Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 66 trang )
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CÔNG TY BIBICA
Bảng 3.1. Dân số Việt Nam qua các năm, đvt: triệu người (F: dự đoán theo BMI)
3.1.2 Yếu tố về kinh tế
Trong báo cáo về bức tranh kinh tế 2013 cùng những tồn tại cố hữu của nền kinh
tế đòi hỏi phải tái cơ cấu để tối ưu hoá hiệu quả đầu tư tại diễn đàn Sài Gòn Tiếp Thị
Online, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng lạm phát giảm đang giúp nới rộng dư địa chính
sách, tuy nhiên tăng trưởng suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là năng lực doanh nghiệp
cạn kiệt. Những rủi ro lạm phát quay trở lại vẫn đang đe doạ nền kinh tế do các yếu tố
căn bản không bền vững. Trước lộ trình tự do hoá, Việt Nam có nguy cơ bị giới đầu tư
quốc tế bỏ rơi, trong khi về nội tại, các động lực cho cải cách đang có khuynh hướng
giảm, hoặc mất dần sự đồng thuận và quyết tâm.
Hình 3.1. Tăng trưởng và lạm phát tại Việt Nam từ 1995 đến 2012
Sau giai đoạn tăng trưởng ở mức khá với trung bình khoảng 7,5%/năm, đến năm
2007 nền kinh tế bắt đầu suy giảm xuống mức còn 5%/năm. Theo báo cáo của Tổng cục
thống kê, GDP/người tại Việt Nam vẫn mang lại dấu hiệu khả quan, tăng dần qua từng
32
CÔNG TY BIBICA
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
năm. Chứng tỏ trong thời điểm này, nên kinh tế Việt Nam vẫn có điểm sáng để thu hút để
các doanh nghiệp đầu tư, trong đó có những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bánh kẹo.
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
GDP/NGƯỜ
I
700
796
919
1145
1160
1273
1517
1749
Bảng 3.2. GDP trên đầu người tại Việt Nam qua các năm, đvt: USD/người
Về tổng thể, lạm phát trong 9 tháng đầu năm 2013 đã được kiểm soát ở mức thấp
(tăng 4,63% so với đầu năm) và ổn định hơn so với nhiều năm trở lại đây, biểu hiện qua
mức độ phân tán của tốc độ tăng CPI so với giá trị trung bình đạt mức khá ổn định trong
9 tháng, thấp hơn nhiều so với năm 2012 và năm 2011. Tuy lạm phát được kiểm soát ở
mức thấp tuy nhiên tình hình lạm phát tăng gây khó khăn cho tình hình kinh doanh của
Bibica vì giá nguồn nguyên liệu tăng khiến doanh nghiệp phải nâng giá bán của sản
phẩm, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm của Bibica.
Về tỷ giá nội tệ, Ngân hàng Trung Ương tiếp tục thực hiện các biện pháp ổn định
tỷ giá trong năm 2012. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg, Phó Thống
Đốc Đặng Thanh Bình cho biết Ngân hàng Nhà Nước đã chủ động đưa ra cam kết về ổn
định tỷ giá ngay từ đầu năm 2013 với mức biến động khoảng 2-3% và thực hiện đồng bộ
các biện pháp nhằm thực hiện thành công cam kết này.
Hiện nay, lãi suất đang trong xu hướng giảm, lãi suất cho vay doanh nghiệp xoay
quanh 10-13% tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cân nguồn vốn mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình và có thể giảm được một khoảng chi phí tài chính khá lớn so
với năm 2012. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay rất khó cho doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất hoặc tăng sản lượng do tinh hình tiêu thụ trong năm 2012 không khả
quan. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 9 tháng đầu năm 2013 đạt 1.932.012
tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2012, nếu loại trừ yếu tố tăng giá chỉ tăng
5,3%..Đồng thời, theo Bộ Công thương, tính đến ngày 01/09/2013, chỉ số tồn kho ngành
33
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CÔNG TY BIBICA
công nghiệp chế biến và chế tạo tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2012 nên việc giảm lãi
suất chưa có tác động tích cực lên nền kinh tế Việt Nam hay không vẫn còn là một câu
hỏi.
