1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Tin học văn phòng >

Nút Start và menu Start.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 224 trang )


Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



* Các thành phần trong menu Start:

- Programs: hiển thị danh sách tên và nhóm các

chương trình ứng dụng mà bạn có thể khởi động.

- Documents: hiển thị danh sách các tập tin mà bạn

đã mở trong thời gian gần đây nhất.

- Settings: chứa danh sách các thành phần, các thiết

bị mà bạn có thể thay đổi các thông số thiết định.

- Search: cho phép tìm các thư mục, tập tin và kể cả

các máy tính khác trong mạng nếu bạn đang là thành

viên của mạng đó. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm các dữ

liệu cụ thể trong các file.

-



- Help and Support: lệnh cho phép hiển thị chương

trình giúp đỡ của Windows.



-



- Run… : chạy một chương trình hay khởi động một

ứng dụng.



-



- Turn off…: khởi động lại Windows hoặc tắt máy.



Hình 2.4. Menu Start



Lưu ý:

- Các mục có dấu mũi tên

phía sau có nghĩa là còn có thêm một menu con nữa.

Nếu ta di chuyển chuột đến các mục này menu con của nó sẽ tự hiện ra.

- Dấu … (ba dấu chấm) phía sau lệnh có nghĩa là khi chọn lệnh này sẽ xuất hiện một

hộp thoại.

- Các mục không có dấu

mở nếu chọn nó.



hoặc dấu … thì tương ứng với một chương trình sẽ được



Desktop

Đây là màn hình nền của Windows, bao gồm tất cả những gì bạn thấy trên màn hình

trừ Taskbar (hoặc thanh Microsoft Office Shortcut Bar nếu có).

Desktop có công dụng như bàn làm việc của bạn. Bạn có thể thiết kế và trang trí cho

nó theo ý muốn của mình.

Cửa sổ và các thành phần của nó:

Các chương trình hoặc các ứng dụng khi được chạy trên Windows sẽ xuất hiện dưới

dạng một cửa sổ (window), tên chương trình sẽ được hiện trên thanh tiêu đề của cửa sổ.

Cửa sổ là một vùng màn hình, dạng chữ nhật. Với cửa sổ ta các thể dể dàng đóng,

mở, di chuyển hoặc thay đổi kích thước của nó. Ở một thời điểm, ta có thể mở nhiều cửa

sổ một lúc (mở nhiều chương trình ứng dụng), nhưng trong các cửa sổ được mở, chỉ có

một cửa sổ hiện hành (cửa sổ nằm trên cùng), các cửa sổ còn lại sẽ bị che khuất.

Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 16



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Hình 2.5. Cửa sổ trong Windows



* Chức năng của các thành phần trên một cửa sổ:

Control menu



(tùy theo ứng dụng nó sẽ có hình biểu tượng của ứng dụng): trình



đơn điều khiển, nó chứa các lệnh điều khiển cửa sổ như các nút ở trên.

Title bar: thanh tiêu đề hiển thị tiêu đề của cửa sổ. Bạn có thể di chuyển cửa sổ một

cách dễ dàng bằng cách nắm kéo thanh tiêu đề này.

Minimize button



: thu nhỏ cửa sổ, khi nhấn vào nút này cửa sổ sẽ được thu nhỏ

lại dưới dạng hộp biểu tượng trên thanh Taskbar.

Maximize button

rộng ra hết màn hình.

Restore button



: phóng to cửa sổ, khi nhấn vào nút này cửa sổ sẽ được mở

: phục hồi lại kích thước của cửa sổ theo ý thích của người sử



dụng.

Close button



: Đóng cửa sổ, bạn có thể dùng nó để thoát khỏi ứng dụng.



Window border : Đường biên của cửa sổ, nếu bạn đưa trỏ chuột đến các biên này

bạn sẽ thấy trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều (



,

đổi kích thước của cửa sổ theo chiều của các mũi tên.



Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



,



, hoặc



) và bạn có thể thay



Trang 17



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Horizontal scroll bar và Vertical scroll bar: Thanh trượt ngang và thanh trượt dọc.

Chúng được dùng trong trường hợp dữ liệu vượt quá kích thước của cửa sổ.

Dialog box.

Khi làm việc với Windows, chúng ta thường xuyên gặp một dạng cửa sổ đặc thù

được gọi là hộp hội thoại (dialog box), hay còn gọi là hộp thoại. Hộp thoại có chức năng

cung cấp thông tin, yêu cầu thông tin hoặc đòi hỏi người sử dụng xác nhận các lựa chọn.

