Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 97 trang )
hơn với con cái của họ về việc học ở nhà, các hoạt động và các thông tin đang
được giảng dạy tại trường. Tốt hơn nữa họ có thể giúp con cái của họ trong
công việc học tập ở nhà và tham gia ở trường[24].
Có khoảng cách giữa thành tích học tập của HS nam và HS nữ, với
những HS nữ có thành tích học tập cao hơn HS nam trong các trường hợp
nhất định (Chambers & Schreiber, 2004)[12].
Tại Việt Nam, tác giả Hoàng Thu Huyền (2012) cho rằng yếu tố trường
học và giới tính, việc là cán bộ lớp ảnh hưởng tới sự khác biệt về điểm số của
học sinh[3].
Theo Hoàng Khắc Tiệp (2012) cho rằng, kế hoạch dài hạn cũng như
ngắn hạn của người quản lý giáo dục cụ thể và chi tiết, xác định những mục
tiêu và quyết định những biện pháp có tính khả thi. Từ đó tạo nên sự đồng
thuận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực một cách khoa học, hợp lý, huy động
mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch nhằm hiện thực hóa các mục tiêu
đã đề ra. Đồng thời, người quản lý thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, kiểm tra
đánh giá, kết hợp với công tác thông tin trong quản lý hoạt động bồi dưỡng
HS giỏi với phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển” thì kết quả
thi học sinh giỏi của nhà trường sẽ được nâng cao[7].
Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2007), từ cuộc khảo sát cho thấy có
sự khác nhau về điểm số học tập từng môn học, cụ thể như môn toán và môn
tiếng Việt có 5. Song có một điểm chung là nhân tố "nền tảng gia đình" luôn
đứng ở vị trí tác động cao nhất đến điểm số học tập của các em học sinh tiểu
học. "Nền tảng gia đình" ở đây bao gồm các yếu tố môi trường, điều kiện kinh
tế - xã hội của địa phương, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ,
sự chăm lo của người thân với HS… Tác động của yếu tố "nền tảng gia đình"
17
khiến độ dao động của kết quả học tập lên tới 8,2%; tiếp đến mới là cơ sở vật
chất nhà trường: 4,44%, đội ngũ giáo viên: 3,4%.
1.1.2. Các tài liệu nghiên cứu về các yếu tố
Một nghiên cứu của Mark Schneider (2002), cho rằng môi trường sạch
sẽ, yên tĩnh, an toàn, thoải mái là những thành phần quan trọng trong công tác
giảng dạy và học tập hiệu quả. Nghiên cứu những thuộc tính cơ sở ảnh hưởng
đến kết quả học tập được kiểm tra ở đây gồm các yếu tố: chất lượng không
khí, thông gió, và tiện nghi về nhiệt, ánh sáng, âm thanh, kích thước và quy
mô lớp học [25];
Theo Feranchak và cộng sự (2002) “yếu tố tác động đến chất lượng
giáo dục đó là chất lượng giáo viên và khả năng của giáo viên trong việc tiếp
cận với công tác phát triển chuyên môn là một trong những điều kiện tiên
quyết mà nhà trường cần phải kiểm soát để cải tiến chất lượng học tập của
HS” [19];
Trong nghiên cứu của mình, Darling-Hammond (2006) cho rằng khả
năng chuyên môn của giáo viên có tác động lớn đến việc học của HS và chỉ
xếp thứ hai sau các yếu tố gia đình của HS
[16]
và Pianta và cộng sự (1999)
đầu tư vào việc giúp đỡ giáo viên rèn luyện chuyên môn là cách đầu tư có
hiệu quả nhất để nâng cao thành tích học tập của HS [26] ; từ một cuộc khảo sát
50 nhà nước các chính sách, nghiên cứu, các trường học 1993-1994 và Điều
tra Nhân sự, và các đánh giá quốc gia về Tiến Bộ Giáo Dục để xem xét cách
thức mà trình độ giáo viên và các đầu vào khác của trường có liên quan đến
thành tích học sinh trên toàn quốc. Phát hiện cho thấy rằng đầu tư chính sách
về chất lượng giáo viên có thể liên quan để cải thiện thành tích học sinh.
