1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.83 KB, 71 trang )


Trang 29

Doanh nghiệp thực hiện chức năng:

Thi công xây dựng công trình dân dụng;

Thi công xây dựng công trình giao thông nông thôn;

Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất;

Vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ;

Doanh nghiệp bước đầu với vốn đầu tư là: 5.000.000.000 đồng.

Doanh nghiệp bước đầu mới thành lập kinh doanh nhỏ lẻ với số lượng hàng

hoá ít và thiết bị máy móc sử dụng cho việc kinh doanh còn thô sơ chủ yếu sử dụng

sức lao động con người, với đội ngũ công nhân còn ít chủ yếu người lao động trong

gia đình.

Doanh nghiệp tuy còn mới mẻ trong những năm đầu hoạt động nhưng được sự

hỗ trợ của các ngành hữu quan như: sở công nghệ, UBND thị xã, phòng kinh tế thị

xã, cục thuế tỉnh và sự hỗ trợ của ngân hàng tỉnh Bến Tre. Do vậy, ngày nay doanh

nghiệp hoạt động đã từng bước ổn định và phát triển tạo hiệu quả kinh tế cao cho

đơn vị góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động địa phương, chủ

yếu nam thanh niên không có việc làm.

Để hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh được thuận lợi doanh nghiệp đã thực

hiện các thủ tục hành chính với nhà nước và các đối tác kinh doanh như: thu và

đóng các loại phí, thuế, bảo hiểm trong các khâu vận tải, mua bán… đồng thời cũng

phối hợp với cơ quan pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Hiện nay, ở doanh nghiệp gồm có:

15 xe ô tô tải phục vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ;

10 tàu phục vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ;

30 công nhân viên

Ngoài ra, còn có các nhà cung ứng vật tư, các đại lý trong và ngoài tỉnh và số

lượng lớn khách hàng thân thiết.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn góp phần giải quyết công tác xã hội ở một số địa

phương: ủng hộ ngày thương binh liệt sĩ, thực hiện từ thiện hàng năm, phục vụ ghế

ngồi cho các công viên ở tỉnh.



Trang 30

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

2.1.2.1. Chức năng của doanh nghiệp

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời góp phần duy trì và

phát triển kinh tế địa phương thông qua hoạt động của ngành xây dựng, doanh

nghiệp thực hiện ngành nghề kinh doanh sau:

Thi công xây dựng công trình dân dụng;

Thi công xây dựng công trình giao thông nông thôn;

Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất;

Vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ.

Trong đó ngành nghề chủ yếu là mua bán vật liệu xây dựng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

Chủ động xây dựng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hoạt động kinh doanh của

đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đó.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả về lao động vật tư, tiền, vốn, bảo toàn và phát

triển vốn. không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý và mạng lưới kinh doanh

của công ty theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả. Hoạt động kinh doanh theo

lĩnh vực mà pháp luật cho phép. Thực hiện công tác kế toán theo pháp lệnh của Nhà

Nước. thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước với xã hội và người lao động về bảo

vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh

của mình.

Áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ

thuật phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, cải thiện điều kiện sống và

môi trường làm việc.

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp

2.1.3.1. Thuận lợi

Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật liệu xây dựng Nguyễn Thành Phát hình thành

trong điều kiện thị trường đang phát triển mạnh. Nhu cầu tiêu dùng của người dân

càng cao, Doanh Nghiệp hoạt động mạnh và thành đạt do có những thuận lợi sau:

Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật liệu xây dựng Nguyễn Thành Phát có bộ máy tổ

chức quản lý gọn nhẹ vì vậy doanh nghiệp luôn hoạt động có hiệu quả.



Trang 31

Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, khoẻ, có trình độ nghiệp

vụ trong kinh doanh và có tay nghề cao, luôn luôn năng động và nhiệt tình trong

công việc. mỗi thành viên điều gắn bó, trên dưới một lòng không ngại khó khăn,

luôn năng nổ để hoàn thành công việc của mình vì vậy đã giúp doanh nghiệp ngày

càng vững mạnh, theo kịp xu thế thời đại và góp phần không nhỏ vào công quỹ nhà

nước.

Doanh nghiệp rất năng động luôn có đơn đặt hàng và hoạt động liên tục đáp

ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng, được khách hàng tin cậy và đứng vững trên thị

trường.