Hộp thoại có 3 dạng chính như sau:

Dạng 1.

- Là một cửa sổ được tổ chức theo nhiều trang (có thể chỉ có 1 trang) hay còn gọi là

thẻ (Tab page); mỗi thẻ có nội dung khác nhau.

- Ở một thời điểm, chỉ có một thẻ hiện hành tức là thẻ đang được chọn (thẻ nằm trên

cùng). Nếu ta chọn thẻ khác, lập tức nội dung của thẻ mới được chọn sẽ xuất hiện.

Ví dụ: Trong hộp thoại AutoCorrect (hình 2.6) có bốn thẻ: AutoCorrect, AutoFormat

As You Type, AutoText, AutoFormat. Trong đó, thẻ hiện hành là thẻ AutoCorrect.

- Trên một thẻ thường có các thành phần sau:

Button: thường có dạng nút nhấn hình chữ nhật, các từ ở giữa chính là tên nút, nó

mô tả công việc sẽ thi hành nếu nút được nhấn vào.

Check box: có dạng ô vuông nhỏ, đi theo sau là một đoạn văn bản mô tả công việc

sẽ được thi hành nếu được đánh dấu (check).

Radio button: có dạng ô tròn nhỏ. Giống check box, Radio button cũng có một

đoạn văn bản mô tả công việc thực hiện nếu được chọn, nhưng chúng thường đi theo từng

nhóm (từ hai nút trở lên). Ta chỉ có thể chọn duy nhất một “thành viên” trong mỗi nhóm.

List box: loại này có nhiều dạng, nhưng chúng có đặc điểm chung là các mục chọn

của chúng được hiển thị dưới dạng danh sách. Muốn chọn mục nào ta di chuyển thanh

sáng đến mục đó.

Text box: có dạng ô chữ nhật, đây là nơi người dùng có thể nhập vào một dòng văn

bản hoặc một dòng lệnh.

- Trong hộp thoại dạng này, luôn luôn có nút OK và nút Cancel phía dưới. Nhấn nút

OK (hoặc phím Enter) nếu đồng ý với những mục đã chọn; nhấn nút Cancel (hoặc phím

ESC) nếu muốn hủy bỏ những mục vừa chọn (như lúc chưa được chọn).

- Ta có thể dùng chuột hay phím Spacebar để đánh dấu/bỏ đánh dấu hay chọn/bỏ chọn.



Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 18



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Hình 2.6. Hộp thoại dạng 1



Dạng 2:

- Đây là dạng thông báo, hoặc cảnh báo cho người sử dụng về công việc đang thực

hiện và yêu cầu xác nhận của người dùng qua các nút lệnh.



Hình 2.7. Hộp thoại dạng 2 ( thông báo).



- Dạng này thường có các nút lệnh: nút OK, nút Cancel, nút Yes, nút No, …

+ Nút OK và nút Cancel thường xuất hiện trong dạng thông báo.

+ Nút Yes và nút No luôn đi chung với nhau, thường xuất hiện dưới dạng cảnh báo

qua câu hỏi.

Dạng 3:

- Đây hộp thoại được sử dụng để truy xuất đến một hoặc nhiều đối tượng (thường là

các tập tin).



Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 19



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Hình 2.8. Hộp thoại dạng 3



- Các thành phần chính trong dạng hộp thoại này:

Look in: chứa danh sách các ổ đĩa và cây thư mục hiện hành. Ta có thể chọn ổ đĩa

từ đây.

Bảng Contents: chứa nội dung của thư mục hiện hành (thư mục được hiển thị trong

Look in). Đối với bảng này nếu ta double click hoặc nhấn phím Enter vào một thư mục, có

nghĩa là chọn thư mục này làm thư mục hiện hành; nếu double click hoặc nhấn phím Enter

vào tập tin có nghĩa là sẽ truy xuất đến nó - mở (open), chạy (run), hoặc lưu (save),…

File name: ta có thể truy xuất nhanh đến đối tượng bằng cách gõ đường dẫn và tên

đối tượng vào text box này.

File of type: chỉ định loại tập tin được hiển thị ở bảng Contents.

1.3.2. Cách tổ chức các thành phần trong Windows

Các thành phần trong Windows được tổ chức

theo dạng cây phân cấp, có cấu trúc chặt chẽ.

Ví dụ: Xem hình bên, ta sẽ thấy thư mục

Windows được lưu trong thư mục gốc của ổ đĩa C:,

các ổ đĩa được quản lý bởi My Computer. Tất cả đều

được tổ chức theo dạng cây phân cấp.

Những đối tượng có dấu cộng (+) phía trước có

nghĩa là bên trong nó còn các thành phần con, và các

thành phần con này cũng được tổ chức theo dạng cây

phân cấp.

Ngoài ra bạn nên xem lại Taskbar và Start menu

để hiểu rõ hơn về cách quản lý của Windows.

Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Hình 2.9. Cấu trúc cây phân cấp

Trang 20



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



1.4. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT MỘT CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG

1.4.1. Khởi động một ứng dụng trên Windows

Có 3 cách chính sau:

Cách 1: Nếu biết rõ đường dẫn và tên tập tin chương trình của ứng dụng cần mở,

thực hiện như sau:

Click nút Start, chọn lệnh Run.

Gõ vào đường dẫn và tên chương trình cần chạy và nhấn Enter, hoặc nhấn vào nút

Browse để tìm đến tập tin chương trình cần chạy.

Cách 2: Khởi động từ menu Programs

Click nút Start, chuyển chuột đến menu Programs.

Chuyển chuột đến tên của ứng dụng cần mở và Click chuột vào đó (nếu không

thấy trong menu Programs bạn hãy tiếp tục tìm trong các menu con).

Ví dụ:

– Khởi động trình soạn thảo văn bản Word: Start\Programs\Microsoft Word.

Ngoài ra nếu trên máy có thanh Microsoft Office Shortcut Bar, ta có thể khởi

động từ thanh này bằng cách Click chuột vào biểu tượng



trên thanh này.



– Khởi động chương trình vẽ Paint: Start/Program/Accessories chọn Paint.

– Khởi động trình soạn thảo Notepad: Start/Program/Accessories/ Notepad.

Cách 3: Khởi động từ Desktop, có 2 cách:

Bước 1: Double click vào đối tượng cần mở.

Bước 2: Click chuột phải lên đối tượng, chọn lệnh Open (có thể sử dụng cách này ở

các vị trí khác trong Windows).

1.4.2. Đóng cửa sổ hay thoát khỏi ứng dụng: Có 4 cách chính

Nhấn Alt+F4 (đóng cửa sổ hiện hành).

Nhấn vào nút Close (



) của cửa sổ.



Click chuột phải vào biểu tượng của ứng dụng trên Taskbar, chọn Close.

Double click vào Control button.

1.5. MÀN HÌNH NỀN DESKTOP

1.5.1. Các biểu tượng chuẩn/không chuẩn trên Desktop

a. Các biểu tượng chuẩn:

o My Computer.

Là một thành phần mặc định, luôn luôn có mặt trên nền Desktop. Tất

cả các công việc xử lý và thiết đặt trên máy tính của bạn đều được hiển

thị trong cửa sổ của My Computer (như: các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ

Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 21



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



CD, Control Panel, Printer, thư mục, tập tin…).

o Recycle Bin.

Nằm trên Desktop và còn được gọi là sọt rác, đây là nơi tạm quản

lý các đối tượng bị xóa (thường là các thư mục và tập tin). Trong

Windows, khi ta xoá một đối tượng, nó sẽ được chuyển đến Recycle Bin

(có một số trường hợp ngoại lệ). Do đó, chúng ta có thể dễ dàng phục hồi

lại các đối tượng đã bị xóa từ Recycle Bin.

o My Network Places.

Giống như My Computer và Recycle Bin, Network Neighborhood

cũng là một thành phần trên Desktop. Nếu bạn là một thành viên trong một

mạng, các tài nguyên, thông tin được chia sẻ trên mạng sẽ được hiển thị

trong My Network Places.

o My Documents.

Là một folder đặc biệt mà Windows đã tự động “tạo dùm” cho người

sử dụng. Ta có thể tổ chức và lưu trữ các tập tin của mình vào My

Documents. Tuy nhiên, ta vẫn có thể tạo cho mình một hoặc nhiều folder

khác mà không nhất thiết phải sử dụng My Documents.

b. Các biểu tượng không chuẩn

o Folder (Ngăn xếp)

Là một đối tượng được tạo ra để chứa các ngăn xếp con hoặc các

tập tin. (xem chương 3)

o Shortcut (lối tắt)

- Để giúp chúng ta có thể mở nhanh đến một trình ứng dụng, hoặc một Folder hay

một đối tượng bất kỳ trên Windows, Microsoft đã đưa ra đối tượng shortcut. Nội dung của

shortcut chính là đường dẫn chỉ đến đối tượng cần truy xuất nhanh đó. Khi ta mở shortcut

chính là ta đang truy xuất đến đối tượng được chỉ định trong nó.

