1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

3 Nguyên tắc viết sa-pô cho báo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 118 trang )


ưu tiên. Chẳng hạn, khi có một tin về tai nạn giao thông, có rất nhiều cách

để triển khai viết sa-pô. Nếu chọn khía cạnh kinh tế, có thể đưa ra những

con số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra đối với xã hội, với các hãng

bảo hiểm, với cá nhân… Nếu chọn khía cạnh cảnh báo thì có thể liệt kê các

biện pháp xử lý vi phạm mà chính phủ đưa ra với các loại xe và các dự án

cải thiện hệ thống đường sá… Nếu chọn khía cạnh giải thích thì có thể nêu

ra các nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng các tai nạn giao thông, đặc điểm

của các tai nạn, những địa điểm thường xảy ra tai nạn. Hoặc cũng có thể

bắt đầu bằng cách kể chuyện về cuộc sống của nạn nhân hoặc phân tích lỗi

của người lái xe dẫn đến tai nạn… Vấn đề ở đây, là tùy theo định hướng

của tòa soạn và mục đích bài viết của mình, phóng viên lựa chọn khía cạnh

phù hợp để truyền tải nội dung tới độc giả của mình một cách hiệu quả

nhất. Nhưng chú ý rằng một bài báo hay và có ảnh hưởng xã hội luôn liên

quan đến lợi ích độc giả. Và điều này, tốt nhất nên được thể hiện ngay ở

phần sa-pô để tạo sự chú ý với độc giả. Điều này rất phù hợp với nhận định

của nhà báo Linda Sherwood - người đứng chuyên mục “Học viết báo”,

thuộc phiên bản điện tử của tờ NewYork Times: “Tất cả mọi thứ đều bắt

đầu từ một sa-pô tốt” [53].

Một trong những nguyên tắc khi viết sa-pô là nhà báo nên coi trọng thời

giờ của độc giả và dĩ nhiên không nên cố sức kéo độc giả vào bài viết của

mình bằng một sa-pô đánh lừa kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Đây là cách

viết bài giật gân, câu khách rẻ tiền , một trong những sai lầm lớn nhất của

người làm báo chuyên nghiệp nhưng lại là kiểu viết sa-pô khá phổ biến trên

báo điện tử thời gian gần đây.

Nguyên tắc tiếp theo là cần phải giới hạn phạm vi đề cập của bài viết

trong sa-pô. Sa-pô cần dựng lên được kết cấu cho phần còn lại của bài báo.

Nếu có một sa-pô tốt, phần còn lại sẽ đến một cách rất rõ ràng. Rất nhiều

phóng viên mất nhiều thời gian cho việc nghĩ một sa-pô phù hợp. Để



34



chuyện này dễ dàng hơn, tốt nhất, phóng viên nên thể hiện nội dung bài

viết ngay ở sa-pô để lấy đó làm kết cấu cho bài viết của mình đồng thời

giúp độc giả định hình được nội dung chính của bài báo nhiều chữ. Như

vậy có thể thấy, “mục tiêu của sa-pô là cung cấp cho người đọc thông tin

và làm cho họ ngất ngây bởi một văn phong cuốn hút”.

Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc kỹ thuật khi viết sa-pô

được người viết nghiên cứu và tổng kết từ các tài liệu nghiên cứu liên quan

của các nhà nghiên cứu báo chí, các cử nhân báo chí:

Cấu trúc phù hợp nhất để viết sa-pô là cấu trúc hình tam giác ngược

(hay kim tự tháp ngược). Đây là cấu trúc phổ biến nhất trong báo chí hiện

đại vì nó hút mắt người đọc ngay từ thông tin đầu tiên. Đặc điểm cơ bản

của cấu trúc này là nó thể hiện tin tức quan trọng nhất ngay ở phần đầu.

Lần lượt sau đó là các thông tin ít quan trọng hơn. Thông tin kém quan

trọng nhất sẽ đặt ở đỉnh tam giác tức là phần cuối của sa-pô.

Sa-pô trả lời các câu hỏi: Ai, cái gì, khi nào và ở đâu. Theo đó, nội dung

chính của bài báo sẽ trả lời các câu hỏi tiếp theo như tại sao, nếu… thì, như

thế nào….

Thủ thuật để viết sa-pô tốt là phải tìm ra một vấn đề, sự kiện, chi tiết

quan trọng nhất của câu chuyện để đẩy chúng lên thành sa-pô. Đây là cách

viết sa-pô đơn giản nhưng có tính hấp dẫn cao.

