1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.13 KB, 103 trang )


23



+ Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành Phố

CầnThơ.

Tọa độ địa lý của tỉnh từ 9052’45” đến 10019’50” vĩ độ Bắc từ 104041’25”

đến 106017’03” kinh độ Đông.

Diện tích tự nhiên Vĩnh Long 147.912,74 ha gồm 8 đơn vị hành chánh và 7

huyện ( Bình Minh, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà

Ôn) và 1 thành phố Vĩnh Long, chiếm bằng 0,4% diện tích cả nước; bằng 3,6%

diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long và là tỉnh có diện tích đứng hàng thứ 12/13

tỉnh khu vực ĐBSCL( lớn hơn Tp Cần Thơ).

Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình

khá thấp so với mục nước biển, toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long

và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25 m. Đây là địa hình dạng

ngập lụt, tiểu địa hình cuả tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao

dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch

lớn.

2.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có

chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm

từ 25oC đến 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên

độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3oC..

- Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ.

Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình

quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền

đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

- Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88%

và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của



24



tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân

theo tháng vào mùa khô là 116-179 mm.

- Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình

quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố

tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).

Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển

nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khi hậu cực đoan nhưng

những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,v.v..có thể là những tác

động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm khi bố trí

không gian lãnh thổ và kinh tế-xã hội nói chung.

2.1.1.3 Dân số và lao động

Dân số tỉnh Vĩnh Long năm 2011 là 1.027.521 người.Tỉnh Vĩnh Long có

nguồn lao động rất dồi dào. Tổng số lao động trên địa bàn tỉnh khoảng

744.237 người. Trong đó: lao động đang làm việc trong ngành kinh tế:

610.362 người; lao động có khả năng lao động đang học phổ thông: 46.507

người; lao động có khả năng lao động đang học chuyên môn nghiệp vụ, nghề:

23.407 người; lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm: 10.872

người.

2.1.2 Điều kiện kinh tế

2.1.2.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt

Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh

Long ngày một tăng cao. Tính trong năm 2011, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt

được 4.356,346 tỷ đồng chiếm 49,73% tổng sản phẩm của cả tỉnh

Diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm của tỉnh có những biến động

từ năm 2008 đến năm 2011 từ đó sản lượng cũng biến động theo. Sự biến động

đó được thể hiện như sau:



25



BẢNG 2.1: DIỆN TÍCH QUA CÁC NĂM

ĐVT: Ha

NĂM

2008

64.90



Cây lúa(ha)



5

31.67



Cây màu(ha)

Cây CN lâu năm(ha)



6

46.03



2009



NĂM

2010



2011



67.560



66.904



65.830



32.777



34.607



37.051



46.213



46.830



47.380



8

(Nguồn:Báo cáo tổng hợp quy hoạch pt NN tỉnh Vĩnh Long)

BẢNG 2.2: SẢN LƯỢNG QUA CÁC NĂM



ĐVT: Tấn

NĂM



NĂM



2008

2009

2010

Cây lúa

425.867

427.502

453.917

Cây màu

305.841

350.579

378996

Cây CN lâu năm

386.917

396.917

401.965

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch pt NN tỉnh Vĩnh Long



2011

434.775

408.579

535.000



- Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm của tỉnh trong những năm gần đây

phát triển tương đối mạnh sau đợt bùng phát dịch bệnh năm 2008.

Bảng số lượng gia súc gia cầm của tỉnh



26



BẢNG 2.3: SỐ LƯỢNG GIA SÚC GIA CẦM QUA CÁC NĂM

ĐVT: Con

NĂM



NĂM

2008



2009



2010



2011



SỐ LƯỢNG



67.234

67.350

67.243

67.600

Heo

305.670

330.620

353196

299.700

Gia cầm

3,86 triệu

3,94 trệu 4,7 triệu

5,15 triệu

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch pt NN tỉnh Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy có sự phát triển tốt đặc biệt là gia cầm

có bước phát triển mạnh từ 3,86 triệu con trong năm 2008 tăng lên 5,15 triệu con

năm 2011.

- Thủy sản

Tính đến cuối năm 2011 toàn tỉnh có 397 ha hầm nuôi cá tra, trong đó có

297 ha đang thả nuôi và 18 ha chuyển sang đối tượng nuôi khác.

Nghề nuôi cá lồng bè tiếp tục phát triển mạnh nhờ giá ổn định và ở mức

tương đối cao, đảm bảo cho người nuôi có lợi nhuận. Toàn tỉnh hiện có 740

lồng, bè các loại, tăng 77 chiếc so với năm 2010, đối tượng nuôi bằng lồng bè

chủ yếu là cá điêu hồng.

Sản lượng nuôi công nghiệp và khai thác tự nhiên năm 2011 ước đạt

143.505 tấn, tăng 2,17% so với năm 2010, trong đó sản lượng nuôi đạt

135.861 tấn, tăng 2,32%. Riêng sản lượng nuôi cá tra thâm canh đạt 113.373

tấn, giảm 1,31% so năm 2010.

