1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

3 Khảo sát tính hiệu quả của sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 118 trang )


trưa hôm nay (20/2)”,“lúc 1 giờ đêm qua (20-2)”… Tuy nhiên, trường hợp

này rất ít.

Qua khảo sát cũng cho thấy, có nhiều thông tin diễn ra trong ngày

(mới diễn ra) nhưng yếu tố thời gian không được sử dụng ở phần sa-pô. Ví

dụ trong bài viết “34 căn nhà bị thiêu rụi trong đêm” có sa-pô: “Một trận

hỏa hoạn đã thiêu rụi 34 căn nhà của các hộ đồng bào dân tộc Khmer tại

khóm 2, thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”. Đây là một

thông tin nóng, vừa mới diễn ra và yếu tố thời gian nên được nhấn

mạnh.Tuy nhiên bài viết này lại không chú trọng đến thông tin thời sự,

khiến cho độc giả không thể biết được thông tin này đã cũ hay là mới.

Trong bài viết “Chồng treo cổ tự tử sau khi đâm chết vợ” đăng

ngày 26/2 có sa-pô như sau: “Bi kịch xảy ra tại gia đình người dân tộc. Hai

vợ chồng chết, để lại 3 đứa con thơ dại…” Trong khi ngay sau phần sa-pô

tác giả viết: “Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 26/4, bà con làng Ngol, xã Ia

Glai, huyện Chư sê (Gia Lai) nghe tiếng kêu cứu thất thanh của bà Siu

Blốp”. Như vậy có thể thấy, sự kiện vừa mới diễn ra nhưng tác giả lại

không chú trọng tới yếu tố thời gian để đưa ngay lên phần sa-pô nhằm thu

hút người đọc bởi yếu tố “nóng” của thông tin.

2.3.1.2 Tính thời sự của sa-pô trên báo Vnexpress

Là một trang báo thời sự tổng hợp, Vnxpress cũng chú trọng đến

những thông tin sự kiện nóng. Trên trang báo này, các tin tức thời sự chiếm

tỷ lệ lớn. Tuy nhiên trong sa-pô của các tin bài này, yếu tố thời sự chưa

được làm nổi bật.

Cụ thể là trong 14 bài viết (mục xã hội) ngày 20/2 chỉ có một bài

viết có yếu tố thời gian nhưng lại không cụ thể. Đó là bài “Xe chở thuốc

thú y bốc cháy” với sa-pô: “Rạng sáng 19/2, xe tải chở đầy hàng hóa và

thuốc thú y từ TP HCM về Bạc Liêu bốc cháy dữ dội”. Thế nhưng, bài viết



54



này được đăng ngày 20/2 nghĩa là sau khi diễn ra sự kiện 1 ngày. Như vậy,

yếu tố thời sự ở đây không còn đủ sức thu hút độc giả nữa bởi đây đã là sự

kiện cũ và đã được một số báo khác đăng tải.

Tỷ lệ sa-pô thời sự trong mục Xã hội của Vnexpress trong những

ngày khác cũng tương tự. Trong số 16 bài ngày 24/2 chỉ có 4 sa-pô thời sự,

12 bài ngày 26/2 có 5 sa-pô thời sự. Yếu tố thời sự trong sa-pô của báo

Vnexpress cũng không thực sự đạt hiệu quả khi báo này chỉ sử dụng những

trạng ngữ thời gian chung chung như “sáng nay”, “Ngày 20/2”, “chiều qua”…

Cũng giống như báo Vietnamnet, trên Vnexpress có rất nhiều tin tức

sự kiện nóng nhưng lại không được sử dụng một sa-pô thời sự. Cụ thể là

bài viết “Xe tải lật giữa trưa, tài xế mắc kẹt” có sa-pô: “Vừa qua khỏi

vòng xuyến, xe tải lao lên vỉa hè đâm gãy cây rồi lật ngang khiến tài xế bị

thương nặng mắc kẹt trong cabin”. Trong khi đó, ngay sau sa-pô, tác giả

viết: “12h trưa nay, anh Phan Công Tuấn (22 tuổi, ở Đà Nẵng) lái ôtô tải

nhẹ qua vòng xuyến đường 30/2 giao nhau với Nguyễn Hữu Thọ (quận Hải

Châu, Đà Nẵng) thì xe lao lên vỉa hè”.

