1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.13 KB, 103 trang )


46

Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu, trong vòng 1 ngày làm việc, Ngân

hàng bên trả tiền trích tài khoản của bên trả tiền trả ngay cho bên thụ hưởng

để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên trả tiền không đủ tiền để trả thì

bên trả tiền bị phạt chậm trả như đối với người phát hành séc quá số dư được

quy định trong thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước

ban hành.

3.1.1.2. Thể thức thanh toán ủy nhiệm chi - chuyển tiền:

Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in

sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (Nơi mở tài khoản tiền

gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

Ủy nhiệm chi được dùng đi thanh toán các khoản trả tiền hàng, dịch vụ

hoặc chuyển tiền trong cùng một hệ thống Ngân hàng.

Trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng bên trả tiền phải hoàn tất

lệnh chi đó hoặc từ chối thực hiện. Nếu tài khoản của khách hàng không đủ

tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ, Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng khi

nhận được chứng từ hợp lệ phải ghi có ngay vào tài khoản và báo cho khách

hàng biết.

Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền cầm tay do người đại diện

cho bên chuyển tiền trực tiếp cầm tờ séc nộp vào Ngân hàng trả chuyển tiền

để nhận tiền. Séc chuyển tiền cầm tay chỉ áp dụng chuyển tiền giữa hai Ngân

hàng hệ thống, thời hạn hiệu lực của séc là 15 ngày.

3.1.1.3. Thể thức thanh toán séc:

Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng

Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản

tiền gởi thanh toán của mình để cho người thụ hưởng có tên trên séc hoặc

người cầm séc.

Có ba bên liên quan đến séc:



47

- Người phát lệnh (Drawer): Người có tiền ký gửi tại Ngân hàng, có thể

là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền.

- Người thụ lệnh (Drawee): Là Ngân hàng nơi mở tài khoản và giữ tiền

của người phát hành séc.

- Người thụ hưởng (Beneficary): Là người được nhận tiền theo sự chỉ

định của người pháp lệnh được ghi trên tờ séc. Tùy theo mục đích sử dụng séc

mà người thụ hưởng có thể là chính bản thân người pháp lệnh hoặc là người

thứ ba.

Người thụ hưởng séc có quyền chuyển nhượng tờ séc cho người khác

bằng cách ký tên vào nơi quy định cho việc chuyển nhượng ở mặt sau của tờ

séc, trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi cụm từ “Không được phép

chuyển nhượng”.

Séc bao gồm séc ký danh và séc vô danh.

- Séc ký danh: Là séc có ghi họ tên, địa chỉ cá nhân hoặc tên địa chỉ

pháp nhân thụ hưởng séc. Séc ký danh khi chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên,

địa chỉ cá nhân hoặc tên địa chỉ pháp nhân được chuyển nhượng.

- Séc vô danh: Là séc không ghi họ tên cá nhân hoặc pháp nhân thụ

hưởng séc hiện nay chưa áp dụng.

Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày, từ ngày séc được

phát hành cho đến khi séc được nộp vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu

hồi.

Phạm vi thanh toán séc trong thời gian trước mắt:

Séc thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản tiền gởi thanh toán ở

cùng một đơn vị hoặc khác đơn vị nhưng trong cùng hệ thống tổ chức tín

dụng, Kho Bạc Nhà nước.

Séc thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản tiền gởi thanh toán tại

các đơn vị khác hệ thống tổ chức tín dụng, Kho Bạc Nhà nước chỉ áp dụng



48

trong trường hợp các đơn vị này tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh,

thành phố.

3.1.1.4. Thể thức thanh toán thư tín dụng:

Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên

bán đòi hỏi phải có đủ số tiền chi trả ngay và phù hợp với số tiền hàng đã giao

theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký. Khi có nhu cầu, bên mua mở thư tín

dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay

Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng hóa đã mua để lưu ký vào tài

khoản riêng (gọi là tài khoản tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toán thư tín

dụng).

Ngân hàng bên trả tiền phải gởi ngay thư tín dụng cho Ngân hàng phục

vụ người thụ hưởng để Ngân hàng này báo cho khách hàng biết. Mức tối thiểu

của một thư tín dụng là 10 triệu đồng. Tiền gởi bảo đảm thanh toán thư tín

dụng không được hưởng lãi. Một thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một người

thụ hưởng.

