Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 74 trang )
o 35 quân nhân trình độ trung cấp (60%).
o 13 quân nhân trình độ cao đẳng (100%).
o 35 quân nhân trình độ đại học (60%).
- Phỏng vấn về chính sách đào tạo của Nhà máy X51 quan việc phỏng
vấn ban giám đốc.
2.4.2 Nội dung khảo sát
- Tổng hợp thông tin về quân nhân có trình độ từ trung cấp đến cao học
biến động trong suốt 5 năm qua dựa trên số liệu nhân lực của X51.
- Tổng hợp thông tin về quân nhân trong công ty tiếp tục học tập lên
trình độ cao hơn sau khi đã làm việc tại X51 trong 5 năm qua.
- Tiến hành khảo sát trực tiếp các quân nhân về các chương trình đào tạo
của X51 trong 5 năm qua bao gồm:
Thời gian đào tạo.
Nội dung được đào tạo.
Chu kỳ đào tạo.
Các chính sách khuyến khích của Nhà máy X51 cho quân nhân
học tập cao hơn.
Sự đánh giá của quân nhân về cách thức đào tạo cũng như
khuyến khích học tập của Nhà máy X51 trong thời gian qua.
Các vấn đề liên quan khác.
2.4.3 Kết quả thu nhận
2.4.3.1 Phương pháp luận
Việc khảo sát được thực hiện thông qua các tài liệu thống kê về nhân sự
của Nhà máy X51 trong suốt thời gian 2006 đến hết 2012. Thêm vào đó là
tổng hợp các nghiên cứu của Nhà máy X51 và các chương trình hỗ trợ trình
độ cho quân nhân của Nhà máy X51 có liên quan đến KH&CN trong suốt
thời gian 5 năm và kế hoạch triển khai đến 2015.
Tiếp theo đó là khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với các quân
nhân trình độ từ đại học đến trung cấp. Sau đó chọn ra 15 quân nhân trình độ
đại học và toàn bộ 3 quân nhân cao học tiến hành phỏng vấn sâu về chính
sách đào tạo của Nhà máy X51.
31
2.4.3.2 Phương thức thực hiện:
Việc xử lý các thông tin tìm hiểu và khảo sát được thực hiện theo
phương thức :
Tổng hợp các dữ liệu thu nhận được qua việc tìm hiểu và khảo sát trực
tiếp tại các quân nhân. Tiến hành việc sàng lọc, phân loại và sắp xếp các
thông tin theo từng nhóm vấn đề. Sử dụng công cụ thống kê để phân tích,
đánh giá và chuẩn hóa thông tin đã thu thập được từ quá trình tìm hiểu và
khảo sát nhằm có cơ sở cho việc đưa ra những kết luận mang tính khách quan
và xác thực.
2.4.3.3 Kết quả thu được
A. Kết quả thu được từ phân tích số liệu nhân lực trong 5 năm qua
Trong suốt 5 năm từ giữa năm 2006 đến hết quý 2 năm 2012 có thể nói
là thời gian có nhiều sự biến động lớn của Nhà máy X51 khi liên tục thay đổi
về mặt hành chính. Như quan sát trong biểu đồ 2.2, có thể thấy trong năm
2009 có sự biến động lớn về số lượng do quá trình sát nhập vào XNLH Ba
Son nên có sự chuyển dịch nhân sự. Sau đó giảm nhẹ đến năm 2012 do khủng
hoảng kinh tế và khó khăn của ngành đóng tàu Việt Nam nói chung.
Biểu đồ 2.2: Biến động nhân lực tại Nhà máy X51
Xét về lực lượng thì ít thấy sự thay đổi nào trong Nhà máy X51, thế
nhưng về chất có thể thấy được rằng trong suốt 5 năm vừa qua đã có một sự
32
sụt giảm đối với những quân nhân có trình độ cao như trong bảng 2.3 so sánh
năm 2006 và 2012 sau:
Bảng 2.3: So sánh trình độ quân nhân năm 2006-2012
Cao học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
2006
9
70
20
40
2012
5
65
13
65
Sự sụt giảm về số quân nhân có trình độ Thạc sĩ là do tuổi tác. Như vậy
có thể nói trong suốt 5 năm qua hoàn toàn không có thêm quân nhân mới nào
có trình độ sau đại học. Về quân nhân có trình độ đại học thì hầu hết hơn 80%
(60 quân nhân) đều là những người đã làm việc từ 2006 đến 2012, một số ít
nghỉ hưu ngoài ra thêm vào đó là bổ xung thêm 8 quân nhân. Thế nhưng trong
số bổ xung này không có ai là học lên từ cao đẳng đã làm việc trước tại Nhà
máy X51. Điều này cho thấy trong suốt 5 năm qua không có quân nhân làm
việc trong Nhà máy X51 tiếp tục học lên mà chủ yếu lực lượng hiện tại là do
tuyển dụng mới mà có.
Đối với khảo sát về các chương trình đào tạo dành cho quân nhân trong
suốt thời gian 5 năm qua, bỏ qua các vấn đề đào tạo về chính trị và quốc
phòng, xét về việc đào tạo về tay nghề của quân nhân có trình độ trung cấp thì
có thể tóm tắt trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thống kê về số lượng chương trình đào tạo cho quân nhân tại Nhà
máy X51
2007
2008
2009
2010
2011
Số lần học tập 1
1
3
2
2
Thời gian
1 tháng
1 tháng
1 tháng
1 tháng
1 tháng
Như vậy có thể thấy trong 1 năm nhất là 3 năm gần đây nhất luôn có ít
nhất 2 lần quân nhân trung cấp được tập huấn nâng cao tay nghề với mỗi lần
kéo dài khoảng 1 tháng. Thế nhưng hiệu quả của những lần tập huấn này thật
sự đáng quan tâm khi mà khảo sát qua nội dung thì nhận thấy 80% nội dung
trong các đợt này đều là giống nhau với những nội dung rất chung chung như
33
một phần lý thuyết, kỹ năng thực hành và cuối cùng là một bài kiểm tra tay
nghề nhưng nội dung hầu hết là không có mới mẻ mà cũng chỉ lập đi lập lại
sau mỗi năm.
Tiếp theo là việc các chương trình khuyến khích học tập và phát huy
sáng tạo trong sản xuất của quân nhân thì có thể thấy: mặc dù hàng năm Nhà
máy X51 đều có giải thưởng dành cho các quân nhân có sáng tạo nhưng theo
thống kê thì số lượng các sáng kiến thực tế đến từ lớp quân nhân trung cấp
giảm đần qua các năm. Chính thức ghi nhận như biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.3: Số sáng kiến của quân nhân trung cấp tại Nhà máy X51 từ
2006-2011
Theo như biểu đồ 2.3 có thể thấy có một sự tăng đột biến trong năm
2009 khi mà Nhà máy X51 sát nhập vào XNLH Ba Son với nhiệm vụ và một
loạt các công trình mới thế nhưng những năm sau đó là sụt giảm nghiệm trọng
đến hơn một nửa chỉ còn 21 sáng kiến trong năm 2011. Điều sụt giảm này có
thể coi là ảnh hưởng từ việc khủng hoảng trong lĩnh vực đóng tàu của Việt
Nam cũng như những khó khăn kinh tế trong giai đoạn này. Chính điều đó
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sáng tạo của quân nhân ở hệ trung cấp.
Xem xét đến thống kê của các quân nhân có trình độ cao đẳng và đại
học. Mặc dù lực lượng này có thể nói là nòng cốt nhưng lại gặp rất nhiều vấn
đề trong việc đào tạo cũng như nâng cao năng lực làm việc khi mà hầu như
34
trong suốt những năm vừa qua không có lấy một chương trình nào thật sự
dành riêng cho họ. Cụ thể, hằng năm vẫn chỉ là những đợt tập huấn sử dụng
thiết bị nhưng là chung cho tất cả quân nhân chứ không riêng gì cho họ. Thêm
vào đó hầu hết các khóa tập huấn lại đều liên quan đến quân sự, chính trị.
Chính điều này đã hạn chế năng lực làm việc của các quân nhân này rất nhiều.
Ngoài ra, mặc dù là lực lượng nghiên cứu chính nhưng trong suốt 2
năm 2010 và 2011 thì tại Nhà máy X51 không có bất kỳ nghiên cứu nào đáng
kể trừ những nghiên cứu về lĩnh vực sơn của Xí Nghiệp Sơn Hải Âu.
Cuối cùng, nói tiếp về lực lượng quân nhân có trình độ sau đại học, với
sự sụt giảm liên tục qua từng năm đối với lực lượng này có thể thấy vấn đề hỗ
trợ cho việc phát triển KH&CN của Nhà máy X51 sẽ rất nhiều khó khăn.
Thêm vào đó, trong 5 người có trình độ sau đại học thì 2 đã tham gia vào ban
giám đốc có thể nói không còn trực tiếp làm công tác nghiên cứu. Và điều này
hầu như không thay đổi trong suốt những năm vừa qua khi gần 50% quân
nhân có trình độ sau đại học đều tham gia vào ban giám đốc.
B. Kết quả khảo sát các quân nhân trung cấp
a. Nội dung được khảo sát xoay quanh về các vấn đề sau:
- Quân nhân có cảm thấy được cung cấp kiến thức trước khi tiếp nhận
một dự án mới hay không.
- Quân nhân có biết được Nhà máy X51 có những chương trình hỗ trợ
hay chính sách đặc biệt gì cho vấn đề đào tạo và kiểm tra tay nghề và
khen thưởng cho các sáng kiến hằng năm hay không.
- Theo quân nhân thì điều gì mong mỏi trong việc được học tập nâng cao
tay nghề ? Và vấn đề khen thưởng ?
b. Kết quả khảo sát:
Đối với việc trả lời câu hỏi về việc được cung cấp kiến thức khi tiếp
nhận dự án mới thì kết quả trả lời được thống kê trong biểu đồ 2.4.
35
Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát ý kiến quân nhân trình độ trung cấp về đào tạo
trước mỗi dự án của Nhà máy X51
Có thể thấy, trong số 35 quân nhân được chọn ra khảo sát thì thấy được
rằng, khoảng 63% cho thấy kiến thức được Nhà máy X51 tổ chức cung cấp
cho quân nhân trước mỗi kỳ tiếp nhận dự án mới là không đủ.
Cụ thể phần lớn trong số 22 quân nhân này lại tập trung vào 3 dạng công
việc là:
- Trung cấp cơ khí.
- Trung cấp điện.
- Động lực.
Trong khi đó, các công việc khác thì cho thấy việc cung cấp kiến thức
được các quân nhân cho biết là rất đầy đủ. Trong đó có 2 công việc đạt được
100% quân nhân khảo sát cho rằng đầy đủ là:
- Lắp đặt vũ khí.
- Trung cấp hàn vỏ tàu.
Bên cạnh các ý kiến đầy đủ và không đầy đủ thì có một nhóm nhỏ 6/35
không đưa ra ý kiến, số này nằm trải đều ra tất cả các công việc khác nhau. Vì
thế chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn nhỏ hơn cho nhóm 6 quân
nhân này vì sao không đưa ra ý kiến thì kết quả cho thấy: 4 quân nhân nói
rằng họ không quan tâm có đào tạo hay không do theo họ công việc trước sau
36
cũng không thay đổi, không cần thiết phải học thêm. Và 6 quân nhân này là
những đồng chí đều trên 42 tuổi đã tham gia nhiều dự án của Nhà máy X51.
Tiếp tục với câu hỏi về việc quân nhân có biết Nhà máy X51 có những
chương trình hổ trợ hay chính sách đặc biệt gì cho vấn đề đào tạo và kiểm tra
tay nghề hằng năm hay không thì kết quả lại cho thấy rằng: 100% trong số 35
quân nhân hoàn toàn không hay biết là có bất kỳ chính sách đào tạo nào ngoài
việc hai hay ba đợt tập huấn trong năm nhưng thời điểm lại không báo trước,
và hỏi sâu hơn là vậy thông thường họ được nâng cao tay nghề bằng cách nào
thì lại cho thấy sẽ trong các trường hợp như sau:
o Có thiết bị mới được đưa vào sử dụng.
o Đào tạo trước mỗi một dự án theo thông báo của Nhà máy X51.
o Ban quản lý thông báo có đi học có kiểm tra thì mới biết là chuẩn
bị được tập huấn.
Ngoài ra, về chính sách kiểm tra tay nghề thì các quân nhân cho biết
đây không phải bắt buộc mà chỉ mang tính kiểm tra thi đua, nhất là các chính
sách khen thưởng thường không được thông báo trước. Đặc biệt khi các sáng
kiến của quân nhân khi đưa ra thì qui trình xét khen thưởng hay hỗ trợ không
rõ ràng khi 100% quân nhân được khảo sát cho biết họ không rõ hằng năm có
hay không có khen thưởng cho sáng kiến và tiêu chí nào khen thưởng chỉ biết
khi nào có thưởng họ mới được nhận thông báo.
Cuối cùng là việc khảo sát tiếp nhận ý kiến về nguyện vọng của quân
nhân trong việc đào tạo tay nghề và chính sách khen thưởng:
- Hầu hết các quân nhân (90%) cho rằng nên giảm bớt việc bắt buộc học
các kiến thức về chính trị và quốc phòng thay vào đó là cho họ được
thực tập tay nghề nhiều hơn.
- Trong số các quân nhân cảm thấy việc đào tạo không đủ thì cho ý kiến
rằng:
o Các đợt tập huấn thường chỉ là lý thuyết trong khi đó các quân
nhân trung cấp thì đa phần khả năng tiếp thu lý thuyết không tốt.
Chính vì thế họ nguyện vọng điều mà các quân nhân này mong
muốn chính là thực hành trên thiết bị.
37
o Các đợt tập huấn như đã phân tích ở trên chủ yếu lặp đi lặp lại
phần lớn kiến thức cũ, đây cũng là ý kiến của các quân nhân cảm
thấy không đủ kiến thức.
- Tất cả các quân nhân dù những người cảm thấy hài lòng với chương
trình đào tạo vẫn cho ý kiến rằng:
o Nhà máy X51 nên có kế hoạch cụ thể hơn và công khai cho quân
nhân về vấn đề tập huấn và cũng như nội dung.
o Ban lãnh đạo nên có những buổi làm việc với quân nhân trong
việc tiếp thu những nguyện vọng về học tập của quân nhân.
Còn về phương thức khuyến khích cho việc áp dụng chính sách khen
thưởng thì có thể được tổng kết như trong bảng 2.5.
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát hình thức khen thưởng
Hình thức khen thưởng
Số lượng quân nhân đồng ý
Khen thưởng bằng tiền
35
Khen thưởng bằng bằng khen
15
Khen thưởng bằng ngày phép
20
Khen thưởng bằng tạo điều kiện học tập để 25
phát triển tiếp ý tưởng
Khen thưởng bằng tạo điều kiện cho quân 28
nhân mở rộng và tiếp tục phát triển ý tưởng
với kinh phí đặc biệt.
Dựa trên kết quả khảo sát trên cho thấy khen thưởng bằng tài chính
luôn được sự ủng hộ của tất cả các quân nhân với 100% đồng ý phương thức
này. Thế nhưng bên cạnh đó thì cách thức kích thích bằng việc tạo điều kiện
học tập và kinh phí phát triển ý tưởng cũng nhận được sự đồng tình của các
quân nhân. Và trong khảo sát hỏi thêm thì các quân nhân cho biết, điều họ lo
lắng nhất khi tìm ra các sáng kiến là không thể tiếp tục phát triển hay thiếu
kinh phí cho việc tiếp tục phát triển, điều này gây nên sự mất đi động lực cho
việc tìm kiếm sáng kiến mới. Chính vì thế tất cả đều mong muốn những sáng
kiến có thể được phát triển tiếp tục và có cơ hội học tập lên cao để hoàn thiện.
38
Điều đáng quan tâm trong khảo sát chính là việc khen thưởng bằng
bằng khen không nhận được sự quan tâm nhiều của các quân nhân cho thấy
hình thức này không thật sự hiệu quả. Và ngày phép cũng là một yếu tố đang
quan tâm trong chính sách khen thưởng.
C. Kết quả khảo sát các quân nhân cao đẳng và đại học.
a. Nội dung khảo sát
Đây là lực lượng nghiên cứu chính và quan trọng trong việc triển khai
các dự án nghiên cứu, xây dựng sản phẩm vì thế nội dung khảo sát tập trung
nhiều vào vấn đề chính sách đào tạo. Nội dung khảo sát bao gồm:
- Trong thời điểm khảo sát có bao nhiêu quân nhân đang học tiếp lên
trình độ cao hơn.
- Trong những năm qua họ có nhận được bất kỳ hỗ trợ nào cho việc học
lên cao từ Nhà máy X51 hay không.
- Chính sách khuyến khích học tập của Nhà máy X51 dành cho các quân
nhân có hiệu quả hay không theo ý kiến cá nhân các quân nhân.
- Hiện tại các quân nhân có được cung cấp đầy đủ thông tin về các chính
sách và kế hoạch đào tạo dài hạn cũng như tham gia vào công tác đào
tạo hay không.
- Theo các quân nhân thì cần phải thực hiện điều gì để giúp cho công tác
đào tạo của Nhà máy X51 đạt hiệu quả tốt hơn.
b. Kết quả khảo sát:
Đầu tiên về khảo sát việc học lên tiếp trình độ cao hơn của các quân nhân
có trình độ cao đẳng và đại học, kết quả là 100% các quân nhân được khảo sát
(35 đại học và 13 cao đẳng) đều không đang tiếp tục học lên. Và thêm vào đó,
thông qua khảo sát thì các quân nhân này cho biết những quân nhân khác
chưa được khảo sát hiện vẫn không có ai đang học tiếp lên (trừ quân nhân
đang thực hiện luận văn này là trực thuộc xí nghiệp sơn Hải Âu là đang học
lên cao học). Để làm rõ tình trạng này, tôi tiếp tục khảo sát với nội dung là
các quân nhân có dự tính sẽ học lên tiếp hay không. Và kết quả thu được được
trình bày trong bảng 2.6
39
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát ý định nâng cấp học vị của quân nhân
Đại học
4
Có ý định học tiếp trong 1 năm tới
Cao đẳng
2
Có ý định học tiếp nhưng chưa xác 20
8
định thời gian
Không có kế hoạch học tiếp
6
5
Chưa xác định
5
1
Như vậy từ bảng khảo sát trên cho thấy có một tỷ lệ nhỏ các quân nhân
đang lên kế hoạch tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn trong một thời gian
ngắn tới. Đặc biệt sau khi khảo sát kỹ thì nhóm những quân nhân có kế hoạch
này đều là những người đã gia nhập vào Nhà máy X51 khoảng 3 năm gần đây
với độ tuổi chỉ khoảng 24-28 tuổi. Đây là nhóm quân nhân có thời gian làm
việc tại Nhà máy X51 thấp nhất trong số những người đã được khảo sát.
Tiếp đến là phần lớn những quân nhân được khảo sát ở cả hai bậc học trên
đều cho biết có ý định tiếp tục học lên cao tuy nhiên thời gian nào vẫn chưa
được quyết định. Sau khi kiểm tra độ tuổi của các quân nhân có ý định này thì
trung bình độ tuổi của họ lên đến 33,4. Mặc dù độ tuổi này không phải là quá
cao nhưng nếu vẫn chưa có kế hoạch cụ thể học tiếp lên sẽ khó khăn cho việc
học sau này. Để tìm hiểu tiếp tại sao việc trì hoãn này diễn ra, chúng tôi tiếp
tục hỏi các quân nhân những lý do. Và kết quả cho được tổng kết như trong
bảng 2.7.
Bảng 2.7: Nguyên nhân trì hoãn việc học tập của quân nhân
Lý do
Đại học
Cao đẳng
Vấn đề thời gian
18
6
Vấn đề kinh phí
4
2
Vấn đề chưa xác định 8
4
chương trình học
Vấn đề đảm bảo vị trí 15
6
công tác sau học tập
Vấn đề chính sách đãi ngộ 17
4
40
sau học tập của Nhà máy
X51
Ở trong khảo sát lý do này chúng tôi chỉ xác định một số yếu tố có liên
quan đến việc xây dựng chính sách đào tạo cho Nhà máy X51. Thông qua
khảo sát có thể thấy, có ba vấn đề được các quân nhân cho biết quyết định đến
việc học lên cao chính là thời gian, vị trí công tác và chính sách đãi ngộ sau
học tập. Qua điều này có thể nhận định rằng, các quân nhân rất quan tâm đến
việc học tập nhưng điều họ mong mỏi chính là học xong sẽ nhận được những
ưu thế gì tại Nhà máy X51 và thời gian cho việc học phải được đảm bảo.
Riêng về vấn đề tài chính cho việc học thì đa số các quân nhân đều cho biết
không phải là vấn đề quan trọng.
Ngoài ra còn một nhóm nhỏ không có bất kỳ ý định nào học tiếp lên.
Và nhóm này cũng như các quân nhân trung cấp là nhóm có tuổi làm việc tại
Nhà máy X51 cao nhất với trung bình lên đến 46,8.
Tiếp tục khảo sát, luận văn đề cập đến việc chính sách đào tạo dài hạn
từ Nhà máy X51. Kết quả giống như những gì được thống kê từ các tài liệu
của Nhà máy X51, trong suốt thời gian từ 2010 đến 2012 không có bất kỳ một
chương trình đào tạo dài hạn nào các quân nhân nhận được từ Nhà máy X51,
chủ yếu là những đợt tập huấn chính trị ngắn hạn hay đợt tập huấn sử dụng
máy móc. Và một trong những vấn đề được đề cập đến cho các quân nhân cao
đẳng và đại học chính là việc tham gia công tác đào tạo tại Nhà máy X51. Tại
Nhà máy X51, các chương trình đào tạo ngắn hạn cho các quân nhân trung
cấp và thấp hơn cũng như chủ trì các cuộc nghiên cứu hầu như được lực
lượng này đảm nhận. Qua khảo sát, thì nhận thấy, trong số 35 quân nhân đại
học thì có đến 10 người hiện tại đảm nhận luôn cả công tác đào tạo tại các
đơn vị trực thuộc, không tính đến các quân nhân đào tạo chính trị và quốc
phòng. Thế nhưng, điều đáng quan tâm ở đây chính là tất cả các quân nhân
này đều chưa từng qua đào tạo về giảng dạy. Và thêm vào đó, các quân nhân
cho biết hầu hết các chương trình đào tạo họ thực hiện trong 3 năm vừa qua
41