Trong bài viết “Những ôtô hoen gỉ trong tàu Trường Hải Star”

tường thuật lại cảnh lực lượng cứu hộ thuộc trục vớt thành công container

đầu tiên từ xác tàu Trường Hải Star đưa lên sà lan. Đây là một sự kiện được

nhiều người quan tâm và cũng đang “nóng” từng phút trên báo chí. Tuy

nhiên, sa-pô bài báo lại viết rất chung chung: “Nhiều ôtô đã bị hư hỏng

nặng do chìm dưới đáy biển lâu ngày, trong khi hàng chục container chứa

hàng khác vẫn nằm sâu dưới hầm hàng của tàu”.

Đặc trưng của báo điện tử là tính phi định kỳ, điểm thu hút của thông

tin báo điện tử là tính tức thời. Vietnamnet và Vnexpress là hai trong số

những tờ báo thời sự tổng hợp uy tín nhất Việt Nam nhưng lại không chú

trọng đến yếu tố thời sự ngay ở phần sa-pô. Đây có thể coi là một hạn chế



55



trong cách làm báo của đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo Vietnamnet

và Vnexpress.

2.3.1.3 Tính thời sự của sa-pô trên báo Tuổi trẻ online

75% bài viết thuộc mục xã hội của Tuổi trẻ viết sa-pô dưới dạng sapô thời sự.. Khảo sát liên tiếp trong 10 ngày từ 10/2 đến 20/2 cho thấy số

liệu này là ổn định. Sa-pô không có yếu tố thời gian chỉ được sử dụng đối

với những bài phân tích, bình luận. Như vậy có thể thấy, yếu tố thời gian

hay tính thời sự là tiêu chí hàng đầu mà báo Tuổi trẻ online đặt ra khi viết

sa-pô. Điều này phù hợp với một trang báo điện tử cập nhật thông tin

nhanh chóng, tức thời.

Yếu tố thời gian trong sap-pô báo Tuổi trẻ online cũng cụ thể hơn so

với báo Vnexpress và Vietnamnet. Cách đưa yếu tố thời gian của báo Tuổi

trẻ online cụ thể hơn. Ngoài các cụm từ chỉ thời gian thông thường như

“hôm nay”, “sáng nay”, báo Tuổi trẻ online thường nhấn mạnh tính thời sự

ở sa-pô bằng cách sử dụng những cụm từ chỉ thời gian chi tiết như „lúc

1g30 ngày 20-2”, “Khoảng 1g đêm 20-2”, “gần 16g ngày 22-2”, “Sau gần

35 giờ lênh đênh trên biển”, “1g30 ngày 22-2”, “Đến 23g khuya 24-2”,

“lúc 18g55 ngày 24-2”…, thậm chí chính xác đến từng phút như “Khoảng

0g20 phút ngày 22-2”.

Cùng viết về sự kiện vớt container của tàu Trường Hải Star, báo

Tuổi trẻ online với tít bài: “Vớt được 12 container của tàu Trường Hải

Star” và sa-pô: “Sáng nay 20-2, Công ty TNHH hàng hải Sao Mai đã bắt

đầu trục vớt các container chìm theo tàu Trường Hải Star. Đến 13g đã trục

vớt được 12 container, trong đó có ba container chứa hàng”.Báo

Vietnamnet với tít bài: “Đã trục vớt 17 container từ xác tàu Trường Hải

Star” có sapo: “Sáng nay 20/2, lực lượng cứu hộ thuộc Công ty TNHH



56



Hàng hải Sao Mai đã tiến hành trục vớt những container bị chìm từ xác tàu

Trường Hải Star”.