Thời hạn hiệu lực thanh toán của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày

Ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng.

Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được giấy

báo đã mở thư tín dụng.

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng trả tiền cho bên thụ hưởng căn cứ

vào hóa đơn, vận đơn hoặc các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của đại

diện người trả tiền, kèm theo giấy ủy nhiệm của người trả tiền cho người thụ

hưởng xuất trình phù hợp với điều khoản quy định thống nhất giữa hai bên

mua - bán được ghi trên thư tín dụng. Sau khi trả tiền cho người thụ hưởng,

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng phải báo nợ ngay cho Ngân hàng phục

vụ người trả tiền, để tất toán thư tín dụng.

3.1.1.5. Thể thức thanh toán bằng thẻ thanh toán



49

Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử

dụng để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, các thanh toán khác và rút tiền mặt tại các

Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động.

Thẻ thanh toán có nhiều loại, trước mắt áp dụng 4 loại thẻ:

- Thẻ ghi nợ: Áp dụng đối với những khách có quan hệ tín dụng, thanh

toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, do Giám đốc Ngân hàng Nhà

nước phát hành thẻ xem xét quyết định. Mỗi thẻ có ghi hạn mức thanh toán

tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định, khách hàng chỉ được thanh toán

trong phạm vi hạn mức của thẻ.

- Thẻ ký quỹ thanh toán: Áp dụng rộng rãi cho mỗi khách hàng. Muốn

sử dụng loại thẻ này, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại

Ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ ghi

trong sổ đã lưu ký.

- Thẻ tín dụng: Áp dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện được Ngân

hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm

vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản.

- Thẻ ATM: Áp dụng đối với tất cả các đối tượng khách hàng, khách

hàng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin vào phiếu yêu cầu cấp thẻ ATM và

nộp ký quỹ 100.000 đồng và 50.000 đồng lệ phí cấp thẻ sau thời gian 7 ngày

sẽ được Ngân hàng cấp thẻ, thẻ ATM sử dụng rút tiền tự động tại tất cả các

máy ATM của NH No&PTNT Việt Nam trên toàn quốc. Theo quy định hiện

hành khách hàng rút tiền tối đa mỗi ngày không quá 05 lần và mỗi lần rút

không quá 5 triệu đồng.

Ngân hàng phát hành thẻ là Ngân hàng bán thẻ cho khách hàng và chịu

trách nhiệm số tiền cho khách hàng (Người sử dụng thẻ) trả cho người thụ

hưởng. Ngân hàng phát hành có thể ủy nhiệm cho một số chi nhánh Ngân

hàng phát hành và quản lý thẻ.



50

Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ là các doanh nghiệp cung ứng

hàng hóa, dịch vụ cho người sử dụng thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ có trách

nhiệm thanh toán ngay số tiền theo biên lai do Ngân hàng đại lý chuyển đến

sau khi Ngân hàng đại lý đã thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng

thẻ theo đúng thủ tục quy định của Ngân hàng phát hành thẻ, hoàn trả lại cho

người sử dụng thẻ tiền ký quỹ không sử dụng hết.

Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày viết hóa đơn cung ứng

hàng hóa dịch vụ, người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải nộp biên lai cho

Ngân hàng đại lý để đòi tiền. Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi

nhận được biên lai thanh toán hợp lệ (Thực hiện đúng quy định của Ngân

hàng phát hành thẻ), Ngân hàng đại lý phải thanh toán cho người tiếp nhận

thanh toán bằng thẻ số tiền ghi trong các biên lai.

3.1.2. Doanh số thực hiện TTKDTM tại Chi nhánh

Thực hiện chủ trương đổi mới hoạt động Ngân hàng, sau khi có hai

pháp lệnh Ngân hàng, công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong thời

gian qua đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đáng kể trong nhiều mặt. Tuy

nhiên, trong từng mặt cũng còn những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để

hoàn thiện.

Kết quả tổng quát tình hình công tác thanh toán không dùng tiền mặt

qua Ngân hàng thời gian qua thể hiện trên một số khía cạnh sau đây:

Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh được nêu trên

biểu 3.1.

