1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.83 KB, 71 trang )


Trang 61

4.1 Nhận xét:

Doanh nghiệp Tư nhân Vật liệu xây dựng Nguyễn Thành Phát là một doanh

nghiệp tư nhân xây dựng, hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đã qua nhiều

năm hoạt động trong những thập niên trở lại đây doanh nghiệp luôn đạt được và

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Hiện nay tỉnh nhà có rất nhiều Doanh nghiệp tư nhân ra đời và có rất nhiều

nhà thầu mọc lên đòi hỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Nhà Nước

với doanh nghiệp tư nhân trong nội bộ tỉnh nhà chưa kể đế sự cạnh tranh các tỉnh

khác. Đứng trước tình hình đó doanh nghiệp không ngừng phát triển quy mô sản

xuất mở rộng nâng cao uy tín của doanh nghiệp lên hàng đầu, phải đảm bảo chất

lượng công trình đứng vững và tồn tại vững chắc trên thị trường hiện nay.

Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy công tác kế toán nói chung và công tác tổ

chức kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại Doanh nghiệp đã đi

vào nề nếp khá ổn định, đội ngũ kế toán đã không ngừng hoàn thiện để đáp ứng nhu

cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao của nền kinh tế.

Trong bộ phận kế toán, các nhận viên đều được bố trí một công việc cụ thể,

không có sự chồng chéo giữa các khâu, nhằm cung cấp đầy đủ nhất các thông tin

cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để kịp thời chỉ đạo trong việc kinh doanh.

Việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp đảm bảo được tính thống nhất

về phạm vi phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế

toán được phản ánh một cách trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đối chiếu giữa

các bộ phận kế toán. Trong quá trình hạch toán cũng đảm bảo sự thống nhất về số

liệu ban đầu do đó công tác kế toán tại doanh nghiệp tương đối phù hợp với điều

kiện thực tế tại doanh nghiệp.

Mặc dù doanh nghiệp có quy mô kinh doanh không lớn nhưng số lượng mặt

hàng tương đối phong phú, được tập trung và đuợc bán cho nhiều doanh nghiệp,

nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh quá nhiều, do vậy công tác hạch toán kế toán

đòi hỏi phải chi tiết cụ thể với hình thức kế toán tập trung thì tất cả các chứng từ kế

toán đều được tập trung về phòng kế toán để kiểm tra hạch toán chi tiết, điều này

tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kinh doanh, làm cho công tác kế toán



Trang 62

không bị dồn dập vào cuối kỳ mà được dàn trải đều trong kỳ nên việc lập Báo Cáo

Tài Chính tương đối nhanh chóng.

Doanh nghiệp luôn chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách kế toán, tài

chính, chính sách giá do Nhà nước và Bộ tài chính ban hành. Và để thuận tiện hơn

nữa việc theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hoá được chi tiết cụ thể hơn doanh nghiệp

mở thêm một số sổ kế toán chi tiếp khách.

Khâu tiêu thụ hàng hoá là rất quan trọng nên Doanh nghiệp tập trung chủ yếu

vào việc tổ chức công tác hạch toán kế toán tiêu thụ, luôn cố gắng hoàn thiện đến

mức tốt nhất để quản lý tình hình tiêu thụ hàng hoá. Chính vì vậy, kế toán tiêu thụ

hàng hoá luôn hoàn thành xuất sắc trong công việc được giao, kế toán bán hàng gần

như là những người bận rộn nhất bởi họ thường xuyên phải phản ánh ghi chép đầy

đủ, chính xác các nghiệp vụ có liên quan đến khâu tiêu thụ hàng hoá, thanh toán tiền

hàng, phải theo dõi sát sao tình hình nhập – xuất- tồn hàng hoá, đảm bảo cung cấp

đầy đủ số liệu thông tin để giúp cho công tác quản lý vốn và kinh doanh có hiệu quả

hơn.

Mặt khác kế toán tiêu thụ còn phải phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận kế

toán khác, bộ phận thủ kho, bộ phận bán và giao hàng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ

hàng hoá và nâng cao hiệu quả, chất lượng kinh doanh.

