1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

* Thị trường tiêu thụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.13 KB, 103 trang )


53



3.1.2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi trên

địa bàn vùng nghiên cứu

Chúng ta chỉ xét mức độ ảnh hưởng của các chi phí đầu vào như: chi phí

phân bón (phân hữu cơ, phân vô cơ và các loại phân sinh học khác), chi phí

thuốc nông dược, chi phí lao động (phun thuốc, bón phân, bồi bùn, làm cỏ, cắt

tỉa cành…), chi phí thu hoạch, chi phí lãi, chi phí khác và các yếu tố đầu ra

như năng suất, giá bán xem các yếu tố này có mối quan hệ như thế nào đối

với lợi nhuận của các nông hộ.

Khi xử lý các số liệu bằng phần mềm Stata về sự hồi qui tương quan

giữa các loại chi phí đến lợi nhuận thu được kết quả sau:

Bảng 3.12: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ

Chỉ số



Giá trị



Hệ số tương quan bội (R)



0,9963



Hệ số xác định (R2)



0,9956



Tỷ số F(9, 50)

P-value



1.485,49

0,000



(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn từ các nông hộ)

3.1.2.1 Ý nghĩa các hệ số

- Hệ số tương quan bội R: ta thấy R = 0,9963 = 99,63%, tức là lợi nhuận

(Y) với các biến X như: chi phí phân bón, chí phí nông dược, chi phí lao

động, chi phí tưới tiêu, chi phí thu hoạch,chi phí lãi, chi phí khác, năng suất,

giá bán có quan hệ chặt chẽ của mô hình.

- Hệ số xác định (R2): ta thấy R2 = 0,9956 = 99,56%, có ý nghĩa là

99,56% sự thay đổi trong lợi nhuận được giải thích bởi các biến: chi phí phân

bón, chí phí nông dược, chi phí lao động, chi phí tưới tiêu, chi phí thu



54



hoạch,chi phí lãi, chi phí khác, năng suất, giá bán. Còn lại 0,44% sự thay đổi

của lợi nhuận được giải thích bởi các nhân tố khác không nghiên cứu trong

mô hình.

3.1.2.2 Kiểm định mô hình

- Kiểm định mô hình

+ Đặt giả thuyết:

H0: µ1 = µ2 = µ3 = µ4 = µ5 = µ6 = µ7 = µ8 = µ9 = 0 tức là 9 yếu tố với các

loại chi phí: phân bón, nông dược, lao động, tưới tiêu, thu hoạch, chi phí lãi,

chi phí khác; năng suất; giá bán không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

H1: µ1 = µ2 = µ3 = µ4 = µ5 = µ6 = µ7 = µ8 = µ9 ≠ 0 tức là 9 yếu tố với các

loại chi phí: phân bón, nông dược, lao động, tưới tiêu, thu hoạch, chi phí lãi,

chi phí khác; năng suất; giá bán có ảnh hưởng đến lợi nhuận.

+ Ta có P_value = 0 < α = 0,05 = 5%.

+ Kết luận: với độ tin cậy α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H 0. Nghĩa là khi

cố định các yếu tố ngoài các yếu tố đã nêu trên, thì các yếu tố này có ảnh

hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

- Hiện tượng đa cộng tuyến

Tất cả các giá trị của VIF đều nhỏ hơn rất nhiều so với 10, nghĩa là

không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình.

- Hiện tượng tự tương quan

Giá trị kiểm định Durbin – Waston d = 2,34 < 4, nghĩa là không có hiện

tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình. Mặt khác, hệ số tương quan cặp

giữa các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8. Nên không có hiện tượng tương

quan cặp trong mô hình.

3.1.2.3 Kiểm định từng biến trong mô hình

- Gọi biến phụ thuộc

Y : là lợi nhuận của nông hộ (đồng/1000m2).



