1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA THÁI LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.6 KB, 78 trang )


Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Tăng trưởng GDP ở mức cao, kéo dài nhiều thập kỷ, cộng với lãi suất tiết kiệm

trong nước cao (bình quân tại thời điểm bấy giờ là 16,3% trong khi ở Mỹ là 7,6%) và tỷ

giá hối đoái gần như cố định đã tạo nên một môi trường kinh doanh hấp dẫn với các nhà

đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tài chính, cho vay ngắn hạn và tín dụng thương mại.

Như vậy, các doanh nghiệp trong nước, nếu vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng, công ty

nước ngoài như Mỹ thì chỉ chịu lãi suất khoảng ½ lãi suất vay trong nước. Nếu các

doanh nghiệp tận dụng khả năng sử dụng vốn bên ngoài này không quan tâm thực sự đến

hiệu quả sử dụng vốn vay thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm, dù tổng giá trị sản lượng có thể

tăng.

Một điểm đặc biệt ở Thái Lan là trong giai đoạn 1991 – 1996, đầu tư trực tiếp của

nước ngoài vào Thái Lan chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đầu tư tài chính (gián tiếp) và sử

dụng vốn vay ngắn hạn của nước ngoài. Tổng đầu tư trực tiếp thời kỳ này là 11,791 tỷ

USD, tổng đầu tư trực tiếp thuần là 2,857 USD, do vậy tổng đầu tư gián tiếp thuần là

8,844 tỷ USD. Trong khi đó, tổng đầu tư tài chính thuần (cổ phần, cổ phiếu) là 16,4 tỷ

USD và tổng vay ngắn hạn thuần là 60,4 tỷ USD. Như vậy, trong tổng số vốn nước ngoài

thuần đã đổ vào Thái Lan thời kỳ 1991 – 1996 là 85,293 tỷ USD thì đầu tư trực tiếp chỉ

chiếm khoảng 10,36% và đầu tư gián tiếp 19,23% và tín dụng, vay ngắn hạn là 70,4%.

Việc sử dụng tới gần 90% tổng đầu tư tài chính thuần và tín dụng ngắn hạn sẽ tạo áp lực

tài chính rất lớn lên các công ty, vì phải trả lãi thường xuyền và bằng ngoại tệ, hậu quả là

nếu quản lý kinh doanh không tốt thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty sẽ

thấp. Và thực tế, tỷ suất thu hồi hay tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân các

doanh nghiệp đã giảm từ 8%/năm năm 1991 xuống còn 1%/năm năm 1996. Trong một

nền kinh tế mà lãi suất cho vay là 16,3%/năm còn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

là 1%/năm thì rõ ràng đã đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng “phá sản doanh nghiệp”.

Bảng 5: Số liệu nền kinh tế Thái Lan giai đoạn 1991 – 1998

Năm



1991



1992



1993



1994



Tăng trưởng GDP (%)

Tỷ giá hối đoái



7.0

25.2



7.1

25.3



8.2

25.3



8.6

25



Lớp: CH21H



Page 58



199

5

8.7

25.1



1996



1997



1998



6.7

25.6



-0.4

47.2



-8.3

41.3



Bài tập nhóm 5



Lạm phát

Xuất khẩu (tỷ USD)

Nhập khẩu (Tỷ USD)



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



5.7

28.2

-34.2



4.1

32.1

-36.2



4.6

36.4

-40.1



Cán cân thương mại (tỷ -5.9

-4.16 -4.3

USD)

Cán cân tài khoản vãng lai -7.59 -6.3

-6.36

(tỷ USD)

Cán cân tài khoản vốn (tỷ 11.7 9.47 10.5

USD)

Đầu tư trực tiếp thuần (tỷ 1.85 1.97 1.57

USD)

(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu phát triển 1/2003)



5.1

44.4

-48.2



5.8

55.4

63.4

-7.7



4.8

54.4

-60.9



5.6

56.7

-55.1



8.1



-9.5



-1.5



12.3



-14.7



-3.02



14.3



14.1



13.5

21.9



10.5



-15.8



-9.5



0.87



1.38



1.4



3.34



-3.7

-8.08



-40.6



-Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả

Trước nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và do có phần thiếu kiểm soát hiệu quả

kinh doanh của các doanh nghiệp đi vay nên các ngân hàng và công ty tài chính Thái Lan

rất tích cực vay nợ từ nước ngoài để tài trợ cho doanh nghiệp trong nước. Tổng số nợ

nước ngoài của hệ thống ngân hàng Thái Lan so với cung tiền đã tăng từ 2,8% năm 1991

lên 28,69% năm 1996. Tổng số nợ nước ngoài so với tổng số tài sản nước ngoài mà hệ

thống ngân hàng đang có tăng từ 171% năm 1991 lên 694% năm 1996. Trong cùng thời

gian này, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA của hệ thống ngân hàng Thái Lan đã giảm chỉ

còn 0,99%. Rõ ràng, Thái Lan đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng thứ hai “phá sản các

ngân hàng”.

-Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán

Trong suốt các năm 1991 – 1996, cán cân thương mại của Thái Lan luôn bị thâm

hụt, tổng cộng là 35,26 tỷ USD. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 1996 tới 14,7 tỷ USD.

Một lý do của tình trạng này là do xuất khẩu bị kìm hãm, nhập khẩu được khuyển khích

khi tỷ giá danh nghĩa gần như cô định (25 Baht/USD), lạm phat trong nước cao hơn so

với Mỹ (5% so với 3%) làm cho đồng Baht bị lên giá so với đồng USD. Để bù đắp khoản

thâm hụt cán cân thương mại 35,26 tỷ USD và để có vốn đầu tư với mức 40% GDP mỗi

năm thì con đường không tránh khỏi là phải đi vay tiền nước ngoài. Vì vậy, nợ nước

Lớp: CH21H



Page 59



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



ngoài của Thái Lan không ngừng tăng từ 35,99 tỷ USD năm 1991 lên 89 tỷ USD năm

1996, gấp khoảng 2,47 lần trong vòng 5 năm và bằng 54% GDP. Mặc dù số nợ này được

dùng để tăng dự trự quốc gia, từ 18,4 tỷ USD năm 1991 lên 38,7 tỷ USD năm 1996, song

do đầu tư tài chính và tín dụng chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư nước ngoài hàng năm, nên

số nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số nợ nước ngoài 1995 và 51% năm 1996,

và nợ ngắn hạn năm 1995 và 1996 gấp 1,18 lần dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tức là Thái Lan

đã mất đi khả năng thanh toán nợ nước ngoài từ năm 1995. Nếu như các nhà đầu tư Thái

Lan cũng phải thả nổi đồng Baht, thì chính họ sẽ bán cổ phiếu, trái phiếu, đòi nợ ngắn

hạn, đổi từ Baht sang USD, làm tăng cầu ngoại tệ đột ngột. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ

tăng, dự trự ngoại tệ cạn kiệt, nguy cơ mất khả năng thanh toán của quốc gia sẽ ngày

càng cao.

Tóm lại từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1997, Thái Lan đã xuất hiện 4 nguy cơ

khủng hoảng ở mức cao, cụ thể ở sơ đồ dưới đây:

Bảng 6: Các tiền đề và cơ chế khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Thái Lan



Lớp: CH21H



Page 60



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



Giai đoạn từ năm 1997 tới nay

Từ bối cảnh kinh tế của Thái Lan giai đoạn trước 1997, người dân và nhà đầu tư

bắt đầu rút vốn của mình ở dạng tiền mặt ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính (từ

đầu năm 1997 đến tháng 3.1997), buộc chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng khoán

1 ngày 3.3.1997 và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt và công

bố 10 công ty tài chính đang ở trạng thái không bình thường.

Ngày 4 và 5.3.1997, hơn 21.4 tỷ Baht đã được rút ra khỏi ngân hàng và công ty tài

chính. Sau đó một tháng, ngày 9.4.1997, tỷ giá hối đoái tăng lên 26,8 baht/USD, mức cao

nhất từ năm 1991. Ngày 25.6.1997, Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa 16 Công ty tài chính,

nâng tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58/91 trên toàn quốc. Để giữ tỷ giá hối

đoái trong điều kiện số lượng ngoại tệ được đặt mua tăng vọt, chính phủ đã phải bán

ngoại tệ, làm dự trữ ngoại tệ giảm mạnh từ 38,78 tỷ USD tháng 6.1996 còn 37,7 tỷ USD

tháng 12.1996 và còn 31,4 tỷ USD vào 30.6.1997. Ngày 14 và 15.5.1997, đồng Baht bị

tấn công đầu cơ quy mô lớn, ngày 30.6.1997, thủ tướng Thái Lan là Chavalit

Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rút cuộc vẫn tuyên bố thả nổi baht

vào ngày 2.7.1997, kết quả là tỷ giá tăng từ 25 Baht/USD vào tháng 6,1997 lên 53

Baht/USD vào tháng 1.1998 (tăng 112% trong vòng 06 tháng).

