1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

1 Ưu nhược điểm của sa-pô trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 118 trang )


bài viết”. Việc không kiểm tra sát sao, không thực hiện nghiêm túc quy

định của tòa soạn đã khiến cho tình trạng này trở nên phổ biến ở trang báo

điện tử số 1 Việt Nam. Đây là vấn đề mà ban biên tập của tòa soạn cần chú

ý để thực hiện nghiêm túc mang lại hiệu quả cao nhất trong việc viết sa-pô.

Một trong những biểu hiện cho thấy người làm báo điện tử đã có sự

quan tâm tới vấn đề viết sa-pô là công tác biên tập sa-pô. Ngay từ khi

phóng viên bắt tay vào viết bài, họ đã trăn trở với sa-pô để cho ra một lời

mào đầu hấp dẫn nhất. Theo như khảo sát 50 phóng viên thuộc 50 báo điện

tử của Việt Nam hiện nay thì có 13 người viết hơn 2 sa-pô để lựa chọn, 32

người thường xuyên sửa sa-pô sau và chỉ có 5 người hài lòng với sa-pô

ngay từ lần viết đầu tiên nhưng phải tùy vào bài viết.

Sau khi phóng viên đưa bài lên CMS, biên tập viên sẽ là người kiểm

tra và biên tập tiếp theo. Sau đó có thể là Thư ký tòa soạn. Khảo sát 20 biên

tập viên thuộc 20 báo điện tử Việt Nam hiện nay, chúng tôi thu được kết

quả: 11 trong số họ thường xuyên sửa sa-pô trong bài viết của phóng viên.

9 người còn lại cho biết họ không muốn sửa sa-pô của phóng viên vì tôn

trọng cách viết của từng người nhưng trong những trường hợp sa-pô tệ, họ

vẫn phải sửa lại.

11 biên tập viên thường xuyên sửa sa-pô cho biết công việc chính

của họ khi biên tập sa-pô là sửa từ ngữ, kết cấu câu và đôi khi là viết sa-pô

theo một hướng khác. Theo biên tập viên Tô Mai Trang (báo Pháp luật xã

hội): “Tôi rất cầu kỳ khi biên tập sa-pô cho các phóng viên và cộng tác

viên. Sa-pô là cái đập vào trước mắt người đọc nên chúng tôi không thể dễ

dãi trong việc viết nó. Thông thường tôi hay sửa lỗi câu, từ cho các phóng

viên để sa-pô ngắn gọn, xúc tích và giàu hình ảnh hơn. Còn với những

trường hợp sa-pô không ăn nhập với tít bài hoặc không phản ánh được nội

dung chính của bài viết, tôi sẽ viết lại một sa-pô mới”.



70



Ngoài việc biên tập sa-pô cho các phóng viên, cộng tác viên của báo

mình, các biên tập viên còn thường xuyên chỉnh sửa sa-pô khi đăng tải lại

bài từ các báo khác. Biên tập viên Tô Mai Trang cho biết, gần 50% lượng

tin bài đăng tải trong mục của chị (mục Văn hóa) là tin đăng lại từ các báo

khác. “Hầu hết các tin này tôi đều phải biên tập lại sa-pô để cho phù hợp

với báo mình. Mục của tôi hướng tới phong cách gợi mở, kích thích người

đọc trong khi nhiều sa-pô của báo khác lại viết đơn giản. Cực nhọc nhất là

khi biên tập bài viết lấy từ báo in và các tạp chí vì chúng thường dài”.

3.1.1.2 Sa-pô trên báo điện tử Việt Nam bước đầu đã có hiệu quả

Từ việc ý thức được tầm quan trọng của việc viết sa-pô, những sa-pô

tốt đã ra đời và tạo hiệu quả. Hai hiệu quả chính của sa-pô báo điện tử Việt

Nam là tạo được sức hút với độc giả và giúp độc giả đọc báo nhanh hơn.

a/Sa-pô tạo sức hút

Khảo sát 100 độc giả trên 30 tuổi ở Hà Nội với nghề nghiệp chính là

nhân viên văn phòng thích đọc báo về các vấn đề kinh tế, xã hội, có 56 hài

lòng với cách viết sa-pô của báo điện tử Việt Nam hiện nay, 18 người

không hài lòng và 24 người không quan tâm tới sa-pô mà chỉ quyết định

click chuột vào bài viết sau khi đọc tít.