55



- Các biến độc lập:

X1: là chi phí phân bón (đồng/1000m2)

X2: là chi phí thuốc nông dược (đồng/1000m2)

X3: là chi phí tưới tiêu (đồng/1000m2)

X4: là chi phí lao động (đồng/1000m2)

X5: là chi phí thu hoạch (đồng/1000m2)

X6: là chi phí lãi (đồng/1000m2)

X7: là chi phí khác (đồng/1000m2)

X8: là năng suất bưởi (kg/1000m2)

X9: là giá bán bưởi (đồng/kg)

Bảng 3.13: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI

NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI

Các biến



Hệ số β



Chỉ số t



Chi phí phân bón (X1)



-1,041



-19,14***



Chi phí nông dược (X2)



-1,079



-4,03***



Chi phí tưới tiêu (X3)



-0,785



-1,21ns



Chi phí lao động (X4)



-1,070



-8,08***



Chi phí thu hoạch (X5)



-0,698



-0,94ns



Chi phí lãi (X6)



-1,969



-3,69***



Chi phí khác (X7)



-0,541



0,78ns



Năng suất (X8)



6.474,595



91,70***



Giá bán (X9)



2.547,471



33,65***



-16.200.000



-30,80***



Hằng số β0



(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn từ các nông hộ)

***



: ý nghĩa đến 1%



ns



: không có ý nghĩa



56



Theo kết quả trên ta thấy có 6 yếu tố đưa vào mô hình có ý nghĩa, có

ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ:

Chi phí phân bón (P = 0%)

Chi phí thuốc nông dược (P = 0%)

Chi phí lao động (P = 0%)

Chi phí lãi (P = 0,1%)

Năng suất (P = 0%)

Giá bán (P = 0%)

Qua kết quả phân tích trên có ba biến không có ý nghĩa trong mô hình

đó là: chi phí tưới tiêu, chi phí thu hoạch, chi phí khác.

3.1.2.4 Viết phương trình hồi qui và giải thích phương trình hồi qui tương

quan đa biến

- Phương trình hồi qui:

Y = - 16.200.000 –1,041X1 – 1,079X2 – 0,785X3 - 1,070X4 - 0,698X5 –

1,969X6 - 0,541X7 + 6.474,595X8 + 2.547,471X9

- Giải thích phương trình hồi qui:

+ Yếu tố chi phí phân bón (X1)

Chi phí phân bón là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận

của nông hộ. Loại phân mà nông hộ sử dụng, liều lượng sử dụng có ảnh

hưởng gián tiếp đến lợi nhuận thông qua năng suất bưởi tăng hay giảm. Mặt

khác, chi phí phân bón cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ.

Từ phương trình trên ta có β1 = - 1,041. Giá trị này cho ta thấy nếu chi phí

phân bón của nông hộ tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận của nông hộ giảm 1,041

đồng, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

+ Yếu tố chi phí thuốc nông dược (X2)

Chi phí nông dược cũng có tác động đến nông hộ tham gia trồng

bưởi, với β2 = -1,079 giá trị này cho ta thấy nếu chi phí thuốc nông dược của



57



hộ tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận của nông hộ giảm 1,079 đồng trong trường

hợp các yếu tố khác (chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu, chi phí lao động, chi

phí thu hoạch, chi phí lãi, chi phí khác, năng suất, giá bán) không đổi.

+ Yếu tố chi phí tưới tiêu (X3)

Ta có β3 = - 0,785. Về ý nghĩa thống kê, không đủ cơ sở để kết luận

rằng yếu tố chi phí tưới tiêu có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

+ Yếu tố chi phí lao động (X4)

Từ phương trình trên ta có β4 = -1,070. Như vậy trong điều kiện các

yếu tố khác không đổi, lợi nhuận của nông hộ sẽ giảm 1.070 đồng nếu nông

hộ tăng chi phí sử dụng lao động thêm 1000 đồng.

+ Yếu tố chi phí thu hoạch (X5)

Ta có β5 = -0,698. về mặt thống kê, không đủ cơ sở để kết luận rằng

yếu tố chi phí thu hoạch có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

+ Yếu tố chi phí lãi vay (X6)

Tư phương trình trên ta có có β6 = -1,969. Như vậy trong điều kiện

các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí lãi vay của nông hộ tăng thêm 1 đơn vị

thì lợi nhuận của nông hộ sẽ giảm 1,969 đồng.