3.1.3 Yếu tố xã hội
Bánh kẹo tuy không phải là mặt hàng thiết yếu hằng ngày của con người nhưng
đây là một sản phẩm có tính đặc trưng của từng vùng miền. Khẩu vị Việt Nam có đặc
điểm khác nhau theo từng vùng, nhờ đó mà các công ty bánh kẹo có thể chế biến cho phù
hợp. Như miền Bắc thể hiện nét đặc trưng không đậm các vị cay, béo, ngọt như vùng
khác, miền Trung thể hiện qua hương vị riêng biệt, cay và mặn hơn hẳn miền Bắc và
miền Nam. Trong khi đó, miền Nam lại ưa ngọt và một số sản phẩm còn sử dụng thêm
nước cốt dừa.
Ngoài ra, Việt Nam còn sớm tiếp xúc văn hóa ẩm thực Phương Tây. Những năm
đầu thế kỉ 19, bánh mì Baguette được người Pháp mang đến, là nguồn gốc hình thành nên
“bánh mì” - một trong những loại thức ăn đường phố phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.
Nên người Việt không xa lạ đối với những sản phẩm bánh mì lên men hoặc nướng mang
phong cách châu Âu. Cùng với bánh mì, chocolate, cà phê, ca cao cũng được du nhập và
có tác động lớn đối với đời sống ẩm thực trong nước. Đây là một thuận lợi, góp phần đa
dạng hóa sản phẩm.
Bên cạnh đó, do yếu tố văn hóa truyền thống nên thị trường bánh kẹo Việt Nam
hằng năm nhu cầu tăng mạnh vào hai thời điểm là Tết Âm lịch và Trung Thu. Đây là hai
giai đoạn người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn hẳn so với bình thường. Trong Tết Âm
lịch, người tiêu dùng cần sản phẩm bánh kẹo đa dạng. Còn Trung thu thường chủ yếu tập
trung vào mặt hàng bánh Trung thu, dùng để tặng nên yêu cầu mẫu mã đẹp. Trong hai
thời điểm này, nhu cầu thị trường tăng mạnh nên các công ty bánh kẹo cần xem xét các
nguồn lực về lao động để đảm bảo khả năng sản xuất và cần xây dựng chiến lược đảm
bảo nguồn nguyên liệu đầu vảo vì khi đó rất giá nguyên liệu thường tăng lên trong bởi
tình trạng thiếu nguồn cung gây ra.
34
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CÔNG TY BIBICA
3.1.4 Yếu tố Chính trị và Chính phủ
Theo bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) năm 2012 do Viện Kinh tế
và Hòa bình có trụ sở tại Australia vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 34 trên tổng số 158
quốc gia, vùng lãnh thổ có tên trong cuộc khảo sát. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam đứng thứ 3 sau Malaysia và Singapore. Chỉ số GPI được xây dựng trên 23 tiêu chí
khác nhau từ mức độ tội phạm bạo lực, chi tiêu quân sự tới mối quan hệ với các nước
láng giềng, mức độ ổn định chính trị quốc gia.... Chỉ số này hiện được nhiều tổ chức quốc
tế, chính phủ, và phi chính phủ (bao gồm cả Ngân hàng Thế giới và Liên hiệp quốc) sử
dụng. Điều này thể hiện vai trò của chính phủ trong việc ổn định môi trường kinh doanh,
tạo sự an tâm cho doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư.
