đã giúp cho quá



12



trình giao lưu buôn bán với các nước được dễ dàng thuận tiện trong quá trình

chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức

năng của Nhà nước đã tạo ra một môi trường thuận lợi để huy động mọi

nguồn vốn từ sự đóng góp của các phương tiện tham gia vận tải đường thuỷ

của mọi thành phần kinh tế. Hơn bao giờ hết tại thời điểm hiện nay sự tham

gia của các thành phần kinh tế khác nhau sẽ đem lại sự đa dạng phong phú

trong kinh doanh vận tải, tạo ra sự cạnh tranh nội bộ ngành. Điều đó làm

tăng uy tín, chất lượng của ngành đường thuỷ góp phần đẩy mạnh quá trình

hiện đại hoá các phương tiện thuỷ bằng khoa học kỹ thuât, máy móc công

nghiệp có chất lượng cao. Đây là một việc làm cần thiết hợp quy luật vì lợi

ích của chính các đơn vị vận tải, của ngành đường thuỷ và hơn nữa là vì lợi

ích của toàn xã hội. Tạo đà đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH của ngành

trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Đường thuỷ nội địa đã nối liền thành thị với nông thôn, giữa văn minh

và lạc hậu. Điều đó góp phần phát triển giao thông vùng sâu, vùng xa, đưa

ánh sáng văn hoá về với những nơi xa xôi mà các phương tiện khác không

tới được, chuyên chở một khối lượng lớn máy móc thiết bị nhăm đẩy nhanh

quá trình cơ khí hoá, điện khí hoá nông thôn, làm giảm bớt hố ngăn cách

giầu nghèo giữa các vùng trong quốc gia. Vai trò của đường thuỷ nội địa là

rất to lớn trong sự nghiệp CNH- HĐH nông thôn Việt Nam hiện nay.

Ngành đã tạo công ăn việc làm cho mọi đối tượng lao động, góp phần

tích cực phân bố lại dân cư, đưa người dân tới những vùng kinh tế mới.

Đường thuỷ nội địa có quy mô rộng lớn đã tạo việc làm ổn định cho cả lao

động giản đơn và phức tạp. Như vậy ngành đã góp phần ổn định xã hội, tạo

đà cho phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra đường thuỷ nội địa còn có vai trò



13



tác động tích cực đối với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy

phát triển công nghiệp khai thác, chế biến tạo ra nguồn lực cho các nhà máy

thuỷ điện, nhiệt điện…

Bên cạnh vai trò trong phát triển kinh tế thúc đẩy CNH – HĐH đất

nước, ngành đã tạo ra sự giao lưu văn hoá xã hội giữa Việt Nam với các

nước trong khu vực và thế giới, giữa các vùng trong nước với nhau góp phần

giữ vững an ninh quốc phòng.

Để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đất nước thì chúng ta phải

tận dụng tối đa mọi nguồn lực xã hội. Đường thuỷ nội địa là một ngành rất

có lợi thế mà chưa được đầu tư khai thác thích đáng. Đó là một sự hao phí

lớn. Phát triển ngành đường thuỷ nội địa trong những năm tới đây là đòi hỏi

hết sức bức xúc và khách quan. Thế mạnh của ngành được phát huy triệt để,

tận dụng tối đa những ưu việt mà ngành khác không thể có được đem lại cho

ngành một vị trí xứng đáng trong toàn ngành giao thông vận tải nói riêng và

với nền kinh tế quốc dân nói chung.

1.2 Công tác quản lý hạ tầng đường thủy nội địa

1.2.1. Khái niệm về quản lý hạ tầng đường thủy nội địa

Quá trình thay đổi theo chiều hướng tích cực về số lượng hoặc chất

lượng phục vụ kết cấu hạ tầng giao thông qua việc hoàn thiện về cơ cấu

mạng lưới, chính sách và thể chế trong công tác đầu tư, vận hành và khai

thác giao thông thủy nội địa. Trong quá trình quản lý hạ tầng đường thủy nội

địa, việc quản lý về chiều dài các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và phát

triển quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng bến, công trình phụ

trợ khác liên luôn đi đôi với nhau, tạo nên sự quản lý phát triển bền vững

trong lĩnh vực giao thông thủy nội địa.



14



1.2.2. Công tác quản lý hạ tầng đường thủy nội địa

Quản lý hạ tầng đường thủy nội địa có vai trò rất quan trọng nó là căn

cứ để trên cơ sở đó các Đơn vị trực thuộc thực hiện công tác điều hành, các

cơ quan lập chính sách đề ra các chủ trương các kế hoạch phát triển cũng

như là các giải pháp thực hiện. Quản lý hạ tầng đường thủy nội địa có tính

thường xuyên để có tính hiệu quả và bền vững. Vì vậy nó cũng cần có sự

phối hợp của nhiều bộ ngành và các cơ quản chức năng khác nhằm đạt hiệu

quả cao, như: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Bộ Tài nguyên thiên

nhiên và Môi trường....

Quản lý hệ thống luồng tuyến: Luồng tuyến trước hết gắn với sự phát

triển kinh tế xã hội lãnh thổ xem là tuyến nào cần phát triển trước chủ yếu

dựa trên định hướng phát triển kinh tế lãnh thổ (tỉnh, vùng). Và trên cơ sở

thực tế tuyến vận tải hiện có ta mới xem xét việc nào là cần thiết phải làm

trước đồng thời căn cứ vào lượng vốn và điều kiện kỹ thuật ta sẽ xây dựng

có tính hệ thống, thực tế và khả thi.

Quản lý hệ thống cảng bến: cũng căn cứ vào điều kiện thực tế và định

hướng phát triển lãnh thổ ta có thể quy hoạch cảng, bến thành cảng trung

ương quản lý, cảng địa phương quản lý hoặc là cảng tổng hợp, cảng chuyên

dùng, cảng khách đồng thời chúng ta cũng phải quy hoạch các bến trong

cảng sao cho hợp lý. Hiện nay các cảng của chúng ta thường nằm ở các

thành phố lớn có các khu công nghiệp đó là điều tất yếu nhưng tương lai

chúng ta cũng cần chú ý phát triển các cảng ở các khu nguyên liệu…

Quản lý hệ thống báo hiệu: đó là việc phát triển hệ thống đèn điện, cọc

tiêu, biển báo, tín hiệu vô tuyến…nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu trên sông,

kênh, bến cảng…

Nói chung, Quản lý hệ thống cảng bến, thông tin tín hiệu đều phải dựa

trên quản lý luồng tuyến. Luồng tuyến có tốt, có đảm bảo các yêu cầu kỹ



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×