Một trong những nguyên tắc tối quan trong với sa-pô là cần phải kiểm

soát dung lượng sa-pô để tạo hiệu quả tốt nhất. Tác giả của bài báo “Lời

mào đầu của câu chuyện báo chí” cho biết, chiều dài lý tưởng của sa-pô là

20-25 từ và giới hạn trong một đến hai câu văn [49]. Tuy nhiên do đặc

điểm ngôn ngữ tiếng Việt là đơn âm, nhiều từ ghép nên theo tác giả Ngô

Thị Cẩm Tú (trong khóa luận tốt nghiệp “Sa-pô – yếu tố tăng cường tính

hiệu quả của báo chí Việt Nam hiện đại”) [35] cho rằng, sa-pô trong bài



35



báo tiếng Việt có độ dài dưới 70 âm tiết là thích hợp. Đây là dung lượng

thích hợp nhất giúp người đọc hiểu và nhớ được nội dung của sa-pô. Với

những bài báo dài hơn, dung lượng sa-pô có thể hơn 70 âm tiết nhưng chỉ

nên giới hạn ở dưới 100 âm tiết. Với sa-pô có độ dài từ 100 âm tiết trở lên,

độ đọc hiểu và hứng thú của người đọc dành cho bài báo sẽ giảm mạnh.,

người đọc sẽ ngại và bỏ qua bài báo. Tuy nhiên, với xu hướng báo chí hiện

nay, nhất là báo điện tử, dung lượng thích hợp cho sa-pô cần ngắn hơn nữa.

Thông thường, các báo điện tử thường giới hạn lượng âm tiết trong sa-pô

của mình.Ví dụ báo Vnexpress là 30 chữ, báo Vietnamnet là 50 chữ.

Sử dụng nhiều động từ cho sa-pô và hạn chế tính từ và phó từ bởi chúng

sẽ làm giảm đi yếu tố khách quan của sa-pô. Với thông tin báo chí, tính

khách quan là một trong những yêu cầu được đặt ra hàng đầu. Cách viết

thiếu khách quan, mang màu sắc cá nhân tác giả nếu được thể hiện ngay từ

sa-pô nghĩa là những câu chữ đầu tiên mà độc giả tiếp nhận được rất có thể

sẽ làm giảm hứng thú của độc giả, nhất là trong trường hợp quan điểm cá

nhân đó không đồng nhất với quan điểm của người đọc.

Tôn trọng nguồn tin nhưng không nên đặt chúng ở ngay đầu đầu sa-pô

bởi nguồn tin không quan trọng bằng bản thân tin tức. Nguồn tin chỉ là nội

dung bổ trợ, giúp thông tin chính có sự thuyết phục hơn mà thôi.Hình thức

thông thưởng là: Chủ ngữ - động từ- tân ngữ, thời gian xảy ra sự kiện và

nguồn tin.

1.4 Sa-pô lỗi

Tuy không có một công thức, một nguyên tắc nào cho sa-pô nói

chung và sa-pô báo điện tử nói riêng nhưng vẫn có những trường hợp viết

sapo bị lỗi. Một sa-pô bị coi là lỗi khi nào không thực hiện được chức năng

của mình, nghĩa là nó không đảm bảo được ít nhất một trong các yếu tố

sau: cung cấp thông tin chủ đề bài viết; khơi gợi hấp dẫn người đọc, xác



36



định hoàn cảnh bài viết hoặc chứng minh được tính thời sự của bài viết [31,

tr.34-35].

Có hai dạng dạng sa-pô lỗi thường gặp trên báo điện tử là: Sa-pô lỗi

thông tin và sa-pô lỗi ngôn ngữ trong đó, sa-pô lỗi thông tin là trường hợp

dễ gặp nhất với những người chưa biết cách viết sa-pô.

Sa-pô lỗi thông tin thường gặp các trường hợp:

+ Sa-pô có thông tin không rõ ràng: Đây là sa-pô vô thưởng vô phạt, đưa

nhận xét một cách chung chung, không bao hàm thông tin quan trọng.

+ Sa-pô có cách tiếp cận thông tin dài dòng: Là dạng sa-pô dẫn dắt quá dài

dòng không cần thiết khiến người đọc khó tập trung vào thông tin chính

+ Thông tin ở sa-pô không phù hợp với tít bài: Đây là lỗi khá phổ biến trên

báo điện tử theo kiểu tít một nội dung, sa-pô một nội dung, không có sự ăn

khớp gây khó hiểu cho người đọc.

+ Sa-pô đi quá xa vấn đề hoặc giật gân, câu khách, không phù hợp với nội

dung thông tin bài viết.

Sa-pô lỗi ngôn ngữ thường gặp các trường hợp:

+ Sử dụng quá nhiều dầu ngoặc kép gây rối mắt và khó hiểu cho người xem

+ Dùng từ khó hiểu

+ Lạm dụng dấu chấm hỏi (?)