Cùng viết về sự kiện rơi thang máy, hai người chết, báo Tuổi trẻ

online có tít “Rơi thang máy, 2 người tử vong” và sa-pô: “Ngày 20-2, đại

tá Nguyễn Phú Thắng - trưởng Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) - cho

biết chiều 19-2 tại toà nhà làm việc của Sở Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội

đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến hai thanh niên tử vong”. Báo

Vnexpress có tít “Rơi thang máy tại Sở Quy hoạch, 2 người tử vong” với

sa-pô: “Chiếc thang máy ở trụ sở Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đang

được sửa chữa bỗng rơi từ tầng 6 xuống đất khiến 2 nam công nhân tử

vong”.

Cùng viết về sự kiện cháy kho hàng ở Đà Nẵng, Báo Tuổi trẻ online

có tít “Cháy kho hàng siêu thị Viettronimex Đà Nẵng” và sa-pô: “Vào

khoảng 11g ngày 20-2, tại kho chứa hàng siêu thị điện máy Viettronimex

Đà Nẵng đã xảy ra vụ cháy lớn. Công tác chữa cháy có phần chậm nên

phải 3 giờ sau đám cháy mới được dập tắt”.Còn trên báo Vietnamnet có

bài: “Cháy lớn tại Đà Nẵng, thiêu rụi kho hàng” với sapo: “Vụ hỏa hoạn

xảy ra vào khoảng 12 giờ trưa hôm nay (20/2) tại kho hàng điện máy ở khu

vực tổ 46, hẻm 265 Điện Biên Phủ, phường Hòa Khê, Thanh Khê, Đà

Nẵng”.

Như vậy, nếu xét về yếu tố thời gian trong sa-pô thì báo Tuổi trẻ

online nổi trội hơn hẳn so với Vietnamnet và Vnexpress. Hai báo

Vnexpress và Vietnamnet có tỷ lệ sa-pô thời sự tương đương nhau.

2.3.2 Tính hấp dẫn của sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi

trẻ online

Sa-pô như giống như một lời mời đọc cho bài viết. Sự hấp dẫn là một

trong những tiêu chí để đánh giá sa-pô tốt hay không. Chúng tôi so sánh sự

khác nhau trong việc viết sa-pô giữa ba báo điện tử trên cơ sở so sánh sa-pô



57



của những dạng bài cùng chủ đề. Chủ đề luận văn dùng để khảo sát là các

thông tin pháp luật.

2.3.2.1 Tính hấp dẫn của sa-pô trên báo Vietnamnet

Điểm đặc trưng trong cách viết sa-pô của báo Vietnamnet là chọn chi

tiết hấp dẫn trong bài đưa lên sa-pô để tao sự thu hút cho độc giả. Cách viết

này xuất hiện ở tin, bài thuộc hầu hết các chuyên mục của báo Vietnamnet

và rõ nét nhất ở mục Pháp luật.

Trong số 50 tin bài thông tin pháp luật trên Vietnamnet, 36 bài sử

dụng cách viết chọn chi tiết hấp dẫn để đưa lên sa-pô nhằm tạo sự tò mò

cho người đọc. Loại chi tiết báo Vietnamnet hay lựa chọn nhất là cách thức

gây án của tội phạm. Đây là thông tin rất hữu ích đối với độc giả và luôn

được họ quan tâm nên những sa-pô dạng này của Vietnamnet dễ dàng thu

hút người đọc.

Ví dụ trên trong bài viết “Vợ trẻ ra tay giết chồng, thủ đoạn cực tàn

độc” (ngày 18/3) có sa-pô: “Người vợ trẻ tẩm thuốc mê vào rượu, thức ăn

để chồng bất tỉnh rồi dùng vật cứng đập đầu và cuối cùng là đoạn tình phu

thê bằng 2 nhát dao chí mạng giữa ngực”.

