Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.21 KB, 97 trang )
48
Tổng nợ xấu tại 03 Ngân hàng biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể,
năm 2011, tổng nợ xấu tại 03 Ngân hàng giảm gần 8% so với năm 2010, nhưng lại
tăng 15% so với năm 2011. So sánh với tốc độ tăng trưởng nợ xấu của toàn ngành
Ngân hàng tỉnh Khánh hòa là 37% của năm 2011 so với 2010 và mức 32% của năm
2012 so với 2011, cho thấy tốc độ tăng trưởng nợ xấu của 03 Ngân hàng nêu trên vẫn
thấp hơn so với của ngành. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu của 03 ngân hàng so với
nợ xấu của toàn ngành có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm từ mức 29.23% ở
năm 2010 giảm xuống chỉ còn 17.18% ở năm 2012, từ đó cho thấy các ngân hàng cũng
đã có nỗ lực trong việc kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, trong năm 2012, nợ xấu của 03
ngân hàng trên cũng tăng 15% so với năm 2011. Điều này phản ánh đúng thực trạng
nợ xấu của ngành ngân hàng nói chung trước tình hình nền kinh tế Việt Nam năm
2012 gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, không có khả năng trả
nợ vay ngân hàng, dẫn đến nợ xấu ngân hàng ngày càng gia tăng. Xem xét tình hình
nợ xấu phân theo ngành kinh tế và nợ xấu phân theo loại hình tổ chức cá nhânđối với
từng ngân hàng, cụ thể như sau:
49
Bảng 2.5: Nợ xấu phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
NĂM 2010
CHỈ TIÊU
Tổng dư nợ
Agribank
K.Hòa
BIDV
K.Hòa
NĂM 2011
VCB
N.Trang
Agribank
K.Hòa
BIDV
K.Hòa
NĂM 2012
VCB
N.Trang
Agribank
K.Hòa
BIDV
K.Hòa
VCB
N.Trang
3,359
2,049
1,703
3,424
2,263
2,273
3,791
2,597
3,087
Tỷ lệ nợ xấu (%)
3.8
0,5
1.6
2.6
0.3
0.9
2.3
1.3
1.7
Nợ xấu
126
11
27
90
7
20
87
33
54
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
9.5
0
0
4
0
0
5
0
4
Công nghiệp chế biến, chế tạo
89
0
0
71
0
8.5
43
4
13
Xây dựng
1
1
2
2
0.5
1
4
18
22
Vận tải
1
2
8
5
0
5
3.5
0
3
Bán buôn và bán lẻ
16
1.5
12
5
5.5
1.5
30
10
3
Các hoạt động dịch vụ khác
9.5
6.5
5
3
1
4
1.5
1
9
Trong đó nợ xấu thuộc ngành:
Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà
50
Bảng 2.6: Nợ xấu phân theo loại hình tổ chức cá nhân giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
NĂM 2010
CHỈ TIÊU
Tổng dư nợ
Agribank
K.Hòa
BIDV
K.Hòa
NĂM 2011
VCB
N.Trang
Agribank
K.Hòa
BIDV
K.Hòa
NĂM 2012
VCB
N.Trang
Agribank
K.Hòa
BIDV
K.Hòa
VCB
N.Trang
3,359
2,049
1,703
3,424
2,263
2,273
3,791
2,597
3,087
3.8
0,5
1.6
2.6
0.3
0.9
2.3
1.3
1.7
126
11
27
90
7
20
87
33
54
68
1,5
11
65
0
12
37
14
27
4
0,5
2
1
0
0
17
10
0,5
có vốn đầu tư nước ngoài
33
2
2
13
0,5
0
19
0,2
13
Hộ kinh doanh, cá thể
21
7
12
11
6,5
8
14
8,8
13,5
Tỷ lệ nợ xấu (%)
Nợ xấu
Trong đó nợ xấu theo loại hình:
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp
Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà
51
2.2.3.1 Công tác xử lý nợ xấu tại Agribank Khánh Hoà
Agribank Khánh Hoà có chất lượng tín dụng tốt, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tồn
tại. Qua bảng 2.5 ta thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều đó cho
thấy khả năng quản lý nợ của ngân hàng đã đạt được hiệu quả, công tác thu hồi nợ
cũng được nâng cao. Cụ thể:
Năm 2010, tổng nợ xấu là 126 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 3.8%, đến năm 2011 với
nhiều biện pháp và hướng đi cụ thể, tổng nợ xấu chỉ còn 90 tỷ đồng, giảm so với đầu
năm 36 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu còn 2.6%. Bước sang năm 2012, tổng nợ xấu là 87 tỷ
đồng, giảm 3 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu còn 2.3%. Trong giai đoạn (20102012) nợ xấu tập trung chính vào các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư
nhân và hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ xấu.
