1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

Chương 1: Lý luận chung về sa-pô trên báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 118 trang )


Fabience Gérault quan niệm sa-pô: “là yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm

giữa tít và bài báo”. [19, tr31].

Mặc dù sa-pô xuất hiện rất sớm trên báo chí Việt Nam nhưng tài liệu

nghiên cứu về nó lại không được phong phú. Rất ít tài liệu đưa ra được

định nghĩa rõ ràng về sa-pô. Các nhà nghiên cứu báo chí Việt Nam thường

không định nghĩa sa-pô về mặt hình thức của nó mà tập trung định nghĩa nó

trên cơ sở đặc trưng và chức năng của nó.

Trong sách Ngôn ngữ báo chí, PGS.TS Vũ Quang Hào đã trích dẫn

một số cách hiểu như: Sa-pô “là bức thông điệp ngắn gọn từ bài báo”,“Lời

mào đầu nằm ngay sau tít dẫn chính”, “một điểm nhấn cần thiết, nêu vắn

tắt đầu đề bài báo đặt ra để lôi cuốn người đọc”, “Cánh cửa mở ra để

người đọc liếc vào và mời gọi họ vào”, “phần quảng cáo nghiêm túc cho

bài báo”, “những thông tin chắt lọc nhất từ bài báo, ý tưởng chủ đạo mà

người viết muốn gửi gắm”….[5, tr141]

Và PGS.TS Vũ Quang Hào rút gọn lại về sa-pô bằng nhận định: “Dù

hiểu thế nào cũng phải thừa nhận sa-pô là cái thần của bài báo hoặc là

được viết ra từ một vài câu nguyên văn trong bài báo hoặc là được tác

giả/tòa soạn sinh thành từ cái thần đó bằng một hoặc vài câu có sức hấp

dẫn” [5,tr141]

Còn trong cuốn sách “Thể loại chính luận”, tác giả Trần Quang quan

niệm: sa-pô hay lời mở đầu của bái bào „được dùng để giới thiệu xuất xứ,

bối cảnh chính trị - xã hội của tác phẩm, đồng thời nêu những nội dung cơ

bản nhất mà tác phẩm sẽ trình bày chi tiết” [12].

Trong “Từ giảng đường đến trang viết “nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

có viết: Sa-pô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Những

người làm báo Việt Nam quen với cách gọi phiên âm sa-pô hay mào đầu,

lời dẫn với tư cách là một thuật ngữ‟ [10]



13



Lời mào đầu: Người ta thường nói đến mào đầu câu chuyện như một

cách mở đầu, bắt đầu một câu chuyên. Bởi vậy, lời mào đầu của một bài

báo là phần đứng trước tiêu đề, đứng trước nội dung của bài báo. Nó là một

văn bản hoàn chỉnh có thể là một câu hoặc nhiều câu. Song sự quan trọng

của nó không phụ thuộc vào độ dài của nó. Trong xu hướng báo chí hiện

đại, lời mào đầu thường ngắn gọn, xúc tích.

Lời dẫn (hay một số tài liệu gọi là tít dẫn): Trong cuộc sống, người ta

hay nói „dẫn dắt câu chuyện”, “dẫn dắt vấn đề” cũng có nghĩa là đưa người

khác tham gia vào vấn đề của mình. Thuật ngữ lời dẫn dắt cũng mang nội

dung tương tự như vậy, có nghĩa là thu hút sự chú ý của người đọc để lôi

kéo họ quan tâm, tiếp thu nội dung của bài báo.

Tổng hợp từ những tài liệu, ý kiến trên, chúng tôi xin được đưa một

định nghĩa về sau-pô: Sa-pô là một đoặn văn bản hoàn chỉnh nằm dưới tít

và trước phần chính văn có vai trò tóm tắt, giới thiệu nội dung chính của

bài viết hoặc thu hút độc giả. Sa-pô gồm khoảng một vài câu với dung

lượng ngắn.

