1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Phương pháp xác định độ chống thấm của BTĐL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 96 trang )


-50-



- Độ chống thấm của bê tông được xác định bằng cấp áp lực nước tối đa

mà ở đó 4 trong 6 viên mẫu chưa bị nước thấm qua. Như vậy, mác chống

thấm của bê tông chính là hiệu số giữa cấp áp lực mà ở đó có 4 viên mẫu đã

bị nước thấm qua trừ đi 2;

- Trong tiêu chuẩn TCVN 3116 - 1993 cũng quy định mác chống thấm

của bê tông là : B2, B4, B6, B8, B10, B12.

Tiêu chuẩn TCVN 3116 – 1993 đã được Viện KHCN XD biên soạn lại

thành TCVN 3116 – 2007. Về cơ bản, nội dung vẫn như tiêu chuẩn cũ chỉ có

mác chống thấm ký hiệu là CT hoặc W chứ không dùng B nữa. Mác chống

thấm của bê tông từ W2 đến W20. Áp lực nước không dùng đơn vị daN/cm2

mà dùng MPa.

Ở Việt nam, trong tiêu chuẩn Ngành Thủy lợi 14TCN 65 – 88 cũng đã

quy định phương pháp thí nghiệm hệ số thấm của bê tông. Về cơ bản là theo

tiêu chuẩn GOST 19426 – 74 của Liên Xô cũ ngoài ra có bổ xung thêm một

số điểm theo sổ tay bê tông và vữa của liên xô cũ.

Có một số điểm đáng lưu ý như sau :

- Dùng mẫu đúc hoặc nõn khoan hình trụ có đường kính 15 cm và chiều

cao bằng 5,10 hoặc 15 cmm ứng với Dmax của cốt liệu lần lượt bằng 10, 20

hoặc 40 mm. Mẫu được thí nghiệm trong trạng thái độ ẩm cân bằng với môi

trường không khí ẩm hoặc trong trạng thái bão hòa nước ;

- Sau khi mẫu được lắp trên máy thí nghiệm, tăng áp lực nước lên mặt

mẫu là 1daN/cm2, sau đó cứ 1 giờ lại tăng lên 1 daN/cm2, cứ như thế cho đến

khi xuất hiện nước thấm qua mẫu. Từ đó không tăng áp lực nữa mà chỉ hứng

nước thấm qua mẫu bằng ống lường có chia vạch để xác định khối lượng

nước thấm qua từng mẫu. Trong trường hợp thiết kế quy định áp lực thử, thì

việc tăng áp lực nước tới trị số đó phải qua không ít hơn 5 bậc và mỗi bậc



-51-



không quá 0,2 áp lực quy định. Đến áp lực quy định thì dừng tăng áp lực, chỉ

hứng nước thấm qua từng viên mẫu như đã nêu ở trên ;

- Đối với mẫu độ ẩm cân bằng, cứ 30 phút đo nước một lần, lần đo đầu

tiên không sớm hơn 1 giờ sau khi bắt đầu thấm ;

- Đối với mẫu bão hòa nước, đo nước sau khi đã xác định là dòng thấm

ổn định, không sớm hơn 4 ngày đêm sau khi bắt đầu thử ;

- Đối với từng viên mẫu phải xác định 5 số đo, rồi tính giá trị Q trung

bình và Kt được tính theo công thức sau đây :

Kt =η



Q.δ

, cm/s ;

S.τ.∆ p



Trong đó :

Kt – hệ số thấm , cm/s ;

Q – lượng nước thấm qua mẫu, cm3 ;

δ - chiều dầy mẫu, cm ;

η - hệ số độ nhớt của nước phụ thuộc vào nhiệt độ ;



S – diện tích mặt mẫu chịu áp lực nước, cm2 ;

τ − thời gian thí nghiệm mẫu, s ;

∆ p = P1 – P2 là hiệu số áp lực nước giữa hai mặt mẫu, biểu thị



bằng cm cột nước ; trong trường hợp này P2 = 0 ;

Giá trị Kt của nhóm 06 viên mẫu được tính như sau :

Kt =



K t −1 + K t −2 + K t −3 + K t −4 + K t −5 + K t −6

,cm/s ;

6



Tuy đã đưa vào tiêu chuẩn Ngành nhưng Ngành Thủy lợi rất ít sử dụng

vì các nhà thiết kế Thủy lợi thường dùng chỉ tiêu mác chống thấm của bê tông

B, W và CT.