2.1.2.2 Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp ước năm 2011 đạt 6.482 tỷ đồng, đạt 92,6%

KH, tăng 20,17% so với năm 2010. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng

37,30%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 13,18% và khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài tăng 30,83%.



27



Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu ước thực hiện năm 2011 tăng khá cao

so với năm trước như: Rau quả đóng hộp tăng 750,39%; gạo lau bóng tăng

17,65%; thức ăn gia súc gia cầm tăng 45,4%; thức ăn thủy sản tăng 21,08%; giày

thể thao tăng 12,65%; ống tiêm, kim chích tăng 25,75% … Một số sản phẩm giảm

so với cùng kỳ: chế biến thủy sản đông lạnh giảm 19,41%; nấm rơm muối giảm

3,86%; đóng tàu, xà lan giảm 9,52%...

2.1.2.3 Thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội năm 2011 ước

thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 21,32% so với năm 2010. Trong đó ngành

thương nghiệp đạt 17.040 tỷ đồng, tăng 21,9%; khách sạn nhà hàng đạt 3.080

tỷ đồng, tăng 28,37%; dịch vụ đạt 873 tỷ đồng, tăng 37,51%; du lịch đạt 16,5

tỷ đồng, tăng 9,7%.

Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa 10 chợ, đến nay toàn tỉnh có

108 chợ. Thực hiện chuyển đổi 01 chợ từ mô hình Ban quản lý chợ sang mô

hình Hợp tác xã khai thác quản lý (chợ Nhơn Phú huyện Mang Thít). Tỉnh

còn đầu tư vốn xây dựng nhà lồng 4 chợ, mức hỗ trợ 350 triệu đồng/chợ.

Xuất khẩu: đạt 390 triệu USD, tằng 39,2% so KH năm và tăng 45,46%

so với năm 2010, một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng như:

gạo tăng 7,3%, thủy sản đông lạnh tăng 14,7%, hột vịt muối tăng 10,2%, giày

các loại tăng 39,4%...

Nhập khẩu: đạt 127 triệu USD, tăng 37,1% so với năm 2010, các mặt

hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và các loại nguyên vật liệu để

phục vụ sản xuất như: nguyên phụ liệu ngành giày da, nguyên liệu sản xuất

dầu nhờn, dược phẩm,...

Tổng lượt khách du lịch đến tỉnh năm 2011 ước khoảng 750.000 lượt

khách, tăng 5% so kế hoạch năm 2011 và tăng 16% so năm 2010, trong đó



28



khách quốc tế: 200.000 lượt khách, tăng 22% so với năm 2010, khách nội địa:

550.000 lượt khách, tăng 12% so với năm 2010.

2.1.3 Cơ sở hạ tầng xã hội

Vĩnh Long có trục đường lộ 1A con đường huyết mạch của đồng bằng sông

Cửu Long, đoạn chạy qua Vĩnh Long dài 35 km, đã được nâng cấp (tiêu chuẩn

đường cấp một đồng bằng), đặc biệt cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ đã làm cho

giao thông đường bộ Vĩnh Long nối liền với các tỉnh bờ Nam sông Hậu và Bắc

sông Tiền với vùng Đông Nam bộ, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh trở nên rất

thuận lợi. Thêm vào đó còn có các quốc lộ 53 dài 47 km, quốc lộ 54 dài 49 km..

Có 10 tuyến đường tỉnh ( 901, 902, 903…) với tổng chiều dài 222,6 km đã

và đang được nâng cấp, lưu thông và vận chuyển tương đối thuận lợi và với 87

tuyến đường huyện với chiều dài 372 km, với 165 chiếc cầu trên trên các tuyến.

Mặt khác Vĩnh Long có các sông lớn: sông Hậu Giang, sông Tiền Giang, Cổ

Chiên, Mang Thít là các tuyến giao thông thủy quốc gia ngoài ra còn có hệ thống

kênh rạch chằng chịt tạo thuận lợi cho việc giao thông cũng như trong các vận

chuyển.

2.1.4 Một số thuận lợi, khó khăn chung của điều kiện tự nhiên xã hội đối

với tình hình phát triển cây ăn trái ở tỉnh Vĩnh Long

2.1.4.1 Nhân tố thuận lợi

- Tỉnh Vĩnh Long có lợi thế về vị trí địa lý

Vĩnh Long nằm ở vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long rất phù hợp

cho phát triển nông nghiêp hàng hóa theo cơ chế thị trường đặc biệt là cây ăn

trái. Có mạng lưới giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy chằng chịt nên rất

thuận lợi nhiều mặt đặc biệt là trong công tác vận tải hàng hóa, giao lưu kinh tế

với các tỉnh khu vực Nam Bộ mà cả các nước trên thế giới. Là tỉnh nằm trong

vùng ảnh hưởng của thành phố Cần Thơ và Hồ Chí Minh. Đây là hai trung tâm

kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của vùng kinh tế trong điểm



29



phía Nam. Với lợi thế này, Vĩnh Long được đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu

tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như thị trường đầu ra cho

các loại sản phẩm.