Từ cuối năm 1998 – 2004, tỷ giá Baht/USD đôi lúc giảm và sau đó tăng nhẹ

nhưng nói chung vẫn duy trì ở mức ổn định. Tỷ giá tăng nhẹ từ 39,06 năm 2004 lên

41,03 năm 2005, nhưng cho tới nay, tỷ giá giảm do USD giảm giá. Mặc dù luôn chú

trọng tới xuất khẩu nhưng Thái Lan đã phải chấp nhận để tỷ giá của nội tệ tăng hơn 20%

so với USD và duy trì ở mức lạm phat trung bình là 3% từ năm 2006 tới nay do chính

phủ Thái Lan nhận được được rằng trong bối cảnh kinh tế thế hiện nay, nội tệ tăng giá so

với USD là chính sách có lợi hơn.

2.2. Bài học cho Việt Nam

Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vi mô trong cải cách. Trong

chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong nước và

Lớp: CH21H



Page 61



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính sách thương

mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa. Tuy nhiên, không có thay đổi trong chính sách

thương mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không có hiệu quả. Trong sự phối hợp

các lĩnh vực kinh tế, việc điều chỉnh theo hướng thay đổi tỷ giá không mang tính chất

cứng nhắc mà được xem như là phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền

kinh tế.

Phải duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với chiến lược phát triển kinh

tế của quốc gia trong từng giai đoạn, cụ thể:

-Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp;

-Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo hướng nâng cao năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế, và mối quan hệ cung cầu ngoại tệ;

-Không nên neo giữ quá lâu tỷ giá đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ mạnh, tỷ giá

cần được xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ tránh cú sốc trong nền kinh tế.

Ngoài ra cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ trước tác động bên ngoài,

tránh gây nên sự sụp đổ trong hệ thống tài chính.

Xây dựng bộ phận chuyên trách của Chính phủ theo dõi sự biến động của lạm

phát, tỷ giá hối đoái, cán cân tài khoản vãng lai, nợ quốc gia, …

Việc vay nợ nước ngoài có thể giúp các nước tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế,

tuy nhiên nó cũng có thể “bóp chết” các nước này nếu nguồn vay đó không được sử dụng

đúng mục đích và có hiệu quả. Thực chất cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á là khủng

hoảng nợ nước ngoài, đặc biệt là vốn vay tư nhân và ngắn hạn, dẫn tới cầu về USD tăng

cao, vượt quá cung và đồng nội tệ mất giá nhanh chóng dẫn đến mất khả năng trả nợ. Vì

vậy là Việt Nam phải có chiến lược, qui hoạch và biện pháp để quản lý và sử dụng vốn

vay nước ngoài (ODA, vốn vay ngắn hạn và dài hạn) một cách hiệu quả nhất, cũng như

đảm bảo hoàn trả vốn vay đúng thời hạn. Việt Nam cần có khung luật pháp nghiêm minh

và hệ thống quản lý của Nhà nước chặt chẽ nhằm kiểm soát những khoản vay nước ngoài

ngày càng gia tăng, đặc biệt là các khoản vay đối với khu vực tư nhân. Chính sách vay

Lớp: CH21H



Page 62



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



vốn nước ngoài cần khuyến khích hướng vào vay vốn dài hạn, hạn chế và quản lý chặt

chẽ vốn ngắn hạn; cần phải thận trọng với những luồng chu chuyển vốn ngắn hạn ồ ạt.

Trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như điều hành vĩ mô, cần duy trì một thế

cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tăng trưởng , tỷ giá

hối đoái, lãi suất, ngân sách, cán cân thương mại và cán cân thanh toán. Các chính sách

kinh tế vĩ mô cần được điều hành một cách linh hoạt, đồng bộ và phói hợp chặt chẽ và bổ

sung cho nhau.

Tiếp tục đổi mới và mở cửa nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại,

quốc tế hoá nền kinh tế và phát huy cao độ nội lực để tăng trưởng nhanh và phá triển bền

vững, đối phó tốt với các “cú sốc” từ bên ngoài.

Sự phát triển của kinh tế thị trường phải đi liền với xây dựng một hệ thống tài

chính với các Ngân hàng đủ mạnh, có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh chính sách tiền

tệ trong nền kinh tế thị trường.



Lớp: CH21H



Page 63



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ

GIÁ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SẮP TỚI.