Trong năm 2012 và 2013, cũng đánh dấu những nỗ lực của Chính phủ. Bộ tài
chính đã ban hành Công văn số 10397/BTC-QLG đề nghị UBND các tỉnh thành trực
thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo Sở Tài chính và các Sở, ban ngành chức năng (Công
Thương, Giáo dục, Y tế, Quản lý thị trường, Thuế, Công an, Hải quan...) và các doanh
nghiệp trên địa bàn triển khai một số việc trọng tâm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện mục
tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời triển khai quyết liệt các giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết số 01/NQ-CP, số
02/NQ-CP ngày 07/01/2013. Bộ tài chính theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn
biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại địa phương, kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy
định của pháp luật nhằm bình ổn thị trường, giá cả, kiềm chế tốc độ tăng CPI của địa
phương. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giám sát thị trường tài chính giữa Ngân hàng
Nhà nước và Bộ Tài chính, giữa Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng với các cơ quan
thanh tra, giám sát tài chính (thanh tra chứng khoán, bảo hiểm) để vấn đề đảm bảo cho hệ
thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả mới đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng
vững chắc và hội nhập quốc tế thành công, tạo điều kiện để huy động và sử dụng một
cách hiệu quả các nguồn lực, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
35
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CÔNG TY BIBICA
Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, sự ổn
định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy dư địa giảm trần
lãi suất huy động bằng VNĐ không còn nhiều, vì vậy mức trần lãi suất huy động các kỳ
hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm (trần lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ mức 8%/năm
cuối 2012 xuống 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định
trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 7%/năm). Ngày 19/09/2013, báo cáo của Vụ
Chính sách tiền tệ cho biết: “Mức trần lãi suất từng bước ấn định ở mức hợp lý tạo sự
linh hoạt tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng linh hoạt áp dụng quy định trần lãi suất.
Trước đây tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động sát mức trần, thì nay mức trần lãi
suất huy động được quy định ở mức đủ cao để tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt có thể
ấn định lãi suất thấp xa so với mức trần, tổ chức tín dụng có nhu cầu huy động vốn lớn có
thể ấn định lãi suất huy động sát mức trần”.
Ngày 03/11/2013, EuroCham đã công bố kết quả cuộc khảo sát lần thứ 13 về Chỉ
số Môi trường Kinh doanh (BCI) hàng quý. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tin cậy và
triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục giữ
nguyên so với quý 3 - duy trì ở mức trung bình, 50 điểm, chỉ có 14% các doanh nghiệp
tham gia khảo sát dự kiến có sự sụt giảm về các đơn hàng, giảm mạnh so với con số 36%
của năm ngoái, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lạm phát có “tác động
đáng kể và nghiêm trọng” đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có sự giảm
đáng kể, từ 43% của quý trước và 50% của năm ngoái xuống còn 29%. Tuy nhiên, kết
quả BCI của quý này cho thấy 4 thách thức chính khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
là tham nhũng (72%), việc thực thi các quy định pháp luật còn yếu hoặc chưa nhất quán
(67%), những trở ngại về hành chính (52%) và thiếu sự minh bạch (45%). Đây không chỉ
là vấn đề riêng của các doanh nghiệp đến từ châu Âu, nó là trở ngại nói chung cho toàn
bộ các doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Bốn hành vi trên tạo ra rào
cản trong việc đầu tư từ bên ngoài cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh của chính các
doanh nghiệp trong trước do những hiện tượng này tạo ra chi phí không đáng có cho
doanh nghiệp.
36
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CÔNG TY BIBICA
3.1.5 Yếu tố tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho việc phát triển
nhiều loại cây trồng, trong đó có cả những cây ngoại lai như cacao, cà phê. Đây là điều
kiện thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu làm kẹo và đa dạng hóa sản phẩm.
Trong năm 2013, yếu tố thiên nhiên có ảnh hưởng mạnh đến đời sống người dân
Việt Nam, đặc biệt là miền Trung. So với năm 2012, miền Trung chỉ đón nhận 1 cơn bão
trực tiếp, cấp 8 -9, số lượng bão năm nay đã tăng lên đột biến. Đầu năm đến nay, đã xuất
hiện 13 cơn bão cùng với 5 áp thấp nhiệt đới, số lượng này có thể tăng thêm trong thời
gian tới. Trong đó, có 2 cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp là Nari (hay bão số 11, hình
thành ngày 08/10) và Haiyan (hay bão số 14, hình thành ngày 03/11). Sự xuất hiện của
hai siêu bão này làm cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi chậm lại, Nhà nước phải trợ cấp
khắc phục hậu quả thiên tai, người dân sẽ hạn chế mua sắm, giá các sản phẩm nông
nghiệp có khả năng tăng lên do nguồn cung thu hẹp.