Trong bài “Băng trộm giấu mặt trong công ty bảo vệ” (, 29/3) có sa-pô:

“Dùng giấy tờ giả để xin việc, các thành viên trong băng trộm chuyên

nghiệp đã đột lốt trong các công ty bảo vệ chờ thời điểm thích hợp để ra

tay, gây nhiều vụ mất xe hàng loạt”.

Sa-pô của báo Vietnamnet thường sử dụng ít động từ và nhiều tính

từ.Sử dụng nhiều động từ là một trong nguyên tắc để viết được sa-pô hay

bởi nó có tác dụng nhấn mạnh. Trong khi đó, sử dụng tính từ là một trong

những điểm cần hạn chế khi viết sa-pô bởi nó làm mất đi tính khách quan

của thông tin. Sa-pô của báo Vietnamnet lại làm ngược lại điều này. Đây là

một hạn chế của tờ báo điện tử này..



58



Một phóng viên thuộc mảng xã hội của báo Vietnamnet cho biết, tòa

soạn không có những lưu ý về vấn đề này. Với mục xã hội của mình, anh

thường xuyên sử dụng các tính từ để câu văn hài hòa và giàu hình ảnh, kích

thích người đọc hơn.

Trong 50 sa-pô được khảo sát, chỉ có 23 sa-pô có 5 động từ và đây đều

là những sa-pô dài trên 45 chữ. Có 12 sa-pô ít hơn 3 động từ.

Ví dụ một sa-pô dài 41 chữ: „Chiều 13/5, Công an huyện Nghĩa Hành

(Quảng Ngãi) cho biết vừa bắt 2 đối tượng Võ Văn Thình, 19 tuổi và Đặng

Tứ Đông, 21 tuổi, đều ngụ thôn An Phước, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa

Hành về hành vi hiếp dâm” (Thay nhau hiếp dâm thiếu nữ mới quen nơi

thác nước, 11/3) dài 41 chữ nhưng chỉ có 4 động từ: “cho biết”, “bắt”,

“ngụ” “hiếp dâm”.

Hoặc sa-pô dài 39 chữ: “Không có tiền để trả nợ, thầy giáo thể dục của

một trường THPT đã cùng với vợ ra tay sát hại “chủ nợ” rồi vứt thi thể

nạn nhân xuống mương nước thải để phi tang dấu vết” (Vợ chồng giáo

viên sát hại dã man chủ nợ, 18/3) cũng chỉ có 4 động từ: “trả nợ”, “sát

hại”, “phi tang”, “vứt”.

Sa-pô 35 chữ: “Trên đường từ tiệm vàng về nhà, ông Nguyễn Hữu Hai,

chủ tiệm vàng Chuẩn Ngọc, đã bị cướp đi một số vàng lớn. Tổng số tài sản

bị mất lên tới 1,3 tỷ đồng.” (Vụ cướp 1,3 tỷ chấn động TP Huế, 5/3) chỉ có

3 động từ: “về nhà”, “cướp”, “bị”.

Trong khi đó, rất nhiều sa-pô trên báo này sử dụng tính từ mang cái nhìn

cá nhân như “ra tay dã man”, “hai nhát dao chí mạng”, “lý do ngớ ngẩn”,

“tài sản kếch xù”…

Một đặc trưng dễ nhận thấy của sa-pô trên báo Vietnamnet là đưa thông

tin lấp lửng nhằm gợi sự tò mò cho độc giả. Một sa-pô tốt là sa-pô trả lời

được những câu hỏi: ai/cái gì, ở đâu, khi nào. Đây là ba thông tin quan



59



trọng giúp độc giả nắm bắt được nội dung chính của sa-pô. Tuy nhiên, câu

hỏi “ở đâu” rất ít khi được sử dụng trên báo Vietnamnet.