Tổng mức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng No&PTNT

chi nhánh Bắc Sài Gòn hàng năm đều tăng lên và có có tỷ trọng chiếm ít nhất

77% tổng doanh số thanh toán qua Ngân hàng. Hoạt động nghiệp vụ kế toán,

thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiệp vụ kinh doanh khác và tạo

nên kết quả kinh doanh có lãi.



51

Bảng 3.1: Tổng doanh số thanh toán

Đơn vị: Triệu VND.

Chỉ tiêu



Năm

2009



2010



2011



Tổng doanh số thanh toán



5.207.213



7.782.826



10.509.560



Tổng thanh toán không dùng tiền mặt



3.811.694



6.214.422



9.003.226



73,20



79,84



85,66



Tỷ lệ (%) TTKDTM trong tổng thanh

toán qua Ngân hàng



Số dư tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm (2009-2011) tăng lên

đáng kể, từ 136 tỷ lên 241 tỷ VND.

Thời gian qua, đã khắc phục được tình trạng chậm trễ trong thanh toán

nhất là trong khâu chuyển tiền giữa các Ngân hàng và khác địa phương. Từ

năm 1993 trở về trước, chuyển tiền khác Ngân hàng từ tỉnh này sang tỉnh

khác phải mất từ 7 đến 10 ngày, nay do cải tiến công tác thanh toán, cải tiến

quy trình nghiệp vụ, trang bị nâng cấp các máy vi tính và nối mạng, thực hiện

thanh toán bù trừ đều đặn nên chuyển tiền trong hệ thống và khác hệ thống

ngân hàng từ tỉnh này sang tỉnh khác cũng chỉ trong phạm vi 01 ngày làm

việc.

Ngày nay, việc ứng dụng tin học càng làm cho công tác chuyển tiền,

thanh toán nhanh chóng. Mọi khách hàng có thể được Ngân hàng phục vụ

chuyển tiền thông thường trong thời gian một ngày làm việc hoặc khẩn từ 1

đến 3 giờ là hoàn tất. Thông qua thanh toán điện tử theo từng hệ thống kết

hợp với thanh toán điện tử Liên Ngân hàng, tất cả các khoản chuyển tiền đều

được thực hiện hoàn tất tức thời, chỉ trong vòng khoảng 10 phút.



52

Thời gian thanh toán nhanh ngày càng củng cố vị trí trung gian thanh

toán của Ngân hàng trong nền kinh tế, đồng thời giúp cho vốn trong nền kinh

tế luân chuyển nhanh, tăng hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.

Với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng đã đưa máy

ATM vào khai thác, tính đến cuối năm 2011 Ngân hàng No&PTNT chi nhánh

Bắc Sài Gòn đã phát hành được 8.000 thẻ, chiếm tương đương 25% thị phần

trên địa bàn (Sau Ngân hàng Ngoại thương). Số lượng thẻ phát hành. Trong

năm 2011 là 2.620 thẻ, đạt 104% kế hoạch Hội sở giao.

Thời gian thanh toán của loại thẻ này rất nhanh chóng và có nhiều tiện

ích cho người sử dụng, chỉ cần cho thẻ vào máy và thao tác theo chỉ dẫn là

yêu cầu được thực hiện (đã chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn

trực tuyến và mua thẻ viễn thông trả trước), giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai

việc thanh toán cước phí trả sau và liên kết với nhiều nhà cung cấp dịch vụ

như Viettel, Vinaphone, VDC, FPT…và dịch vụ kết nối thẻ tín dụng

Visa/MasterCard để có thể giảm được những chi phí không cần thiết của việc

sử dụng tiền mặt hiện đang được áp dụng hiện nay. Khách hàng có thẻ ATM

có thể thực hiện các giao dịch như rút tiền mặt tại bất kỳ máy ATM nào của

Ngân hàng No&PTNT trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thực tế tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Bắc Sài Gòn, áp dụng

thanh toán chuyển tiền điện tử qua mạng vi tính thực hiện hoàn tất mỗi món

chuyển tiền đúng như thời gian nêu trên.

Hiện nay, việc tham gia thanh toán song biên với Ngân hàng Đầu tư

tham gia thanh toán bù trừ điện tử càng giúp cho việc chuyển tiền trong, ngoài

hệ thống ngày càng nhanh chóng.