Tóm lại, trong phạm vi kế toán tiêu thụ được xem là công cụ chính xác nhất

để đánh giá thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp, đảm

bảo thống nhất các phương pháp tính cách chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ

phận khác có liên quan. Nội dung công tác kế toán, số liệu kế toán được phản ánh

một cách trung thực, hợp lệ, rõ ràng, dễ hiểu, hạn chế được sự trùng lặp. Việc tổ

chức sổ kế toán khá hợp lý, khoa học, chi tiết cụ thể đảm bảo về nguyên tắc chế độ

kế toán hiện hành, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, thuận tiện cho doanh nghiệp

quản lý .

Bên cạnh những ưu điểm thì công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán

tiêu thụ nói riêng còn có một số hạn chế cần phải hoàn thiện hơn và doanh nghiệp

cũng đang dần khắc phục những hạn chế đó. Một số hạn chế còn tồn tại:

- Thứ nhất: Việc bố trí nhân viên kế toán và phân định theo từng công việc cụ

thể mang tính chuyên môn hoá cao cũng có ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu như



Trang 63

các nhân viên đều làm đầy đủ tập trung, liên tục thì hiệu quả làm việc rất cao, nhưng

nếu có một nhân viên thuộc bộ phận kế toán nào đó nghỉ làm trong một thời gian dài

thì công tác kế toán sẽ gặp khó khăn, bởi phần công việc của nhân viên này sẽ bị

gián đoạn vì không còn người thay thế nên buộc nhân viên kế toán ở bộ phận khác

phải kiêm thêm công việc này, nhưng do chuyên môn hoá quá lâu nên bản thân họ

xử lý công việc chậm hơn ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả chung của công việc,

thậm chí còn gây nên những thiếu sót không đáng có. Để khắc phục nhược điểm này

Doanh nghiệp nên có sự trao đổi vị trí của từng nhân viên sau một thời gian làm

việc, từ đó có thể phát huy tính sáng tạo của mỗi nhân viên.

- Thứ hai: Việc ghi chép kế toán còn thủ công, khối lượng công việc ghi chép

còn phức tạp, sử dụng nhiều sổ sách, việc ghi chép chứng từ ban đầu còn chưa đồng

bộ, chứng từ nhiều khi bị dồn nén mấy ngày mới ghi một lần làm cho số chứng từ

không liên mạch với ngày ghi chép .

- Thứ ba: Doanh nghiệp vẫn chưa vận dụng kế toán quản trị vào quá trình

quản lý kinh doanh, nên chưa thấy rõ những ưu điểm của kế toán quản trị trong

công việc xử lý và cung cấp thông tin một cách chính xác phục vụ chức năng ra

quyết định của ban lãnh đạo.

Qua việc phân tích, đánh giá những ưu và nhược điểm ở trên cho thấy về cơ

bản công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng cũng đã phát

huy hết khả năng của mình để đánh giá những thực trạng kinh doanh của Doanh

nghiệp, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá, cung cấp những thông tin có ích nhất

cho việc đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt nhất của ban lãnh đạo

Doanh nghiệp.

4.2 Đánh giá:

Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, em nhận thấy doanh nghiệp sử

dụng chứng từ và sổ sách tương đối đầy đủ đúng với quy định Bộ tài chính, các

khoản được doanh nghiệp hạch toán giống với nội dung em học ở trường.

Tuy nhiên do đặc điểm kinh doanh và do yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp

mà các nghiệp vụ kinh tế được hạch toán tại doanh nghiệp có phần khác với lý

thuyết.



Trang 64

Với sự hình thành và phát triển của Doanh nghiệp đã trải qua nhiều khó khăn

và thử thách, cũng như việc đổi mới của đất. Hiện nay cùng với sự phát triển của

kinh tế thị trường Doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh với

phương châm “khách hàng là thượng đế”, “uy tín là vàng”. Hàng năm Doanh nghiệp

luôn đóng góp đầy đủ các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà Nước, không nợ động

thuế, đảm bảo việc làm và mức lương tương đối cho người lao động và luôn hoàn

thành mọi nhiệm vụ được giao .