Theo số liệu ở bảng 2.5 trên thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank Khánh Hoà đã giảm
từ 3.87% (năm 2010) về còn 2.3% (năm 2012), đây là thành công lớn của Agribank
Khánh Hoà. Có được những kết quả đó là do công sức bỏ ra không nhỏ của tập thể
Agribank Khánh Hoà. Năm 2010, nợ xấu cao là do tình trạng chung của nền kinh tế
đang có dấu hiệu suy thoái, lạm phát tăng cao, giá cả một số mặt hàng diễn biến thất
thường như giá xăng dầu, sắt thép… Nhưng dần đến các năm sau, nợ xấu giảm dần là
do kết quả của gói kích cầu, nhiều doanh nghiệp và khách hàng vay vốn có kết quả
kinh doanh tốt, trả nợ đúng thời hạn. Ngoài ra, Agribank Khánh Hoà cũng luôn tổng
kết và tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng tín dụng để mang lại hiệu quả cao,
chủ động áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đồng thời với việc
chỉ đạo thực hiện thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, lãi tồn đọng và thẩm định chất
lượng các khoản vay, nhằm nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, tăng
cường tính kỷ cương kỷ luật trong điều hành hoạt động kinh doanh [8].
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Nợ xấu của Agribank Khánh Hoà tập trung chủ yếu vào một số ngành chính
sau: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
và ngành bán buôn, bán lẻ khác. Do đặc thù của ngân hàng nông nghiệp là tập trung
cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các hộ sản xuất và các doanh
nghiệp ở khu vực nông nghiệp, nông thôn …nên tỷ lệ nợ xấu tập trung khoảng 50%
vào mảng cá nhân này. Nguyên nhân chính là do đối tượng khách hàng của ngân hàng
nông nghiệp chủ yếu thuộc thành phần cá nhân, hộ kinh doanh cá thể: (i) Kinh doanh
không đạt hiệu quả; (ii) Do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu dẫn đến mùa màng thất
bát, dịch bệnh lan tràn; (iii) Do ngân hàng không thể kiểm tra, kiểm soát hết được tình
52
hình sử dụng vốn vay của các đối tượng khách hàng này là nguyên nhân chính dẫn đến
nợ quá hạn tăng cao.
Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, do không quản trị được nợ xấu
đối với khách hàng doanh nghiệp. Việc cho vay ban đầu tập trung vào việc đánh giá
theo định tính dựa trên số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên chưa phản ánh
hết được tình trạng thực tế của doanh nghiệp từ đó phát sinh rủi ro.
Biện pháp xử lý nợ xấu
Agribank Khánh Hoà luôn bám sát từng khoản nợ xấu để có biện pháp thu hồi
nợ thích hợp, Cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc nhắc nhở khách hàng tự giác cân
đối tài chính để trả nợ ngân hàng đúng hạn. Trong trường hợp cần thiết, phải sử dụng
đến biện pháp khởi kiện và thi hành án (phát mãi tài sản) để thu hồi nợ theo quy định
của pháp luật.
Kết quả thu hồi nợ xấu
Trong những năm qua, Agribank Khánh Hoà rất tích cực đôn đốc khách hàng
để thu hồi nợ xấu. Tuy nhiên công tác thu hồi nợ xấu gặp rất nhiều khó khăn do khách
hàng không còn nguồn để trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thu hồi các khoản nợ
tồn đọng còn gặp phải những khó khăn khác mà ở cấp chi nhánh không thể giải quyết
được như các khoản nợ đã quá lâu, công ty giải thể hoặc phá sản… Tuy nhiên với tinh
thần kiên quyết tận thu những khoản nợ khó đòi, trong thời gian qua Agribank Khánh
Hoà đã thu được gần 05 tỷ đồng nợ xấu.
