1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kỹ thuật >

Hình 1.1: Sản lượng và diện tích trồng cà phê từ 2004 đến 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 71 trang )


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật



Trịnh Thị Thu Hương



Từ sau năm 1975 cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên từ

những năm 90 trở lại đây, sau gần 2 thập niên phát triển cà phê Việt Nam đã vươn

lên và trở thành nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới.

Cùng với việc ngày càng mở rộng diện tích năng suất, sản lượng cà phê cũng

ngày một nâng cao. Những năm gần đây năng suất cà phê Việt Nam cao hơn năng

suất cà phê thế giới khoản 2,5 lần.

1.1.2. Một số loại cà phê đang được trồng ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại cà phê là: Arabica, Robusta, Cheri

Arabica: thường được gọi với các tên cà phê chè. Đây là loại có giá trị cao nhất

trong các giống cà phê. Nhưng được trồng hạn chế vì dễ bị sâu bệnh, ưa thích độ

cao, khí hậu mát mẻ, mưa nhiều. Cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao, người ta

thường trồng nó ở độ cao từ 1000 – 1500m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình

oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4- 6m nếu để mọc hoang dã có thể cao

đến 15m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa 2 hạt cà phê. Cà phê Arabica ưa thích

nhiệt độ từ 16- 25 độ, lượng mưa khoảng trên 1000mm.

Robusta: thường được gọi là cà phê vối. Loại cây trồng này rất thích hợp với

khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam nhất là vùng đất bazan (Gia

Lai, Đắc Lắc), hàng năm đạt 90- 95 % tổng sản lượng cà phê Việt Nam. Cây cà phê

vối có dạng thân gỗ hoặc bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10m,

quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn cà phê arabica, ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ

cao thích hợp để trồng là dưới 1000m. nhiệt độ ưa thích của cây là khoảng 24 – 29

độ, lượng mưa khoảng trên 1000mm.

Cheri hay còn gọi là cà phê mít gồm 2 giống chính là Liberica và Exelsa. Loại

này không được phổ biến lắm nhưng đây là loại có khả năng chống chịu sâu bệnh

rất tốt và năng suất rất cao. Được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của

vùng núi cao nguyên. Cây cao khoảng 2-5m, thân, lá và quả đều to khác biệt hẳn

các loại cà phê khác.



Lớp 12B QLTNMT



5



Viện KH và CN Môi trường



Luận văn thạc sĩ kĩ thuật



Trịnh Thị Thu Hương



1.2. Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ cà phê của Việt Nam

1.2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.2.1.1. Giới thiệu về ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam

Là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có lưu lượng mưa lớn

cho nên Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Thêm vào

đó, vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có không khí mát mẻ cộng với nền đất

bazan màu mỡ rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp trong đó cà phê là

một loại cây điển hình.Xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng

là một trong những ngành đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế trong nước.

Đây là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh

tế, giải quyết vấn đề việc làm, giảm gánh nặng cho xã hội… Những năm gần đây

Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới trong việc xuất khẩu cà phê

(chỉ sau Brazin).

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (World Trade Organization) tổ chức

thương mại thế giới năm 2007, nền kinh tế bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Trong đó lĩnh vực xuất khẩu cà phê cũng chuyển sang một bước ngoặc lớn. Đến

năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng hơn so với năm

2010 khoảng 45,4%. Xuất khẩu cà phê đem lại nguồn thu ngoại hối đứng thứ hai

cho quốc gia (trong lĩnh vực xuất khẩu nông nghiệp), chỉ đứng sau gạo. Sản phẩm

cà phê Việt Nam đã bán được trên nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh các thị

trường tiêu thụ lớn như châu Âu, châu Mỹ,… cà phê còn được xuất khẩu sang các

nước Nam Mỹ, Trung Đông...

Cà phê Việt Nam cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhiều hãng sản

xuất cà phê lớn trên thế giới, đáng chú ý có tập đoàn Nestle’, Nestle’ là một trong

những khách hàng lớn nhất của cà phê Việt Nam, mỗi năm hãng này tiêu thụ

khoảng 20 – 25% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

1.2.1.2. Thị trường xuất khẩu

Ngành xuất khẩu cà phê nước ta có trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu, với 4

Lớp 12B QLTNMT



6



Viện KH và CN Môi trường



Luận văn thạc sĩ kĩ thuật



Trịnh Thị Thu Hương



doanh nghiệp hàng đầu là TCT Cà phê Việt Nam, Cà phê 2/9, XNK Intimex, và Tập

đoàn Thái Hòa.