+ Yếu tố các chi phí khác (X7)

Ta có β7 = -0,541, không đủ điều kiện để kết luận rằng yếu tố chi phí

khác có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

+ Yếu tố năng suất (X8)

Năng suất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của

nông hộ. Từ phương trình trên ta có β 8 = 6.474,595, giá trị này cho ta biết nếu

năng suất thu hoạch của nông hộ tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận của nông hộ tăng

6.474,595 đồng. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hay nói cách khác

khi năng suất bưởi của nông hộ tăng lên thì lợi nhuận của nông hộ tăng tương

ứng với hệ số β8.



58



+ Yếu tố giá bán (X9)

Giá bán cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến

lợi nhuận của nông hộ. Từ phương trình ta có β 9 = 2.547,471. Giá trị này cho

thấy trong điều kiện các nhân tố khác như năng suất, chi phí phân bón, chi phí

tưới tiêu, chi phí lao động, chi phí thu hoạch, chi phí lãi, chi phí khác không

đổi; nếu giá bán bưởi của nông hộ tăng thêm 1.000 đồng thì lợi nhuận của

nông hộ sẽ tăng thêm 2.547,471đồng.

Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận nó phụ thuộc rất

nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là các yếu tố phân tích trên. Nó có tác động trực

tiếp, rõ ràng đến lợi nhuận, chỉ cần có sự thay đổi nhỏ của yếu tố này thì lợi

nhuận của nông hộ sẽ thay đổi rất lớn như năng suất hay giá bán chỉ cần tăng

lên 1.000 đồng thì lợi nhuận tăng thêm 2.547.471 đồng.



59



3.1.3 So sánh hiệu quả của việc sản xuất bưởi giữa nông hộ sản xuất áp

dụng “globalgap” và không áp dụng

3.1.3.1 So sánh chi phí đầu vào của hai mô hình

Bảng 3.14: TỔNG HỢP CHI PHÍ TRUNG BÌNH GIỮA HAI MÔ HÌNH

SẢN XUẤT CÓ ÁP DỤNG VÀ KHÔNG ÁP DỤNG “GLOBALGAP”

ĐVT: Đồng/1000m2

STT



Khoản

mục



Phân bón



2



Nông dược



3

4



Lao động

gia đình

Lao động

thuê ngoài



Độ lệch chuẩn





1



Trung bình cộng







Không



Không



Trị số Z

Trị số

Z



P



1.831.113,33



3.458.760,0

50.955,83

0



108.357,2

5



-6,653 0,000



258.603,33



505.096,67 19.196,44



23.038,40



-5,582 0,000



1.419.926,67 1.194.733,33 44.231,83



43.315,18



-2,994 0,003



319.287,67



339.835,33 13.162,17



21.504,06



-0,769 0,442



200.711,00



131.600,00



10.807,3

5



5.610,87



-4,732 0,000



5



Tưới tiêu



6



Thu hoạch



0,00



85.383,33



0,00



11.045,66



-5,650 0,000



7



Chi phí lãi



88.550,67



67.667,00



11.358,1

8



10.987,55



-1,279 0,201



130.954,33



161.085,33



9.628,35



8.574,42



-2,048 0,041



4.249.147,00 5.944.161,00 78.434,56



130.792,8

8



-6,446 0,000



8

9



Chi phí

khác

Tổng chi

phí



(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn từ các nông hộ)

Giả thuyết: (chọn mức ý nghĩa α = 5%)

H0: trung bình các chi phí của hai mô hình là như nhau.

H1: trung bình các chi phí của hai mô hình là khác nhau.

- Chi phí phân bón: với P = 0, giả thuyết H 0 bị bác bỏ hoàn toàn, vậy chi

phí của nông hộ áp dụng mô hình sản xuất bưởi theo “tiêu chuẩn GlobalGap”



60



(1.831.113,30 đồng), thấp hơn so với nông hộ không áp dụng “tiêu chuẩn

GlobalGap” vào sản xuất (3.458.760 đồng). Do những hộ này áp dụng

“GlobalGap” nên đã giảm được một lượng phân đáng kể cho diện tích vườn

của mình. Một lý do khác là để hạn chế dư lượng phân hóa học tồn tại trong

trái bưởi, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thu mua cũng như yêu cầu kỹ

thuật của việc xuất khẩu. Nông hộ áp dụng “GlobalGap” giảm được 47,1%

chi phí phân bón so với nông hộ không áp dụng mô hình này.