2.2.3.2 Công tác xử lý nợ xấu tại BIDV Khánh Hoà
Trong bối cảnh nền kinh tế phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
BIDV nói chung và BIDV Khánh Hoà nói riêng là ngân hàng đi đầu trong việc minh
bạch nợ xấu. Những khoản nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng phát sinh ngày càng
nhiều trên tất cả các lĩnh vực đe dọa đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung
và BIDV nói riêng. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức phân loại nợ
theo sát chuẩn mực dựa theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Nếu thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo điều 7, nợ xấu của ngân hàng
lên tới 2-3 lần, dẫn đến các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, lợi
nhuận giảm. Với BIDV, khi chính thức phân loại nợ theo điều 7, nợ xấu của ngân hàng
53
lên tới 31%, phải mất 2 năm quyết liệt nhằm lành mạnh tài chính thì nợ xấu của BIDV
mới còn 2,27%, tức là nằm trong mức an toàn dưới 5% theo thông lệ quốc tế.
BIDV quyết tâm đổi mới là ngân hàng đi đầu trong việc minh bạch nợ xấu.
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, BIDV sớm nhận thấy việc Việt Nam trước sau
cũng vào một sân chơi WTO và phải tuân theo luật chơi chung. Do đó, nhân tố công
khai, minh bạch trở thành yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, là một tổ chức tín dụng trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam, BIDV tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước một
cách tuyệt đối.
Trong giai đoạn 2010-2012, dư nợ tín dụng của BIDV Khánh Hoà tăng trưởng
đều qua các năm, chi nhánh cũng áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn
cho từng khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Khánh Hoà thấp hơn so với Agribank
Khánh Hoà và VCB Nha Trang. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010, 2011 ở mức thấp lần lượt là
0.5% và 0.3% Điều này cho thấy BIDV Khánh Hoà luôn quán triệt sâu sắc và thực
hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Hội sở chính, đồng thời BIDV Khánh Hoà đã có
những chính sách kiểm soát phù hợp, chặt chẽ, kịp thời trong hoạt động tín dụng nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ nằm trong mức giới
hạn an toàn cho phép.
Trong các khoản nợ xấu, thì nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) chiếm 24% vào năm
2011, chiếm 67%/tổng nợ xấu trong năm 2012. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)
chiếm 24%, còn nợ nghi ngờ thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ 8% trong năm 2012. Nợ có khả
năng mất vốn giảm dần qua các năm, tổng dư nợ tăng trưởng nhanh nhưng nợ có khả
năng mất vốn thì giảm, điều này chứng tỏ BIDV Khánh Hoà đã quán triệt đầy đủ, kịp
thời và chính xác chính sách tín dụng tới các phòng, ban, cán bộ nhân viên. Nhờ đó,
doanh thu từ tín dụng được nâng cao, các khoản vay đã được thẩm định, phân tích một
cách kỹ lưỡng, đúng đắn, quá trình theo dõi các khoản vay được triển khai thực sự
hiệu quả [9].
Cũng như Agribank Khánh Hoà và VCB Nha Trang nợ xấu của BIDV Khánh
Hoà tập trung vào một số ngành hàng chính như: Ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo; ngành xây dựng và ngành bán buôn và bán. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 1%
so với năm 2011 mà chủ yếu nợ xấu tập trung chủ yếu thuộc ngành xây dựng. Nếu nợ
xấu phân theo loại hình tổ chức cá nhân thì nợ xấu của BIDV Khánh Hoà tập trung
chủ yếu ở hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu.
54
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Nền kinh tế trong năm 2012 đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, mặc dù
tình hình lạm phát, biến động tỷ giá USD/VND đã được kiểm soát nhưng hệ luỵ của
tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn từ những năm trước đã có tác động xấu đến doanh
nghiệp sản xuất như hàng tồn kho cao, khó khăn thị trường đầu ra, nhiều doanh nghiệp
phá sản,…do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn là mối đe doạ cho
nợ xấu ngân hàng. Xuất phát từ tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, chính
sách cắt giảm đầu tư công cũng như hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, bất động
sản theo Nghị định số 11 trong năm 2011 của Chính Phủ cũng đã tác động mạnh đến
tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, thi công công trình.