Có được sự phát triển như ngày hôm nay, Doanh nghiệp đã không ngừng mở

rộng quy mô kinh doanh, tăng cường các mối quan hệ buôn bán với các Doanh

Nghiệp sản xuất, các Doanh nghiệp thương mại, nhằm khai thác triệt để nguồn mua

hàng, cố gắng mua tận gốc, giảm bớt những chi phí trong khâu trung gian, để giá

bán được rẻ hơn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường .

Về mặt tổ chức nhân sự trong Doanh nghiệp, Doanh nghiệp đã mạnh dạn tổ

chức lại bộ máy quản lý, bố trí lại nhân sự sao cho phù hợp với đặc điểm quy mô

kinh doanh và yêu cầu của quản lý. Tất cả các bộ phận chức năng, các thành viên

trong doanh nghiệp đều có một sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành chuỗi mắt

xích vững chắc góp phần vào sự phát triển đi lên của doanh nghiệp .

Mặc dù còn có những hạn chế và khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả hoạt

động kinh doanh của Doanh nghiệp khá cao, mức lợi nhuận tăng rõ rệt qua các năm,

thu nhập của người lao động được cải thiện hơn. Những thành quả mà Doanh

nghiệp đạt được ngày hôm nay, đều nhờ sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đội ngũ

cán bộ nhân viên đã làm cho họ thêm gắn bó và tâm huyết cao hơn với Doanh

nghiệp đã khuyến khích tinh thần năng động, sáng tạo say mê trong công việc.

Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, cần phải tính chi tiết hơn nữa trong quá trình

mua nguyên vật liệu để không bị tồn động hoặc nếu có tồn động thì tồn động với số

lượng nhỏ khi công trình đã hoàn thành.

Doanh nghiệp cần phải đề ra nội quy, qui định thời hạn thanh toán tạm ứng

đối với công nhân viên.



Trang 65

4.3. Kiến nghị

Cần nâng cao năng suất lao động để hạ thấp giá thành sản phẩm, doanh

nghiệp phải nhanh chóng đón nhận sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

mới vào sản xuất.

Tổ chức quản lý sản xuất một cách có khoa học để tránh lãng phí sức lao

động và máy móc thiết bị, cải tiến điều kiện sản xuất, nâng cao trình độ khoa học kỹ

thuật cho đội ngũ lao động, cán bộ thi công công trình, để đáp ứng nhanh nhạy

trong nhu cầu phát triển của xã hội, chăm lo công tác bảo hộ lao động, nâng cao

trình độ khoa học kỹ thuật cho nhân viên, thực hiện chế độ tiền lương tiền thưởng

hợp lý sẽ tạo khả năng cho người lao động phát huy sáng kiến sức lực và tài năng

của mình để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành đưa đến lợi nhuận cao.

Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong

giá thành sản phẩm. Do vậy việc phấn đấu tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa lớn

đối việc hạ thấp giá thành để tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp phải lập và chấp hành

đúng đắn định mức sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản,

kiểm tra sửa chữa thường xuyên, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động cân đối năng

lực sản xuất trong dây chuyền sản xuất, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất

của thiết bị.

Giảm bớt thiệt bị trong sản xuất, thiệt hại tổn thất trong doanh nghiệp bao

gồm: Sản phẩm hỏng, phá đi, làm lại, không đúng thông số kỹ thuật trong thiết kế

không đúng tiêu chuẩn. Ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài vô cùng to lớn đến tiến

độ công việc thi công: gió mưa, bão... Vì vậy ban lãnh đạo nên có biện pháp hận

chế, ngăn ngừa hoặc giảm thấp chi phí thiệt hại nhằm giảm thấp chi phí tác động

đến giá thành sản phẩm.

Tiết kiệm chi phí tài chính: chi phí văn phòng, bưu điện, tiếp tân...muốn

chấp hành được đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện được những dự toán về chi phí

quản lý hành chính, mặt khác luôn cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu

suất công tác quản lý, giảm bớt một số chi phí không cần thiết.