Trong số 50 sa-pô được khảo sát, chỉ có 22 sa-pô xuất hiện yếu tố địa

điểm. Thậm chí đôi khi yếu tố ai cũng được nhắc đến một cách chung

chung bằng những đại từ phiếm chỉ chứ không nêu đích danh đối tượng.

Ví dụ sa-pô của bài viết “Vợ trẻ ra tay giết chồng, thủ đoạn cực tàn độc”

đăng ngày 22/3 viết về đối tượng là Nguyễn Thị Hoa (SN 1986, ngụ xã Đại

Lào, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, báo này đưa sa-pô : “Người vợ trẻ tẩm

thuốc mê vào rượu, thức ăn để chồng bất tỉnh rồi dùng vật cứng đập đầu và

cuối cùng là đoạn tình phu thê bằng 2 nhát dao chí mạng giữa ngực”.

Hoặc sa-pô: “Trong lúc giải quyết tình trạng kẹt xe trước trung tâm văn

hóa ở địa phương, tổ trưởng tổ dân phố đã cự cãi rồi đánh chết 1 thanh

niên” (Tổ trưởng dân phố đánh chết người, 27/3). Trong bài, thông tin cụ

thể được đưa là Nguyễn Mạnh Hào (54 tuổi, Tổ trưởng tổ 9, khu phố 5,

phường 7, TP Vũng Tàu).

Cách viết dùng danh từ phiếm chỉ và khuyết địa điểm này có lẽ là do

chủ ý của nhà báo. Có thể, người viết nghĩ rằng, không có yếu tố địa điểm

sẽ là một cách gây tò mò cho người đọc. Độc giả nếu muốn biết vụ án xảy

ra ở đâu, thủ phạm tên gì, bao nhiêu tuổi thì sẽ nhấp chuột vào bài để đọc

nội dung chi tiết.

Đây là cách viết sa-pô giật gân câu khách, không có năng lực tóm tắt

thông tin để giúp độc giả đọc báo một cách thuận tiện nhất. Cách viết sa-pô

này tồn tại không chỉ trên báo Vietnamnet mà phổ biến ở rất nhiều báo điện

tử Việt Nam hiện nay.

2.3.2.2 Tính hấp dẫn của sa-pô trên báoVnexpress

Dạng sa-pô xuất hiện thường xuyên nhất trên báo Vnexpress là sa-pô

viết theo lối tường thuật sự việc: Các sa-pô pháp luật của báo Vnexpress



60



hầu hết đều được viết dưới dạng tường thuật nội dung sự việc. Cách viết

này có ưu điểm là giúp độc giả đọc tin rất nhanh. Với những chi tiết được

tường thuật đầy đủ từ đầu tới cuối sự kiện, độc giả không cần nhấp chuột

vào bài cũng có thể nắm bắt được nội dung sự việc. Đây có lẽ chính là lý

do khiến rất nhiều độc giả thích đọc tin của báo Vnexpress vì nó giúp người

đọc tiết kiệm đọc báo một cách tối đa.

Ví dụ bài “Những vụ cướp vàng tàn độc của hai gã bạn tù” (ngày 26/3)

có sa-pô: “Khi vợ chồng chủ tiệm vàng trúng đạn ngã xuống, hai tên cướp

xông đến cắt túi vàng.Bị nạn nhân ôm chân, bọn chúng bắn thêm phát nữa

để tẩu thoát”.

Hoặc bài viết “'Yêu râu xanh' bị mẹ nạn nhân bắt quả tang” (26/3) có sapô: “Đi theo cô bé hàng xóm, Chiên quật ngã nạn nhân xuống bờ ao để giở

trò đồi bại. Mẹ nạn nhân bắt quả tang, tát 'yêu râu xanh' và báo công an”.

Sa-pô trên báo Vnexpress thường xuyên viết sa-pô bằng cách đưa thông

tin lấp lửng nhằm gợi sự tò mò cho độc giả. Cũng giống như báo

Vietnamnet, sa-pô tin bài pháp luật trên Vnexpress cũng thường xuyên

dùng đại từ phiếm chỉ và khuyết địa điểm. Hai ví dụ ở phần trên cũng đã

chứng minh xu hướng viết sa-pô dạng này của báo Vnexpress.

