Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.21 KB, 97 trang )
85
Thứ ba: HHNH cần thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, quảng bá chủ
trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực Ngân hàng nói chung và vấn đề
quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng, song song với đó là thành lập các diễn đàn
trao đổi về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị nợ xấu trong các Ngân hàng,
góp phần hỗ trợ các Ngân hàng hội viên đạt được mục tiêu kinh doanh và đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ tư: HHNH có thể xây dựng các kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng,
khảo sát về vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động ngân hàng từ các chương trình tài
trợ của nước ngoài, nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và quản
trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, tổ chức các khoá đào tạo,
bồi dưỡng, khảo sát trong nước và ở nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu của các ngân
hàng Hội viên. Bên cạnh đó, HHNH có thể hợp tác với các Học viện, Viện nghiên cứu,
Trường Đại học và trung học chuyên nghiệp, Trung tâm Đào tạo trong nước, ngoài
nước trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ Ngân hàng, tiếp nhận các
chương trình dự án tài trợ trong lĩnh vực đào tạo và thực hiện các chương trình dự án
đó từ các tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan đến quản trị nợ xấu trong hoạt
động Ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức cho các ngân hàng hội viên
3.3.5 Kiến nghị đối với Khách hàng
Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu tổ
chức, doanh nghiệp, các cá nhân. Quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng
đầu tư quá mức, mở rộng kinh doanh bằng mọi giá trong khi các nguồn lực về con
người, vốn, công nghệ...và thị trường chưa đầy đủ, dẫn đến hoạt động kinh doanh gặp
khó khăn, thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ tại Ngân hàng.
Cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh
doanh, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với các đối tác cũng như quan hệ
vay vốn tại NHTM. Nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ quy định của pháp luật. Tránh
tình trạng vi phạm cam kết do nguyên nhân không biết hoặc hiểu sai quy định, dẫn đến
cố tình gây cản trở NHTM trong việc thực hiện các quyền đối với tài sản, nghĩa vụ nợ
của khách hàng và/hoặc người bảo lãnh.
Chú trọng nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính cung cấp cho NHTM
thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán
độc lập. Thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình tài chính, luồng tiền luân chuyển
để có thể chủ động trong kinh doanh, khắc phục kịp thời khi tình hình tài chính có dấu
hiệu suy giảm, mất cân đối.
86
Không ngừng nâng cao năng lực tài chính, có chính sách phân phối lợi nhuận
cho phù hợp, đặc biệt chú trọng đến việc trích lập các quỹ dự phòng nhằm nâng cao
khả năng chống đỡ đối với những biến động theo chiều hướng bất lợi của thị trường.
Chủ động phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, báo cáo kịp
thời những thông tin ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng, không được
che dấu, làm sai lệch thông tin nhằm đạt những mục đích nhất định.
Doanh nghiệp khi gặp khó khăn cần chủ động hơn nữa trong việc lựa chọn các
giải pháp sáp nhập, hợp nhất hoặc có những phương án tăng vốn kịp thời, đảm bảo duy
trì hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài và không thể cứu
vãn. Trong trường hợp không thể cứu vãn, doanh nghiệp cũng cần chủ động tuyên bố
phá sản theo luật phá sản, đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.
87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đã được đề cập ở chương 2 về thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại
các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nói chung và ba ngân hàng Agribank
Khánh Hoà, BIDV Khánh Hoà, VCB Nha Trang nói riêng, ở chương 3 tác giả đã đưa
ra những giải pháp tăng cường xử lý nợ xấu sẽ giúp cho các ngân hàng có thể giải
quyết tốt trong công tác xử lý nợ xấu đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra
trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, đối với những giải pháp không thể thực hiện được, tác giả cũng
xin được kiến nghị một số vấn đề liên quan đến công tác xử lý nợ xấu nhằm hoàn thiện
phần nào hệ thống các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng để từ đó
đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng.
88
KẾT LUẬN
Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của các NHTM là một trong những
trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay. Vấn đề giải quyết nợ
xấu, làm lành mạnh tình hình tài chính của các NHTM cũng là một nhân tố quan trọng
trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bởi sự yếu kém của hệ thống NHTM sẽ có
tác động tiêu cực tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong thời gian tới, nhất là khi nước
ta đang trong lộ trình hội nhập quốc tế.
Vấn đề nợ xấu vẫn còn rất bức xúc trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tuy nhiên
các ngân hàng, các doanh nghiệp cũng như các chủ thể kinh tế vẫn còn tâm lý xem những
khoản nợ quá hạn, nợ xấu này là tài sản thực có, hay là của để dành của mình. Do vậy, vẫn
còn tâm lý chờ đợi để thu đủ giá trị của các khoản nợ. Việc hạn chế mức thấp nhất các rủi
ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng của
ngành ngân hàng trong nền kinh tế, giúp cho các đơn vị tổ chức và các thành phần kinh tế
có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng
trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đát nước, góp phần ổn định an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tốt công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước.
Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là nhiệm
vụ trước mắt cũng như lâu dài của NHTM. Muốn vậy đòi hỏi các NHTM phải thực hiện
đổi mới nhằm tăng cường hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, phải có bước phát
triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm
hội nhập với kinh tế thế giới.
Ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro nên nợ xấu phát sinh là tất yếu và trong dự
tính. Công tác xử lý và thu hồi nợ xấu là hoạt động nghiệp vụ thông thường của ngân
hàng. Do đó các ngân hàng phải luôn luôn sẵn sàng tâm thế chấp nhận rủi ro trong phạm
vi nhất định để có thể tồn tại và phát triển.