Xét về tính lịch sử ra đời của sa-pô, do chỗ nền báo chí nước ta có

„duyên” được tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền báo chí lâu đời Pháp nên

đã tiếp thu được khá nhiều kỹ năng làm báo chuyên nghiệp của người

Pháp, trong đó có sa-pô. Vì vậy, rất có khả năng, giả thuyết báo Nhân dân

đưa ra khi nói rằng: sa-pô ra đời từ ngày có báo là đúng với trường hợp báo

chí Việt Nam. Thông qua sự khảo sát trên các tờ báo lớn của Việt Nam

xuất bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như Nam Phong, Tân Thanh tạp

chí, Phụ nữ tân văn… chúng tôi đã phát hiện thấy những dấu vết tồn tại của

sa-pô trong thời kỳ mới hình thành của nền báo chí Việt Nam. Chẳng hạn

một vài sa-pô trên tờ Nam Phong do Phạm Quỳnh làm chủ bút mà chúng

tôi sưu tầm được:



14



“Bản báo mới tiếp được cái thư ngỏ sau này của ông NG.V người Nam Kỳ,

trong thư hết sức bài bác cái lôi văn của bản báo, bài bác cả Hán học cũ

của nước ta. Tuy lời lẽ có chỗ quá đáng – nôm na cha mách qué- song bản

báo cũng vui mà đăng, để cho các bạn đọc báo biết cái dư luận của người

Nam Kỳ thế nào”. (PH.Q ,“Thư ngỏ của chủ biết Nam Phong”, Nam Phong,

số 81, 1931)[44].

Hay một sa-pô khác:“Phật Giáo nguyên khởi phát ở Ấn Độ rồi

truyền sang nước Tàu, sau truyền sang nước ta. Nhưng cũng có người nói

Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang nước ta trước, rồi mới truyền sang Tàu.

Song cái thuyết ấy chưa lấy gì làm bằng chứng mà cứ xét cho tường được.

Gần đây… đêm dịch thuật ra đây để hiến các độc giả, hoặc có bổ ích về sự

chấn hưng Phật Giáo được chút đỉnh nào chăng”. (“Lịch sử Phật giáo nước

Tàu”, Nam Phong, số 165, 1932) [43].

1.1.2 Đặc trưng, đặc điểm của sa-pô theo từng loại hình báo chí

Sa-pô xuất hiện trong mọi loại hình báo chí đang tồn tại ngày nay,

tuy nhiên thuật ngữ có sự khác nhau một chút về tên gọi. Với báo trực

tuyến, sa-pô nói chung tương đồng với báo in. Trong phát thanh, truyền

hình, sa-pô khác đi một chút bởi nó là sự nhấn mạnh về mặt âm thanh, hình

ảnh. Nhưng về mục đích, nguyên tắc thì cơ bản vẫn giống thì sa-pô của

phát thanh, truyền hình cũng giống như sa-pô của báo in, báo trực tuyến.

1.1.2.1 Báo in

Sa-pô trên báo in là phần văn bản ngắn ngắn được phân biệt với phần

chính văn bằng một số khác biệt trong cách trình bày. Sa-pô có thể được in

nghiêng, in đậm hoặc sử dụng một co chữ khác để nổi bật so với phần

chính văn.

Sa-pô trong báo in là thành tố được khuyến khích nhưng không bắt

buộc trong báo in. Trên báo in, các bài viết dài thường có sa-pô đi kèm còn

các tin ngắn, tin sâu thường không sử dụng sa-pô.



15



Sa-pô trên báo in thường dài. Theo nghiên cứu của cử nhân Ngô Thị

Cẩm Tú trong khóa luận, “Sapô – yếu tố tăng cường tính hiệu quả của tác

phẩm báo chí Việt Nam hiện đại”, dung lượng một sa-pô báo in nên dưới

70 từ [37, tr.68].

Sa-pô trên báo in thiên về tính gợi mở hơn tính thời sự: Trên báo in,

sa-pô thường dùng cho những dạng bài dài như phỏng vấn, tường thuật, ký

sự, phóng sự… Ở những dạng bài này, tác giả tập trung vào viết sa-pô để

tạo sức gợi cho độc giả, cuốn hút họ vào đề tài mà mình đang triển khai.

Đôi khi, sa-pô trong những bài viết phóng sự, ký sự hay phỏng vấn còn

mang cái tôi của tác giả.