Trang 66

KẾT LUẬN



Trong tình hình hiện nay với những đổi mới cơ bản về chế độ quản lý kinh tế

nhà nước, nền kinh tế nước ta đang dần dần phát triển ổn định. Để làm tốt vai trò

chủ đạo trong nền kinh tế, thực hiện tốt chính sách đổi mới của nhà nước thì đòi hỏi

doanh nghiệp phải đổi mới trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Doanh

nghiệp muốn tồn tại lâu dài và phát triển phải có nền tảng về tài chính vững chắc và

lành mạnh, thường xuyên phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính dễ thấy được

hạn chế cần khắc phục và những điểm mạnh cần phát huy.

Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu quan trọng như nhau, nếu chú trọng

tăng doanh thu mà không để ý tối lợi nhuận thì việc phát sinh các chi phí làm tăng

giá thành phẩm hoặc giảm giá bán từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Qua phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp những giải

pháp trên đây cộng với đội ngũ nhân viên đoàn kết, nhiệt tình có trình độ chuyên

môn trong quá trình công tác tích cực trong thi đua lập thành tích luôn đề cao tính

kỹ thuật, thì hoàn toàn có thể hy vọng rằng những hạn chế và khó khăn của doanh

nghiệp được nhanh chóng giải quyết và trong tương lai doanh nghiệp sẽ khẳng định

chỗ đứng của mình trong lĩnh vực thi công công trình, có doanh thu và lợi nhuận

cao hơn nữa nhưng chất lượng công trình vẫn đảm bảo theo đúng thiết kế.

Chính vì thế doanh nghiệp chỉ cần tính toán hợp lý các khoản chi phí và giá

thành thì tương lai danh nghiệp là một đơn vị làm ăn có hiệu quả của tỉnh Bến Tre

và cả nước.

Từng bước phát triển cùng với sự phát triển nền kinh tế, DNTN Việt Trung

hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tham gia đấu thầu xây dựng nhiều công trình

trong tỉnh nhà, tích cực trong việc tổ chức khai thác nguồn lực hiện có của doanh

nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đạt được những thành công

rất đáng khích lệ.

Quá trình đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp tư Nhân Vật liệu xây dựng Nguyễn Thành Phát, em nhận thấy hoạt

động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả đầu tư như mong muốn

và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó doanh nghiệp



Trang 67

cũng đã tổ chức bộ máy kế toán khá tốt, thực hiện ghi chép sổ sách kế toán kịp thời,

đúng chế độ quy định của Nhà Nước. Ban quản lý cùng với đội ngũ nhân viên đã

không nhưng học hỏi, tiếp cận đáp ứng kịp thời thị hiếu của khách hàng. Do vậy

biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất cần thiết cho doanh nghiệp.

Mặt khác phải xây dựng chiến lược kinh đoanh cho phù hợp nhằm đưa doanh

nghiệp ngày một phát triển, hoà mình vào tốc độ phát triển nền kinh tế đất nước .



MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Nhận xét của đơn vị thực tập

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Lời mở đầu

Mục lục

Chương 1..................................................................................................................1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ.............................1

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH..........................................................1

1.1. Kế toán doanh thu, thu nhập...........................................................................1

1.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:...................................................1

1.1.1.1. Khái niệm: ................................................................................................1

1.1.1.2. Nội dung kế toán doanh thu.......................................................................1

1.1.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.....................................................3

a. Kế toán chiết khấu thương mại........................................................................3

b. Kế toán giảm giá hàng bán................................................................................3

c. Kế toán hàng bán bị trả lại.................................................................................4

d. Kế toán Thuế GTGT:..........................................................................................6

1.1.1.4. Kế toán doanh thu thuần về bán hàng:.....................................................7

1.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:.......................................................8



Trang 68

1.1.3. Kế toán thu nhập khác: ...............................................................................8

1.2. Kế toán chi phí..................................................................................................9

1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán..............................................................................9

1.2.1.1. Khái niệm....................................................................................................9

1.2.1.2. Nội dung:....................................................................................................9

a. Chứng từ hạch toán..........................................................................................10

b. Tài khoản sử dụng:...........................................................................................10

c. Cách tính giá xuất..............................................................................................10

d. Phương pháp hạch toán...................................................................................11

e. Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán........................................................................11

1.2.2. Kế toán chi phí bán hàng............................................................................12

1.2.2.1. Khái niệm:................................................................................................12

1.2.2.2. Nội dung...................................................................................................12

a. Chứng từ hạch toán.........................................................................................13

b. Tài khoản sử dụng............................................................................................13

c. Phương pháp hạch toán....................................................................................13

d. Sơ đồ kế toán tổng hợp.....................................................................................13