- Chi phí nông dược: P = 0, bác bỏ giả thuyết H0 hoàn toàn, vậy chi phí

nông dược (thuốc trừ xâu, thuốc trừ bệnh, thuốc diệt cỏ…) ở nông hộ áp dụng

“GlobalGap” là 258.603,33 đồng thấp hơn so với nông hộ không áp dụng

“GlobalGap” 505.096,67 đồng. Nguyên nhân chi phí của nông hộ áp dụng

“GlobalGap” thấp là do những hộ này quản lý dịch hại tổng hợp trên diện tích

của mình theo IPM và đáp ứng một số yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm

các chất có trong sản phẩm nên hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học. Còn các

nông hộ không áp dụng “GlobalGap” thì sử dụng thuốc nông dược rất nhiều

trên vườn cây, dù các loại sâu bệnh hại chưa gây ảnh hưởng lớn thì họ đã tiến

hành can thiệp bằng các lại thuốc hóa học; liều lượng sử dụng của họ cũng

cao hơn các nông hộ áp dụng mô hình “GlobalGap” nên các loại thiên địch

cũng bị tiêu diệt. Vì vậy, càng về sau thì họ sử dụng nông dược càng nhiều và

nhiều hơn lúc trước làm chi phí tăng cao hơn nhiều so với nông hộ áp dụng

“GlobalGap”.

- Chi phí lao động gia đình: với Z = - 2,994, P = 0,3% < α = 5%, đủ điều

kiện để bác bỏ giả thuyết H0, vậy chi phí lao động gia đình ở hai mô hình có

sự khác nhau. Chi phí lao động của các nông hộ áp dụng mô hình GlobalGap

(1.419.926,67 đồng) cao hơn so với hộ không áp dụng “GlobalGap”

(1.194.733,33 đồng). Nguyên nhân là do những hộ áp dụng “GlobalGap” áp

dụng những tiêu chuẩn trong quy định của quá trình sản xuất, mặc dù không



61



sử dụng nhiều phân bón hay thuốc hóa học nhưng phải thường xuyên thăm

vườn để có hướng xử lý khi bệnh hại phát sinh nên tốn công rất nhiều.

- Lao động thuê ngoài: P = 42,2% > α = 5%, không đủ điều kiện để bác

bỏ giả thuyết H0, vậy chi phí lao động thuê ngoài ở hai mô hình là như nhau.

- Chi phí tưới tiêu: P = 0 < α = 5%, bác bỏ hoàn toàn giả thuyết H 0, vậy

chi phí tưới tiêu ở nông hộ áp dụng mô hình “GlobalGap” (200.711 đồng) cao

hơn so với nông hộ không áp dụng mô hình “GlobalGap” là 131.600 đồng.

Do không sử dụng nhiều phân thuốc nhưng bù lại phải tưới tiêu nhiều để đáp

ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là lúc cây mang trái thì

cần nhiều nước hơn. Từ đó làm cho chi phí ở những hộ này cao hơn 52,5% so

với những hộ không áp dụng mô hình “GlobalGap”.

- Chi phí thu hoạch: P = 0 < α = 5%, bác bỏ hoàn toàn giả thuyết H 0, chi

phí thu hoạch ở hai mô hình có sự khác nhau. Chi phí thu hoạch ở nông hộ áp

dụng mô hình “GlobalGap” (0 đồng) thấp hơn so với những nông hộ không

áp dụng mô hình “GlobalGap” (85.383,33 đồng). Nguyên nhân có sự khác

biệt này là các hộ áp dụng mô hình “GlobalGap” khi xét cấp chứng nhận đạt

tiêu chuẩn thì cũng đã kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với công ty bao tiêu

sản phẩm (công ty TNHH The Fruit Republic), do vậy khi tới lúc thu hoạch

công ty sẽ đưa nhân viên xuống địa phương để thu hoạch. Còn những hộ

không áp dụng mô hình thì việc bán bưởi tự do hơn, thị trường nào giá cao thì

bán ở đó nên tốn chi phí thuê mướn nhân công hoặc lao động gia đình để thu

hoạch.