Nguồn vốn thanh toán công trình từ các công trình thuộc ngân sách nhà nước không
được giải ngân trong năm 2011 dẫn đến các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, xây
lắp gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn.
Khủng hoảng tài chính đã tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp như: làm cho chi
phí đầu vào tăng lên, thị trường tiêu thụ bị giảm sút, cạnh tranh ngày càng khốc liệt
hơn làm cho cả việc sản xuất cũng như tiêu thụ của công gặp khó khăn từ đó làm giảm
khả năng thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Chính vì lý do đó có một vài công ty
chấp nhận chuyển nợ quá hạn và nợ xấu để được kéo dài hơn thời hạn trả nợ cho ngân
hàng. Thị trường bất động sản vẫn chưa tan băng nên các khoản tài sản đảm bảo bằng
bất động sản bị đánh giá thấp đi nhiều so với thời gian đi vay buộc ngân hàng phải
chuyển nợ quá hạn để có thể xử lý rủi ro có thể xảy ra. BIDV Khánh Hoà chủ động
chuyển các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro cao sang nợ xấu, chấp nhận tăng chi phí dự phòng
để có thể lường trước tình trạng xấu nhất là mất vốn có thể xảy ra.
Biện pháp xử lý nợ xấu
Trong năm 2012, BIDV Khánh Hoà cũng đã tích cực thu hồi nợ xấu thông qua
các biện pháp xử lý nợ xấu như: bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách
hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dư nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài
sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi kiện... Đối với các khách hàng gặp nợ xấu trong
lĩnh vực thi công, xây dựng, BIDV Khánh Hoà cũng đã rà soát lại các khoản phải thu
của công trình, làm việc ba bên giữa khách hàng, Chủ đầu tư và Ngân hàng để quản lý
dòng tiền của công trình về tài khoản của BIDV Khánh Hoà để thu nợ.
55
Ngoài ra, BIDV Khánh Hoà cũng đã rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ
cấu theo QĐ 780 của NHNN và hướng dẫn của TW để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn
giảm lãi quá hạn…cho khách hàng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động
kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động, có nguồn
vốn để trả nợ cho ngân hàng cũng như giảm nợ xấu cho ngân hàng [9].
Kết quả thu hồi nợ xấu
Với sự nỗ lực hết sức của tập thể chi nhánh, trong năm 2012 BIDV Khánh Hoà đã
thu hồi được hơn 15 tỷ đồng từ các khoản nợ xấu, khó đòi.
2.2.3.3 Công tác xử lý nợ xấu tại VCB Nha Trang
Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và
gặp khó khăn về tài chính, việc tìm kiếm khách hàng tốt để tăng trưởng tín dụng không
dễ dàng. Tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2012 chỉ ở mức 3%
và tăng trưởng tín dụng của hệ thống Vietcombank khoảng 12.1%. Trong khi đó, dư
nợ của VCB Nha Trang năm 2012 đạt 3,087 tỷ đồng - tăng 35% so với năm 2011 và
chiếm khoảng 14% thị phần trên địa bàn. Kết quả đạt được là sự nỗ lực rất lớn của
VCB Nha Trang trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới và triển khai kịp thời
những gói hỗ trợ lãi suất theo chủ trương của VCB TW. Bên cạnh đó, VCB Nha Trang
cũng nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách
hàng và luôn sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong thời kỳ
khủng hoảng.
Mặc dù doanh số cho vay tăng trưởng cao qua các năm nhưng VCB Nha Trang
luôn kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 2% trong những năm gần đây. Tính đến 31/12/2012
tỷ lệ nợ xấu của VCB Nha Trang là 1.75%. Nợ xấu tăng tập trung vào một số ngành
chính như sau: (i) Ngành thủy sản: 7.4%/ tổng nợ xấu; (ii) Ngành công nghiệp chế
biến và ngành thi công xây dựng chiếm 64.8%/ tổng nợ xấu; (iii) Còn lại là các ngành
khác và các cá nhân làm ăn thua lỗ chưa thu xếp được nguồn để trả nợ ngân hàng
chiếm 27.8%/ tổng nợ xấu [10].
