Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 74 trang )
Để hình thành văn hoá hoà bình và phi bạo lực, để khắc phục mọi
loại tư tưởng phản nhân văn đã tồn tại hàng nghìn năm mà nếu chỉ dừng lại
ở lời kêu gọi giáo dục các thế hệ tương lai theo tinh thần khoan dung, hợp
tác, tôn trọng văn hoá và giá trị của các nhóm xã hội khác thì chưa đủ.
Nhằm góp phần tạo lập chỗ đứng vững chắc cho tư tưởng khoan dung trong
xã hội hiện đại, nhiệm vụ của triết học là nghiên cứu các cơ sở khách quan
và dự báo các kịch bản cũng như hậu quả của các cuộc xung đột có thể xảy
ra giữa các nền văn minh, tiên liệu những cái được do đối thoại và giao lưu
văn hóa sẽ mang lại. Trên cơ sở đó, xây dựng quan điểm và cơ chế hợp tác
và đối tác giữa các nền văn minh, tạo lập nền văn minh toàn cầu mang tính
nhân đạo sâu sắc và loại hình văn hoá - xã hội tích hợp hướng tới hòa bình
bền vững.
Vấn đề hình thành tinh thần khoan dung và văn hoá hoà bình là vấn
đề phức tạp, rộng lớn, sâu sắc hơn nhiều so với cái nhìn đầu tiên. Điều quan
trọng để thực hiện khoan dung và văn hoá hoà bình trong thế giới hiện đại
là sự đồng thuận.
Những bài học rút ra từ lịch sử cho thấy tư tưởng khoan dung là một
giá trị trong các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Giá trị
đó cũng rất quan trọng trong điều kiện chúng ta đang mở cửa, hội nhập
quốc tế và chủ động tham gia vào các quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Trải
qua nhiều thế hệ, tư tưởng khoan dung ấy ngày càng được gạn lọc và bồi
đắp thêm. Chúng ta đã có nhiều bài học về khoan dung. Nhờ khoan dung,
chúng ta đã xây dựng được khối đoàn kết toàn dân tộc, đã giành được
những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc chống xâm lược. Khoan dung là
phương thức hữu hiệu để bảo vệ và phát triển các giá trị văn hoá. Trái lại,
khi văn hoá khoan dung không thể hiện được vai trò của nó thì sự phát triển
của đất nước gặp nhiều trở ngại.
152
Để xây dựng được môi trường văn hóa khoan dung, nhân văn như
chúng ta mong muốn, trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nhân văn cần được
mở rộng, tư tưởng khoan dung phải được giáo dục thành một nhân sinh
quan, một nếp sống và như là một giá trị tiêu biểu của văn hóa thời đại. Tư
tưởng khoan dung phải được phổ cập hóa bằng giáo dục.
Kế thừa tư tưởng khoan dung trong truyền thống và từ tư tưởng Hồ
Chí Minh trong điều kiện lịch sử mới, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước
phát triển thêm tư tưởng khoan dung thông qua việc thực hiện dân chủ hóa
toàn diện các mặt của đời sống xã hội, từ lĩnh vực kinh tế đến lĩnh vực
chính trị và lĩnh vực văn hoá.
153
KẾT LUẬN
Những biến động về các mặt chính trị, xã hội và văn hóa nói chung
đang tác động nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân nói riêng, của các quốc
gia và toàn thế giới nói chung. Chính vì vậy, việc hướng đến những chuẩn
mực chung trong hoạt động thực tiễn là điều cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Tư tưởng khoan dung đã được lựa chọn như là chuẩn mực để điều
chỉnh tạo lập cách thức giúp nhân loại đạt được sự ổn định về mọi mặt.
Dù được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, song, tư tưởng khoan
dung vẫn luôn tồn tại và có những ảnh hưởng nhất định trong xã hội cả
phương Đông lẫn phương Tây. Trong mỗi bước vận động của lịch sử, tư
tưởng này được bổ sung, hoàn thiện dần về mặt nội hàm để đáp ứng được
nhu cầu thay đổi và thực tiễn của hình thái kinh tế - xã hội giai đoạn đó.