Cách viết sa-pô tường thuật sự việc nhưng khuyết địa điểm của báo

Vnexpress nhận được đánh giá trái chiều từ độc giả. Độc giả Đặng Trung

Thành (trung tâm nội dung Viettel) cảm thấy hài lòng với những sa-pô

dạng này vì điều anh quan tâm là nội dung sự việc ra sao chứ không quan

tâm người gây án tên gì, bao nhiêu tuổi, ở đâu.

Trong khi đó độc giả Hồng Tú (nhân viên Nhà sách Cổ Nguyệt) cho biết

chị không hài lòng với cách đưa thông tin như trên bởi vì trước thông tin

một vụ án, chị luôn muốn biết nó xảy ra ở đâu, có gần nơi mình sinh sống

hay không.



61



Sa-pô trên báo Vnexpress thường sử dụng nhièu động từ để nhấn mạnh,

tạo ấn tượng.Nguyên tắc sử dụng nhiều động từ ở sa-pô được báo

Vnexpress sử dụng tương đối triệt để và thu được kết quả khả quan. Trong

số 50 sa-pô được khảo sát, có 34 sa-pô có trên 5 động từ, và chỉ có 4 sapo

dưới 3 động từ.

Ví dụ một sa-pô rất ngắn gồm 26 chữ: “Đến thăm cháu nội nhưng bị

con dâu đuổi về, ông Chấn mua 7 lít xăng tới phòng trọ của vợ chồng con

trai phóng hỏa” (Phóng hỏa đốt con dâu vì bị cấm gặp cháu nội, 28/3) có 5

động từ:”Đến thăm”, “đuổi về”, “mua”, “tới” và “phóng hỏa”.

2.3.2.3 Tính hấp dẫn của sa-pô trên báo Tuổi trẻ online

Trong khi hai báo Vietnamnet và Vnexpress sử dụng nhiều thủ thuật

để viết một sa-pô hay nhằm kích thích trí tò mò của người đọc thì báo Tuổi

trẻ online lại sử dụng những sa-pô rất đơn điệu. Nếu như trên hai báo

Vietnamnet và Vnexpress, sa-pô tin pháp luật có sự khác biệt với sa-pô tin

bài các mục khác thì báo Tuổi trẻ online sử dụng sa-pô cho tin, bài pháp

luật cũng như những tin bài thuộc chuyên mục khác trên trang. Công thức

chung cho sa-pô của báo Tuổi trẻ online là 5W + 1H.

Dưới đây là 3 bài viết liền kề nhau trong mục Pháp luật của báo Tuổi

trẻ online: Bài “Đâm chết khách mua dâm, lãnh án chung thân” có sa-pô:

“Ngày 27-3, TAND Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo Trần

Ngọc Tuấn (32 tuổi, huyện Hoài Đức) tù chung thân, Lê Thị Minh Đức (30

tuổi, Hà Đông) 20 năm tù, Đặng Văn Thắng (23 tuổi, TP Hải Phòng) 13

năm tù cùng về tội giết người”.

Bài “Bắt 3 đối tượng buôn bán xe trộm cắp” có sa-pô: “Ngày 27-3,

Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận ba đối tượng

Nguyễn Văn Dũng (34 tuổi, trú Q.Bình Thạnh), Phan Văn Tùng (51 tuổi) và



62



Trương Minh Cảnh (23 tuổi, cùng trú H.Đức Hòa, tỉnh Long An) để tiếp tục

điều tra xử lý về hành vi “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Bài “Bắt sòng bạc "quý bà" trên căn gác gỗ” có sa-pô: “Tối 26-3,

Công an TP Cần Thơ đã triệt phá sòng bạc tại một quán cơm trên đường

Trần Văn Khéo (Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ), bắt giữ gần 20 con bạc đang

sát phạt trên căn gác gỗ”.