Trong số 56 độc giả hài lòng, chúng tôi đã làm bản khảo sát về

nguyên nhân:

Nguyên nhân hài lòng



Tỷ lệ %



Thông tin mới



78%



Nhiều thông tin bổ ích



75%



Kích thích sự tò mò



82%



Thông tin lấp lửng khiến người đọc phải tìm hiểu



39%



Không rõ lý do



18%



Bảng 3.1: Kết quả khảo sát nguyên nhân hài lòng của độc giả trên 30 tuổi

với việc sử dụng sa-pô trên báo điện tử Việt Nam



71



Độc giả Đặng Trung Thành (Trung tâm sản xuất nội dung Viettel)

cho biết: “Tôi quan tâm tới các thông tin về kinh tế và xã hội. Báo tôi hay

đọc là Vnexpress và Dân trí. Tôi có thể tìm thấy thông tin mới ở ngay phần

mở đầu của mỗi bài viết trên 2 báo này”.

Độc giả Phạm Thị Việt (31 tuổi – Trang điện tử 2sao.vn thuộc

Vietnamnet): “Tôi có hai con nhỏ nên quan tâm đến các tin xã hội có liên

quan đến giáo dục, y tế, đặc biệt các tin dành cho trẻ em. Tôi thấy sa-pô

của các báo Vnexpress, Vietnamnet và Dân trí đưa những thông tin này rất

hấp dẫn và bổ ích”.

Ngược lại với 56 người hài lòng, 18 người không hài lòng với sa-pô

của báo điện tử Việt Nam hiện nay vì chúng thường không phản ánh chính

xác nội dung của bài viết. Độc giả Nguyễn Thị Diệu Thúy (viết sách tự do)

giải thích lý do chị không thích sa-pô báo điện tử Việt Nam: “Tôi không

thấy tin tưởng lắm những thông tin các báo đưa lên ở sa-pô. Đã nhiều lần

tôi thấy chúng không liên quan tới bài viết. Ví dụ khi tôi đọc tin ca sĩ A cặp

kè với cô người mẫu B, tôi nghĩ họ đang ngoại tình. Đến khi và đọc vào bài

tôi mới biết rằng họ đang kết hợp cùng nhau trong một bài hát. Thì ra từ

„cặp kè” họ để trong ngoặc kép”. Độc giả Nguyễn Thị Thoa(nhân viên

một công ty truyền thông) thì cho rằng sa-pô của các báo hiện nay quá

chung chung, đôi khi là chỉ đưa ra một nhận xét cá nhân của tác giả bài viết

về vấn đề mà không đưa các số liệu, tin tức quan trọng.

24 người không quan tâm tới sa-pô cho biết, việc rút tít của các báo

hiện nay đã hàm chứa đủ thông tin chính rồi nên chỉ cần đọc tít họ cũng

hiểu sơ qua về nội dung bài báo và nhờ đó họ biết được thông tin này có

cần thiết với mình hay không.

Tiếp tục khảo sát 100 độc giả dưới 30 tuổi và thích đọc báo mảng

giải trí, xã hội chúng tôi thu được kết quả: 38 người hài lòng với sa-pô báo

điện tử, 36 người không hài lòng và26 ngườikhông quan tâm.



72



Nguyên nhân hài lòng



Tỷ lệ %



Thông tin mới



53%



Nhiều thông tin bổ ích



42%



Kích thích sự tò mò



100%



Thông tin lấp lửng khiến người đọc phải tìm 0%

hiểu

Không rõ lý do



0%



Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nguyên nhân hài lòng của độc giả dưới 30 tuổi

với việc sử dụng sa-pô trên báo điện tử Việt Nam

Độc giả Nguyễn Thùy Anh (sinh viên) cho biết: “Phần mở đầu của

tin giải trí và tin xã hội bây giờ rất giật gân, chỉ đọc lướt qua là thấy không

thể không đọc”. 37 trong số 38 người còn lại cũng có ý kiến tương tự như độc

giả Thùy Anh. Những độc giả này thích các tin tức nóng hổi, giật gân, bất ngờ

và rất hài lòng về cách viết sa-pô của báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Thế nhưng xét trong nhóm 36 người không hài lòng thì có tới 89%

phản đối cách viết sa-pô giật gân của các báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Độc giả Anh Tuấn Anh (người viết bài cho trang thông tin điện tử 2sao.vn

thuộc Vietnamnet): “Tôi viết bài cho một trang thông tin dành cho giới trẻ

nên tôi biết các độc giả trẻ thích những thông tin giật gân. Nhiều đồng nghiệp

cùng làm mảng giải trí với tôi rất thích thú khi giật được một cái tít câu khách

và viết một cái sa-pô khiêu khích người dọc dù nó chẳng liên quan nhiều tới

nội dung bài viết. Tôi nghĩ đó là cách làm báo không chuyên nghiệp”.