1.Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái.

Hiện nay ở Việt Nam đang có hai quan điểm khác nhau về lựa chọn chế độ tỷ

giá. Một quan điểm cho rằng nên thực hiện chính sách cố định tỷ giá. Bởi vì chỉ có cố

định tỷ giá mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định được chi phí sản xuất, giảm

tính bất định trong các giao dịch quốc tế. Điều này có tác dụng khuyến khích sản xuất

và thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kiềm chế được lạm phát và tạo đà

cho tăng trưởng kinh tế.

Quan điểm ngược lại cho rằng, cần phải thả nổi tỷ giá, do chế độ này có ưu

điểm là tỷ giá luôn gắn với quan hệ cung cầu và thích hợp với xu thế toàn cầu hóa và

hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên, trong đi ều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày nay,

việc theo đuổi chế độ tỷ giá cố định, thoát ly sự nhạy bén của thị trường sẽ dẫn đến

những vấn đề sau:

-Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn thế giới, Việt Nam sẽ mất dần khả

năng cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, gây tổn thất cho cán cân thanh toán quốc tế

và ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong n ước.

-Để bảo vệ tỷ giá cố định, Chính phủ thường phải sử dụng các công cụ

hạn chế nhập khẩu như thuế quan, hạn ngạch...và hạn chế các luồng vốn luân chuyển

quốc tế nhằm kiềm chế thâm hụt cán cân thanh toán. Điều này sẽ mâu thuẩn với yêu

cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi phù hợp với xu thế toàn cầu hóa kinh tế,

nhưng đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi, tuy đã đạt

được những thành tựu nhất định về cải cách tài chính, nhưng nhìn chung vẫn chưa theo

kịp sự phát triển kinh tế: Việc hình thành và thực hiện các công cụ chính sách vẫn còn

thô sơ; hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình đổi mới còn nhiều yếu kém;

thị trường ngoại hối đang còn trong giai đoạn sơ khai, dự trữ ngoại tệ của ngân hàng

Lớp: CH21H



Page 64



Bài tập nhóm 5



GVGD: TS. Đỗ Thị Kim Hoa



nhà nước còn thấp; các nhà sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn còn

chưa quen với phương thức quản trị các nguồn ngoại tệ theo cơ chế thị trường nên dễ

bị tổn thương khi tỷ giá hối đoái thả nổi thường xuyên biến động. Tất cả những điều

này chứng tỏ rằng, sẽ là còn quá sớm để Việt Nam lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi hoàn

toàn.

Từ những lý do nêu trên, trong th ời gian tới, Việt Nam vẫn cần thực hiện chế độ

tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước. Điều đó có nghĩa là TGHĐ về cơ bản phải

do thị trường quyết định nh ưng ngân hàng nhà nước vẫn cần can thiệp khi cần thiết

nhằm hạn chế những biến động quá nhanh hay quá mạnh của tỷ giá hối đoái, gây tổn

thương đến nền kinh tế trong nước. Đồng thời NHNN còn có thể chủ động sử dụng

chính sách t ỷ giá nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chính trị mà Đảng và nhà

nước đề ra trong mỗi thời kỳ.

2. Chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam nên điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ giá

đồng Việt Nam.

Nhằm góp phần cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng Việt Nam và

giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc giảm giá đồng

Việt Nam là cần thiết nhằm góp phần cải thiện đồng thời cả cân bằng bên trong và cân

bằng bên ngoài của nền kinh tế Việt Nam, khai thác tốt những lợi thế và giảm thiểu

những rủi ro gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại,

không nên phá giá mạnh đồng nội tệ vì :

-Mặc dù phá giá đồng nội tệ sẽ làm cho hàng của chúng ta rẻ một cách tương

đối so với hàng ngoại, nghĩa là làm cho nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn, khuyến

khích XK và hạn chế NK. Song tác động này khá hạn chế trong điều kiện hiện nay.

Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết xuất khẩu của chúng ta đều là các sản phẩm thô

(dầu thô, thủy sản, gạo, càfê...). Sản lượng của các sản phẩm này lệ thuộc khá nhiều

vào các điều kiện tự nhiên (trữ lượng các nguồn t ài nguyên, đất đai, thời tiết...), nên về

cơ bản ít co giãn về nguồn cung ứng khi có sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt

trong ngắn hạn. Hơn nữa, tỷ trọng NK trong sản phẩm XK nói trên cũng khá cao.

Lớp: CH21H



Page 65



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

×