Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 74 trang )
Đảm bảo nhân lực kế cận không bị thiếu hụt trong bối cảnh nền tảng về
mảng này của Nhà máy X51 là rất tốt và được đánh giá cao.
Đảm bảo tay nghề của quân nhân trong mảng này phải liên tục được
kiểm tra để không xảy ra tình trạng sụt giảm chất lượng.
Cập nhật các công nghệ mới kịp thời nhằm đảm bảo vị thế cao hiện có
của Nhà máy X51 trong mảng này.
Lĩnh vực động lực học:
- Mục tiêu đào tạo đầu tiên trong lĩnh vực này là đảm bảo có thể thi công
hệ động lực tàu phức tạp theo bản thiết kế.
- Xây dựng đội ngũ thiết kế động lực học cho các tàu phức tạp, dần dần
thay thế việc thuê mướn thiết kế nước ngoài.
- Phối hợp tốt với cơ khí nhằm thiết kế, gia công các cấu kiện động lực.
- Đội ngũ phân tích động lực phục vụ cho công tác sửa chữa.
Lĩnh vực cơ khí:
Đây là lĩnh vực trọng tâm trong giai đoạn tới của Nhà máy X51 trong việc
thực hiện nhiệm vụ được giao và đồng thời nâng cao được năng lực KH&CN
vì đây là lĩnh vực phức tạp, giá trị rất cao và nền tảng phục vụ cho tất cả các
mảng trong lĩnh vực đóng tàu. Mục tiêu của việc đào tạo trước hết phải hướng
đến cơ khí sửa chữa sau đó mới đến cơ khí chế tạo mới. Ở đây, luận văn đưa
ra mục tiêu là cơ khí sửa chữa do đặc thù của Nhà máy X51 là trước hết phải
trở thành một trung tâm sửa chữa. Và cơ khí trong hai lĩnh vực sửa chữa và
chế tạo mới là rất khác nhau. Chính vì thế, theo luận văn, trong giai đoạn này,
trước hết phải nâng cao cơ khí sửa chữa nhằm tích lũy cho đầu tư chế mới
trong tương lai. Chính vì thế, mục tiêu cho đào tạo cơ khí tại Nhà máy X51 sẽ
hướng đến:
- Đội ngũ thợ cơ khí lành nghể với tỷ lệ 100% thợ bậc cao (từ 5/7 trở
lên) (hiện tại tỉ lệ này mới 45%).
- Tăng số lượng kỹ sư bậc đại học lên ít nhất gấp đôi hiện tại nhằm tăng
cường lực cho nghiên cứu và thi công các công trình (so với hiện tại là
4).
50
- Đảm bảo nắm vững được các kỹ năng sửa chữa, đo đạt và nhất là thi
công tay phục vụ cho công tác sửa chữa tàu.
- Chế tạo được các cấu kiện phức tạp như: bánh răng, trục khủy, trục
truyền động … và nhất là có khả năng gia công dạng làm lại phục vụ
cho sửa chữa.
- Dần dần hình thành đội ngũ cơ khí chính xác, có khả năng sử dụng tốt
các phần mềm cơ khí tự động nhằm phục vụ cho công tác chế tạo mới.
Đối với mảng điện tàu:
Hiện nay điện tự động trong tàu là một trong những phần có giá trị và
hàm lượng chất xám rất cao. Thế nhưng, xem xét trên năng lực hiện tại của
Nhà máy X51 với thế mạnh là phần cơ thì luận văn không đề cập đến việc
nâng cao đào tạo cho phần điện bởi nếu tập trung vào đây sẽ gây nên lãng phí
mà thiếu tính chuyên nghiệp ở các mảng khác. Vì thế trong luận văn sẽ chỉ
đưa ra hàng loạt các giải pháp bên cạnh giải pháp chung thì sẽ không có giải
pháp riêng cho lĩnh vực điện tàu.
Lĩnh vực vũ khí:
Đây là một trong những lĩnh vực rất đặc thù của Nhà máy X51 so với
những đơn vị đóng tàu khác. Riêng lĩnh vức này, công tác đào tạo của Nhà
máy X51 hiện tập trung vào mục tiêu:
- Đội ngũ thợ lành nghể với tỷ lệ 100% thợ bậc cao so với hiện nay mới
chỉ đạt 30%.
- Có đầy đủ năng lực để sửa chữa và lắp đặt vũ khí của các tàu chiến.
- Do tính chất đặc thù nên nhân lực đào tạo phải có khả năng truyền đạt
và tái đào tạo cho lực lượng kế cận nhằm giảm chi phí đào tạo trong
tương lai.
- Phải có đầy đủ kỹ năng và có kế hoạch dự đoán trong tương lai gần.
Lĩnh vực đà và mộc thì mục tiêu đào tạo như sau:
- Có khả năng gia công theo thiết kế đặt ra.
- Đủ năng lực chế tạo các cấu kiện phức tạp cũng như lắp ráp khung đà
theo kế hoạch nâng cấp năng lực sản xuất của Nhà máy X51.