Tổng kết lại từ hai nhóm đối tượng độc giả, có 94/200 người hài lòng

với sa-pô của báo điện tử Việt Nam hiện nay. Con số này tuy không lớn

nhưng bước đầu cho thấy, những người làm báo điện tử đã nắm bắt được

tâm lý người đọc và thu hút họ bằng những yếu tố tác động đầu tiên như sa-



73



pô. Nếu có sự điều chỉnh, chuyên nghiệp hơn, chất lượng sa-pô sẽ còn tăng

cao và thu hút độc giả hơn nữa.

Cũng từ khảo sát trên có thể thấy một vấn đề đang nổi cộm trong

việc viết sa-pô báo điện tử Việt Nam hiện nay là kiểu giật gân, câu khách.

Có những độc giả thích thú với cách làm báo này (thường là người trẻ)

nhưng cũng nhiều độc giả phản cảm với cách viết đánh lừa này.Đây là vấn

đề mà các tòa soạn cần giải quyết triệt để để báo điện tử không biến thành

những tờ báo lá cải.

b/ Sa-pô báo điện tử giúp độc giả đọc nhanh

Xu hướng đọc báo của độc giả báo điện tử là đọc lướt, đọc

nhanh.Giữa hàng nghìn tin tức mỗi ngày, người đọc ưa thích cách viết báo

giúp họ tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng. Bởi vậy, nếu

viết sa-pô giúp độc giả có thể đọc lướt mà vẫn nắm bắt được thông tin cũng

là một thành công của người viết báo điện tử.

Trong số 200 độc giả được nhận phiếu khảo sát, 126 người cho biết

có thể nắm bắt được nội dung của bài viết chỉ dựa vào sa-pô. 37 trong số

126 người chỉ đọc sa-pô để tiếp nhận thông tin và không đọc phần chính

văn của bài. 89 người còn lại muốn đọc thêm để biết thông tin chi tiết.

Kết quả này cho thấy, sa-pô của báo điện tử Việt Nam đã thực hiện

được chức năng của nó là tóm tắt vấn đề, giúp người đọc nắm bắt thông tin

một cách nhanh nhất. Điều này phù hợp với cách viết vì độc giả, mang lại

lợi ích cho người đọc. Đúng như Loic Hervoute có viết: “Cách viết chỉ

chiếm vị trí thứ hai và không quan trọng lắm đối với người xem. Hiếm khi

người ta đọc một tờ báo từ đầu đến cuối, nhưng vẫn có ấn tượng là đã xem

hết cả tờ báo” [21].

Độc giả Phan Nam Thắng (Trung tâm nội dung Viettel): “Tôi dành

khoảng nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày cho việc đọc báo. Các báo hiện nay



74



đưa thông tin trùng lặp nhau nhiều nên tôi chỉ chọn đọc 1 báo là

Vnexpress. Tôi sẽ đọc lướt tất cả các tít bài và những phần nội dung thông

tin được hiện thị ngoài trang chủ hoặc trang chuyên mục (sa-pô – tác giả

luận văn). Với nhiều tin, đặc biệt là các thông tin thời sự về kinh tế, xã hội,

tôi chỉ cần đọc bằng đó là đã hiểu được nội dung. Sau đó tôi chỉ chọn một

vài tin hấp dẫn nhất để đọc toàn bài.Vì công việc bận rộn, tôi không thể

dành nhiều thời gian hơn để đọc báo nhưng tôi nắm tin tức rất tốt”.

Việc viết sa-pô ngắn gọn, dễ hiểu giúp độc giả đọc nhanh mà không

cần đọc bài dài là xu thế được độc giả ủng hộ. Tuy nhiên, trên thực tế,

nhiều phóng viên lại hạn chế, thậm chí tuyệt đối tránh cách viết này vì như

thế, độc giả sẽ không click chuột vào bài của họ. Rất nhiều phóng viên cho

biết, tiền nhuận bút của họ phụ thuộc vào lượt truy cập của người đọc. Nếu

lượt truy cập người đọc lớn, họ sẽ nhận được nhuận bút cao và ngược lại.Vì

thế, họ không muốn đưa toàn bộ những thông tin chính yếu nhất ra sa-pô để

độc giả buộc phải vào đọc bài của họ. Chính đây là nguyên nhân dẫn tới tình

trạng sa-pô giật gân, câu khách ngày càng phổ biến trên báo điện tử Việt Nam.