Hiện nay, cà phê Việt Nam đã có mặt tại hơn 75 quốc gia trên thế giới, thị

phần đạt 12% sản lượng thế giới (số liệu năm 2010, nguồn ICO). Những thị trường

nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha,

Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Hà Lan, Nga… 10 quốc gia trên chiếm tỷ trọng gần 60%

tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê. Cà phê Việt Nam cũng là nguồn nguyên liệu

chủ yếu của nhiều hãng sản xuất cà phê lớn trên thế giới, đáng chú ý có tập đoàn

Nestle’, Nestle’ là một trong những khách hàng lớn nhất, mỗi năm hãng này tiêu thụ

khoảng 20% - 25% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. [10]



(Nguồn: Số liệu của Bộ NN&PTNT Việt Nam)

Hình 1.2 : Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam đến tháng 11 năm 2011[10]



Nhìn chung trong những năm gần đây các Công ty xuất khẩu cà phê Việt

Nam đang tiếp tục phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản

phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu.



Lớp 12B QLTNMT



7



Viện KH và CN Môi trường



Luận văn thạc sĩ kĩ thuật



Trịnh Thị Thu Hương



Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu cà phê bột, cà phê rang và cà phê hoà

tan. Ví dụ, nhãn hàng cà phê Trung Nguyên G7 vừa chính thức tham gia vào thị

trường Hoa Kỳ và Hàn Quốc. VICOFA tin rằng Việt Nam nên tiếp tục đầu tư vào

các loại cà phê chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu cho các thị trường mới nổi. Hiện

tại, những thị trường lớn nhập khẩu các loại cà phê nói trên của Việt Nam trong

mùa vụ 2010/11 bao gồm: Bỉ, Thái Lan và Đức với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là

24 triệu USD, 20 triệu USD và 19 triệu USD. Trung Quốc và các nước thuộc khối

ASEAN cũng được coi là các thị trường tiềm năng đối với các loại cà phê bột, cà

phê rang và cà phê pha sẵn của Việt Nam.

1.2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê

Mỹ, Brazil và Đức là 3 quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Cả 3 nước

này tiêu thụ tổng cộng khoảng 37% sản lượng cà phê của thế giới. Tính riêng trong

năm 2010 tổng sản lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới là 7 920 000 tấn, trong đó 21

triệu bao được tiêu thụ tại Mỹ, 1140 000 tấn được tiêu thụ tại Brazil và 540 000 tấn

tại Đức. Bình quân trong giai đoạn 2000 – 2010, nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới

tăng khoảng 2%/năm.

Tuy nhiên trong những năm gần đây bên cạnh xu hướng tăng trưởng chậm và

ổn định của các thị trường truyền thống thì các thị trường mới nổi như Trung Quốc,

Việt Nam, Indonesia và Philippines lại có được tốc tộ tăng trưởng nhanh đáng kể.

Tại Việt Nam ngành cà phê hòa tan hứa hẹn nhiều triển vọng khi người tiêu

dùng ngày càng đánh giá cao sự tiện lợi của dòng sản phẩm này. Thị trường cà phê

Việt Nam hiện được phân chia thành 2 phân khúc rõ ràng: cà phê rang xay (cà phê

phin) chiếm khoảng 2/3 sản lượng cà phê được tiêu thụ tại Việt Nam và cà phê hòa

tan chiếm 1/3. Tăng với tốc độ 10,5%/năm trong giai đoạn 2008 – 2013 do thu nhập

bình quân đàu người tăng và sản phẩm ngày càng được giới trẻ ưa chuộng nhờ đặc

tính tiện lợi, phù hợp với nhịp sống đô thị hóa.

Theo số liệu của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) tiêu thụ cà phê của Việt Nam

tăng trưởng 31% trong năm 2010, đạt 1,583 triệu bao trong đó cà phê hòa tan chiếm

38,5% tổng lượng tiêu thụ, cà phê rang xay chiếm khoảng 61,5%. [10]



Lớp 12B QLTNMT



8



Viện KH và CN Môi trường



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×