Đến nay, dù chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về khoan dung nhưng tùy thuộc
vào điểm xuất phát mà đến nay có bốn phương thức hiểu khoan dung khác
nhau. Song, nói chung nội hàm khoan dung được dùng thống nhất theo cách
thức mà UNESCO nêu lên giúp cho các ngành khoa học có cách hiểu và
đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu của mình.
Để làm rõ hơn căn cứ triết học của quan niệm về tư tưởng khoan
dung, trong chương 1, các mốc vận động phát triển của tư tưởng khoan
dung trong lịch sử triết học nhân loại đã được lược khảo. Qua việc tìm hiểu
trong lịch sử triết học, khoan dung đã thể hiện rõ tiến trình phát triển của
mình phản ánh đúng sự vận động và nhu cầu của tư tưởng nhân loại trong
những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Những đặc điểm lịch sử của xã hội phương Tây đã tác động trực tiếp
đến việc hình thành và phát triển tư tưởng khoan dung. Nguyên tắc đa văn
hóa của thời kỳ Hy Lạp cổ đại đã chi phối đến việc đối thoại để thấu hiểu
nhau hơn. Để đạt được điều đó, người tham gia đối thoại phải biết lắng
154
nghe, phải biết tham gia để duy trì và đạt được tri thức nhất định sau cuộc
đối thoại đó. Điều này thể hiện rõ trong trường phái triết học ngụy biện và
triết học của Socrates.
Nhưng với sự phát triển của nhiều trường phái tôn giáo khác nhau,
tư tưởng khoan dung lại được đặt ra theo một hướng khác. Đó là tôn trọng
niềm tin, tín ngưỡng của con người. Họ có quyền tự do lựa chọn niềm tin
cho chính mình, cũng như các tôn giáo chân chính có quyền tồn tại là tất
yếu. Do đó, khoan dung không chỉ dừng lại trong lĩnh vực văn hóa nữa, nó
ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề đạo đức và tôn giáo. Sự khoan dung giữa các
dòng tôn giáo khác nhau chính là điểm xuất phát của tư tưởng khoan dung
hiện đại.
Bước vào thời kỳ Khai sáng, khoan dung không còn dừng lại ở vấn
đề tự do tín ngưỡng hay vấn đề niềm tin tôn giáo mà nó có tác động trực tiếp
đến việc xây dựng cuộc sống hòa bình cho con người, cho xã hội loài người.
Trong khi đó, sự vận động của hình thái kinh tế - xã hội ở phương
Đông theo một con đường không rõ ràng như ở phương Tây, do vậy, sự vận
động của tư tưởng khoan dung cũng không rõ nét như ở phương Tây, kể cả
vấn đề thuật ngữ. Thuật ngữ khoan dung được biết đến ở phương Đông chỉ
từ khi có sự tác động nhất định của văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, ở
phương Đông, khi xét về mặt tư tưởng, những thuật ngữ khác thể hiện đúng
tư tưởng khoan dung là có. Đó là nhân, ahimsa, vị tha, độ lượng,…
Ở phương Đông, với đặc trưng là điều chỉnh hành vi của con người
thông qua vấn đề đạo đức, ngay từ đầu, tư tưởng khoan dung này chi phối,
tác động mạnh mẽ và hướng đến việc điều chỉnh từ chính tư tưởng và hành
vi đạo đức của từng cá nhân, từ đó tác động đến các hoạt động xã hội. Tuy
nhiên, điểm hạn chế nhất là nó mang tính mục đích cá nhân rõ rệt, mang
155
tính chất một chiều từ người trên đối với người dưới và suy đến cùng là
nhằm duy trì chế độ đẳng cấp hà khắc.
Song, dù ở phương Đông hay phương Tây, thì giới hạn, phạm vi vận
dụng tư tưởng khoan dung vẫn chưa được xác định. Đồng thời, trong giai
đoạn từ cổ đại đến trung - cận đại, tư tưởng khoan dung mới chỉ dừng lại là
tiêu chuẩn đạo đức của mỗi cá nhân, được thực hiện ở chính những cá nhân
đó. Khoan dung chưa trở thành giá trị phổ biến để hướng đến việc ổn định
xã hội bền vững để phát triển con người về mọi mặt.