Doanh nghiệp đặc tại thành phố nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận

chuyển hàng hoá trên đường bộ và đường thuỷ, là một khu vực có lợi thế kinh

doanh nên có tiềm năng kinh tế cao.

Doanh nghiệp ra đời từ lâu nên tạo được uy tín lâu dài với khách hàng và vững

bước trên con đường cạnh tranh.

2.1.3.2. Khó khăn

Vì Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật liệu xây dựng Nguyễn Thành Phát còn nhỏ.

Tuy đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm khá dày dặn nhưng vẫn còn vướng mắc một

số khó khăn sau:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về

sản phẩm là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, tranh giành thị trường

để lấy uy tín với khách hàng.

Giá cả bên ngoài thay đổi liên tục, nên việc bất đồng về giá cả đã làm ảnh

hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về tài chính. Do hỗ trợ vốn

cho các đại lý nên vòng quay vốn chưa đạt hiệu quả.

Với những mặt thuận lợi và khó khăn trên, doanh nghiệp cần phải phát huy

năng lực hiện có nhằm tận dụng những mặt thuận lợi và cần thiết đưa ra biện pháp

hạn chế khắc phục những khuyết điểm, khó khăn để doanh nghiệp đảm bảo ổn định

tiến bộ kinh doanh, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt yêu cầu

về chất lượng để cung ứng cho đối tượng tiêu thụ được tốt hơn.



Trang 32

2.1.4. Phương hướng phát triển.

Từ khi thành lập đến nay doanh nghiệp luôn được sự ủng hộ quan tâm của

khách hàng nên doanh nghiệp từng bước định hướng lại mục tiêu hoạch định của

mình nhằm tìm kiếm đáp ứng cho khách hàng những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

chất lượng cao giá cả phải chăng. Doanh nghiệp không ngừng nỗ lực đào tạo đội

ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao để phục vụ khách hàng trên các lĩnh vực

mà doanh nghiệp cung cấp:

Thi công xây dựng công trình dân dụng và công trình giao hông nông thôn;

đáp ứng đúng và đủ theo yêu cầu khách hàng, không làm sai lệch như hợp đồng đã

kí. Thực hiện đúng tiến độ, đúng chất lượng tạo uy tín cao cho doanh nghiệp.

Mua bán vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất: đây là ngành nghề chủ

yếu mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp rất chú trọng

trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp luôn tìm kiếm loại vật liệu và hàng trang trí nội

thất có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với yêu cầu khách hàng và giá cả phải

chăng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp – người

tiêu dùng. Phục vụ chu đáo tận tình hướng dẫn khách hàng để khách hàng có sự lựa

chọn tốt nhất.

Vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ,đường bộ. đây là loại dịch vụ nhằm đáp

ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đối tác kinh doanh nên doanh nghiệp phải

đảm bảo vận chuyển đúng nơi, đúng lúc, đúng lượng, chính xác tạo uy tín là trên

hết.

2.1.5. Quy trình công nghệ

Mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp là mua bán vật tư xây dựng và hàng trang

trí nội thất nên đặc điểm quy trình này là:

Doanh nghiệp chủ động tìm kiếm vật liệu từ các tỉnh miền với các loại vật liệu

phong phú, đa dạng, có chất lượng, mẫu mã đẹp đem về cung ứng lại cho khách

hàng có nhu cầu sử dụng với giá cả phải chăng.

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2010 và 2011 như sau:



Trang 33

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

1. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

2. Chiết khấu

3. Giá vốn bán hàng

4. Lợi nhuận gộp

5. Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD

6. Doanh thu từ hoạt động tải

chính

7. Thu nhập khác

8. Tổng lợi nhuận trước thuế

9. Lợi nhuận sau thuế



Chênh lệch

2011/2010

(%)

136.287.252.483 159.987.987.935

17,39

2010

(đồng)



2011

(đồng)



0

0

136.265.235.342 157.987.011.602

22.017.141

2.000.976.333

(5.268.103.184) (2.349.081.335)

0

3.080.629

6.591.289.225

1.029.918.541

849.682.797



3.026.955.325

339.540.608

254.655.456



15,94

90,88

55,41



-54,08

-67,03

-70,03



Nhìn chung, năm 2011 doanh nghiệp đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ tăng hơn so với năm 2010 là 17,39% tương đương 23.700.735.425. đồng và

doanh thu tài chính tăng 3.080.629đồng xong do thu nhập khác của năm 2011 giảm

so với 2010 là 54,08% tương ứng 3.564.333.900đồng, nên lợi nhuận sau thuế 2011

giảm so với 2010 đến 70,03% tương đương 595.027.341đồng. Tuy vậy hoạt động

kinh doanh 2011 có hiệu quả hơn 2010.