3.1.2 Nhược điểm của sa-pô trên báo điện tử Việt Nam

Bên cạnh những thành công đầu tiên, việc sử dụng sa-pô trên báo

điện tử Việt Nam hiện nay vẫn tồn đọng rất nhiều hạn chế cần phải khắc

phục. Những hạn chế này xuất phát chủ yếu từ việc những người cầm bút

chưa thực sự đầu tư thời gian, sự tập trung cũng như chưa hiểu được tầm

quan trọng của sa-pô đối với một bài báo.

3.1.2.1 Sa-pô quá dài

Với xu hướng viết ngắn gọn, dễ hiểu của báo điện tử hiện nay, sa-pô

quá dài là một nhược điểm cần sớm khắc phục. Nhưng sa-pô dài lại là thực

trạng phổ biến của báo điện tử Việt Nam hiện tại. Ngay cả những báo điện

tử có uy tín như Tuổi trẻ online, Lao động online đều viết sa-pô rất dài



75



(trên 60 chữ). Đặc biệt là các báo điện tử mới hoặc được ít người quan tâm

rất dễ dãi trong việc viết sa-pô.

Ví dụ trên báo Lao động online có sa-pô dài 65 chữ: “Họ là những

người cha, người mẹ cùng chung cảnh mất con. Ngồi bên xác con, người

ngất lên ngất xuống, người đau đớn vật vã ôm khư khư quan tài, người ôm

chặt trong lòng những cuốn sách, những bộ quần áo của con để lại và

những người ngồi bên xác con vừa khóc vừa trách “sao con đành bỏ mẹ

mà đi”. (Nỗi đau xé lòng của những gia đình có con tử nạn trên sông

Sêrêpốk)

Hơn nữa nhiều báo điện tử đăng tải lại các tin, bài trên các báo in,

tạp chí mà không có sự biên tập nên dẫn tới tình trạng sa-pô rất dài. Đây là

một thiếu xót vì sa-pô báo in, sa-pô báo điện tử có đặc trưng rất khác nhau

do đặc thù loại hình quy định.

Nguyên nhân của vấn đề này là do tòa soạn không có những quy

chuẩn cho việc viết sa-pô trong khi đó phóng viên không có những kiến

thức cơ bản về sa-pô báo điện tử. Hơn nữa, một số báo điện tử là phiên bản

online của báo giấy nên chỉ đăng tải những thông tin từ báo giấy của mình

hoặc các báo khác mà không ý thức được việc mình đang làm báo cho độc

giả đọc online. Những người đăng tải tin tức này có thể là những người

không có chuyên môn báo chí, được thuê để đăng bài nên không có trách

nhiệm với tin, bài mà mình đăng tải.

Một nhà báo nổi tiếng của Pháp thế kỷ XIX đã nói: “The readers

give shorter what writer give longer” (người đọc muốn đọc cái ngắn hơn

cái người viết cứ muốn viết dài thêm). Viết dài thì rất dễ, chỉ khó cho người

đọc. Thực ra người ta hay viết dài vì họ không có khả năng để viết ngắn

hơn. Khi viết, người cầm bút cần trả lời câu hỏi: có gì để viết không và viết

ngắn được không. Yêu cầu đầu tiên cũng là khó nhất đối với sa-pô là ngắn



76



gọn và hấp dẫn. Cần biết lựa chọn, gạn lọc những chi tiết mới nhất, nóng

nhất và hấp dẫn nhất để đưa vào sa-pô. Sa-pô phải tương xứng với bài,

không nói quá cái mà bài viết ra.

Để khắc phục tình trạng viết sa-pô dài, mỗi tòa soạn cần có những

quy định cụ thể về mặt dung lượng của sa-pô xuất hiện trên báo mình.

Những quy định này cần có sự kết hợp với sự hỗ trợ của kỹ thuật (sa-pô dài

quá quy định sẽ không được xuất bản trên trang báo) sẽ giúp cho việc thực

hiện của phóng viên, biên tập viên nghiêm túc và hiệu quả hơn. Cụ thể giải

pháp cho hạn chế này của sa-pô sẽ được trình bày cụ thể hơn ở mục 3.2.3

(Kỹ năng viết sa-pô ngắn) của luận văn.

