1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Gen phân bố như thế nào trên DNA?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 161 trang )










Quá trình phiên mã phức tạp hơn nhiều. Ở

đầu 5' của mRNA có gắn thêm một "chóp"

(tiếng Anh là cap có nghóa chóp hay chụp

đèn) là 7-methylguanosine, còn cuối mRNA

phía 3' có thêm "đuôi" polyadenine dài 100200 adenine (poly-A).

Đặc biệt là bản phiên mã đầu tiên (primary

transcript) còn gọi là tiền mRNA (premessager mRNA) chưa được sử dụng trực

tiếp mà phải qua quá trình chế biến.



a. Các gen gián đoạn.

• Từ năm 1977 người ta phát hiện nhiều

gen của Eucaryotae có tính gián đoạn.

Trên gen các đoạn mã hóa cho

protein được gọi là exon xen kẽ với các

đoạn không mã hóa được gọi là

intron. Bản phiên mã đầu tiên tức

tiền m-RNA chứa cả trình tự của các

exon và các intron.



• Tiếp theo các intron tức các đoạn không mã

hóa cho protein được cắt rời ra, còn các

exon mã hóa cho protein được nối liền lại

với nhau. Quá trình chế biến tiền mRNA

thành RNA trưởng thành (chỉ gồm các đoạn

exon), tức cắt intron, gắn exon lại với nhau

được gọi là Splicing. Các intron tuy không

mã hóa cho protein nhưng chúng có vai trò

quan trọng đối với chức năng của mRNA.



b. Diễn biến phiên mã

Chi tiết của quá trình phiên mã ở Eukaryotae được

mô tả trên hình 8.4. Tương ứng với sơ đồ có 3 giai

đoạn:

• a/. Gắn chóp: khi mạch mRNA đang được tạo ra

dài độ 20 - 30 nucleotide thì ở đầu 5’P enzyme nối

thêm vào chất 7-methyl-Guanylate. Chóp này gắn

vào đầu 5’P một cách đặc biệt là tạo liên kết 5’P5’P.

Bản phiên mã đầu tiên là tiền mRNA chứa đủ trình

tự nucleotide của gen, cả các đoạn intron (h.8.4a).



• b/. Thêm đuôi poly-A: một đoạn ngắn của mRNA

bò cắt và các Adenin đưọc nối vào thành đuôi

polyadenin.

• c/. Splicing: cắt rời các intron và nối các exon

lại với nhau. Quá trình được thực hiện nhờ các

phức hợp ribonucleoprotein (snRNP) của nhân tế

bào tạo cấu trúc không gian thuận tiện cho các

đầu exon gần nhau và xúc tác phản ứng cắt nối.



Sau splicing, mRNA mới trưởng thành

(mature mRNA) không còn các intron và

qua lỗ nhân vào tế bào chất để dòch mã.

Mặc dù đa phần mRNA của Eukaryotae

cần gắn chóp, đuôi và splicing, nhưng

không phải tất cả chúng đều được chế

biến như vậy.



III. CÁC RNA

1. Thành phần hóa học và cấu trúc phân tử

RNA

• Các RNA giống với DNA ở chỗ là polynucleotide gồm các

đơn phân nucleotide nối nhau thành mạch thẳng. Nhưng

có những khác biệt riêng :

– Đơn phân của RNA là các ribonucleotide với đường 5

pentose là ribose.

– Các ribonucleotide của RNA cũng gồm 4 loại base nitơ là

adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và uracil (U), thay

cho thimin (trên DNA)



Uracil trong RNA

Uracil (U)







Thimine trong DNA

thimine (T)



Như vậy, RNA là một polyribonucleotide mạch thẳng giống

với DNA, nhưng khác ở chỗ chỉ là một mạch đơn. Chiều

dài RNA ngắn hơn rất nhiều so với DNA, mà trong NST

người có chiều dài có thể tới 250 triệu cặp nucleotide;

ngược lại, phần lớn các RNA khơng nhiều hơn vài nghìn

nucleotide, và nhiều loại còn ngắn hơn. Tuy nhiên, chúng

có thể hình thành cấu trúc khơng gian ba chiều khác

nhau như kẹp tóc, thùy tròn,...do những đoạn nucleotide

có trình tự bắt cặp bổ sung.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (161 trang)

×