1.1.2.2 Phát thanh

Trong phát thanh sa-pô được gọi là lời dẫn. Thính giả phát thanh tiếp

nhận thông tin qua thính giác. Ngôn ngữ của âm thanh bao gồm lời nói, âm

nhạc, tiếng động. Trong đó, lời nói đóng vai trò quan trọng nhất, nhưng sự

ảnh hưởng của yếu tố âm thanh, âm nhạc cũng rất quan trọng. Người nghe

phát thanh thường nghe radio trong lúc họ đang làm một công việc gì đó.

Sự tập trung vào công việc của chính của họ có thể khiến họ xao nhãng khi

nghe lời dẫn của phát thanh viên. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, sự tác

động của âm nhạc, âm thanh gây chú ý sẽ khiến họ tập trung hơn vào

chương trình họ đang nghe. Lời dẫn trong phát thanh cần sự kết hợp hài

hòa và hiệu quả của ba yếu tố nêu trên.

Không phải 100% chương trình phát thanh có lời dẫn. Có nhiều chương

trình bắt đầu bằng lời chào, lời giới thiệu của phát thanh viên. Ví dụ: “Xin

chào các bạn, các bạn đang nghe chương trình A. Hôm nay chúng ta sẽ

cùng nhau bàn về vấn đề”. Và sau đó, chương trình phát thanh bắt đầu vào

nội dung chính.



16



Khảo sát 30 chương trình phát thanh có lời dẫn trên kênh VOV2 và

VOV giao thông Hà Nội (từ ngày 1/3 đến 3/3) chúng tôi thu được kết quả sau:

Thời lượng cho lời dẫn phát thanh từ 15 đến 30 giây. Thời lượng này

phụ thuộc vào thời lượng của toàn bộ chương trình. Chương trình dài hơn

thì lời dẫn cũng có thể dài hơn với nhiều thông tin cụ thể hơn.

Lời dẫn chương trình phát thanh thường đi theo một công thức chung là

nêu vấn đề và tầm quan trọng của vấn đề đối với xã hội để làm lý do bắt

đầu cho chương trình.

Ngôn ngữ lời nói trong lời dẫn của phát thanh thường thân mật, dễ hiểu,

phổ thông và giàu hình ảnh. Thính giả của phát thanh chỉ được tiếp xúc với

thông tin qua thính giác nên ngôn ngữ lời dẫn phát thanh cần phải tạo cảm

giác cho họ thấy họ đang được nghe một người bạn tâm sự đồng thời phải

vẽ ra những hình ảnh bằng ngôn từ để họ tưởng tưởng được sự việc, sự vật.

1.1.2.3 Truyền hình

Lời dẫn truyền hình là một đoạn văn nói diễn đạt, mô tả ngắn gọn về

vấn đề nội dung được nêu trong vài bài viết (phóng sự, tin…). Trong truyền

hình, lời dẫn tương tự như sa-pô của bài báo, ngắn gọn, đủ ý, ấn tượng đề

chào mời mọi người đọc đến với những thông tin được cụ thể hóa hơn

trong tác phẩm.

Khán giả truyền hình tiếp xúc với chương trình truyền hình bằng thính

giác, thị giác. Họ thường xem chương trình truyền hình trong lúc rỗi rãi nên

sự tập trung vào chương trình lớn hơn khi họ nghe phát thanh và đọc báo

điện tử.

Đặc trưng của chương trình truyền hình là nó diễn ra theo trật tự tuyến

tính. Các chương trình truyền hình lần lượt được trình bày theo sự sắp xếp

của nhà đài. Xem một kênh truyền hình, trong một thời điểm nhất định,



17



người xem không có quyền lựa chọn chương trình. Bởi vậy, khán giả

truyền hình thường thụ động trong việc lựa chọn chương trình truyền hình.

Vì những lý do nêu trên, lời dẫn trong chương trình truyền hình không

bắt buộc phải có và tầm quan trọng của nó không mạnh mẽ như đối với báo

in và đặc biệt là báo điện tử. Lời dẫn không phải là một trong những yếu tố

tiên quyết làm nên sự sống – còn của một chương trình truyền hình.

Trong thời điểm hiện nay, lời dẫn ngày càng có xu hướng ngắn đi, cô

đọng hơn và nhất thiết phải hấp dẫn. Nó là điểm khởi đầu của câu chuyện,

quảng cáo cho câu chuyện ấy, dẫn dắt khán giả nghe và xem câu chuyện

ấy. Đồng thời, lời dẫn giúp định hình tâm trạng người xem. Lời dẫn là thời

gian cho người xem chuẩn bị cho những nội dung chi tiết và tạo sự liên tục,

liên kết của chương trình.