3.1.2.2 Sa-pô giật gân câu khách

Đây là nhược điểm phổ biến của sa-pô báo điện tử Việt Nam hiện

nay. Phần khảo sát độc giả ở mục 3.1.1.2 (Sa-pô tạo sức hút) đã có những

con số thống kê để chứng minh cho vấn đề này. Sa-pô giật gân, câu khách

hiện đã xuất hiện trên hầu hết các báo điện tử, đặc biệt là trong các mục

pháp luật, xã hội.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân biệt một sa-pô có sức gợi

với một sa-pô giật gân câu khách và làm thế nào để hạn chế dẫn đến xóa sổ

cách viết sa-pô giật gân, câu khách”. Một sa-pô có sức gợi là sa-pô khiến

người đọc thích thú, muốn được tìm hiểu thêm thông tin. Tác giả viết bài

có thể sử dụng những chi tiết gây ấn tượng, con số mang ý nghĩa thông

tin… để đưa lên sa-pô làm điểm nhấn nhằm kích thích người đọc. Tuy

nhiên, những thông tin này cần phải chính xác và là thông tin quan trọng

trong bài viết. Hơn nữa, nó phải đảm bảo yếu tố khách quan – một trong

những tiêu chí quan trọng của thông tin báo chí.Nếu chi tiết, con số, tài liệu

đó bản thân nó có sức hút đối với người đọc thì sa-pô khiến người đọc phải

đọc thêm vào nội dung bài viết thì sa-pô đó là một sa-pô tốt và có sức gợi.



77



Sa-pô giật gân, câu khách là dạng sa-pô đưa những thông tin, số liệu,

chi tiết gây ấn tượng mạnh, thậm chí phản cảm, gây kích động hoặc đã mang ý

kiến cá nhân chủ quan vào các thông tin. Dạng sa-pô này có mục đích là thu hút

độc giả đọc bài một cách khiên cưỡng, nghĩa là chỉ gợi trí tò mò chứ không có

mục đích cung cấp thông tin thiết thực, cần thiết cho độc giả.

Để giải quyết tình trạng sa-pô giật gân, câu khách cần có ý thức đồng

bộ của phóng viên, biên tập viên và tòa soạn. Đặc biệt, tòa soạn phải có

những quy định, tôn chỉ, định hướng để xây dựng một tờ báo điện tử khách

quan, hấp dẫn chứ không phải đi theo đường lối báo lá cải, rẻ tiền. Đồng

thời tòa soạn phải có những phương án giải quyết tình trạng phóng viên

bằng mọi cách lôi kéo người đọc nhằm lượng truy cập để tăng nhuận bút.

Với các phóng viên và biên tập viên, điều quan trọng nhất là họ phải

xác định được nhiệm vụ, vai trò của mình khi cầm bút viết báo. Nhiệm vụ

của họ là đưa tới thông tin cần thiết, hữu ích cho độc giả chứ không phải lôi

kéo độc giả bằng mọi cách vào những bài viết có thông tin nhạt nhẽo. Cách

viết giật gân, đánh lừa chỉ kích thích được trí tò mò của độc giả một vài lần.

Khi người đọc đã nhiều lần bị đánh lừa bằng những sa-pô giật gân, câu

khách, họ sẽ mất dần niềm tin vào trang báo đó.

3.1.2.3 Sa-pô chung chung

Đây là dạng sa-pô chứa ít nội dung thông tin hoặc chỉ là những nhận

định, nhận xét vô thưởng vô phạt của người viết. Dạng sa-pô này không

mang lại thông tin cần thiết cho người đọc. Người đọc muốn biết thông tin

thì phải click vào tin, bài. Kiểu viết sa-pô chung chung này cũng xuất hiện

ở rất nhiều báo. Cách viết này thực chất chỉ là viết sa-pô cho có lệ, đủ thủ

tục chứ không xuất phát từ mục đích viết một sa-pô hấp dẫn và có ích đối

với độc giả.



78



Độc giả Anh Tuấn Anh (người viết bài cho trang thông tin điện tử

2sao.vn) cho biết: “Với các website giải trí hoặc một số báo nhỏ, tình trạng

viết sa-pô chung chung rất phổ biến. Tôi không thích đọc những sa-pô kiểu

đó vì nó không mang lại nội dung gì cho người đọc và nó cho thấy người

viết không có trình độ trong việc viết sa-pô”.