(Darling-Hammond (2000)) [17]
Các yếu tố bao gồm tuổi tác, giới tính, địa lý, dân tộc, tình trạng hôn
nhân, tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vấn của cha mẹ, nghiệp vụ
18
chuyên môn, ngôn ngữ, thu nhập của cha mẹ và các cộng đồng tôn giáo là
những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của HS (Clark, Reginald
(1993)). [15]
Wilma và cộng sự có một nghiên cứu về xem xét mối quan hệ giữa các
yếu tố cá nhân, hỗ trợ xã hội, cảm xúc hạnh phúc, và thành tích học tập trong
65 học sinh trung học có năng khiếu, một mẫu được rút ra từ một nghiên cứu
theo chiều dọc của hơn 950 sinh viên. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, so với
các HS bình thường, HS năng khiếu có kết quả học tập cao hơn đáng kể cho
tất cả các môn học, ngoại trừ Địa lý và Giáo dục thể chất. Giáo viên đánh giá
học sinh năng khiếu như là điều chỉnh và ít có khả năng có vấn đề về hành vi
hoặc cảm xúc hơn so với HS bình thường. [29]
Tác giả Võ Thị Tâm (2010) cho rằng, Phương pháp học tập có tác động
cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên, khi sinh viên có phương pháp
học tập hiệu quả thì việc học trở nên dễ dàng và đạt kết quả cao; kiên định
học tập của sinh viên cũng đóng vai trò quan trọng đối với kết quả học tập của
sinh viên tại trường đại học. Khi sinh viên càng kiểm soát được những khó
khăn và thách thức trong học tập thì kết quả học tập càng cao; ấn tượng
trường học cũng có tác động cùng chiều đến kết quả học tập. Khi sinh viên
cảm nhận giá trị của việc học tập tại trường đại học càng cao thì kết quả học
tập cũng tăng theo. [6]
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu trong
quá trình dạy học. Nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp
phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc khai thác, sử
dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm có tác dụng rất quan trọng
trong việc rèn kỹ năng cho HS. (Nguyễn Thị Thanh Nam, 2012) [4]
1.1.3. Các tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ
19
Một nghiên cứu khác về cha mẹ khó khăn trong kinh tế không thể đủ
khả năng chi phí cho giáo dục của con cái và do đó các em không phát huy tối
đa tiềm năng của mình trong học tập (Barrow và cộng sự, 2006). [11]
Các chuyên gia còn cho rằng: tình trạng kinh tế xã hội thấp có ảnh
hưởng đến kết quả học tập của HS vì các nhu cầu cơ bản của HS chưa thực
hiện đầy đủ và do đó họ không thực hiện việc học tốt (Adams và cộng sự,
1997). [10]
Theo Đinh Thị Trinh (2012), sự tác động của giáo viên đến học sinh
ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em rất lớn. Do đó, trong môi trường
giáo dục, giáo viên nên thể hiện sự kỳ vọng tích cực của mình tới học sinh
thay vì thể hiện kỳ vọng tiêu cực thì các em sẽ có động lực học tập tốt và đem
lại kết quả học tập cao. [8]
Mỗi gia đình có hoàn cảnh và phương pháp giáo dục con cái khác nhau
nhưng để giáo dục hiệu quả thì những biện pháp sau cần được phát huy:
Quan tâm đúng mức đến tâm tư và việc học tập của con; có phương pháp
khuyến khích, động viên con trong học tập; không tạo áp lực cho con…(Bế
Thị Điệp, 2012) [1]
Yếu tố vùng, miền cũng thể hiện rất rõ, nếu như điều kiện kinh tế - xã
hội nơi gia đình sinh sống phát triển thì sự quan tâm dành cho HS cũng tốt
hơn. HS khó học tốt nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đây là vấn đề đáng
được các cấp quản lý, chính quyền quan tâm nhằm tạo cơ hội học tập thành
công, bình đẳng cho mọi HS, kéo gần sự chênh lệch về chất lượng giữa các
vùng, miền. Theo vị trí trường học đóng, sự chênh lệch về tỷ lệ HS dưới
chuẩn giữa khu vực thành thị và khu vực vùng sâu, vùng xa cũng khá lớn:
17% ở môn Toán và 21,1% ở môn tiếng Việt. Sự phân hóa trong kết quả học
tập của HS giữa các khu vực thành thị, nông thôn, vùng sâu; giữa các vùng
thể hiện rất rõ rệt qua bản khảo sát (Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2007).
20
Tóm lại, các nghiên cứu về kết quả học tập rất phong phú. Tuy nhiên,
các nghiên cứu đa số chỉ nghiên cứu về đối tượng là sinh viên, rất hạn chế
trong các đối tượng học sinh và đặc biệt là môn Tin học tự chọn (môn học tự
chọn được Bộ GD&ĐT đưa vào dạy từ năm học 2006-2007 đến nay).