51
Bên cạnh các lĩnh vực đặc thù kỹ thuật của ngành đóng tàu thì Nhà máy
X51 còn có 2 phòng liên quan chặt chẽ đến KH&CN gồm phòng TKCN
và KCS. Trong đó, việc nâng tầm công nghệ của hai phòng này sẽ đảm
bảo được sự khép kín trong suốt quá trình sản xuất và gia công tàu. Chính
vì thế, việc đào tạo và nâng cao năng lực cho hai phòng này cũng rất quan
trọng. Trong đó mục tiêu chủ yếu chính là nâng cao năng lực, đáp ứng
được vai trò hỗ trợ và kiểm tra cho các giai đoạn sản xuất.
3.3.2 Đối tƣợng và chủ thể của các chính sách và công tác đào tạo phát
triển tại Nhà máy X51
Đối tượng và chủ thể của các chính sách đào tạo tại Nhà máy X51 được
xem xét sau khi xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu cụ thể của chương trình
đào tạo.
Để xác định chính xác đơn vị cung cấp chương trình đào tạo thì trước hết
xác định có hai loại chương trình đào tạo: là chương trình đào tạo nội bộ và
chương trình đào tạo bên ngoài. Qua đó chủ thể của chương trình đào tạo phát
triển có thể là:
- Tổ chức cung cấp các chương trình đào tạo bên ngoài.
- Hoặc là nhân sự trong nội bộ tổ chức. Ở đây, bản thân đơn vị có nhu
cầu đào tạo tự xây dựng chương trình và tự đào tạo cán bộ cho bản thân. Khi
đó sẽ có hai dạng hình thức: cán bộ chuyên trách đào tạo hoặc cán bộ vừa
công tác vừa tham gia đào tạo. Sự chuẩn bị cho trương trình đào tạo nội bộ
đòi hỏi tổ chức phải đầu tư thời gian và nỗ lực hơn nhưng nhiều tổ chức lại
thiếu kĩ năng để cung cấp các chương trình đào tạo có chất lượng tốt. Tuy
nhiên chương trình đào tạo bên ngoài lại thường tốn kém hơn chương trình do
tổ chức tự thực hiện.
Hiện tại đối với Nhà máy X51, trong thời gian vừa qua sử dụng cả hai
hình thức đào tạo trên trong đó chủ yếu vẫn là đào tạo nội bộ. Hình thức đào
tạo ngoài chủ yếu chỉ xảy ra trong một số trường hợp cử đi học tập hoặc
chuyên gia tới Nhà máy X51 trao đổi, chuyển giao công nghệ. Việc đào tạo
nội bộ và đội ngũ đào tạo thiếu kỹ năng đã làm cho đào tạo nội bộ của Nhà
máy X51 không đạt được kết quả tốt nhất như trong khảo sát thực trạng.
52
Chính vì thế, để xác định chủ thể đào tạo phù hợp với Nhà máy X51, bên
cạnh lực lượng nội bộ, trong bảng 3.1 là danh sách các đơn vị đào tạo trong
nước với các chuyên ngành phù hợp với Nhà máy X51.
Bảng 3.1: Danh sách các đơn vị đào tạo trong nước với các chuyên ngành phù
hợp với Nhà máy X51
Tên đơn vị đào tạo
Chuyên ngành
Đại học bách khoa TPHCM
Cơ khí, động lực học, điện công
nghiệp, quản lý công nghiệp
Đại học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức
Cơ khí, động lực học, điện công
nghiệp, đào tạo lực lượng giảng dạy
nghề.
Đại học giao thông vận tải TPHCM
Công nghệ đóng tàu thủy
Đại học hàng hải Việt Nam
Cơ khí đóng tàu, Cao đẳng nghề
VMU
Học viện kỹ thuật quân sự
Công nghệ chế tạo vũ khí, Kỹ thuật
tàu thuỷ, công nghệ đóng tàu và một
số ngành vật liệu, kim loại
Các trường trung cấp nghề, cao đẳng Cơ khí, điện công nghiệp
nghề
Với chủ thể là các đơn vị đào tạo nước ngoài thì hiện nay Nhà máy X51
có kết nối với một số trường đại học chuyên ngành chế tạo tàu biển của Nhật,
Hàn Quốc là hai đại học Đại học Hàng hải và Công nghệ Tokyo, Đại học
Hàng hải Quốc gia Hàn Quốc. Ngoài ra còn có sự hợp tác từ các nhà máy
đóng tàu của Nga ( liên xô cũ ), trường đại học bách khoa Paris của Pháp và
các đơn vị đạo tạo là các viện, trung tâm trực thuộc các đối tác của Nhà máy
X51.