Lời dẫn trong chương trình truyền hình thường là lời của một người dẫn

chương trình. Khán giả tiếp nhận thông tin này trên cả khía cạnh thính giác

(nghe người dẫn chương trình nói) và yếu tố thị giác (xem người dẫn). Về

khía cạnh nghe, sự hấp dẫn sẽ đến từ nội dung lời nói, giọng nói và cách

thức nói. Như vậy, lời dẫn người dẫn chương trình thành công hay không

phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, với sự thụ động trong các tiếp

nhận thông tin của khán giả truyền hình, do chưa bị áp lực từ khách hàng

(người xem), những người thực hiện thường chưa đầu tư kỹ càng cho lời

dẫn chương trình và những lời dẫn này thường chưa đạt chất lượng tốt.

1.1.3 Chức năng của sa-pô

Bàn về vai trò của sa-pô đối với báo chí nói chung, rất nhiều tác giả

đã đưa ra chính kiến của mình. Fabienne Gérault, Đại học báo chí Lille

Pháp có tóm tắt 6 chức năng của sa-pô là: tóm tắt nội dung chính của bài

báo; nêu chủ đề của bài báo: góc độ xử lý thông tin; giải thích bài báo bằng

cách chỉ ra tại sao tác giữa chọn viết về sự kiện, hiện tượng này; nêu hoàn



18



cảnh đặc biệt với thể loại điều tra, phỏng vấn; thông báo bố cục bài báo: là

cách phát triển thông tin cốt lõi mà tít đã nhắc tới; mời đọc: lựa chọn ngôn

ngữ, cấu trúc câu để sa-pô bớt khô khan, tạo hứng thú cho người đọc.

Leonard Ray Tell, Ron Tayler trong “Bước vào nghề báo” [19] đánh giá

vai trò của sa-pô là “cung cấp cho độc giả thông tin tổng hợp đồng thời lại

phải thúc đẩy họ muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa, cho phép họ đọc

đến đó là đủ nhưng đồng thời lại thúc đẩy họ đọc hết bài báo” [23, tr.196].

Loic Hervouet quan niệm chức năng của sa-pô là “giúp đỡ người đọc xác

định chủ đề và góc độ. Cung cấp thông tin chính.Gợi ý về dàn bài. Làm cho

độc giả muốn đọc”[21].

Ở Việt Nam, PGS.TS Hoàng Anh trong cuốn “Những kỹ năng về sử

dụng ngôn nữ trong Truyền thông đại chúng” [2] trình bày vai trò của sa-pô

như sau:

+ Xác định chủ đề bài báo: Đây là chức năng quan trọng nhất của sa-pô.

Sa-pô phải mang đến cho người đọc khái niệm chung về đề tài của bài viết.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, độc giả sẵn sàng bỏ qua bài viết nếu như

họ không tìm thấy ở lời mào đầu một điều gì đáng quan tâm.

+ Chứng minh tính thời sự, tức thời của thông tin: Độc giả thường quan

tâm tới những đề tài nóng hổi ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Bởi thế,

sapo phải thể hiện được tính thời sự, tức thời để người đọc bị kích thích và

thấy tầm quan trọng của thông tin.

+ Nêu những ý chính trong nội dung bài viết: Sa-pô có thể nêu khung nội

dung bài viết để độc giả hiểu được bài viết gồm những nội dung gì, triển

khai ra sao mặc dù họ không đọc hết bài báo. Tuy nhiên chức năng này của

sa-pô là không bắt buộc bởi nó dễ dẫn tới tình trạng sa-pô dài, khuôn sáo và

khiến độc giả mất hứng đọc nội dung bài cụ thể.



19



+ Thu hút sự chú ý của độc giả: Nếu tít báo là đốm lửa đầu tiên của sự đam

mê trong lòng người thì sa-pô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn

lửa. Sa-pô cần tạo một thứ ma lực khiến người đọc không thể cưỡng lại.

Bởi vậy, sa-pô cần được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được

thần thái của vấn đề hay sự kiện.