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tập trung vào một số lý do sau:
Đối với ngành xây dựng :
Do ảnh hưởng từ chính sách cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP
năm 2011 nên nguồn vốn ngân sách hạn chế, các công trình thuộc nguồn vốn ngân
sách không có vốn hoặc giãn tiến độ thanh toán gây ảnh hưởng đến nguồn thu của các
56
doanh nghiệp xây dựng, dẫn đến thiếu nguồn thanh toán trả nợ cho ngân hàng. Đồng
thời một số công trình thi công tuy chưa có vốn nhưng chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tự
ứng vốn để thi công trong thời gian chờ nguồn thanh toán khiến cho áp lực vốn tăng
cao, các nhà thầu có năng lực hạn chế gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm
nguồn vốn thi công.
Một số dự án đang thi công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bằng nguồn vốn tín
dụng bị thiếu vốn, như dự án Khu đô thị Mỹ Gia, Khu đô thị Tây Lê Hồng Phong…
dẫn đến một số hạng mục mặc dù đã được các nhà thầu thi công hoàn thành nhưng
chủ đầu tư không có vốn thanh toán nên cũng không nghiệm thu công trình, không
chịu đối chiếu công nợ với các nhà thầu do đó các nhà thầu không thu hồi được vốn
để trả nợ vay cho ngân hàng. Điều này cũng gây khó khăn cho VCB Nha Trang trong
việc xác định nguồn vốn vay ngân hàng thực chất có nằm ở các khoản công nợ phải
thu khách hàng hay không? Theo số liệu báo cáo của khách hàng vay vì các khoản
công nợ phải thu hầu hết không được chủ đầu tư ký biên bản đối chiếu công nợ.
- Số lượng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang giảm sút về cả số
lượng và giá trị dẫn đến tính cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Một số đơn vị
có tiềm lực mạnh đều tìm kiếm công trình ở các tỉnh lân cận để thi công, dẫn đến chi
phí tăng cao, hiệu quả giảm sút, VCB Nha Trang không thể quản lý hết được hoạt
động của các đơn vị khi thi công các công trình ở ngoài tỉnh.
- Các khoản nợ và các vấn đề liên quan đến tập đoàn Công nghiệp Tàu Thủy VN
- Vinashin đã ảnh hưởng đến một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như Dự án
Nhà máy đóng tàu Cam Ranh. Các nhà thầu tham gia thi công cho dự án này hiện chưa
thu hồi được công nợ nên gặp khó khăn về nguồn vốn để trả nợ ngân hàng.
Đối với ngành vận tải biển:
Từ giữa năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành
vận tải biển, nhu cầu vận tải sụt giảm mạnh, cung vượt cầu, hiện tượng thừa cung
trọng tải đã tạo sức ép lớn đến các doanh nghiệp vận tải biển. Ngoài ra, từ năm 2009,
giá cước vận tải giảm mạnh khoảng từ 60-80% so với thời kỳ cao nhất đầu năm 2008
nên dẫn đến doanh thu sụt giảm, doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Mặt khác, đơn vị
đầu tư mua tàu biển từ nguồn vốn vay ngân hàng, chi phí tài chính liên tục biến động
tăng cao nên đơn vị không có đủ khả năng trả nợ ngân hàng.
57
Đối với ngành thủy sản :
- Do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu dẫn đến giá nguyên liệu tăng cao, trong
khi giá bán xuất khẩu không tăng tương xứng dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong ngành không cao.
- Một số đơn vị kinh doanh hàng thủy hải sản gặp rủi ro trong phương thức thanh
toán quốc tế T/Tr (giao hàng trước, trả tiền sau), đối tác nước ngoài sau khi đã nhận
hàng nhưng không thanh toán tiền cho đơn vị, dẫn đến đơn vị không có nguồn tiền
hàng để trả nợ cho ngân hàng.