- Shortcut hoàn toàn khác với một trình ứng dụng, shortcut chỉ là một liên kết chứa

đường dẫn đến một đối tượng nào đó (có thể là một tập tin, folder, drive, ...); do đó, nếu

bạn xóa shortcut đi, bạn vẫn có thể tạo lại một cách dễ dàng mà không ảnh hướng gì đến

"đối tượng gốc".

- Biểu tượng của một Shortcut thường có hình



nằm góc dưới bên trái.



- Shortcut có thể được đặt trên desktop, trên menu Start, trên một folder bất kỳ.

Ví dụ: Biểu tượng của trình ứng dụng Microsoft Word và Shortcut của nó:



Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 22



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



o File (tập tin).

Là các đối tượng chứa thông tin . Có nhiều loại tập tin và mỗi loại có một dạng biểu

tượng khác nhau.

Ví dụ:



,



,



,



1.5.2. Các kiểu Desktop

Desktop có hai kiểu hiển thị: dạng thông thường (normal) và dạng trang web (web

page).

Dạng thông thường là dạng mặc nhiên, khi cài đặt hoàn tất Windows Desktop được

hiển thị ở dạng này. Ở dạng thông thường, muốn mở cửa sổ của các biểu tượng chuẩn hoặc

các đối tượng được đại diện bởi shortcut ta phải nhấp đúp chuột (double click) vào biểu

tượng hay shortcut đó.

Ở dạng Web, tên của các biểu tượng, shortcut được gạch dưới. Ta rê trỏ chuột đến

đối tượng nào, trỏ chuột sẽ đổi thành hình bàn tay, đối tượng được chọn sẽ sáng lên. Chỉ

cần nhấp chuột (click) để kích hoạt đối tượng, thay vì double click.

o Thiết lập Desktop dạng web

Bước 1: Chọn Start / Settings / Control Panel/Folder Options.

Bước 2: Trong hộp thoại Folder Options chọn thẻ General, chọn Single-click to

Open an item(point to select).

Bước 3: Click OK.

o



Chuyển Desktop về dạng thông thường (normal)



Thực hiện tương tự trên nhưng chọn Double-click to open an item (single- click to

select).

1.5.3. Tạo, xóa và đổi tên folder/shortcut trên Desktop.

a. Tạo folder.

Bước 1: Click phải vào một điểm trống trên Desktop, chọn New\Folder từ menu tắt.

Bước 2: Nhập tên mới cho folder vừa tạo, nhấn Enter.

b. Tạo shortcut.

Click chuột phải vào vùng trống trên Desktop, chọn New.

Trong menu New chọn Shortcut, ta được hộp thoại Create Shortcut.

Nhấn vào nút Browse để xác định thư mục chứa đối tượng cần tạo shortcut, nhắp

đúp vào đối tượng cần tạo để quay về hộp thoại Create Shortcut.

Nhấn nút Next. Gõ vào tên của shortcut (mặc nhiên sẽ lấy tên của đối tượng) và nhấn

phím Enter.

c. Đổi tên folder/shortcut.

Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 23



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Click phải vào folder/shortcut cần đổi tên

Chọn lệnh Rename từ menu tắt

Nhập tên mới vào và nhấn Enter.

d. Xóa folder/shortcut.

Trong Windows khi xóa một đối tượng thì mặc nhiên sẽ đồng nghĩa với di chuyển

đối tượng đó vào sọt rác (Recycle Bin).

Bước 1:

- Cách 1: Chọn đối tượng cần xóa và nhấn phím Delete

- Cách 2: Nhấn chuột phải lên đối tượng cần xóa và chọn Delete.

- Cách 3: Nắm kéo đối tượng cần xóa đến Recycle Bin.

Bước 2: Windows sẽ hiển thị một hộp thoại (tương tự hình 2.10) yêu cầu bạn xác

nhận lại trước khi xóa. Chọn nút Yes nếu đồng ý; chọn nút No nếu muốn hủy bỏ lệnh xóa.