3.1.3. Tình hình triển khai áp dụng các thể thức TTKDTM

Tình hình áp dụng một số thể thức và hình thức thanh toán của Ngân

hàng No&PTNT chi nhánh Bắc Sài Gòn được nêu trên biểu 3.2.



53



Bảng 3.2: Các thể thức thanh toán của chi nhánh Bắc Sài Gòn

Đơn vị: Triệu VND.

Chỉ tiêu



Năm 2009



Số món

Các loại séc



Năm 2010



Số tiền



Số

món



Năm 2011



Số tiền



Số món



Số tiền



130



2.747



197



4.075



192



3.362



Ủy nhiệm chi



8.424



3.219.624



10.674



5.533.251



9.805



8.3353.358



Ủy nhiệm thu



12



189



10



96



3



41



Thư tín dụng



0



0



0



0



0



0



7.362



589.134



6.972



677.000



8.841



646.465



15.928



3.811.694



17.853



6.214.422



18.841



9.003.226



29.06



73,20



26,65



79,84



26,45



85,66



Doanh số thanh toán

liên NH

Tổng thanh toán

không dùng tiền mặt

Tỷ lệ % TT KDTM



Tỷ trọng thanh toán của từng thể thức thanh toán trong tổng thanh toán

không dùng tiền mặt qua Ngân hàng được nêu trên biểu 3.3.

Phân tích các số liệu trên biểu 3.3. cho thấy:

 Thể thức ủy nhiệm chi:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất từ, dao động trong khoảng từ 80% đến 92%

trong tổng số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là thể thức

thanh toán được sử dụng rộng rãi và được khách hàng ưa chuộng nên thể thức

thanh toán bằng ủy nhiệm chi được khách hàng sử dụng nhiều nhất, do hình

thức thanh toán này áp dụng nhiều năm nay, thủ tục đơn giản, đảm bảo an

toàn tài sản trong thanh toán. Đặc biệt là từ khi hệ thống Ngân hàng ứng dụng

kỹ thuật tin học vào nghiệp vụ thanh toán, thì tốc độ thanh toán ủy nhiệm chi

được tăng nhanh rõ rệt.



54



Bảng 3.3: Tỷ trọng các thể thức thanh toán tại chi nhánh

Đơn vị: %.

Năm 2009

Chỉ tiêu

Các loại séc

Ủy nhiệm chi

Ủy nhiệm thu

Thư tín dụng

Doanh số thanh toán

trong nội bộ chi

nhánh Bắc Sài Gòn

Tổng cộng



Số

món



Số tiền



Năm 2010

Số

món



Năm 2011



Số tiền



0,81

52,89

0,07

0



0,07

84,46

0,01

0



1,10

59,79

0,05

0



0,06

89,04



46,23



15,46



100%



100%



Số

món



Số tiền

0,03

92,78



0



1,02

52,04

0,02

0



39,06



10,90



46,92



7,18



100%



100%



100%



100%



0



 Hình thức thanh toán séc:

Mặc dù đây là một thể thức thanh toán truyền thống trên thế giới áp

dụng rất phổ biến, có rất nhiều ưu điểm nhưng cả về số lượng và doanh số

thanh toán lại rất thấp, nếu không muốn nói là không đáng kể. Năm 2009 số

lượng thanh toán chỉ ở mức gần 1%, thậm chí chỉ 0,07%, giá trị thanh toán

chưa đạt 1 phần ngàn tổng thanh toán không dùng tiền mặt và đặc biệt là có

chiều hướng tụt dần.

 Các thể thức thanh toán khác:

Chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khách hàng ít dùng. Nguyên nhân cơ bản do

khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng chưa nhiều, khả năng tài chính để mở

thư tín dụng của khách hàng còn hạn chế phải cân nhắc tính toán kỹ cho từng

lần chi trả, mặt khác các thể thức thanh toán ủy nhiệm chi và ngân phiếu tiện

lợi hơn.