2.2. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Quy mô kinh doanh:

Một trụ sở chính đặt tại: Ấp 3 xã Nhơn Thạnh, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm các phòng ban như sau:

Giám đốc;

Phòng kế toán;

Phòng kế hoạch kinh doanh



Trang 34

2.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:

Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật liệu

xây dựng Nguyễn Thành Phát



GIÁM ĐỐC



PHÒNG KẾ TOÁN



PHÒNG KH - KD



BỘ PHẬN KHO CUNG

ỨNG

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:

2.2.3.1. Giám đốc:

Đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chung về việc điều hành mọi hoạt

động của toàn doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực hiện quyền

và nghĩa vụ của cấp lãnh đạo có thẩm quyền.

Thực hiện đầy đủ các việc bảo toàn vốn có tích luỹ, không ngừng nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần cho cán bộ công

nhân viên trong đơn vị, đảm bảo chính sách đối ngoại đối với người lao động, đúng

quy định Nhà Nước và cam kết trong lao động tập thể.

2.2.3.2. Quyền và nhiệm vụ:

Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của

doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của doanh nghiệp.

Ban hành quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp.

Được phép ký kết hợp đồng nhân danh doanh nghiệp với giá trị không vượt

quá vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

Tuyển dụng lao động.



Trang 35

2.2.3.3. Phòng kế toán:

Có trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp trên về chữ ký của mình đối với

các chứng từ, và trực tiếp thực hiện công tác kế toán của doanh nghiệp.

Kiểm tra các chứng từ gốc, phân tích hoạt động kinh phí, hạch toán tổng hợp,

lập kế hoạch tài vụ và đề xuất sử dụng vốn của chủ doanh nghiệp, xử lý kịp thời

nhằm mang lại kết quả cao trong doanh nghiệp, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh

doanh định kỳ.

Theo dõi các khoảng chi phí phát sinh, tình hình nhập xuất, kiểm kê vật tư

hàng hoá tồn kho cuối kỳ, lập kiểm kê, xác định doanh thu lợi nhuận kinh doanh

tháng, quý .

Quản lý tiền mặt thu chi trong các hoạt động của doanh nghiệp. mở sổ theo

dõi hàng tháng, giao dịch với khách hàng, lập báo cáo thu chi tiền mặt vào cuối

tháng.

Có nhiệm vụ quyết toán kịp thời chi phí sản xuất, kinh doanh, phân tích đề

xuất và tham gia thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. có nhiệm

vụ kiểm tra, thực hiện các chỉ tiêu, báo cáo mức hoàn thành để báo cáo kịp thời về

quá trình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị trong từng tháng,

quý, năm. Giúp cho chủ doanh nghiệp nắm vững được tình hình quản lý tài chính

chung của toàn đơn vị trong từng thời kỳ đồng thời chịu trách nhiệm trước chủ

doanh nghiệp về nghiệp vụ chuyên môn của mình.

2.2.3.4. Phòng kế hoạch kinh doanh:

Xây dựng năm kế hoạch dài hạn và tổng hợp kế hoạch kinh doanh của doanh

nghiệp, báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh

nghiệp, kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển

đề xuất hướng giải quyết các vấn đề cùng chủ doanh nghiệp. Quản lý các hợp đồng

kinh tế, xuất nhập kho các hàng hoá và vật tư.

2.2.3.5. Bộ phận kho, cung ứng:

Có nhiệm vụ nhập xuất hàng, kiểm tra hàng hoá cung cấp kịp thời và đồng bộ

các mặt hàng khi có yêu cầu, bảo quản kho hàng.



Trang 36

2.3 Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại doanh nghiệp:

2.3.1 Tổ chức công tác kế toán:

2.3.1.1 Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:

Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ

Chế độ kế toán áp dụng theo QĐ/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ

trưởng bộ tài chính.

Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký sổ cái

Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: bình quân gia quyền.

Hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

2.3.1.2 Hình thức sổ sách kế toán áp dụng:

Để phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã

chọn hình thức kế toán nhật ký sổ cái nhằm bảo đảm phát huy chức năng của kế

toán trong việc cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các chỉ tiêu kinh tế cần thiết

cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả

công tác kế toán.