Hình 2.10. Hộp thoại yêu cầu xác nhận xóa một đối tượng.



1.5.4. Thay đổi ảnh nền cho Desktop.

Bước 1: Click chuột phải lên vùng trống của Desktop,chọn Properties bạn sẽ được

hộp thoại Display Properties.

Bước 2: Chọn thẻ Desktop để có được hộp thoại tương tự hình 2.11.

Bước 3: Thực hiện 1 trong 3 thao tác sau:

- Chọn tên tập tin hình ảnh hoặc tập tin HTML cần hiển thị trong danh sách Select an

HTML Document or a picture.

- Nếu muốn bỏ ảnh nền trên Desktop hãy chọn None.

- Nếu muốn chọn một tập tin ảnh khác tren đĩa làm ảnh nền thì click nút Browse….

Sau đó xác định đường dẫn đến tập tin muốn dùng làm ảnh nền.



Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 24



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



Hình 2.11. Chọn màn hình nền cho desktop



Bước 4: Nhấn nút OK hoặc Apply để chấp nhận các tùy chọn và đóng hộp thoại

hoặc Cancel để hủy bỏ việc thay đổi ảnh nền.

1.6. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN CỬA SỔ

1.6.1. Mở/đóng cửa sổ.

Thao tác mở/đóng cửa sổ cũng chính là thao tác khởi động / thoát khỏi một ứng dụng

làm việc ở dạng cửa sổ.

1.6.2. Phóng to, thu nhỏ và phục hồi cửa sổ

+ Cách 1: Click nút phóng lớn, thu nhỏ hay phục hồi ở góc trên phải cửa sổ.

+ Cách 2: Click vào hộp điều khiển (Control box) ở góc trên trái cửa sổ và chọn

Maximize (phóng lớn), Minimize (thu nhỏ) hay Restore (phục hồi).

+Cách 3: Right click biểu tượng của chương trình trên Taskbar và chọn Maximize

(phóng lớn), Minimize (thu nhỏ) hay Restore (phục hồi).

1.6.3. Thay đổi kích thước (Resize) - Di chuyển cửa sổ (Move)



Nếu cửa sổ đang ở trạng thái phóng to hoặc thu nhỏ thì phải phục hồi lại mới có thể

thay đổi kích thước hoặc di chuyển.

+ Thay đổi kích thước: Đưa trỏ chuột đến các cạnh hoặc các góc của cửa sổ cho đến

khi trỏ chuột biến thành mũi tên hai đầu. Rê chuột để thay đổi kích thước.

Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 25



Tài liệu Tin học đại cương



Bộ môn Tin học



+ Di chuyển: Click và rê chuột tại thanh tiêu đề để di chuyển.

1.6.4. Chuyển đổi cửa sổ làm việc

Windows cho phép mở nhiều chương trình cùng lúc nhưng tại một thời điểm chỉ có

thể làm việc với một chương trình (cửa sổ). Thông thường thanh tiêu đề (Title bar) của cửa

sổ đang làm việc có màu đậm hơn các cửa sổ khác. Thực hiện một trong các cách sau để

chuyển sang một cửa sổ khác:

Bước 1: Click vào biểu tượng cửa sổ trên Taskbar.

Bước 2: Click bất cứ điểm nào của cửa sổ muốn chọn nếu thấy.

Bước 3: Dùng tổ hợp phím Alt+Tab để chọn cửa sổ.

1.7. THAO TÁC VỚI TASKBAR

1.7.1. Di chuyển và thay đổi kích thước

Ngoài vị trí mặc định (cạnh dưới màn hình), bạn có thể di chuyển Taskbar đến các

cạnh còn lại bằng cách chuyển chuột đến vùng trống trên Taskbar và nắm kéo đến vị trí

mong muốn.

Ngoài ra bạn có thể chỉnh lại kích thước của Taskbar bằng cách dưa trỏ chuột ra biên

của Taskbar, khi đó chuột sẽ có hình mũi tên hai đầu (

hoặc thu nhỏ Taskbar như ý muốn.



hoặc



) và bạn có thể kéo rộng



1.7.2. Điều chỉnh Taskbar

Click chuột phải lên vùng trống của Taskbar (lưu ý không click trên các nút nằm

trên thanh), chọn mục Properties để mở hộp thoại Taskbar Properties.



Hình 2.12 Hộp thoại Taskbar Properties

Phần 2: Hệ điều hành Microsoft Winows XP



Trang 26



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

×