1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

2 Phương pháp nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.13 KB, 103 trang )


31



xuất; từ đó có thêm những nhận xét, đánh giá về thực trạng sản xuất và dự định

trong tương lai của người dân, phục vụ nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho đề

tài .

Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, thảo luận với cán bộ có kinh nghiệm

trong trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến…tại địa phương, các trung tâm nghiên

cứu cây ăn trái.

Điều tra kinh tế hộ: Kết hợp hai phương pháp điển hình và ngẫu nhiên để

chọn vùng, xã điều tra, hộ điều tra. Tổng số xã điều tra: 03 xã, tổng số mẫu (hộ)

điều tra: 60 mẫu.

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích thống kê: dùng các phương pháp này mô tả kết

quả thống kê để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của

từng vấn đề nghiên cứu đến sự phát triển cây Bưởi.

- Phương pháp so sánh

So sánh hiệu quả sản xuất của việc áp dụng “GlobalGap” và không áp

dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất bưởi của các nông hộ. Để đạt được mục tiêu

này, bài viết dùng phương pháp phân tích giữa hai mô hình là có áp dụng

“GlobalGap” và không áp dụng tiêu chuẩn này nhằm so sánh các yếu tố đầu

vào như các loại chi phí và yếu tố đầu ra như doanh thu và lợi nhuận. Xem

mô hình nào mang lại hiệu quả cao hơn

Bài viết còn dùng kiểm định U là kiểm định Mann – Whitney để kiểm

định những khác biệt giữa chi phí, lợi nhuận, doanh thu trung bình của hai mô

hình.

- Mô hình hồi qui đa biến



32



để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Mục đích của

phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan)

giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải

thích). Phương pháp này được ứng dụng trong bài viết để phân tích mối liên

hệ giữa nhiều biến ngẫu nhiên.

Phương trình hồi qui tuyến tính có dạng:

Y = ß0 + ß1X1 + ß2 X2 + ß3 X3 + ß4 X4 +…+ ßi Xi + Ui

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc (biến được giải thích)

ß0: là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X 1,

X2… Xi bằng 0.

X1, X2… Xi là các biến độc lập (biến giải thích)

ß1, ß2,… ßi gọi là hệ số hồi qui riêng. Hệ số hồi qui riêng cho biết ảnh hưởng

của từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến

còn lại được cố định.

Ui là phần biến động mà mô hình không giải thích được nên gọi là phần dư.

Hệ số xác định R2:được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của

biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập Xi.

Hệ số tương quan bội R: nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ

thuộc (Y) và biến độc lập (Xi).

Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến được

giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập X i (Xi: còn được gọi là biến

giải thích).



33



Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích thực trạng tình hình cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

3.1.1 Một số nhân tố sản xuất, phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Long

3.1.1.1 Đặc điểm của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

Thực trạng sản xuất của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu có liên quan đến

nguồn lực sẵn có của nông hộ, chủ yếu tập trung vào các nguồn lực lao động:

lao động, diện tích đất canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất.

Bảng 3.1: TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT Ở

TỈNH VĨNH LONG



STT



Khoản mục



ĐVT



Giá trị



Giá trị

nhỏ nhất



lớn



Trung

bình



1



Số nhân khẩu



Người



1



nhất

13



2



Số lao động tham gia sản xuất



Người



1



4



2,48



3



Trình độ học vấn



Cấp học



0



4



1,75



4



Số năm kinh nghiệm



Năm



5



50



14,20



5



Tuổi



Năm tuổi



26



90



48,7



6



1

Diện tích đất sản xuất

Công

(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn)



22



7,8



4,92



- Lao động

Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đặc biệt

là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy chúng ta cần xét những yếu tố liên quan tới

lao động.



34



Qua bảng 3.1 cho thấy số nhân khẩu của các nông hộ trung bình là

khoảng 5 người. Trong đó, số nhân khẩu cao nhất là 13 người chiếm 1,67%,

thấp nhất là 1 người chiếm 1,67% và đa số các hộ có khoảng 3 người chiếm

21,67% đến 7 người là 11,67%

Bảng 3.2: SỐ LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH THAM GIA TRỰC

TIẾP VÀO SẢN XUẤT BƯỞI



1



9



15,00



2



26



43,33



3



12



20,00



4



13



21,67



5



0



0



Tổng



60



100



(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2011)

Nông nghiệp là ngành thâm dụng lao động, tuy nhiên trồng bưởi không

đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng người trực tiếp sản xuất phải nắm được những kỹ

thuật để nhận biết các loại bệnh hại, cũng như các thời kỳ chăm sóc cây thích

hợp, bón phân và phun thuốc đúng lúc, đúng liều lượng. Đặc biệt vào lúc làm

bông cho trái thì đòi hỏi khá nhiều lao động khi bồi liếp, cắt cành tạo tán, bón

phân và phun thuốc kích thích ra hoa. Lao động chủ yếu được thuê mướn tại

địa phương, tùy thuộc vào diện tích đất canh tác ít hay nhiều mà số lao động

tham gia trực tiếp vào sản xuất khác nhau, trung bình là 2,48 người, gần bằng

2 người (chiếm 43,33%), 3 người chiếm 20% và số lao động tham gia trực

tiếp vào sản xuất cao nhất là 4 người, chiếm 21,67%.

Với số nhân khẩu từ 3 đến 7 người trong gia đình (chiếm 88,33%), trung

bình có 2 người tham gia trực tiếp vào sản xuất bưởi. Thông thường những



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

×