 Triển khai các hình thức, thể thức thanh toán khác:



55

Từ năm 1992 cả nước triển khai thực hiện hình thức thanh toán bù trừ

trên địa bàn tỉnh, thành phố với 53 trung tâm thanh toán bù trừ để tất cả các

Ngân hàng thương mại, Kho Bạc Nhà nước tham gia thanh toán bù trừ do

Ngân hàng Nhà nước chủ trì.

Năm 2008 Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Bắc Sài Gòn đã triển khai

lắp đặt một số máy ATM trên địa bàn Quận 12, tính đến cuối năm 2011 tổng

số thẻ đã phát hành là 8.000 thẻ.

Từ giữa năm 1995 đã triển khai hệ thống thanh toán SWIFT để thanh

toán với các Ngân hàng nước ngoài, đến nay đã có hơn 20 thành viên tham

gia hệ thống này.

Từ năm 2008 Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Bắc Sài Gòn đã được

nối mạng với Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước để thực hiện điều chuyển

vốn qua mạng vi tính giữa các Chi nhánh.

Đầu năm 1997 nhiều tỉnh, thành phố thực hiện thanh toán bù trừ trên

mạng vi tính, giai đoạn thí điểm từ thực tế Quận 12 cho thấy có thể nhân rộng

việc thực hiện ra toàn quốc.

Từ cuối năm 1997, việc thanh toán song biên giữa các Ngân hàng

Thương mại quốc doanh được xúc tiến tạo ra ưu thế mới cho công tác thanh

toán ra ngoài một hệ thống, ngoài tỉnh thành phố. Điển hình như Ngân hàng

Nông nghiệp (A) và Ngân hàng Đầu tư (B). Bất cứ chuyển tiền nào của khách

hàng có tài khoản ở một Ngân hàng (A hoặc B) chuyển cho khách hàng có tài

khoản ở Ngân hàng bên kia (B hoặc A) đều được chuyển qua thanh toán điện

tử chuyển ra Hội sở chính của từng hệ thống, sau đó được chuyển tiếp về

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, không phải qua Ngân hàng Nhà nước.

Thời gian luân chuyển vốn cho khách hàng giảm đi một nửa thời gian thanh

toán qua Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, các thể thức thanh toán khác vừa nêu trên chậm được áp dụng

ở Quận 12 cũng như nhiều Ngân hàng Thương mại cơ sở của nước ta.



56

3.1.4. Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại chi nhánh

- Đối với khách hàng là những người có thu nhập cao, đây là đối tượng

quan tâm nhiều đến các tiện ích của thẻ, doanh số hoạt động thường là rất cao,

loại thẻ phát hành thường là thẻ VIP, thẻ thông minh với hạn mức giao dịch

cao, có nhiều chức năng, chất lượng phục vụ phải tốt. Bù vào đó ngân hàng có

thể tăng phí dịch vụ đối với đối tượng này mà họ vẫn chấp nhận.

- Khách hàng là những người lao động có mức thu nhập trung bình, chủ

yếu là công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây là đối tượng mà

có nhu cầu vay rất lớn vì thế nên mở rộng việc phát hành thẻ tín dụng.

- Khách hàng là tầng lớp học sinh, sinh viên, những người chi tiêu chủ

yếu bằng nguồn trợ cấp của gia đình, nhu cầu chủ yếu của họ là nhận chuyển

tiền hàng tháng từ gia đình để chi trả cho các khoản như đóng học phí, mua

sắm đồ dùng học tập, chi tiêu cá nhân .v.v. vì vậy loại thẻ mà ngân hàng

hướng tới phục vụ cho đối tượng này là loại thẻ mà có mạng lưới rộng khắp

các tỉnh thành để phục vụ việc chuyển tiền nhanh, rẻ và hiện nay thẻ ATM

của Agribank là tương đối phù hợp. Hơn nữa mức chi tiêu của đối tượng này

tương đối thấp (khoảng 1 đến 2 triệu đồng/tháng), loại thẻ áp dụng chỉ cần thẻ

thường, thẻ từ là phù hợp với mức phí dịch vụ càng thấp càng tốt.

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng đối với dịch

vụ TTKDTM tại chi nhánh

Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu và công trình nghiên cứu tại một

số Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra khung lý

thuyết giả định rằng, sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán

không dùng tiền mặt phụ thuộc vào các nhân tố được nêu trên biểu 3.4.

Biểu 3.4: Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của khách hàng



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

×