1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.21 KB, 97 trang )


36

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòa 2009 - 2012

Đơn vị: tỷ đồng



10/09



11/10



12/11



Tăng

trưởng bình

quân (%)



31,158



29.7



12.5



35.4



25,9



17,650



23,202



35.3



21.9



31.5



29.6



5,124



4,544



6,993



17.1



-11.3



53.9



19.9



686



839



810



963



22.3



-3.5



18.9



12.6



Bằng đồng Việt Nam



12,815



16,909



19,353



28,802



31.9



14.4



48.8



28.4



Bằng ngoại tệ và vàng



2,951



3,541



3,651



2,356



20



3.1



-35.5



-4.1



Khối TMNN



8,778



11,060



12,667



16,925



26



14.5



33.6



24.7



Khối TMCP, LD, QTD



6,988



9,390



10,337



14,233



34.3



10.1



37.7



27.4



Chỉ tiêu



Tổng vốn huy động



Năm

2009



Năm

2010



Năm

2011



Năm

2012



15,766



20,450



23,004



10,704



14,487



4,376



Tốc độ tăng trưởng (%)



Theo nguồn tiền gửi

Tiền gửi TK dân cư

Tiền gửi tổ chức kinh tế

Tiền gửi kho bạc, khác

Theo loại tiền



Theo loại hìnhTCTD



Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

Bảng số liệu trên cho thấy tổng huy động vốn của các Chi nhánh TCTD có mức

tăng trưởng qua các năm dù thị trường tiền tệ gặp nhiều biến động. Điều này cho thấy

công tác huy động vốn ngày càng khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các

ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể: Tốc độ tăng năm 2010 so với năm

2009 là 29.7%, tốc độ tăng năm 2011 tăng so với năm 2010 là 12.5%, như vậy tốc độ

tăng trưởng năm 2011 thấp hơn năm 2010. Lý do: Trong năm 2010, để đối phó với

tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt

chặt, kiểm soát tốc độ tăng trưởng, mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt

động huy động vốn của các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Sau chính sách tiền tệ thắt

chặt đầu năm 2009 và nới lỏng dần vào cuối năm đến năm 2010 hoạt động ngân hàng

đi vào ổn định cùng với sự ổn định của lãi suất cơ bản, lạm phát giảm, niềm tin của

khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng tăng trở lại.Các Chi nhánh TCTD đẩy mạnh

các biện pháp huy động vốn nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để

đảm bảo nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Đến



37

31/12/2012, nguồn vốn huy động đạt 31,158 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 8,154 tỷ

đồng với 35.4%.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong giai đoạn 20092012 vẫn luôn duy trì ổn định và tăng trưởng. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối

với các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong bối cảnh nền kinh tế luôn bị ảnh

hưởng bất lợi đến công tác huy động vốn.

 Cơ cấu theo nguồn tiền gửi:

- Huy động tiết kiệm từ dân cư và phát hành giấy tờ có giá có sự tăng trưởng mạnh

qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt 17,650 tỷ đồng so với đầu năm 2010 tăng 3,163 tỷ

đồng với 21.9%, năm 2012 đạt 23,202 tỷ đồng, so với đầu năm 2011 tăng 5,552 tỷ đồng

với 31.5%, chủ yếu tăng ở tiền gửi VND, tăng 9,449 tỷ đồng với 48.8%, trong khi tiền gửi

ngoại tệ và vàng giảm 1,295 tỷ đồng với 35.5%. Đây là nguồn vốn quan trọng cho hoạt

động ngân hàng phát triển bền vững, chiếm 71.3% trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ

và có tính ổn định khá cao. Trong đó, huy động từ dân cư bằng đồng Việt Nam tăng

trưởng cao 30%, cho thấy, người dân vẫn tin tưởng và giữ tiền đồng bên cạnh các công cụ

tích trữ khác như vàng, đôla.

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2012 đạt 6,993 tỷ đồng, so với đầu năm tăng

2,449 tỷ đồng với 53.9%. Tiền gửi thanh toán thu hộ tiền thuế cho Kho bạc 963 tỷ đồng,

so với đầu năm tăng 153 tỷ đồng với 18.9%.

Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động theo nguồn tiền gửi (2010 - 2012)



25,000



23,202



20,000

15,000



17,650



Tiền gửi TK dân cư



14,487



Tiền gửi tổ chức kinh tế

Tiền gửi kho bạc, khác



10,000



6,993

5,124



5,000

839



4,544

810



963



0

2010



2011



20122



Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà



38

 Cơ cấu theo loại tiền:

- Huy động bằng VND có mức tăng trưởng qua các năm, cụ thể năm 2012 đạt là 28,802

tỷ đồng, so với đầu năm tăng 9,449 tỷ đồng với 48.8%; trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư

VND giữ mức tăng trưởng mạnh, đạt 23,202 tỷ đồng, tăng 5,552 tỷ đồng với 31.5%.

- Huy động bằng ngoại tệ 2,356 tỷ đồng, so với năm 2011 giảm 1,295 tỷ đồng với

35.5%. Các biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước (trần lãi suất huy động ngoại tệ

thấp, tỷ giá ổn định) đã có tác động rõ rệt. Huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm.

Người dân đã bán ngoại tệ cho ngân hàng và có xu hướng chuyển từ tiết kiệm bằng ngoại

tệ sang gửi tiết kiệm đồng VN; Do đó, tiền gửi tiết kiệm bằng VND tăng trưởng cao 4.8%

trong khi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ giảm 35.5%.

 Theo loại hình TCTD:

Năm 2012, khối NHTM Nhà nước huy động đạt 16,925 tỷ đồng, so với đầu năm

tăng 4,258 tỷ đồng với 33.6%; Khối NHTM cổ phần, Liên doanh, Quỹ Tín dụng đạt

14,233 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 3,896 tỷ đồng với 37.7%. Về thị phần, khối

NHTMNN chiếm 54.3%, khối NHTMCP, LD, QTD chiếm 45.7%.

Biểu đồ 2.2: Tổng vốn huy động theo loại hình TCTD (2010 - 2012)



Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

 Đánh giá công tác huy động:

Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng huy động bằng VND giữ mức tăng trưởng

cao (35,5%), kể cả tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi tổ chức kinh tế. Điều này cho thấy trong

tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, các kênh đầu tư nhiều rủi ro nên người dân có xu

hướng chuyển sang gửi tiết kiệm đảm bảo an toàn vốn. Hiện tượng tiền gửi tổ chức kinh

tế liên tục tăng và tăng cao so với đầu năm cho thấy, trước tình trạng cầu tiêu dùng giảm

sút, tỷ suất lợi nhuận thấp, một số doanh nghiệp giảm vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất

kinh doanh mà gửi vào ngân hàng. Đồng thời, các biện pháp điều hành của Ngân hàng



39

Nhà nước (trần lãi suất huy động ngoại tệ thấp, tỷ giá ổn định, kiên quyết không gia hạn

việc huy động vàng, quy định đối tượng được vay ngoại tệ sử dụng trong nước phải có đủ

nguồn thu ngoại tệ) đã có tác động rõ rệt. Tiền gửi ngoại tệ của tổ chức và dân cư giảm,

chứng tỏ lòng tin của người dân vào giá trị của tiền đồng và chính sách điều hành tỷ giá

của NHNN, góp phần giảm tình trạng "đô la hóa", “vàng hoá” của nền kinh tế, phù hợp

với chủ trương của Chính phủ.

 Hoạt động tín dụng:

Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt động

cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân

phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội để đáp ứng nhu cầu

về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các Chi nhánh tổ chức tín dụng

bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, duy trì và đáp ứng vốn tín dụng kịp

thời cho các thành phần kinh tế; Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý theo hướng tập

trung vốn cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn, doanh

nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất

lượng tín dụng nhằm phòng ngừa các rủi ro và hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh

trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn

tỉnh Khánh Hoà 2009 -2012

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

2009



Năm

2010



Năm

2011



Năm

2012



15,618



18,515



20,225



14,524



16,310



1,094



Ngắn hạn

Trung dài hạn



Chỉ tiêu

Tổng dư nợ



Tốc độ tăng trưởng (%)

10/09



11/10



12/11



Tăng trưởng

bình quân (%)