- Thị trường đầu ra của ngành thủy hải sản chưa ổn định, lại chịu tác động của
khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu thị trường sụt giảm nên nhiều đơn hàng xuất
khẩu bị hủy, trong khi đơn vị đã vay vốn ngân hàng để thu mua nguyên liệu dự trữ cho
các đơn hàng xuất. Không xuất được hàng nên các đơn vị này không có nguồn tiền trả
nợ ngân hàng.
Biện pháp xử lý nợ xấu
(i) VCB Nha Trang tăng cường tần suất kiểm soát vốn vay và yêu cầu khách hàng
báo cáo thường xuyên để nắm rõ tình hình kinh doanh của khách hàng; (ii) Tiếp tục
cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ hơn như: tăng tỷ lệ bảo đảm, thay đổi phương thức
cấp tín dụng, tăng cường kiểm soát vay vốn; (iii) Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu
nợ; (iv) Cấu trúc lại nợ, bán nợ, nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ cho khách hàng.
Kết quả thu hồi nợ xấu
Với các biện pháp kiên quyết triệt để trong việc xử lý nợ xấu, trong năm 2012
VCB Nha Trang đã thu hồi được các khoản nợ xấu sau đây:
Thu nợ ngoại bảng (nợ đã sử dụng DPRR)
Năm 2012, thu nợ ngoại bảng của VCB Nha Trang đạt thành tích cao và là một
trong những đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống về công tác thu hồi nợ xấu. Thành tích trên
đạt được là do Chi nhánh đã xử lý được hơn 28 tỷ đồng từ việc bán nợ và xoá nợ đối
với các đơn vị đã giải thể từ lâu không còn khả năng thu hồi vốn để chi trả cho ngân
hàng.
Thu nợ nội bảng (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5)
Bên cạnh việc cố gắng hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ ngoại bảng do TW giao
hàng năm, VCB Nha Trang cũng tích cực đôn đốc thu đòi các khoản nợ nội bảng, cụ
thể: Năm 2012 đã thu được 13,823 triệu đồng nợ xấu, trong đó: (i) Ngành thi công xây
58
dựng là 9,823 triệu đồng; (ii) Ngành thủy sản là 3,100 triệu đồng; (iii) Ngành vận tải
biển là 900 triệu đồng.
Kết luận chung:
Nợ xấu đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước gần như không có, lý do đối
với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn rất uy tín và luôn trả nợ ngân hàng đầy đủ và
đúng hạn. Mặt khác phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá, do
đó nợ xấu tập trung chủ yếu vào các công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh, cá
thể tiếp đến là các doanh nghiệp tư nhân.
Nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu đối với các loại hình tổ chức cá nhân trên
là do một số mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới (khó khăn
trong xuất khẩu) như cá ba sa, tôm sú, làm cho các hộ nông dân, các đơn vị chế
biến xuất khẩu có vay vốn ngân hàng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, khả
năng ngân hàng thu nợ chậm. Mặt khác nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cũng đã phát
sinh nợ quá hạn với tỷ lệ cao. Một phần các hộ vay sử dụng vốn sai mục đích nhưng
cán bộ tín dụng không tiến hành giám sát sau khi cho vay nên không kịp thời ngăn
chặn, điều này cũng dẫn đến nợ quá hạn tăng cao.
So sánh tình hình nợ xấu của 03 ngân hàng trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của
Agribank Khánh Hoà có xu hướng giảm dần qua các năm, tuy nhiên BIDV Khánh Hòa
và VCB Nha Trang lại tăng dần tỷ lệ nợ xấu vào năm 2012. Lý do: (i) Kinh tế - xã hội
nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng
hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Những bất
lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng
tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo
ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất,
dừng hoạt động hoặc giải thể; (ii) Những hạn chế trong việc khai thác hệ thống thông
tin về khách hàng. Hiện nay thông tin về khách hàng và thông tin dùng để đánh giá,
thẩm định phương án vay vốn tại ngân hàng chủ yếu từ hồ sơ xin vay vốn, thông tin từ
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng và những hồ sơ khác do chính
khách hàng cung cấp. Đối với thông tin CIC, việc khai thác thông tin tín dụng đôi khi
còn chưa cập nhật kịp thời những biến động về dư nợ vay, tình hình trả nợ của khách
hàng dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong việc quyết định cấp tín dụng nhanh chóng