Các loại sổ kế toán:

Nhật ký sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các

nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của sổ cái cuối tháng được

dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và từ đó ghi vào bảng cân đối kế toán và

các báo biểu kế toán khác.



Trang 37

CHỨNG TỪ GỐC



SỔ QUỸ



NHẬT KÝ SỔ CÁI



SỔ CHI TIẾT TÀI

KHOẢNG



BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT

SINH



BẢNG CÂNĐỐI

KẾ TOÁN



Ghi chú:

Ghi giờ hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra



BÁO CÁO TÀI

CHÍNH



2.3.1.3 Hệ thống tài khoản:

Doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết

định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006. tuy nhiên, theo yêu cầu quản

lý doanh nghiệp sẽ chi tiết cho từng đối tượng.

2.3.1.4 Báo cáo kế toán:

Theo quy định của doanh nghiệp, định kỳ hàng quý (3 tháng) doanh nghiệp sẽ

lập và công bố các báo cáo.

Bảng cân đối kế toán

Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính.

2.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán:

2.3.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:

Căn cứ vào quy mô tổ chức sản xuất cũng như yêu cầu quản lý của doanh

nghiệp mà bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung.

Toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tại phòng kế toán.



Trang 38

Tình hình phát sinh liên quan đến tài chính điều được chuyển cho bộ phận kế

toán phản ánh trên tài khoản biểu hiện dưới dạng như: tiền lương, nguyên vật liệu,

công cụ dụng cụ, tài sản cố định… được phản ánh một cách đầy đủ.

2.3.2.2 Tình hình vi tính hoá trong công tác kế toán:

Để giảm bớt công tác ghi chép bằng tay, giảm bớt khối lượng công việc tại

ban kế toán tài chính, công ty đã áp dụng tin học hoá công tác kế toán. Việc áp dụng

này phần nào đã hạn chế sai sót trong công việc liên kết thông tin, xử lý số liệu giữa

các phần hành.

Hiện nay có các phần hành: Kế toán giá thành, kế toán vật tư, kế toán kho, kế

toán tiền mặt, kế toán ngân hàng sử dụng chương trình Visual Foxpro để cập nhật,

xử lý số liệu. Các phần hành còn lại sử dụng các phần Excel để thực hiện báo cáo.

2.3.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:



KẾ TOÁN TRƯỞNG



Kế toán

thanh toán

công nợ

đầu vào



Kế toán

thanh toán

công nợ

đầu ra



Kế toán

tổng hợp



Thủ quỹ



2.3.2.4 Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán:

a. Kế toán trưởng:

Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện công tác kế toán, giám sát mọi hoạt động

về quản lý tài chính, chịu trách nhiệm xem xét chứng từ, kiểm tra việc ghi chép sổ

sách, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, phân tích đánh giá hoạt động kết quả kinh doanh.

Ký duyệt các chứng từ, những tài liệu liên quan đến công tác kế toán. Lập báo cáo

cho các cơ quan hữu quan.

b. Kế toán thanh toán công nợ đầu vào:

Dựa vào chứng từ thanh toán và các khoản công nợ đầu vào, kế toán hạch toán

từng nghiệp vụ phát sinh và quản lý công nợ đầu vào của doanh nghiệp nhằm đảm

bảo sự luân chuyển hợp lý nguồn tài chính.



Trang 39

c. Kế toán thanh toán công nợ đầu ra:

Dựa vào chứng từ thanh toán và các khoản công nợ đầu ra, kế toán hạchh toán

từng nghiệp vụ phát sinh và quản lý công nợ đầu ra của doanh nghiệp nhằm đảm

bảo sự luân chuyển hợp lý nguồn tài chính.

d. Kế toán tổng hợp:

Thay mặt kế toán trưởng điều hành các thành viên khi kế toán trưởng vắng

mặt. tính tổng sản phẩm và tổng hợp số liệu của kế toán từng phần để ghi vào nhật

ký chung, sổ cái, lập báo cáo tài chính và kế toán doanh thu.

e. Thủ quỹ:

Quản lý tiền mặt, kiểm tra chứng từ thực hiện việc thu chi tiền mặt chuyển

chứng từ cho kế toán tiền mặt. Đối chiếu sử dụng tiền hàng ngày vào cuối tháng

đối với kế toán tiền mặt. Chuyển chứng từ cho kế toán tiền mặt và kế toán tổng hợp.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×