22,001



18.5



9.2



8.8



12.2



16,911



17,925



12.3



3.7



6.0



7.3



2,205



3,314



4,076



101.6



50.3



23.0



58.3



9,215



10,583



11,900



12,486



14.8



12.4



4.9



10.7



6,403



7,932



8,325



9,515



23.9



5.0



14.3



14.4



11,037



12,361



13,314



15,209



12



7.7



14.2



11.3



4,581



6,154



6,911



6,792



34.3



12.3



-1.72



14.9



Theo loại tiền

Dư nợ VND

Dư nợ ngoại tệ

Theo kỳ hạn nợ



Theo loại hình TCTD

Khối TMNN

Khối TMCP, LD, QTD



Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà



40

Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay qua các năm đều tăng, đến

31/12/2012, dư nợ cho vay của các Chi nhánh TCTD trên địa bàn đạt 22,001 tỷ đồng,

so với đầu năm tăng 1,776 tỷ đồng với 9.33%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng cả

nước (8.91%). Bên cạnh nguồn vốn của các TCTD trong nước, các doanh nghiệp (chủ

yếu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) còn dùng nguồn vốn vay nước ngoài

để đầu tư và bổ sung vốn hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 24 doanh nghiệp vay trung dài

hạn nước ngoài đã đăng ký với NHNN, với tổng dư nợ vay 189,76 triệu USD, tương

đương 3,952 tỷ đồng; so với đầu năm tăng 55% với 67,36 triệu USD, tương đương

1,400 tỷ đồng.

 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ:

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền tệ (2009 - 2012)



Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

Cho vay bằng đồng Việt Nam là 17,925 tỷ đồng, chiếm 81.47% trong tổng dư

nợ, so với đầu năm tăng 1,014 tỷ đồng với 6%; Dư nợ bằng ngoại tệ đạt 4,076 tỷ đồng,

chiếm 18.53% dư nợ; so đầu năm tăng 762 tỷ đồng với 23%.



41

 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:

Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn (2009 - 2012)



Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

Qua các năm, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 55% trong tổng dư nợ. Tuy

nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân đối với dư nợ cho vay trung dài hạn là 14.3%, cao

hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ cho vay ngắn hạn là 10.7%.

 Cơ cấu dư nợ theo loại hình TCTD:

Dư nợ cho vay của Khối Ngân hàng TMNN năm 2012 đạt 15,209 tỷ đồng, so

với đầu năm tăng 1,895 tỷ đồng với 14.2%, chiếm 69.1% thị phần; khối Ngân hàng

TMCP, LD, QTD đạt 6,792 tỷ đồng, so với đầu năm giảm 119 tỷ đồng với 1.72%,

chiếm 30.9% thị phần.

Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ cho vay theo loại hình TCTD (2009-2012)



Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà



42

 Cho vay các đối tượng ưu tiên đến ngày 31/12/2012:

+ Cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn: dư nợ đạt 3,245 tỷ đồng, so

đầu năm tăng 465 tỷ đồng với 17.7%, chiếm 14.75% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay

NNNT tập trung ở các đối tượng: chi phí sản xuất nông lâm ngư diêm nghiệp 48.8%,

chế biến tiêu thụ nông lâm thuỷ sản 20.34%, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

10.06%, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi NNo trên địa bàn nông thôn

8.58%.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1149/TTg-KTN

ngày 08/8/2012, các Chi nhánh NHTM đã hạ lãi suất đối với các khoản vốn đã cho

vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất tối đa không quá 11%/năm cho các hộ gia đình,

trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông,

chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu. Dư nợ đến cuối

năm 2012 đạt 69,24 tỷ đồng với 4 doanh nghiệp và 1.243 hộ gia đình.

+ Cho vay phục vụ xuất khẩu: dư nợ đạt 2,860 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ

toàn tỉnh. Dư nợ cho vay xuất khẩu trong năm 2011 đã đạt mức tăng trưởng khá cao

27,48%, sang năm 2012, tình hình kinh tế còn khó khăn, thị trường tiêu thụ giảm nên

nhu cầu vốn mới của DN không cao, các đơn vị tập trung trả nợ và một số TCTD tăng

điều kiện cấp tín dụng tín dụng nên dư nợ không tăng.