-52-



2.3. Một số cấp phối bê tông đầm lăn sử dụng cho các công trình thủy lợi

ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu dựa trên cấp phối BTĐL của một số công trình đã thi

công ở nước ta. Bảng 2.15 thống kê cấp phối BTĐL sử dụng tro bay. Bảng

2.16 thống kê cấp phối BTĐL sử sụng Puzơlan thiên nhiên

Bảng 2.15: Thành phần cấp phối sử dụng tro bay

Thành phần cấp phối (kg)

TT Tên công trình

XM

(kg)



Tro bay

(kg)



Nước

(lít)



PGH

(lít)



Cát

(kg)



Đá

(kg)



1



Tân Mỹ



115



105



115



0.9 (TM25)

0.5 (P96)



692



1313



2



Nước Trong



105



135



156



0.8 (TM25)

1,0 (P96)



750



1154



3



Bản Vẽ



60



140



135



813



1385



Bảng 2.16: Thành phần cấp phối sử dụng Puzơlan

Thành phần cấp phối (kg)

TT



Tên công trình



1



XM

(kg)



Puzơlan

(kg)



Nước

(lít)



PGH

(lít)



Cát

(kg)



Đá

(kg)



Tân Mỹ



80



118



115



1.6 (TM25)



687



1402



2



Nước Trong



85



110 +

120 bột đá



115



1.6 (TM25)



695



1400



3



Bản Vẽ



80



120



140



1.5 (TM25)



826



1408



-53-



3. CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU SO SÁNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT

CƠ LÝ CỦA BTĐL SỬ DỤNG PHỤ GIA KHOÁNG HOẠT TÍNH

TRO BAY NHIỆT ĐIỆN VÀ PUZƠLAN THIÊN NHIÊN

Đặc điểm của BTĐL là sử dụng lượng xi măng ít, lượng nước nhào

trộn thấp, trong bê tông không đủ lượng hồ xi măng để lấp đầy khoảng rỗng

giữa các hạt cốt liệu và bôi trơn bề mặt các hạt cốt liệu, dẫn đến hỗn hợp bê

tông rời rạc và kém dẻo. Để giải quyết vấn đề này, việc sử dụng các loại PGK

(Tro bay hoặc Puzơlan thiên nhiên nghiền mịn) cho BTĐL là rất cần thiết,

nhằm tăng thể tích hồ, bổ sung lượng hạt mịn (vi cốt liệu) còn thiếu để lấp

đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu và tạo cho hỗn hợp BTĐL có tính dẻo tốt, có

khả năng chịu đầm.

Ngoài ra, PGK hoạt tính còn có tác dụng về mặt hóa học là tham gia

các phản ứng hóa học với Ca(OH)2 sinh ra trong quá trình thủy hóa xi măng,

tạo ra các khoáng mới có cường độ, nâng cao độ đặc chắc, cường độ nén, khả

năng chống thấm và các tính chất khác của bê tông. Do đó, PGK hoạt tính còn

có tác dụng làm giảm đáng kể hàm lượng xi măng sử dụng mà BTĐL vẫn

đảm bảo được cường độ nén theo yêu cầu thiết kế.

Kinh nghiệm của các nước đã sử dụng nhiều cho thấy, hỗn hợp BTĐL

có hàm lượng chất kết dính thấp cần được bổ sung nhiều hơn thành phần PGK

nghiền mịn để tăng hàm lượng bột mịn và lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt

liệu.

Như vậy, vai trò của PGK trong BTĐL là rất quan trọng, là thành phần

không thể thiếu khi chế tạo BTĐL, được sử dụng để giải quyết các vấn đề

sau:

- Thay thế một phần xi măng để giảm lượng nhiệt thủy hóa và ứng suất

nhiệt trong BTĐL sử dụng cho các kết cấu bê tông khối lớn.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×