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu liên quan
1.2.1.1. Mô hình hiệu quả giáo dục của Walberg (1981)
Mô hình Walberg được xây dựng năm 1981, mô hình này bao gồm 9
yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến sự tiến bộ và kết quả học tập của HS, được
chia ra làm 3 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: các yếu tố, đặc tính của người học như năng lực cá nhân,
năng lực có được ở các bậc học trước, hứng thú và mức độ phát triển trí tuệ;
+ Nhóm 2: các yếu tố giảng dạy như chất lượng giảng dạy và khối
lượng học tập;
+ Nhóm 3: môi trường tâm lý xã hội như môi trường lớp học, môi
trường gia đình, môi trường bạn bè, phạm vi tiếp cận với các phương tiện
truyền thông.
21
Nhóm 1: Các yếu tố đặc tính
1. Năng lực sẵn có
2. Hứng thú
3. Mức độ phát triển trí tuệ
Nhóm 2: Các yếu tố giảng dạy
Kết quả
4. Khối lượng giảng dạy
học tập
5. Chất lượng giảng dạy
Nhóm 3: Yếu tố môi trường
6. Môi trường lớp học
7. Môi trường gia đình
8. Môi trường bạn bè
9. Môi trường truyền thông
Hình 1.1. Mô hình Hiệu quả học tập
của Walberg năm 1981 (Ba nhóm yếu tố)
Mô hình này đặt ra mối tương quan trực tiếp và đồng thời của cả 9 yếu
tố. Mô hình đã được sử dụng một cách hiệu quả để xác định các yếu tố quyết
định trong quá trình học tập trong rất nhiều nghiên cứu ở cả bậc tiểu học và
trung học phổ thông.
22
Hứng thú
Mức độ phát
triển trí tuệ,
năng lực
Năng lực có sẵn
Tiếp xúc với các
phương tiện
truyền thông
Khối lượng
giảng dạy
Kết quả
học tập
Chất lượng
giảng dạy
Môi trường
bạn bè
Môi trường
gia đình
Môi trường
lớp học
Hình 1.2: Mô hình hiệu quả học tập của Walberg năm 1981 (9 yếu tố)
1.2.1.2. Mô hình đầu vào – Ngoại cảnh – Đầu ra của Astin (1991)
Mô hình này do Asin đề xuất năm 1991 và được nhiều nhà nghiên cứu
dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào thuộc về sinh viên, các
yếu tố ngoại cảnh và kết quả đầu ra của sinh viên, trong đó, Keup (2006) đánh
giá sự phát triển, kết quả thi Tin học trẻ và xác định các yếu tố quyết định các
biến độc lập này. Ngoài ra còn có Campbell và Blakey (1996), House (1999),
Kelly (1996) và Thurmond và Popkes-Vawter. Tất cả các biến được phân loại
thành 3 khối: đầu vào, ngoại cảnh và đầu ra.
23
Đầu vào
Ngoại cảnh
(nền tảng, tư chất,
đặc điểm cá nhân)
(Nhà trường)
Đầu ra
(kiến thức, năng lực đạt được)
Hình 1.3: Mô hình đầu vào – Ngoại cảnh – Đầu ra của Astin (1991)
+ Đầu vào: thân nhân, nền tảng giáo dục, định hướng chính trị, kiểu
hành vi, khát vọng học tập, động cơ chọn trường, tình trạng tài chính, tình
trạng thể chất, ...
+ Ngoại cảnh: Chương trình, giảng viên, cán bộ, môi trường học thuật,
thiết bị, môn học, phương pháp giảng dạy, bạn bè, hoạt động ngoại khóa...
+ Đầu ra: kết quả kiểm tra sau khóa học, kết quả tốt nghiệp.
1.2.1.3. Quá trình dạy và học theo lý thuyết điều khiển học
Trên quan điểm của điều khiển học thì giảng dạy là quá trình tác động
bằng thông tin của người thầy đến người học nhằm giúp cho HS có được các
kiến thức theo yêu cầu của đào tạo.
Mục tiêu
nhà trường
Thầy
giáo
Học
sinh
Kết quả
Học tập
Liên hệ ngược
Hình 1.4: Quá trình dạy và học theo lý thuyết điều khiển học
24
Để chuyển tải được nội dung bài giảng (dưới dạng thông tin) đến người
học một cách có hiệu quả nhất, người thầy cần phải đồng thời thực hiện tốt vai
trò của người tổ chức, người quản lý và thực hiện toàn bộ quá trình dạy học.