1.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp........................................................14

1.2.3.1. Khái niệm:................................................................................................14

1.2.3.2. Nội dung:..................................................................................................15

a. Chứng từ hạch toán:.........................................................................................15

b. TK sử dụng:......................................................................................................15

c. Phương pháp hạch toán.....................................................................................16

d. Sơ đồ kế toán tổng hợp.....................................................................................16

1.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính: .........................................................16

1.2.5. Kế toán chi phí khác....................................................................................20

1.2.6 Kế toán lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: ..................................23

1.2.7. Kế toán tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.....................23

1.2.8. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.........................................................24

1.2.8.1 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: ..................................24

1.2.8.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại........................................25



Trang 69

1.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:..........................................................26

1.3.1. Khái niệm:....................................................................................................26

Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh...................................................26

CHƯƠNG 2:..........................................................................................................28

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN VẬT LIỆU XÂY DỰNG ....................28

NGUYỄN THÀNH PHÁT....................................................................................28

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp................................28

2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp........................28

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp................................................30

2.1.2.1. Chức năng của doanh nghiệp...................................................................30

2.1.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp.....................................................................30

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp..................................................30

2.1.3.1. Thuận lợi...................................................................................................30

2.1.3.2. Khó khăn...................................................................................................31

2.1.4. Phương hướng phát triển............................................................................32

2.1.5. Quy trình công nghệ....................................................................................32

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua..................................32

2.2. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp............33

2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý...................................................................33

2.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:.....................................34

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:............................................34

2.2.3.1. Giám đốc:..................................................................................................34

2.2.3.2. Quyền và nhiệm vụ:..................................................................................34

2.2.3.3. Phòng kế toán:..........................................................................................35

2.2.3.4. Phòng kế hoạch kinh doanh:....................................................................35

2.2.3.5. Bộ phận kho, cung ứng:............................................................................35

2.3 Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại doanh nghiệp:...................36

2.3.1 Tổ chức công tác kế toán:.............................................................................36

2.3.1.1 Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:..............................................36

2.3.1.2 Hình thức sổ sách kế toán áp dụng:.........................................................36

2.3.1.3 Hệ thống tài khoản:...................................................................................37



Trang 70

2.3.1.4 Báo cáo kế toán:.........................................................................................37

2.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán:..............................................................................37

2.3.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:..........................................................37

2.3.2.2 Tình hình vi tính hoá trong công tác kế toán:.........................................38

2.3.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: .................................................................38

2.3.2.4 Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán:...................................38

CHƯƠNG 3:..........................................................................................................40

TÌNH HÌNH KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI ...........40

DNTN VAATL LIỆU XÂY DỰNG NGUYỄN THÀNH PHÁT........................40

QUÝ IV NĂM 2011..............................................................................................40

3.1. Kế toán doanh thu, thu nhập.........................................................................40

3.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:.................................................40

3.1.1.1. Nội dung kế toán doanh thu...................................................................40

c. Các nghiệp vụ hạch toán thực tế tại doanh nghiệp.........................................40

3.1.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu...................................................44

3.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:.....................................................45

3.2. Kế toán chi phí................................................................................................46

3.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán............................................................................46

............................................................................................................................... 46

3.2.2. Kế toán chi phí bán hàng............................................................................49

Nợ TK 911: Tổng chi phí bán hàng.....................................................................49

3.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp........................................................50

3.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính: .........................................................52

3.2.5. Kế toán chi phí khác....................................................................................53

-Trong quý IV/2011 phát sinh các khoản làm giảm doanh thu 975.000 đồng.54

3.3.2. Kết quả hoạt động tài chính........................................................................55

3.3.3. Kết quả hoạt động khác .............................................................................55

3.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp............................56

3.3.5. Chi phí thuế thu nhập hiện hành...............................................................57

CHƯƠNG 4:..........................................................................................................60

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN...........................................................60



Trang 71

4.1 Nhận xét:.........................................................................................................61

4.3. Kiến nghị.........................................................................................................65



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×