3.1.6 Yếu tố công nghệ
Hiện nay, Việt Nam đã mở cửa thị trường, nên các công ty trong nước dễ dàng hơn
trong việc tiếp xúc và học hỏi các kinh nghiệm quản trị sản xuất điều hành từ các quốc
gia phát triển trên thế giới. Như Kinh Đô sử dụng thiết bị sản xuất bánh cookie hiện đại
nhập từ Đan Mạch, dây chuyền sản xuất bánh mặc cracker từ châu Âu, công ty Hải Hà
đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo chew và caramen từ Đức, hoặc như Bibica sử dụng hệ
thống quản lý tổng thể doanh nghiệp (ERP). Điều này sẽ nâng cao năng suất cũng như
chất lượng sản phẩm và gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
3.1.7 Yếu tố hội nhập
Hiện tại, Việt Nam đã tham gia các tổ chức, hiệp hội về thương mại lớn trên thế
giới như: 7/11/2006 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo điều
kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu cho Bibica ra thị trường thế giới cũng như thu
hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường công ty. Việt Nam gia nhập
37
CÔNG TY BIBICA
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Hiệp định chung về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1995 và bắt đầu thực hiện từ năm 1996.
Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của ASEAN tham gia trong khu vực mậu dịch tự do
ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), bắt đầu từ ngày 01/07/2005 thực hiện việc giảm thuế
suất đối với các mặc hàng ưu đãi giảm theo lộ trình đến từng năm (bảng 3.4). Những sản
phẩm như sữa, trứng nằm trong danh mục ưu đãi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là 1 trong
12 nước đầu tiên tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mặc
dù hiệp định này vẫn còn đang được đàm phán tuy nhiên triển vọng mà nó đem lại là rất
lớn. Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia vào các hiệp hội thương mại trên thế giới thì
không tránh khỏi tình trạng hàng hóa các nước sẽ xuất khẩu vào Việt Nam. Theo như tình
hình hiện nay thì thị trường bánh kẹo trên Thế giới đang phát triển khá mạnh mẽ, vì thế
đây là điều rất đáng lo ngại cho các doang nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo tại
Việt Nam và Bibica nói riêng.
X=
Thuế
suất
MFN
áp
dụng
Thuế suất ưu đãi trong ACFTA (không muộn hơn 1 tháng 1)
2005*
2006
2007
2008
2009
2011
2013
2015
X>= 60%
60
50
40
30
25
15
10
0
45% <=X<60%
40
35
35
30
25
15
10
0
35% <=X<45%
35
30
30
25
20
15
5
0
30% <=X<35%
30
25
25
20
17
10
5
0
25% <=X<30%
25
20
20
15
15
10
5
0
20% <=X<25%
20
20
15
15
15
10
0-5
0
15% <=X<20%
15
15
10
10
10
5
0-5
0
10% <=X<15%
10
10
10
10
8
5
0-5
0
38
CÔNG TY BIBICA
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
7% <=X<10%
7
7
7
7
5
5
0-5
0
5% <=X<7%
5
5
5
5
5
5
0-5
0
X<5%
Giữ nguyên
0
Bảng 3.3. Lộ trình giảm thuế trong ACFTA
3.2 Môi trường vi mô
3.2.1 Người tiêu dùng
Như đã nói ở phần 3.1.1, Việt Nam có điều kiện thuận lợi là do dân số trẻ, bên
cạnh đó, mức tiêu thụ bình quân bánh kẹo trên đầu người một năm ở Việt Nam chỉ đạt
1,8kh/người/năm khá thấp so với mức trung bình của toàn thế giới là 2,8kg/người/năm.
Đây là dấu hiệu cho biết triển vọng tiềm năng của thị trường bánh kẹo Việt Nam.
Đối với mặt hàng bánh kẹo, người mua hàng đôi khi không hẳn là người sử dụng.
Họ có thể mua làm quà tặng cho người khác. Do đó, vấn đề mẫu mã phải được coi trọng,
hình thức tốt sẽ tác động tích cực lên tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Bánh trung
thu là một ví dụ điển hình.
Ngoài ra, sự chú ý về sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng cao. Họ có thể chấp
nhận mua những sản phẩm giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị
trường với điều kiện nhãn hàng có danh tiếng, có nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ thành phần
sản xuất, chế biến sạch sẽ.
Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam lại có tâm lý chuộng hàng ngoại. Điềy này
gây khó khăn cho doanh nghiệp bánh kẹo trong nước khi cạnh tranh.
Trên đây, là những quan điểm phổ biến của người tiêu dùng đối với mặt hàng bánh
kẹo, và những yêu cầu này sẽ ngày càng cao. Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực
nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.
39
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CÔNG TY BIBICA
3.2.2 Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu làm bánh kẹo rất đa dạng, tùy theo sản phẩm sẽ có cách pha trộn
hương vị và chế biến khác nhau. Các loại nguyên liệu thường được sử dụng trong quá
trình sản xuất bánh kẹo là đường, lúa mì, trứng, sữa, cacao, đậu phộng,.. và hương liệu sẽ
tạo nên hương vị cho sản phẩm. Trong bài này, chỉ trình bày nguyên liệu hay được sử
sụng để sản xuất bánh kẹo, thông thường chiếm 60-70% giá thành sản phẩm.
a) Đường
Đường sản xuất kẹo chủ yếu là đường saccharose, có tác dụng tạo ngọt cho bánh
keo. Giá đường thế giới tháng 10/2013 tăng so với tháng 9/2013, cụ thể: Tại New York,
giá đường thô giao tháng 3/2014 khoảng 18,32 – 19,45 Uscent/Lb, tăng 1,85 – 2,27
Uscent/Lb; tại London giá đường trắng giao tháng 12/2013 khoảng 488,7 – 513,8
USD/tấn, tăng 9,7 – 15,9 USD/tấn. Nguyên nhân là do thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều,
đồng thời các nhà đầu tư tăng cường mua làm giá đường tăng lên.
Trong khi đó, đến ngày 22/10/2013 trong nước đã có 10/40 nhà máy đường vào vụ
sản xuất, gồm 1/5 nhà máy đường ở Đông Nam Bộ (Nước Trong), 9/10 nhà máy đường ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Đến ngày 18/10/2013, các nhà máy đường ép được 454.323
tấn mía, sản xuất được 39.248 tấn đường, riêng Nhà máy đường Biên Hòa sản xuất được
22.453 tấn đường; tổng lượng đường các nhà mày đường sản xuất được 61.701 tấn. Tồn
kho đến ngày 18/10/2013 tại các nhà máy đường là 140.792 tấn, tại các công ty thương
mại thuộc Hiệp hội là 5.708 tấn. Giá bán buôn đường RE tháng 10/2013 giảm nhẹ so với
tháng 9/2013, cụ thể: giá đường RS phổ biến ở mức 14.200 – 15.700 đồng/kg, giảm
khoảng 100 – 300 đồng/kg; giá đường RE ở mức 14.500 – 16.400 đồng/kg, giảm khoảng
800 đồng/kg. Giá bán lẻ đường trên thị trường ổn định so với tháng 8/2013, hiện phổ biến
ở mức 18.000 đồng/kg – 21.000 đồng/kg. Và xuất hiện thêm đường Thái Lan nhập lập
qua biên giới. Do vậy, giá đường trong nước trong tháng 9 giảm nhẹ.
Tuy nhiên, có một điểm thuận lợi so với các công ty chế biến bánh kẹo khác là
Bibica có mối quan hệ mật thiết với Công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Ngày 16/01/1999
40
CÔNG TY BIBICA
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Công ty Đường Biên Hòa tách thành 2 công ty, Công ty Đường Biên Hòa mới và Bibica
tách ra từ phân xưởng bánh, kẹo và mạch nha. Do vậy, so với những đối thủ trên thị
trường Bibica dễ dàng chủ động nguồn cung hơn.
b) Bột Mì
Bột mì trong sản xuất bánh yêu cầu phải là loại một, ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng bánh. Bột mì cung cấp các loại đường như saccharose, maltose, glucose, các loại
vitamin và enzyme.