 Cho vay các lĩnh vực không khuyến khích:

Dư nợ 2,756 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12.52% dư nợ toàn tỉnh, so đầu

năm tăng 144 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng là 1,266 tỷ đồng, tăng so với

đầu năm 254 tỷ đồng; dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS là 1,490 tỷ đồng, so với đầu năm

giảm 110 tỷ đồng.

 Cho vay Ngân hàng Chính sách Xã hội:

Dư nợ đến 31/12/2012 đạt 1.434,5 tỷ đồng, so đầu năm tăng 143 tỷ đồng với tỷ

lệ 11.1%. Tỷ lệ nợ xấu 0.84%. Dư nợ cho vay một số chương trình lớn như sau: Cho

vay hộ nghèo: 406 tỷ đồng; Cho vay giải quyết việc làm: 61 tỷ đồng; Cho vay sinh

viên: 519 tỷ đồng; Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 113 tỷ

đồng; Cho vay chương trình nước sạch VSMT: 304 tỷ đồng; Cho vay hộ dân tộc thiểu

số: 138 tỷ đồng; Cho vay hộ nghèo làm nhà ở: 10 tỷ đồng; Cho vay DNNVV: 6 tỷ

đồng.



43

 Chất lượng tín dụng:

Các chi nhánh TCTD thực hiện đúng quy định về cho vay, phân loại nợ, trích

lập dự phòng rủi ro. Đến cuối tháng 12/2012, nợ xấu toàn tỉnh (không bao gồm CNNH

Phát triển) chiếm tỷ trọng 2,29%, so đầu năm tăng 0,11%. Tỷ lệ nợ xấu của khối

NHTMNN&CPNN là 1.54%, NHTMCP& LD là 3.89%.

 Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp:

Vốn tín dụng ngân hàng vẫn duy trì khá ổn định đối với các doanh nghiệp uy

tín, doanh nghiệp quản trị tốt, hoạt động có hiệu quả và một số doanh nghiệp khó khăn

tạm thời trên địa bàn; tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên và thế mạnh

của Tỉnh.

Đến cuối tháng 12/2012, số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân

hàng trên địa bàn là 2.134 doanh nghiệp, so với đầu năm giảm 48 doanh nghiệp. Dư nợ

cho vay doanh nghiệp đạt 14,002 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 6.4%, chiếm 63.64%

tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn. Đến ngày 31/12/2012, các chi nhánh TCTD thực hiện

cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 81 doanh nghiệp và 133 khách hàng cá nhân với số dư

nợ 793,56 tỷ đồng; Đã điều chỉnh giảm lãi suất các hợp đồng cũ về mức tối đa

15%/năm đối với 29.918 khách hàng gồm 1.718 doanh nghiệp và 28.200 cá nhân hộ

gia đình, tổng số tiền được điều chỉnh là 5,820 tỷ đồng, chiếm khoảng 79% dư nợ vay

cũ có lãi suất trên 15%. Toàn tỉnh, hiện nay tỷ lệ dư nợ có lãi suất từ 15% trở xuống

chiếm 81,40%. Trong đó, tỷ lệ dư nợ có lãi suất từ 15% trở xuống chiếm 83.5% dư nợ

cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, và 72.2% đối với lĩnh vực không khuyến khích.

 Đánh giá công tác tín dụng:

Năm 2012, dư nợ cho vay tăng trưởng thấp hơn định hướng, nhưng cơ cấu dư

nợ tín dụng dịch chuyển theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương tập trung vốn

cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ các ngành, lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp

nông thôn, xuất khẩu, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cơ cấu tín dụng theo ngành

kinh tế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, tỷ trọng dư nợ cho vay

ngành du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 49.4%; ngành công nghiệp - xây

dựng chiếm 39.5%, nông - lâm - thuỷ sản 11.1%. Doanh số cho vay cả năm ước đạt

40,550 tỷ đồng, so với năm trước tăng 4.8%; Doanh số thu nợ 39,470 tỷ đồng, tăng

7.4%. Các TCTD tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tỷ trọng dư nợ cho vay lãi suất trên 15% đã giảm mạnh, từ mức 53.4% từ trước ngày