1.2.1.4. Mô hình ứng dụng của Dickie
Dickie (1999), trong nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra mô hình
nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập, cụ thể các yếu tố về gia
đình, nhà trường và HS ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập [18]. Điều này
được mô phỏng như sau:
Gia đình
Nhà trường
Kết quả học tập
Người học
Hình 1.5: Mô hình ứng dụng của Dickie (1999)
1.2.2. Các khái niệm liên quan
1.2.2.1. Các yếu tố thuộc về gia đình
Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học. Những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút
được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế
giới. Trong thực tiễn, khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách
thống nhất và rõ ràng.
Tuỳ thuộc vào quan điểm và các phương pháp tiếp cận, người ta có thể
đưa ra những khái niệm khác nhau về gia đình. Tuy nhiên, nhiều quốc gia
đồng thuận một cách hiểu chung nhất: "Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức
xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành
25
viên, nhất là trẻ em". (Lê Thị Thu, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Tuyên
bố của Liên hợp quốc về tiến bộ xã hội trong phát triển).
Ở Việt Nam, một định nghĩa về gia đình được nhiều nhà xã hội học thừa
nhận: "Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Các thành viên trong gia đình gắn bó với
nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm)". (Nghiên cứu xã
hội học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996, trang 190).
Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8. Giải thích từ ngữ ): "Gia đình
là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với
nhau theo qui định của Luật này"
Gia đình được lịch sử sắp đặt ở vào vị trí trung tâm của mối quan hệ
giữa cá nhân và cộng đồng xã hội. Trước khi trở thành con người của xã hội
thì con người cá nhân trước hết phải là sản phẩm của gia đình, được gia đình
tác thành và nuôi dưỡng. Để trở thành con người hoàn chỉnh, cá nhân phải trải
qua quá trình giáo dục, rèn luyện của gia đình và xã hội, trong đó môi trường
giáo dục đầu tiên, quan trọng nhất và kéo dài suốt cả cuộc đời, đó là "giáo
dục gia đình". Nói như vậy có nghĩa là cá nhân chỉ trở thành con người xã hội
thực sự khi bước qua ngưỡng cửa gia đình. Trong cái xã hội nhỏ bé và ấm
cúng của cuộc sống gia đình, con người được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục
ngay từ thuở mới lọt lòng để đến khi trưởng thành, con người cá nhân được
chuẩn bị những hành trang cần thiết cho cuộc sống tự lập.
Gia đình là một thiết chế hạ tầng của xã hội, có vai trò rất quan trọng
trong việc tổ chức cuộc sống của con người.
26
Con người sống gắn bó với gia đình, vì thế phẩm chất và giá trị của mỗi
thành viên phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình, đặc biệt là phụ thuộc
vào "giáo dục gia đình".
Giáo dục gia đình cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là việc truyền thụ
(truyền dạy và tiếp thụ), chuyển giao giữa các thế hệ về kiến thức cuộc sống,
những kinh nghiệm sản xuất, những giá trị văn hoá truyền thống được đúc kết,
trải nghiệm trở thành những di sản quí báu của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong
việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối. Có thể gọi đây là quá trình
xã hội hoá cá nhân để con người gia đình trở thành con người của xã hội.
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con
người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động
qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em
nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên. Vì vậy, các yếu tố
thuộc về gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập nói chung của HS
là: gia đình tạo điều kiện mua nhiều sách tham khảo Tin học cho các em
nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn các em học môn Tin học tại nhà, dành thời
gian đưa các em tham gia các lớp bồi dưỡng Tin học ở trường...
1.2.2.2. Các yếu tố thuộc về nhà trường
Nhà trường là tập hợp các nhà giáo, nhà nghiên cứu, chuyên gia... lại để
tạo ra môi trường tốt nhất, điều kiện tốt nhất cho người học làm chủ sự học.
Đồng thời, nhà trường là nơi xác lập những chuẩn mực về đạo đức và lương tâm
của xã hội. Đây cũng chính là nơi sáng tạo, chia sẻ và truyền bá tri thức...
Nhà trường là tổ chức xã hội tiến bộ, tích cực. Quá trình xã hội hóa diễn ra
ở nhà trường rất qui mô, khoa học, có tổ chức, có kế hoạch. Giáo dục nhà trường
là con đường xã hội hóa ngắn nhất, mang lại hiệu quả cao. Giáo dục nhà trường
27