Bột mì là sản phẩm lúa mì xay, do đó giá của bột mì ảnh hưởng trực tiếp từ giá lúa
mì nhập khẩu trên thị trường thế giới. Trái ngược với dự báo của Liên hợp quốc vào đầu
năm 2013, giá lúa mì trên thế giới đang có xu hướng tăng do lượng múa mì trồng vào
mùa đông tại Ukraina giảm 30% sau đợt mưa kỷ lục tại quốc gia này, tại Nga diện tích
trồng mùa đông chỉ đạt 13 triệu ha giảm nhiều so với 16,4 ha như dự tính Bên cạnh đó,
nhu cầu lúa mì tại Trung Quốc và Brazil tăng làm giá lúa mình tăng 3,7% trong tháng 9
và 1% trong tháng 10. Tuy nhiên, thị trường đã lạc quan trở lại sau khi Ấn Độ xuất khẩu
120.000 tấn lúa mì xay từ 24/11 đến 20/12, góp phần làm giảm 0,7% so với tháng trước.
Giá lúa mì giao theo kỳ hạn tháng 12 tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago là 6,965
USD/giạ. Giá lúa mì giao theo kỳ hạn tháng 12 tại đây tiếp tục giảm còn 6,865 USD/giạ
sau khi tại một số khu vực thuộc Liên Xô cũ xuất hiện thời tiết khô thúc đẩy triển vọng
sản lượng.
2011/2012 (bắt
đầu từ tháng
7/2011)
Thông số
Bộ NN
Mỹ
Nhập khẩu theo năm kế hoạch
Nhập khẩu từ Mỹ
Tổng nhập khẩu và dự trữ
Cập
nhật
mới
2012/2013 (bắt
đầu từ tháng
7/2012)
Bộ NN
Mỹ
Cập
nhật
mới
2013/2014 (bắt
đầu từ tháng
7/2013)
Bộ NN
Mỹ
Cập
nhật
mới
2.711
2.633
2.400
2.400
2.700
86
106
0
120
150
3.215
3.137
2.765
2.607
2.714
41
CÔNG TY BIBICA
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Xuất khẩu theo niên vụ
0
150
0
93
100
Thức ăn chăn nuôi
1.350
1.300
950
1.000
1.000
Thực phẩm
1.500
1.480
1.500
1.500
1.550
Tổng tiêu thụ
2.850
2.780
2.450
2.500
2.550
Dự trữ cuối kỳ
365
207
315
14
64
Tổng phân phối
3.215
3.137
2.765
2.607
2.714
Bảng 3.4. Nhu cầu lúa mì của Việt Nam
Số liệu 2013/2014 là dự báo, đvt: ngàn tấn, Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu nhập khẩu lúa mì trong niên vụ
2012-2013 giảm mạnh so với niên vụ 2011-2012 do tình trạng khan hiếm. Trong niên vụ
2012/2013, Việt Nam đã sử dụng 2,5 triệu tấn lúa mì, trong đó 1 triệu tấn làm thức ăn gia
súc và 1,5 triệu tấn để chế biến thực phẩm. Cũng theo dự báo này, sang 2013-2014 lượng
nhập khẩu lúa mì sẽ tăng trở lại như trước.
Do bột mì là sản phẩm nhập khẩu hoàn toàn, giá cả bột mì trong năm hay biến
động nên doanh nghiệp cần dự đoán trước tình hình để hạn chế sự thiếu hụt và củ động
trong hoạt động kinh doanh.
c) Trứng
Đầu năm 2013, hai công ty sản xuất trứng gà có vốn nước ngoài là C.P. và Emivest
giảm trung bình 100 VNĐ/quả, mỗi quả trứng có giá dao động từ 2200-2600 VNĐ/quả.
Trong tháng 9 mặc dù có tăng nhẹ, nhưng giá vẫn giảm sâu so với đầu năm. Giá trứng gia
cầm bán ra tại các trang trại các tỉnh phía nam đầu tháng 11 chỉ còn trung bình 1.3001.450 VNĐ/quả, giảm thêm 100 đồng so với trước đó một tuần. Một số chủ trại gà ở
Đông Nam bộ cho biết hiện giá thành trứng gà vào khoảng 1.500-1.600 VNĐ/quả, nhưng
vì ế ẩm nên họ buộc phải bán với mức giá thấp hơn giá thành từ 200-300 VNĐ/quả. Đến
giữa tháng 11, giá trứng nguyên liệu tăng lại 50 VNĐ/quả, trứng gà loại một ở mức
42