15/7/2012 xuống còn 18.6%. Hiện nay, các Chi nhánh TCTD vẫn chủ động nguồn vốn



44

để cung ứng cho khách hàng vay, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp có khả

năng tiếp cận vốn. Các NHTM cũng đang triển khai nhiều chương trình, sản phẩm tín

dụng với lãi suất thấp vào khoảng 9%-12%/năm, nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh

nghiệp và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

* Một số tồn tại:

- Dư nợ cho vay tăng trưởng thấp hơn định hướng do: cầu trong nước và nước

ngoài tăng thấp, doanh nghiệp khó khăn do hàng tồn kho lớn đã hạn chế khả năng hấp

thụ vốn của doanh nghiệp; tài sản của doanh nghiệp được thế chấp cho các khoản vay

trước đây đang trong tình trạng nợ xấu nên doanh nghiệp khó đáp ứng đủ các điều kiện

theo quy định để được ngân hàng tiếp tục cho vay nhằm khôi phục sản xuất kinh

doanh; Nợ xấu gia tăng, nên các TCTD thận trọng hơn khi cho vay, điều kiện vay chặt

chẽ hơn; Việc xử lý tài sản đảm bảo (chủ yếu là bất động sản) khó khăn do thị trường

BĐS thanh khoản kém, quy định của pháp luật còn nhiều điểm chưa cụ thể, chưa có sự

phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng.

- Hầu hết các chi nhánh TCTD đã thực hiện giảm lãi suất đối với các hợp đồng

tín dụng cũ, nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm vẫn còn khá cao

(18.6%), nhất là khối NHTMCP (51%).

- Mặc dù không còn phổ biến như trước, nhưng một số chi nhánh TCTD trên

địa bàn vẫn chưa thực hiện nghiêm quy định về trần lãi suất huy động.

- Cân đối vốn theo kỳ hạn chưa vững chắc do tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài

hạn duy trì ở mức cao 43,2%. Trong khi vốn huy động chủ yếu ngắn hạn, vốn trung

dài hạn chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng huy động.

 Hoạt động các Quỹ tín dụng nhân dân:

Trên địa bàn có 3 QTDND đang hoạt động. Đến 31/12/2012, tổng vốn huy

động đạt 57,684 triệu đồng, so với đầu năm tăng 9,717 triệu đồng với 20.25%. Tổng

dư nợ cho vay đạt 47,004 triệu đồng, tăng 3,134 triệu đồng với tỷ lệ 7.14%. Nợ xấu là

332 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0.71%. Hoạt động các quỹ nhìn chung ổn định, an toàn.

 Công tác thanh toán, phát triển dịch vụ:

Bên cạnh việc đẩy mạnh huy động vốn và cung cấp tín dụng cho nền kinh tế,

ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không

dùng tiền mặt, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích ngân hàng, phù



45

hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như đáp ứng các thông lệ và chuẩn

mực quốc tế.

Đến cuối tháng 12/2012, toàn tỉnh có 237 máy ATM, so đầu năm tăng 11 máy;

tổng số thẻ phát hành đạt 540.500 thẻ, so đầu năm tăng 40.500 thẻ với tỷ lệ 8.1%; đã

lắp đặt 1.230 thiết bị POS tại 920 điểm chấp nhận thẻ, so với đầu năm tăng 343 thiết bị

và 290 điểm chấp nhận thẻ. Sau hơn một năm kết nối liên thông mạng lưới POS, đến

nay, trên địa bàn có 20 NHTM thực hiện kết nối liên thông cho 1.119 thiết bị POS

(chiếm 91%/ tổng số thiết bị POS toàn tỉnh) tại 855 đơn vị chấp nhận thẻ (chiếm 93%/

tổng số đơn vị chấp nhận thẻ của toàn tỉnh). Các điểm chấp nhận thanh toán POS chủ

yếu tập trung vào các ngành hàng: trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán

lẻ (Maximart, Metro, Citymart,…), hệ thống nhà hàng, khách sạn, một số hãng

taxi…Sự kết nối liên thông mạng lưới POS giúp công tác thanh toán của người dân

được thuận tiện hơn, giảm nhu cầu tiền mặt trong lưu thông. Trước thời điểm kết nối

liên thông, doanh số thanh toán qua POS (không bao gồm doanh số rút tiền mặt từ

thiết bị POS) của các NHTM đạt giá trị bình quân 2,6 tỷ đồng/tháng. Một năm sau thời

điểm kết nối, giá trị thanh toán này đạt 3,3 tỷ đồng/tháng, tăng 27% so với trước khi

kết nối.