Bước sang giai đoạn cận - hiện đại, giai đoạn diễn ra những cuộc
xâm chiếm thuộc địa, giai đoạn bành trướng của các nước thực dân, đế quốc,
tư tưởng khoan dung có bước phát triển vượt bậc.
Khoan dung không chỉ là lời kêu gọi hay hoạt động thực tiễn hướng
đến những đối tượng cụ thể mang tính chất một chiều mà là công cụ hoạt
động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, hướng đến mọi đối
tượng. Nó phản ánh sự vận động đi lên của nhận thức, cũng như hướng đến
trở thành giá trị chung cho loài người.
Qua việc tìm hiểu tư tưởng của hai nhà lãnh đạo, hai vĩ nhân được
thế giới công nhận là Mahatma Gandhi và Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy
tư tưởng khoan dung đã thể hiện giá trị mới của nó. Tư tưởng này không chỉ
là chuẩn mực đạo đức cá nhân nữa mà nó đã trở thành chuẩn mực trong
hoạt động chính trị, hướng đến việc giải phóng con người, giải phóng dân
tộc.
Tuy nhiên, hai vĩ nhân lại có phương cách vận dụng tư tưởng khoan
dung khác nhau vào phương pháp đấu tranh của mình. Điểm giống nhau của
hai nhà cách mạng là đều xuất phát vì cuộc sống hòa bình và ổn định,
nhưng điểm khác nhau căn bản nhất chính là phương pháp đấu tranh. Ở
Mahatma Gandhi, phương pháp đấu tranh mang tính nhẫn nhịn và cảm hóa
156
hành động của kẻ thù từ chính tính nhẫn nhịn đó. Do vậy, đã không ít lần
ông không gặt hái được kết quả gì hoặc không đạt được kết quả một cách
tốt nhất, triệt để nhất. Còn ở Hồ Chí Minh, khi nào vượt quá giới hạn khoan
dung, cần đấu tranh bạo lực cách mạng thì phải tiến hành triệt để. Vì, nếu
không, những thế lực phản cách mạng đó sẽ có cơ hội để đàn áp, gây thiệt
hại, đau khổ lớn hơn cho dân thường. Đồng thời, qua hoạt động thực tiễn
của Mahatma Gandhi và Hồ Chí Minh đã nổi lên một vấn đề cần được khắc
phục khi vận dụng tinh thần khoan dung vào thời kỳ hiện đại, đó là vấn đề
về giới hạn và cách thức thực hiện tinh thần này.
Khi quan hệ được giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia được mở rộng
và liên kết thành khối thì có những vấn đề mới được đặt ra đối với tư tưởng
khoan dung. Việc giao lưu và hợp tác đó không chỉ diễn ra về mặt kinh tế,
về mặt chính trị mà cả về mặt văn hóa. Những điều đã trình bày trong luận
án chỉ rõ rằng, trong thời đại ngày nay, vấn đề hình thành tinh thần khoan
dung và văn hoá hoà bình trở nên phức tạp, rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều
so với cái nhìn ở giai đoạn đầu tiên.
Khoan dung không chỉ còn tác động trong lĩnh vực đạo đức, lĩnh
vực tôn giáo mà đang đi vào lĩnh vực chính trị ở phạm vi rộng hơn nhiều so
với thời cận - hiện đại. Đồng thời, tác động của khoan dung trong lĩnh vực
văn hóa cũng ngày một sâu sắc. Đặc biệt, nó trở thành tiêu chuẩn để xây
dựng nền văn hóa hòa bình mà nhân loại hướng tới. Hơn nữa, việc xích lại
gần nhau là vận động tất yếu của lịch sử nhưng để đạt được điều đó, việc
hiểu biết lẫn nhau, việc chấp nhận những giá trị truyền thống của nhau là
cần thiết. Để thực hiện điều đó, khoan dung được đặt lên hàng đầu.