- Khí hậu Vĩnh Long mang tính của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa

dồi dào, nền nhiệt cao và ổn định( trung bình 26 – 27 0C). Đất đai độ phì cao, ít

chua và hoàn toàn chủ động nguồn nước. Đây là điều kiện thích hợp cho cây

trái sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là cây bưởi

- Ngành du lịch sinh thái ở Vĩnh Long đang phát triển mạnh là điều kiện

cần thiết cho cây ăn trái của tỉnh phát triển. Cảnh trí thiên nhiên với các vườn

cây trái trĩu quả bao quanh các cù lao cho phép Vĩnh Long phát triển du lịch

sinh thái giàu chất trữ tình, mang bản sắc văn hóa của miệt vườn sông nước

Cửu Long. Ngược lại, du lịch sinh thái mở ra thị trường đầu ra cho các vườn

cây ăn trái.

- Về nguồn nhân lực được đánh giá là nơi có nguồn lao động dồi dào, giá

nhân công rẻ. Hơn nữa, mặc dù đời sống tuy con khó khăn, trình độ chuyên

môn kỹ thuật còn hạn chế nhưng người dân có đức tính cần cù, nhạy bén tiếp

thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Do đó, nguồn nhân lực của Vĩnh Long có

khả năng hoạt động hiệu quả nếu được đào tạo và sử dụng hợp lý.

- Hệ thống bến tàu, bến cảng cũng được cải tạo và nâng cấp, phục vụ khá

tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, cảng Vĩnh Long có năng lực trao

đổi hàng hóa 200.000 tấn/ năm và tàu tải trọng từ 2.000 đến 3.500 tấn cập bến

dễ dàng. Đây là thế mạnh của tỉnh trong việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu

và nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất.

2.1.4.2 Các nhân tố hạn chế

- Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long còn manh mún với nhiều loại sở

hữu, quy mô lớn nhỏ khác nhau nên kỹ thuật chăm sóc cây trái của nông dân

chưa đạt theo quy trình hướng dẫn chung, dẫn đến chất lượng trái cây không



30



đồng đều, gây không ít khó khăn cho khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ.

- Trình độ sản xuất còn dựa vào tập quán và kinh nghiêm lâu đời, tác dụng

của khoa học kỹ thuật còn yếu. công nghệ bảo quản trái cây còn giản đơn, công

nghiệp chế biến trái cây vẫn còn là một lĩnh vực bị bỏ trống, chưa được đầu tư

thỏa đáng. Do những yếu kém này mà trái cây Vĩnh Long hư hỏng ở mức cao,

chưa đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Đa số các tổ chức thương mại ở Vĩnh Long đều có quy mô nhỏ, lại ít đầu

tư cho các công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại. do đó việc

mở thêm thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống còn chậm và phần

lớn sản phẩm hàng hóa chỉ được tiêu thu trong nước. Hơn nữa hiện nay mới chỉ

có khoảng 67% số xã trong tỉnh là có chợ và cơ sở vật chất các chợ còn yếu

kém.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Chọn 3 xã Mỹ Hòa, Đông Thành và Thuận An là những xã điển hình của

tỉnh Vĩnh Long

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu đã được các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, các bộ ngành

Trung ương; các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức kinh tế ở trong và ngoài nước

được công bố từ các nguồn khác nhau, có liên quan đến nội dung đề tài.

- Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

(PRA) trong quá trình khảo sát. Sử dụng những câu hỏi mở, thông qua phương

pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ vườn, trang trại, các đối tượng có liên quan

đến sản xuất, phát triển cây Bưởi để hiểu biết thực trạng những thuận lợi, khó

khăn trong sản xuất kinh doanh, những dự định trong tương lai của họ đối với sản



31



xuất; từ đó có thêm những nhận xét, đánh giá về thực trạng sản xuất và dự định

trong tương lai của người dân, phục vụ nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho đề

tài .

Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, thảo luận với cán bộ có kinh nghiệm

trong trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến…tại địa phương, các trung tâm nghiên

cứu cây ăn trái.

Điều tra kinh tế hộ: Kết hợp hai phương pháp điển hình và ngẫu nhiên để

chọn vùng, xã điều tra, hộ điều tra. Tổng số xã điều tra: 03 xã, tổng số mẫu (hộ)

điều tra: 60 mẫu.

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích thống kê: dùng các phương pháp này mô tả kết

quả thống kê để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của

từng vấn đề nghiên cứu đến sự phát triển cây Bưởi.

- Phương pháp so sánh

So sánh hiệu quả sản xuất của việc áp dụng “GlobalGap” và không áp

dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất bưởi của các nông hộ. Để đạt được mục tiêu

này, bài viết dùng phương pháp phân tích giữa hai mô hình là có áp dụng

“GlobalGap” và không áp dụng tiêu chuẩn này nhằm so sánh các yếu tố đầu

vào như các loại chi phí và yếu tố đầu ra như doanh thu và lợi nhuận. Xem

mô hình nào mang lại hiệu quả cao hơn

Bài viết còn dùng kiểm định U là kiểm định Mann – Whitney để kiểm

định những khác biệt giữa chi phí, lợi nhuận, doanh thu trung bình của hai mô

hình.

- Mô hình hồi qui đa biến



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

×