Như vậy, mỗi tác giả có một cách phân chia chức năng của sa-pô

khác nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất các ý: thể hiện tính thời sự của

bài viết, tính hấp dẫn của bài viết và chức năng tóm tắt vấn đề của bài báo.

Đây là những chức năng cơ bản nhất của sa-pô. Đó cũng là những yêu cầu

chung của sa-pô trên mọi loại hình báo chí.

1.1.4 Phân loại Sa-pô

Trong cuốn “Nhà báo hiện đại”, NXB Trẻ phân loại5 loại sa-pô là:

sa-pô đích danh (sử dụng khi bài viết liên quan đến nhân vật nổi tiếng), sapô ẩn danh (sử dụng khi viết bài liên quan đến tổ chức, cá nhân không

được nhiều người biết đến trong giới bạn đọc), sa-pô tóm tắt, sa-pô phức

tạp và sa-pô gay cấn [25].

Trong cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” [20], GS. John Hohenbeg chia

“phần mở” (trong sách này sa-pô được dịch là “phần mở”) ra thành 6 loại

như sau:

Phần mở cho tin trực thuật: Thường mở đầu cho những câu chuyện

quan trọng như các tấn thảm kịch, tai nạn thảm khốc… được nhiều cơ quan

thông tấn Mỹ khai thác, được dùng như một phương tiện hữu hiệu để tóm

lược tin tức. Phần mở đầu nhấn mạnh vào hành động đưa đến tai hại, có thể

bắt đầu bằng tổng số thiệt hại do tai nạn gây ra kèm theo nguồn tin, đồng

thời miêu tả hành động, nơi chốn và ý nghĩa của câu chuyện, nếu không

phần mở đầu này sẽ không có tác dụng.



20



Phần mở cá nhân: Sử dung “ngôi thứ nhất số ít”, không nên dùng

trong việc tường thuật tin tức, trừ khi có nhân chứng mục kích thường được

các nhà báo danh tiếng hoặc người viết bài muốn chứng tỏ mình đã mắt

thấy tai nghe sự việc. Báo chí dùng loại này để tăng sức hấp dẫn và thuyết

phục cho bài báo.

Phần mở tương phản: tạo ra một sự vô lý, tương phản hoặc một cái

gì đó gây ngạc nhiên, phẫn nộ trong phần mở. Tuy nhiên, cần thận trong

khi sử dụng kiểu sa-pô này vì dễ gây nhàm chán, không tạo được sự bất

ngờ như mong muốn.

Phần mở trì hoãn: được gọi là kiểu phần mở “bồi đắp câu chuyện”,

dùng lối nói có nhiều chi tiết giật gân để đi dần đến, làm nổi bật một sự

kiện thông thường, có thể làm cho độc giả nhức đầu nếu viết không đúng

cách.

Phần mở giai thoại: Thường các tạp chí ưa dùng loại này. Nếu viết

theo lề thói thông thường thì không thể thu hút sự chú ý của độc giả vào

những nhân vật không hề nổi tiếng, thậm chí là tầm thường được đề cập

trong bài báo. Một câu chuyện giai thoại ngắn gọn, sáng sủa về một nhân

vật bình thường của cuộc sống cso thể gây chú ý của độc giả.

Phần mở khôi hài: không khí vui vẻ, thân mật và thoải mái ngay từ

đầu bài báo luôn giúp công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn. Tuy

nhiên cũng cần phải có giới hạn với sự đùa giỡn. Nên pha trò tự nhiên, sẽ

có hiệu quả.

Loic Hervouet, tác giả cuốn “Viết cho độc giả” [21], chia sa-pô làm

6 loại. Trong sách này sa-pô được gọi là lời mở đầu:

+ Lời mào đầu nêu thông tin chính: Kể lại nội dung toàn bộ bài báo trong

vài ba dòng.



21



+ Lời mở đầu bổ sung cho đầu đề: Nếu đầu đề mang tính kích thích thì lời

mào đầu phải nêu được chủ đề bài báo. Và nước lại, nếu đầu đề đã nêu

được chủ đề thì lời mào đầu phải có tính kích thích người đọc.

+ Lời mào đầu hoàn cảnh: Nhắc lại hoàn cảnh diễn ra sự kiện và nêu lên

góc độ đề cập bài báo.

+ Lời mào đầu giới thiệu: Chứng minh rằng bài báo mang tính thời sự, giới

thiệu về người được phỏng vấn hoặc tác giả bài báo.