Như vậy, khoan dung là một khái niệm có sự vận động, bổ sung và
phát triển không chỉ về mặt lý luận mà được mở rộng cả về mặt thực tiễn.
Khoan dung là phương thức giúp hoạt động của con người, của xã hội theo
157
hướng hiểu, tôn trọng, chấp nhận có phê phán nhằm xây dựng môi trường
tốt nhất để thỏa mãn điều kiện phát triển con người toàn diện. Như vậy,
khoan dung đã khởi nguồn từ sự tác động đến văn hóa, đến tôn giáo, đến
chính trị và rốt cuộc lại quay về với văn hóa nhưng ở phạm vi rộng lớn hơn
rất nhiều. Đồng thời, cũng cần khẳng định rằng, cách thức thực hiện khoan
dung là hướng nội, hướng về bản thân trước khi thể hiện thành hành vi,
hướng ngoại. Như vậy, khái niệm khoan dung do UNESCO nêu lên có điểm
xuất phát, có sự tổng hợp và được phát triển từ chính lịch sử triết học. Đây
là điều hết sức quan trọng vì nó không chỉ là sự khái quát lịch sử, mà hơn
thế nữa, nó còn là bài học rút ra từ chính lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Nằm trong quỹ đạo chung của tư tưởng toàn nhân loại, tinh thần
khoan dung là một trong những giá trị của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Những bài học rút ra từ lịch sử cho thấy việc thực hiện tư tưởng khoan dung
đối với dân tộc Việt Nam đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách,
góp phần bảo vệ thành công nền độc lập và chủ quyền quốc gia trước các
loại ngoại xâm và thúc đẩy sự phát triển đất nước. Trong điều kiện mở cửa,
hội nhập quốc tế và chủ động tham gia vào các quá trình toàn cầu hóa hiện
nay, tinh thần khoan dung chắc chắn sẽ giúp chúng ta tiếp thu được nhiều
những giá trị mới của văn hóa nhân loại đồng thời góp phần tích cực vào
việc xây dựng nền hòa bình bền vững trên trái đất.
158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA
TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Phương Mai (2005), ““Hướng tới nền hoà bình vĩnh
cửu” - Khát vọng của nhân loại”, Tạp chí Triết học (4), tr. 49 - 54.
2. Nguyễn Thị Phương Mai (2007), “Khoan dung - Vấn đề của triết học
phương Tây trong thế kỷ XX”, Những vấn đề triết học phương Tây
thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 449 - 456.
3. Nguyễn Thị Phương Mai (2007), “Khoan dung: thuật ngữ và sự vận
động của nó trong lịch sử triết học phương Tây”, Tạp chí Triết học
(8), tr. 41 - 46.
4. Nguyễn Thị Phương Mai (2008), “Khoan dung - Cơ sở của đoàn kết
xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Công bằng xã hội, trách nhiệm
xã hội và đoàn kết xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 556 562.
5. Nguyễn Thị Phương Mai (2009), “Nhà giáo về khoan dung - Trách
nhiệm xã hội của mỗi cá nhân”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Trách
nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam và MISEREOR tổ chức, Hải Phòng, tr. 350 - 354.
6. Nguyễn Thị Phương Mai (2010), “Bài học về ý nghĩa của khoan dung
từ lịch sử đối với hiện tại ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học (9), tr. 57 62.
7. Nguyễn Thị Phương Mai (2011), “Bước đầu tìm hiểu tinh thần
ahimsa của Ấn Độ”, Tạp chí Triết học (11), tr. 69 - 75.
159
B. Tiếng Anh
8. Nguyen Thi Phuong Mai (2008), “Tolerance - Foundation of social
solidarity in Ho Chi Minh’s spirit”, Abstracts: The XXII World
Congress of Philosophy, Seoul, Korea, pp. 367.
9. Nguyen Thi Phuong Mai (2011), “The value of tolerance in the
society in the 21st century”, International Young Scholar Exchange
Workshop: “Promoting the exchange of views and experiences
between Vietnamese and Laos students and Kyoto University
student”, Kyoto University, Japan, pp. 123 - 143.
160