Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.13 MB, 363 trang )
2. Mục đích nghiên cứu:
Trả lời câu hỏi nghiên cứu để làm gì? Nó
định ra mục tiêu mà đề tài cần đạt và định
hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu
một đề tài.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu là một phần thế
giới khách quan nằm ngoài nhà nghiên cứu,
nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu nó để
phát hiện ra bản chất, quy luật vận động của
nó.
Xác định khách thể nghiên cứu là xác định
một giới hạn bắt buộc để hướng dề tài tới
mục tiêu đó là đối tượng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
là một phần của khách thể nghiên cứu (nằm trong
khách thể) mà chủ thể (người nghiên cứu) phát
hiện, tìm hiểu bản chất quy luật vân động của nó.
• Cùng một khách thể có thể có nhiều đối tượng
nghiên cứu. Xét về mối quan hệ, có thể coi khách
thể là khái niệm loài, còn đối tượng là khái niệm
giống.
• Ví dụ, với đề tài: “Cải tiến nội dung, phương pháp
dạy học ở trường THPT”, thì khách thể và đối
tượng nghiên cứu được xác định như thế nào?
4. Giả thuyết khoa học
(từ tiếng Hylạp hypothesis – cơ sở, luận điểm) là điều dự
đoán trước kết quả sẽ có, nó định hướng cho việc nghiên
cứu.
Giả thuyết khoa học là một thao tác quan trọng trong
nghiên cứu, nhờ đó tìm ra các con đường, phương pháp để
khám phá bản chất đối tượng.
• Giả thuyết khoa học phát biểu ngắn gọn với một vài yếu tố
đã được tiên đoán như: “Nếu .... thì...”, “ Chúng tôi cho
rằng...”
• Giả thuyết đưa ra có thể đúng hoặc sai. Nếu chứng minh
giả thuyết đúng, từ đó có kết luận khoa học, két luận khoa
học đó trở thành lý luận (tức lý thuyết đúng).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
là sự cụ thể hoá các vấn đề cần nghiên cứu
trong một đề tài. Xác định nhiệm vụ nghiên
cứu là xác định công việc cụ thể phải làm,
các nhiệm vụ nếu được thực hiện thì có
nghĩa là đề tài được hoàn thành. Thông
thường, trong một đề tài có thể 3 - 4 nhiệm
vụ được xác định:
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu xây
dựngcơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Khảo sát thực tế (nghiên cứu thực trạng),
từ đó đi đến cải tạo thực trạng ấy theo lý
thuyết đã được xây dựng.
- Đề xuất các giải pháp, thử nghiệm mô
hình trên thực tế, rút ra kết luận cần thiết.
6. Phương pháp nghiên cứu
là cách thức do người nghiên cứu sử dụng
nhằm khám phá đối tượng, thu thập và xử
lý thông tin về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu phụ thuộc vào cấp
độ và loại hình đề tài, nhiệm vụ nghiên
cứu. Đề tài, nhiệm vụ khác nhau phải lựa
chọn các phương pháp nghiên cứu khác
nhau. Việc lựa chọn phương pháp nghiên
cứu được tiến hành theo 03 nhóm cơ bản:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
đọc, phân tích-tổng hợp tài liệu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng kết
kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt
động.
* Nhóm phương pháp toán trong xử lý số
liệu: Toán xác suất, thống kê...
Nhiệm vụ của HĐ2
Sinh viên thảo luận nhóm:
1. Viết đề cương nghiên cứu phần Mở đầu đề
tài đã chọn
2. Lập kế hoạch nghiên cứu
3. Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Viết dàn ý
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Nội dung nghiên cứu là phần chính của một công
trình, người nghiên cứu phải dành nhiều thời gian,
công sức, trí tuệ cho phần này. Trong một đề tài
phần này chiếm số lượng trang lớn nhất.
• Dự thảo nội dung nghiên cứu là đưa ra dàn ý chi
tiết của một đề tài, bao gồm các phần mục trong
nội dung, phù hợp với các nhiệm vụ nghiên cứu.
Thông thường dàn ý nội dung nghiên cứu gồm
những vấn đề sau: