1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Cốt truyện trong tác phẩm văn xuôi tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 109 trang )


Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự)



Ở Việt Nam, trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên

(Nxb Đà Nẵng, 1997) định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng

cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ phức tạp của tính cách nhân vật trong tác

phẩm văn học loại tự sự” [37, tr.206]. Theo cách hiểu này, tác giả muốn nhấn

mạnh: một là, cốt truyện là một hệ thống sự kiện; hai là, chỉ có tác phẩm tự sự

mới có cốt truyện. Tuy nhiên, đây chưa phải là một định nghĩa đầy đủ, đáp

ứng được yêu cầu của giới nghiên cứu phê bình văn học.

Với cách nhìn mang tính chuyên ngành, Từ điển Thuật ngữ văn học (Lê

Bá Hán chủ biên) đưa ra định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể

được tổ chức theo nhu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ

phận cơ bản nhất, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học

thuộc loại tự sự và kịch. Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi tác

phẩm văn học. Trong các tác phẩm trữ tình, cốt truyện (với ý nghĩa chặt chẽ

nhất của khái niệm này) không tồn tại vì ở đây tác giả biểu hiện sự diễn biến

của tình cảm, tâm trạng” [38, tr.586].

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân lại cho rằng: “Cốt

truyện là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác

phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong các tác phẩm trữ tình” [36, tr.112].

Giáo trình Lý luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên, tập 2, phần “Tác

phẩm và thể loại văn học” đưa ra cái nhìn cụ thể về cốt truyện: “Cốt truyện là

một chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự, kịch. Một số văn

bản trữ tình cũng có yếu tố cốt truyện. Khái niệm cốt truyện nhằm tách truyện

thành hai phần: một phần là chuỗi các sự kiện rất đặc trưng cho thể loại tự sự

và kịch, và một phần khác quan trọng không kém là các yếu tố miêu tả, lời kể,

lời bình. Thiếu các yếu tố này thì truyện không thể thành truyện” [20, tr.56].

Giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên cũng khẳng định:

“Cốt truyện thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ lúc xảy ra cho đến lúc



Đỗ Thị Ngọc Điệp – K51



20



Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự)



kết thúc” [19, tr.304]. Yếu tố để hình thành và phát triển diễn biến của truyện

chính là sự kiện.

Như vậy, tuy mỗi nhà nghiên cứu đưa ra những cách định nghĩa khác

nhau về cốt truyện nhưng đều thống nhất chung ở điểm: sự kiện là yếu tố giữ

vai trò quan trọng, thiết yếu nhất của cốt truyện. Nói đến cốt truyện là nói đến

hệ thống những biến cố, sự kiện. Sự kiện là những biến đổi, chuyển biến,

những sự cố có ý nghĩa quan trọng đối với nhân vật, làm cho nhân vật và quan

hệ của chúng không giữ được nguyên trạng mà phải thay đổi theo. Bởi vậy,

khái niệm sự kiện rất quan trọng để lý giải tác phẩm. Sự kiện một mặt phản

ánh các quan hệ, xung đột xã hội của các nhân vật, mặt khác lại có chức năng

kết cấu. Hệ thống sự kiện vừa phản ánh sự vận động của đời sống, vừa tạo nên

sự vận động trong tác phẩm. Sự kiện buộc nhân vật bộc lộ bản chất đồng thời

tự nó lại hợp thành lịch sử nhân vật. Sự kiện là cơ sở của mọi truyện kể.

Về thành phần của cốt truyện, mỗi cốt truyện truyền thống thường gồm

5 thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút.

Tuy nhiên, ở những cốt truyện cụ thể không phải bao giờ cũng có đầy

đủ 5 thành phần như trên. Và, không phải bao giờ các thành phần của cốt

truyện cũng được sắp xếp theo đúng trình tự vốn có, nhất là đối với các truyện

ngắn, tiểu thuyết hiện đại. Vì vậy, khi phân tích cốt truyện, cần tránh thái độ

máy móc khi xác định các thành phần của cốt truyện. Vấn đề không phải là

xác định một cách hình thức mỗi thành phần mà là thâm nhập sâu vào nội

dung cụ thể của thành phần, khảo sát các chặng đường phát triển có ý nghĩa

quyết định đối với số phận nhân vật, đặc biệt là các nhân vật chính.

Mặt khác, cốt truyện của tác phẩm văn xuôi tự sự rất phong phú và đa

dạng. Xét theo phương diện thể loại, ta có cốt truyện truyện ngắn và cốt

truyện tiểu thuyết… Xét theo kết cấu và quy mô nội dung, ta có cốt truyện

đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Xét theo phương diện nội dung, ta có cốt



Đỗ Thị Ngọc Điệp – K51



21



Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự)



truyện sự kiện và cốt truyện luận đề. Nếu xét theo tính chất của sự kiện trong

truyện thì lại có kiểu cốt truyện mang kịch tính cao và cốt truyện tâm lý…

1.2. Cốt truyện trong truyện ngắn và cốt truyện trong tiểu thuyết

Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại tiêu biểu nhất của văn xuôi tự

sự. Đối với truyện ngắn và tiểu thuyết, cốt truyện là yếu tố cơ bản, quan trọng

trong cấu trúc tự tự của tác phẩm. Cốt truyện vừa là phương diện bộc lộ tính

cách nhân vật vừa là nơi nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Tuy nhiên, xuất

phát từ đặc điểm thể loại, cốt truyện truyện ngắn và cốt truyện tiểu thuyết có

những đặc trưng riêng khác biệt. Truyện ngắn là thể loại “tự sự cỡ nhỏ” (có

dung lượng phản ánh cuộc sống và số lượng câu chữ ít hơn nhiều so với tiểu

thuyết) cho nên mọi sự kiện, chi tiết… trong cốt truyện của một truyện ngắn

phải chặt chẽ, mang tính thống nhất cao. Do đặc trưng thể loại, truyện ngắn

không thể ôm trùm trong nó dung lượng hiện thực lớn, phong phú và phức tạp

như tiểu thuyết. Cốt truyện một truyện ngắn thường không thể đi hết những

diễn biến trong cả cuộc đời nhân vật mà chỉ tái hiện lại một giai đoạn ngắn,

thậm chí chỉ là một khoảnh khắc trong cuộc đời nhân vật. Yếu tố quan trọng

nhất làm nên sự hấp dẫn của truyện ngắn là tình huống truyện. Tình huống

truyện trong truyện ngắn chỉ là một lát cắt đời sống nhưng nó có giá trị phản

ánh hiện thực lớn lao. Thông qua tình huống truyện, tính cách và số phận nhân

vật được bộc lộ rõ nét; tư tưởng và tài năng nhà văn cũng được khẳng định.

Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu, cốt truyện trong truyện ngắn chỉ như

một lát cắt ngang trên thân cây nhưng cái “lát cắt ngang” ấy lại nói lên cả “đời

sống 1000 năm thảo mộc”. Nhà văn, nhà hoạt động chính trị GS.Juan Bosch

cũng nhận xét: “Trong các thể loại văn học nói chung, truyện ngắn đóng vai

trò của hổ báo trong đại gia đình các loài vật. Ở loài thú dữ này không được

có chút mỡ thừa nào dính vào mọi cơ bắp, nếu không chúng không thể săn

mồi được…”. Ngược lại với truyện ngắn, tiểu thuyết không hề bị giới hạn về



Đỗ Thị Ngọc Điệp – K51



22



Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự)



độ dài văn bản, về dung lượng phản ánh. Một cuốn tiểu thuyết có thể chỉ dài

một trăm trang nhưng cũng có thể lên đến vài ngàn trang. Sự tự do, linh hoạt

về quy mô tác phẩm cho phép tiểu thuyết có thể bao chứa dung lượng hiện

thực khổng lồ. Tiểu thuyết không chỉ phản ánh số phận của một hay một vài

cá nhân mà còn có thể tái hiện số phận của cả cộng đồng, của cả một dân tộc,

một thời đại. Cốt truyện tiểu thuyết thường có rất nhiều sự kiện, biến cố… với

nhiều tuyến nhân vật. Những đặc trưng riêng mang tính thể loại của cốt truyện

truyện ngắn và cốt truyện tiểu thuyết sẽ chi phối khá nhiều đến quá trình

chuyển thể tác phẩm thành phim.

1.3 Vai trò của cốt truyện

Trong văn xuôi tự sự truyền thống, cốt truyện rất được coi trọng. Cốt

truyện là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà văn đồng thời cũng là yếu tố

quan trọng nhất tạo nên cái hay, cái dở, sự hấp dẫn hay nhàm chán của một tác

phẩm tự sự. Nhiều nhà nghiên cứu rất đề cao vai trò của cốt truyện, coi cốt

truyện là yếu tố không thể thiếu trong việc quyết định thành công của tác

phẩm. Gớt đã nhấn mạnh: “Còn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó

thì cả nền lý luận nghệ thuật còn ra gì nữa? Nếu cốt truyện không dùng được

thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vô ích”. Nhà nghiên cứu Môôm thì khẳng

định: “Nhà văn sống bằng cốt truyện, y như hoạ sĩ sống bằng màu và bút vẽ

vậy”. Cốt truyện đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng: bộc lộ tính cách

nhân vật, thể hiện xung đột xã hội và bộc lộ phong cách, tài năng của nhà văn.

Ngày nay, trong văn học hiện đại, cốt truyện không còn giữ vị trí độc

tôn nữa. Một số nhà phê bình văn học phương Tây khẳng định rằng: “Việc trí

tuệ hoá văn xuôi đang diễn ra hiện nay khiến cho cốt truyện trở nên một thành

tố ít quan trọng trong văn xuôi”. Nhà văn Anđrê Malraux cũng cho rằng:

“Muốn cho nghệ thuật hiện đại ra đời thì cốt truyện cần phải mất đi bởi vì sẽ

xuất hiện một cốt truyện mới - sự hiện diện của người nghệ sĩ trong tác



Đỗ Thị Ngọc Điệp – K51



23



Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự)



phẩm”. Những quan niệm mới về cốt truyện và vai trò của cốt truyện như vậy

đã phần nào lý giải cho sự ra đời của những truyện tâm lý, truyện không có

cốt truyện, những tiểu thuyết dòng ý thức… trong văn học hiện đại.

Đặc biệt, đến văn xuôi hậu hiện đại, vai trò của cốt truyện càng mờ

nhạt. Nó bị xoá bỏ quan hệ nhân quả, phá huỷ tính hiện thực - những yếu tố

không thể thiếu của cốt truyện theo quan niệm truyền thống: “Thay vì duy trì

tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với

hành động của nhân vật chính, tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân

đoạn, các mảnh vỡ của cuộc đời nhân vật chính. Thay vì triển khai, tự sự bám

vào cuộc phiêu lưu của nhân vật, nhà văn lại biến tự sự trở thành cuộc phiêu

lưu của cái viết - sự lắp ghép ngẫu nhiên các mảnh vỡ - những sự kiện phân

tán rời rạc” (Trịnh Bá Dĩnh). Nhà nghiên cứu văn học hậu hiện đại Barry

Lewish cũng nhấn mạnh: “Cốt truyện bị nghiền nát thành từng viên nhỏ của biến

cố và hoàn cảnh, nhân vật được phân tán thành một bó khát vọng và nhức nhối”.

Như vậy, cùng với thời gian, quan niệm về ý nghĩa, vai trò của cốt

truyện cũng có những thay đổi… Nhưng dù sao vẫn không thể phủ định sự

cần thiết của cốt truyện với tác phẩm văn xuôi tự sự. Cốt truyện và sự hấp dẫn

của cốt truyện vẫn là một tiêu chí mang tính cổ điển làm nên sự thành công

của tác phẩm văn xuôi. Đặc biệt, trong vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học

sang tác phẩm điện ảnh, cốt truyện vẫn là yếu tố hàng đầu thu hút sự quan tâm

của người chuyển thể kịch bản và các đạo diễn.

2. Cốt truyện trong phim truyện điện ảnh

2.1. Khái niệm cốt truyện trong phim

Nghệ thuật điện ảnh phát triển nhanh chóng nhờ sự hấp thụ tinh hoa,

học hỏi kinh nghiệm của các bộ môn nghệ thuật khác, đặc biệt là văn học.

Đồng thời, ngành nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh cũng tiếp thu, vận



Đỗ Thị Ngọc Điệp – K51



24



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

×