- Chi phí lãi: P = 20,1% > α = 5%, không đủ điều kiện để bác bỏ giả

thuyết H0, vậy chi phí lãi vay ở hai mô hình là như nhau.

- Chi phí khác: P = 4,1% < α = 5%, bác bỏ giả thuyết H 0, vậy các chi phí

khác ở hai mô hình có sự khác nhau. Chi phí khác của nông hộ áp dụng mô

hình “GlobalGap” (130.954,33 đồng) thấp hơn so với những nông hộ không



62



áp dụng mô hình này là 161.085,33 đồng. Do những nông hộ áp dụng mô

hình “GlobalGap” không phải tốn các khoảng chi phí nhiên liệu, năng lượng

cho việc giao dịch, đi lại hay chở sản phẩm đến nơi thu mua.

Tổng chi phí đầu vào của nông hộ áp dụng mô hình “GlobalGap”

(4.249.147 đồng/1000m2) thấp hơn so với nông hộ không áp dụng mô hình

“GlobalGap” (5.944.161 đồng/1000m2), do nông hộ áp dụng “GlobalGap” họ

được tập huấn kỹ thuật sản xuất và tận dụng được những kiến thức đó vào

diện tích đất sản xuất của mình như: giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu,

không sử dụng thuốc hóa học khi không cần thiết để đảm bảo tiêu chuẩn an

toàn vệ sinh thực phẩm làm ra. Nên từ đó chi phí của những nông hộ áp dụng

mô hình “GlobalGap” giảm được 28,5% chi phí đầu vào so với những nông

hộ không áp dụng mô hình này.

1.000 đồng



Hình 3.4: Chi phí đầu vào của hai mô hình sản xuất có áp dụng

“GlobalGap” và không áp dụng mô hình này vào sản xuất bưởi

3.1.3.2 So sánh kết quả đầu ra của hai mô hình

Để tìm hiểu rõ hơn hiệu quả của việc áp dụng mô hình “GlobalGap” của

các nông hộ vào việc sản xuất bưởi, thì tiếp tục so sánh các yếu tố đầu ra như

năng suất, giá bán (giá sẳn lòng chi trả của nhà doanh nghiệp), doanh thu, lợi



63



nhuận của các nông hộ và các tỷ số tài chính như : doanh thu trên chi phí

(DT/CP), lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/CP), lợi nhuận trên doanh thu

(LN/DT).

Bảng 3.15: SO SÁNH CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA CỦA HAI MÔ HÌNH

SẢN XUẤT CÓ ÁP DỤNG VÀ KHÔNG ÁP DỤNG “GLOBALGAP”

ĐVT: Đồng/1000m2

STT Khoản mục



Trung bình cộng





1 Năng suất

2 Giá bán

3 Doanh thu

4 Lợi nhuận

5 DT/CP



2.403



Không

2.464



Độ lệch chuẩn



88,601



Trị số Z



Không Trị số Z



P



90,513



-0,475 0,635



6.480

6.520

76,173

93,391

15.628.00

638.860,7

16.096.666

676.129,84

0

6

11.378.85 10.152.50

628.523,24 677.317,09

3

5

3,697

2,743

0,154

0,129



-0,443 0,657

-0,176 0,865

-1,464 0,143

-4,066 0,000



6 LN/CP



2,697



1,743



0,154



0,129



-4,066 0,000



7 LN/DT



0,715



0,612



0,012



0,018



-4,066 0,000



(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn từ các nông hộ)

Đặt giả thuyết (chọn mức ý nghĩa α = 5%)

H0: trung bình các yếu tố đầu ra của hai mô hình là như nhau.

H1: trung bình các yếu tố đầu ra của hai mô hình là khác nhau.

- Năng suất: P = 63,5% > α = 5%, không đủ điều kiện để bác bỏ giả

thuyết H0, vậy năng suất của nông hộ trồng bưởi theo mô hình “GlobalGap”

và nông hộ không áp dụng mô hình này là như nhau.

- Giá bán: P = 65,7% > α = 5%, không đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết

H0, vậy giá bán của hai mô hình là như nhau. Đây là một nghịch lý vì khi áp

dụng mô hình “GlobalGap” thì cái lợi lớn nhất mà nông hộ tham gia sản xuất



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

×