Phóng viên Lê Phương (Ban Xã hội báo điện tử Kiến thức) thì cho

biết, tòa soạn của chị không có những yêu cầu cụ thể cho viết viết sa-pô

nhưng với những kiến thức cơ bản mà chị học được từ Khoa báo chí và

Truyền thông – trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thì chị luôn

tâm niệm, sa-pô phải là một thông tin hữu ích đối với bạn đọc. “Sở dĩ nhiều

phóng viên viết sa-pô chung chung là vì họ biết cách rút thông tin đưa lên

sa-pô. Mỗi khi viết bài, tôi thường chọn những chi tiết hấp dẫn nhất để làm

nội dung chính của sa-pô. Cách làm này vừa tránh tình trạng sa-pô chung

chung, lại không khó viết và thu hút độc giả”.

Để giải quyết tình trạng sa-pô chung chung không có nội dung thông

tin, điều đầu tiên người viết báo cần nhận thức là tầm quan trọng của một

sa-pô đối với sự sống còn của tờ báo. Khi nhận thức được rằng, một sa-pô

dở, một sa-pô không có thông tin chính là lý do khiến độc giả từ chối bài

báo của mình thì họ sẽ có sự đầu tư hơn cho việc viết sa-pô. Kỹ năng quan

trọng nhất để tránh tình trạng viết sa-pô chung chung là viết sa-pô theo

dạng tóm tắt bài viết hoặc đưa ra những chi tiết hấp dẫn, thú vị và quan

trọng nhất trong bài.

Với người biên tập, khi nhận được một sa-pô thiếu thông tin, cần có

sự biên tập lại hoặc yêu cầu phóng viên chỉnh sửa sa-pô của mình. Hiện

nay, có rất nhiều biên tập viên gần như không quan tâm tới chất lượng sapô mà chỉ chỉnh sửa, biên tập nội dung bài viết. Đây là cách làm việc thiếu

trách nhiệm và sơ suất bởi nếu sa-pô không tốt, độc giả không đọc bài báo



79



thì sự chỉnh sửa của biên tập viên với nội dung chính trở thành vô ích. Bởi

vậy, trước khi cầm bút biên tập bài viết thì cần phải biên tập sa-pô.

3.1.2.4 Sa-pô không có sự liên kết với tít và bài viết

Sa-pô không nên nhắc lại thông tin mà tít bài đã thể hiện. Tuy thế,

những thông tin ở sa-pô phải góp phần làm sáng tỏ, cụ thể hơn thông tin ở

tít bài. Thông tin trên sa-pô cũng phải có sự liên kết với phần nội dung

chính. Nó có thể là một thông tin quan trọng trong phần nội dung chính

hoặc là thông tin tổng quát cần được làm rõ từ các số liệu, dữ kiện trong

phần nội dung chính.

Thực trang sa-pô không có sự liên kết với tít và phần chính văn tuy

không phổ biến nhưng không phải là không có ở báo điện tử Việt Nam.

Hậu quả của cách viết sa-pô này là khiến độc giả cảm thấy khó hiểu hoặc

hụt hẫng khi thông tin giữa các phần trong bài viết không có sự ăn nhập.

Ví dụ trên báo Pháp luật Việt Nam online với tít bài: “Đánh chồng

cũ để đòi nợ… vợ cũ” có sa-pô: “Phòng cảnh sát điều tra tội phạm Công

an thành phố phối hợp với Công an quận Ba Đình mới bắt 6 đối tượng có

liên quan về vụ việc hai bố con anh Cao Minh Thiệu (Kim Mã, Ba Đình) bị

một nhóm đối tượng lạ hành hung”. Với cách viết sa-pô như thế này, chắc

chắn độc giả sau khi đọc sa-pô sẽ phải xem lại tít để kiểm tra liệu mình có

đọc nhầm tin hay không.

Trên thực tế, dạng sa-pô này trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

không nhiều nhưng vẫn tồn tại, đặc biệt trên các báo điện tử chưa có uy tín.

Nguyên nhânh chính hình thành dạng sa-pô lỗi này người viết báo không

có kiến thức cơ bản về sa-pô. Họ viết sa-pô cho đầy đủ, hoặc là cắt một

đoạn trong bài viết thành sa-pô và đoạn được cắt đó lại không có sự ăn

nhập với phần tít.



80



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×