+ Lời mào đầu nghi vấn: Đặt ra câu hỏi về chủ đề sẽ xử lý trong bài báo.

Mục đích kích thích người đọc và t hông báo cho họ biết những gì sẽ đề

cập trong bài.

+ Lời mào đầu độc giả: Không phải là lời mào đầu mà đây là một đoàn đầu

của bài báo được in theo kiểu chữ khác. Cách làm này khá mạo hiểm, dễ gây

nhầm lẫn vì đoạn đầu của bài báo chưa chắc đã bao quát được vấn đề. Loại sapô này cũng thường gặp trên báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo điện tử.

Theo Fabienne Gérault [19], sa-pô chia thành 9 loại thông dụng: sapô gọi tên (gọi tên vấn đề, sự việc, hiện tượng được trình bày trong bài kèm

theo bình luận ngắn); sa-pô tóm tắt (nắm bắt thông tin cốt lõi nhất, từ đó

khái quát vấn đề); sa-pô nguyên cớ (kể lại sự việc khiến tác giả viết bài

báo), sa-pô chân dung (phác thảo một nét nào đó về nhân vật trong tác

phẩm: ngoại hình, thân thế, sự nghiệp, tính cách…), sa-pô nêu luận cứ

(đưa ra các con số, dữ liệu có khả năng thu hút người đọc); sa-pô kể

chuyện (người đọc có cảm giác tác giả đang kể một câu chuyện nào đó),

sa-pô nêu cảm xúc (dùng để phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ riêng của tác

giả) và sa-pô tiếp nối tiêu đề (mở rộng nội dung chính ở tiêu đề một cách

vừa phải, kiệm lời, buộc người đọc phải đọc tiếp).

Line Ross trong “Nghệ thuật thông tin” [24], phân chia đơn giản

thành sa-pô tổng hợp và sa-pô chọn lọc.



22



Theo như nhà báo Duy Hoàng trong Tạp chí Người làm báo Thanh

Hóa [40], có đưa ra 6 cách viết mào đầu hấp dẫn:

+ Mào đầu dẫn dắt: Mở đầu có tính chất giai thoại với lối dẫn dắt có đôi

chút hư cấu. Cách viết sapo này rất phù hợp với những chủ đề khô khan

hoặc các vấn đề khoa học có tính lý thuyết cao bởi nó làm cho nội dung bài

báo trở nên mềm mại, dễ đọc và thú vị hơn.

+ Mào đầu bằng một nhân vật: Dẫn dắt bằng một nhân vật điển hình cho

đối tượng mà mình nói đến trong bài viết. Đây là một dạng sa-pô đưa thông

tin là tư liệu sống (nhân vật) rất sinh động và hấp dẫn.

+ Mào đầu dựng cảnh: miêu tả lại bối cảnh của sự việc ở sa-pô.

+ Mào đầu gây sốc: Có thể bắt đầu bài báo bằng một hình ảnh, một lời phát

biểu gây sốc. Mào đầu này đặc biệt hiệu quả với những bài viết mang tính

cảnh báo.

+ Đưa ra câu hỏi: Đưa ra lời phát biểu , trích dẫn của một nhân vật nào đó

kèm theo giới thiệu về xuất xứ, chuyên môn của người đó hoặc bối cảnh

phát ngôn.

+ Dùng đoạn hội thoại: mào đầu này phù hợp với những chủ đề mang tính

kịch tính.

Trên thực tiễn, mỗi tòa soạn báo Việt Nam lại có những quan điểm

riêng trong việc phân loại sa-pô. Điều này có lợi thế là tạo ra phong cách

chung cho sa-pô của riêng tờ báo nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Nếu

như tòa soạn nhận thức đúng về tầm quan trọng của sa-pô và chọn được

cách viết tốt thì sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại, nếu cách lựa chọn sa-pô

sai, có thể làm giảm hiệu quả của chúng.

Khảo sát trong khóa luận “Sa-pô – yếu tố tăng cường tính hiệu quả

của tác phẩm báo chí Việt Nam hiện đại” [35] cho thấy thực trạng sử dụng

sa-pô ở Việt Nam trên một số báo như sau: Báo Đầu Tư chia theo thể loại



23



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×