Như vậy có thể thấy, sa-pô trên báo Tuổi trẻ online giữ nguyên một

cấu trúc, chỉ khác nhau ở nội dung thông tin. Cách viết này có lợi thế là

giúp độc giả đọc có thể đọc lướt. Người đọc không cần đọc nội dung toàn

bài cũng có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất: ai, ở đâu, khi

nào, như thế nào.

Sự dập khuôn trong cách viết sa-pô của báo Tuổi trẻ online đã tạo

thành phong cách riêng cho báo này, giúp độc giả dễ dàng nhận ra đâu là

tin tức của báo Tuổi trẻ online. Tuy nhiên, những sa-pô kiểu này xuất hiện

liên tiếp khiến độc giả dễ bị nhàm chán.Hơn nữa, cách viết sa-pô này

không có sức gợi để lôi kéo độc giả đọc vào nội dung bài viết.

Như vậy, để tạo sự hấp dẫn cho sa-pô, báo Vietnamnet chọn cách

viết sa-pô giật gân để kích thích trí tò mò của người đọc, báo Vnexpress

chọn cách tường thuật lại sự việc ngắn gọn để giúp độc giả đọc nhanh đồng

thời dùng nhiều động từ để nhấn mạnh nội dung trong sa-pô còn báo Tuổi

trẻ online thì chọn cấu trúc viết 5W+1H. Cách viết sa-pô của báo

Vietnamnet dễ thu hút người đọc nhưng theo thời gian, có thể khiến người

đọc hoài nghi về chất lượng thông tin và cách đưa tin. Cách viết sa-pô của

báo Vnexpress giúp độc giả dễ đọc nhưng cần tăng tính thời sự với những

tin tức nóng hổi. Cách viết sa-pô của Tuổi trẻ online quá dập khuôn nên dù

giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận thông tin nhưng lại không có tính hấp dẫn.



63



2.4 Sa-pô lỗi trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online

Viết được một sa-pô hay không phải là điều đơn giản. Để tiến tới

một sa-pô hay, trước hết sa-pô đó cần phải là một sa-pô đúng.Tuy nhiên,

trên báo điện tử Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các sa-pô lỗi không phải

là trường hợp hiếm.Ngay cả ba báo điện tử có uy tín như Vietnamnet,

Vnexpress và Tuổi trẻ online cũng không ít lần sử dụng sa-pô lỗi trong đó

chủ yếu là sa-pô lỗi về mặt nội dung.

2.4.1 Sa-pô lỗi trên báo Vietnamnet

Loại sa-pô lỗi phổ biến nhất trên báo Vietnamnet là sa-pô lặp lại tít:

Hầu hết các sa-pô ngắn (dưới 30 chữ) của báo này đều được viết dưới dạng

nhắc lại thông tin của tít bài.

Ngày



Tổng số bài viết trên Vietnamnet



Số bài viết có sa-pô lặp lại tít



20/2



126



45



22/2



132



45



24/2



118



27



26/2



124



36



28/2



125



29



Bảng 2.4: Bảng khảo sát vấn đề sa-pô lặp lại tít trên báo Vietnamnet

Ví dụ: Bài viết “Đã trục vớt 17 container từ xác tàu Trường Hải

Star” đăng ngày có sa-pô: “Sáng nay 20/2, lực lượng cứu hộ thuộc Công ty

TNHH Hàng hải Sao Mai đã tiến hành trục vớt những container bị chìm từ

xác tàu Trường Hải Star”.

Bài viết “Thuê sát thủ giết vợ làm quà sinh nhật cho bản thân”

đăng ngày 26/2/2013 có sa-pô: “Cảnh sát cho biết, một nam giới Las Vegas

đã thuê một sát thủ để giết vợ vào ngày sinh nhật hắn và coi đó là món quà

sinh nhật cho bản thân”.



64



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×