Đối tượng của các chính sách đào tạo của Nhà máy X51
Đối tượng đào tạo tại Nhà máy X51 trước hết là những quân nhân đang
tham gia sản xuất, tiếp theo đó là những cá nhân có khả năng chuyển sang vai
53
trò mới trong cơ cấu Nhà máy X51. Ở đây, trước hết luận văn phân các quân
nhân thành ba nhóm tương ứng với các độ tuổi:
- Nhóm 1: độ tuổi dưới 35. Đây là nhóm năng động nhất nhưng đồng
thời cũng là nhóm có trình độ tay nghề thấp chiếm cao nhất. Chính vì
thế đây là đối tượng bồi dưỡng tốt nhất cho công cuộc phát triển của
Nhà máy X51 khi khả năng học tập, khả năng tiếp nhận công nghệ mới
của nhóm này là rất lớn, phù hợp với các chính sách đào tạo dài hạn:
- Nhóm 2: độ tuổi 35 đến dưới 50. Đây là nhóm có khả năng làm việc
tốt, tay nghề cao nhưng không thích hợp cho việc đào tạo dài hạn do
tuổi tác. Chính vì thế, nhóm này rất phù hợp với vai trò tiếp nhận công
nghệ hoặc đào tạo lại cho nhóm 1 cũng như học tập ngắn hạn nâng cao
tay nghề, đào tạo quản lý.
- Nhóm 3: độ tuổi trên 50. Đây là nhóm chủ yếu làm công tác giảng dạy
và truyền lại kinh nghiệm, đào tạo quản lý và thiết kế, các công tác
KCS. Chính vì thế, riêng đối với nhóm đối tượng này, các khóa học tập
dài hạn là hoàn toàn không phù hợp, chính vì thế các khóa đào tạo ngắn
hạn nhưng mang tính thiết kế, đào tạo kỹ năng quản lý sẽ phù hợp.
3.4 Các chính sách nhằm thực thi công tác đào tạo
Từ những phân tích về nhu cầu, mục tiêu và kế hoạch đào tạo cần thực
hiện của Nhà máy X51. Kết quả cuối cùng chính là đề xuất được các giải
pháp khả thi nhằm thực hiện các công tác đào tạo đó được hiệu quả, thúc đẩy
được năng lực khoa học của quân nhân. Trong phần chính sách thực thi này,
các giải pháp được đề cập sẽ được chia làm các dạng:
Đào tạo trong quá trình làm việc: bao gồm các hình thức:
o Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn.
o Đào tạo theo kiểu học nghề.
o Kèm cặp và chỉ bảo.
Đào tạo bên ngoài môi trƣờng làm việc: bao gồm các hình thức:
o Tổ chức các lớp nội bộ.
o Cử người đi học ở các trường chính quy.
o Bài giảng, hội nghị hay thảo luận.
54
o Đào tạo theo kiểu chương trình mô phỏng hóa với sự trợ giúp
của máy tính.
o Đào tạo từ xa.
o Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm.
3.4.1 Chính sách thúc đẩy đào tạo trong quá trình làm việc
Thực tế, hình thức này đã xuất hiện từ rất lâu tại Nhà máy X51 dưới
hình thức cán bộ cũ kèm, hướng dẫn công việc cho cán bộ trẻ. Đặc điểm của
phương thức đào tạo dạng này là việc đào tạo được tiến hành trong môi
trường và điều kiện làm việc có thực, xuyên suốt quá trình làm việc thực tế,
đồng thời lại được chỉ đạo bởi những người có kinh nghiệm phong phú. Nhờ
đó có thể giúp cho người được đào tạo trực tiếp nắm bắt được kĩ năng làm
việc và nâng cao một cách có hiệu quả năng lực công tác. Hơn nữa chi phí
cho việc đào tạo là tương đối thấp. Ưu nhược của hình thức đào tạo này được
trình bày trong bảng …
Bảng 3.2: Đặc điểm của hình thức đào tạo trong quá trình làm việc
Ưu điểm
Nhược điểm
1. Đào tạo là để giải quyết những 1. Làm giỏi chưa chắc đã là giáo
vấn đề phát sinh trong công tác
thực tế.
viên hướng dẫn ưu tú.
2. Có lúc công việc và đào tạo
2. Dễ thực thi hơn so với đào tạo
không đồng thời chú trọng được
thoát ly sản xuất.
đến nhiều mặt.
3. Nhân viên tiến bộ vì được đào 3. Những người hướng dẫn còn có
tạo, từ đó kích thích được tính
công việc nên sẽ không thể
tích cực của họ trong công việc.
hướng dẫn cho tất cả mọi nhân
4. Có thể thúc đẩy quan hệ và hợp
viên mà chỉ là một nhóm nhỏ dẫn
tác giữa cấp trên và cấp dưới.
đến sự mất cân đối giữa các đối
5. Nhân viên vẫn có thể vừa đào tạo
vừa làm việc.
tượng học tập.
4. Không thể truyền thụ được kiến
6. Chi phí đào tạo tương đối thấp.
thức và kĩ năng chuyên môn ở
7. Có thể đào tạo đúng đối tượng
mức cao.
căn cứ vào tình hình thực tế của 5. Không thể thống nhất giữa nội
55