Thực hiện Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, đến 30/11/2012, trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòa đã có 884/1.190 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước (đạt tỷ lệ

74.3%) thực hiện trả lương qua tài khoản cho 29.747 cán bộ công nhân viên. Tỷ lệ cán

bộ công chức được trả lương qua tài khoản đạt 80% tổng số cán bộ công chức của tỉnh.

Ngoài ra, còn có 450 doanh nghiệp và tổ chức không thuộc đối tượng Chỉ thị số 20, đã

thực hiện trả lương qua tài khoản cho 38.900 lao động trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện

của đơn vị và người lao động.

Các dịch vụ khác tiếp tục được chú trọng phát triển: dịch vụ thanh toán, chuyển

tiền, ngoại hối, bảo lãnh,… Năm 2012, lượng ngoại tệ mua được là 824 triệu USD,

trong đó mua chuyển khoản 768 triệu USD. Lượng ngoại tệ bán cho khách hàng là 171

triệu USD, trong đó bán tiền mặt đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của dân cư là 342.000

USD. Các Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng là dân cư.

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu 686 triệu USD, tăng so với năm trước 27%;

doanh số thanh toán hàng nhập khẩu 301 triệu USD tăng 22.8%. Lượng kiều hối

chuyển về qua hệ thống ngân hàng ước đạt 112 triệu USD, tăng 8.7% so với năm



46

2011. Doanh số đổi ngoại tệ đạt 56,2 triệu USD, trong đó doanh số đổi của các đại lý

đổi ngoại tệ ước đạt 24 triệu USD.

 Đánh giá chung:

Năm 2012, Ngân hàng Khánh Hòa đã triển khai kịp thời, hiệu quả các chính

sách về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và ngoại hối, thu được nhiều kết quả đáng khích

lệ, thanh khoản được đảm bảo, thực hiện được chủ trương của NHNN về hạ lãi suất

huy động nhưng khối lượng vốn huy động được vẫn liên tục tăng lên, tăng 35.44%;

Mặc dù tín dụng tăng trưởng ở mức thấp nhưng cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch

theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ,

giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với các lĩnh vực không khuyến khích. Hoạt động của các

tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn, hoạt động lành mạnh [7].

2.2 Thực trạng xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Được tích tụ từ nhiều năm trước và bắt đầu nổi cộm trong năm 2012, dự kiến sẽ

vẫn còn khó khăn vào năm 2013- nợ xấu đã trở thành vật cản lớn trong sự phát triển và

ổn định của thị trường tiền tệ năm nay. Mặc dù không quá căng thẳng so với mặt bằng

chung của cả nước nhưng việc tập trung xử lý nợ xấu vẫn là một trong những nhiệm

vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng Khánh Hòa năm 2013, để cùng với cả nước ngăn

chặn và giảI quyết triệt để "điểm nghẽn" này cho nền kinh tế.

Theo công bố của Ngân hàng nhà nước, số nợ xấu trong toàn hệ thống ngân

hàng đến cuối năm 2012 ước khoảng 4.86% tổng dư nợ. Còn tại Khánh Hòa, nợ xấu

toàn tỉnh chiếm tỷ trọng 2.29%, so đầu năm tăng 0.11%. Trong đó tỷ lệ nợ xấu của

khối ngân hàng thương mại & cổ phần nhà nước là 1.54%, ngân hàng thương mại cổ

phần & liên doanh là 3.89%. Theo nhận định của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh

Khánh Hòa, con số này không lớn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức tín

dụng, tuy nhiên việc tập trung tăng trưởng tín dụng ổn định, hạn chế sự gia tăng nợ

xấu vẫn là vấn đề được các ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu vì tình hình kinh

tế dự kiến sẽ còn nhiều khó khăn.

Trước hết, có thể xem xét tổng quát thực trạng nợ xấu của các ngân hàng trên

địa bàn tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2009-2012 trong bảng dưới đây:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

×