37



Tiểu kết chương 1

Sa-pô là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành

công của một bài báo. Có rất nhiều cách để gọi sa-pô cũng như có rất nhiều

định nghĩa về sa-pô nhưng tựu chung lại vẫn chung nhau ở một điểm: sa-pô là

phần văn bản đứng sau tít, trước phần chính văn nhằm thông báo nội dung

chính của bài báo và tạo hứng thú cho người đọc theo dõi toàn bộ bài báo.

Đối với báo điện tử, với những đặc trưng riêng của loại hình, sa-pô

có vai trò rất quan trọng. Nó là một trong những vũ khí tối quan trọng trong

“trận chiến” lôi kéo bạn đọc. Nó như một người dẫn đường, một hướng dẫn

viên để dẫn dắt người đọc vào bài viết một cách ngắn gọn nhưng hấp dẫn

và khách quan.

Sử dụng sa-pô cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của

người viết báo. Yêu cầu về một sa-pô hay đòi hỏi người viết báo phải nắm

vững về mặt lý thuyết và áp dụng nó vào thực tiễn một cách sáng tạo.

Những nguyên tắc nằm lòng khi viết sa-pô cần phải nhớ là: viết theo mô

hình tháp ngược, sử dụng nhiều động từ, ít tính từ, viết ngắn, viết để độc

giả có thể đọc nhanh và tuyệt đối tránh viết sa-pô giật gân để kích thích độc giả

bằng mọi cách. Nếu không nắm vững được những kiến thức cơ bản về sa-pô rất

có thể nhà báo sẽ đưa ra những sa-pô lỗi. Và đôi khi chính vì áp lực thu hút độc

giả, nhiều nhà báo sử dụng những sa-pô giật gân, câu khách.

Bởi vậy, những kiến thức cơ bản của sa-pô cộng với cái tâm, sự

nghiêm túc của người làm báo là nền tảng để có được những sa-pô tốt.Và

có một sa-pô tốt chính là một tiền đề để có một bài báo tốt.



38



Chương 2: Khảo sát việc viết sa-pô trên báo điện tử

Việt Nam hiện nay

(Khảo sát báo Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, Tuoitre.vn 3 tháng

đầu năm 2013)

2.1 Khái quát về ba tờ báo Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, Tuoitre.vn

2.1.1 Báo điện tửVnexpress.net

Báo điện tử Vnexpress.net (viết tắt Vnexpress) xuất hiện trên mạng

điện tử lần đầu tiên ngày 26/2/2011, xuất phát từ ý tưởng của ông Trương

Đình Anh, tập đoạn FPT và ông Thang Đức Thắng, phóng viên báo Lao

Động

Tòa soạn ban đầu chỉ có 20 phóng viên trẻ, làm nhiệm vụ biên tập lại

tin bài của các báo khác và đăng trên trang điện tử Vnexpres. Ngày

25/11/2002, Vnexpress chính thức được Bộ văn hóa – Thông tin (nay là bộ

Thông in – Truyền thông) cấp giấy phép hoạt động báo điện tử. Cũng trong

năm nay, Vnexpress được báo giới Việt Nam bình chọn là một trong 10 sự

kiện nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin của năm do đã thực sự là

một biểu tượng cho sự phát triển nội dung của Internet ở Việt Nam.

Ngay sau khi xuất hiện, báo đã có tốc độ phát triển nhanh chóng với

đội ngũ phóng viên, cộng tác viên đông đảo, Thông tin trên báo chủ yếu do

phóng viên tự viết.Năm 2005, Vnexpress được Bộ Văn hóa – Thông tin

trao tặng Bằng khen về thành tích và có nhiều đóng góp tích cực trong công

tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối chính sách của Đàng và

Nhà nước trong 5 năm (2001-2006).

Tháng 5/2005, Vnexpress lọt vào danh sách 500 website được nhiều

người đọc nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Alexa. Đến tháng 6/2006,

tờ báo tiếp tục lọt vào top 300 website toàn cầu và chỉ có 3 tháng sau tăng

lên vị trí 189.



39



Trong năm 2005, 2006, Vnexpress liên tiếp đoạt Cúp vàng Công

nghệ thông tin và truyền thông do Hội Tin học Việt Nam tổ chức.

Năm 2007, VnExpress ghi thêm một dấu mốc quan trọng trong sự

phát triển nội dung trực tuyến tại Việt Nam, khi tiến lên vị trí 98 trong bảng

xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất thế giới của Alexa.

Từ nhiều năm nay, Vnexpress luôn là tờ báo điện tử hàng đầu Việt

Nam, xét cả về hình thức, nội dung và số lượng độc giả truy cập.Đây là tờ

báo điện tử uy tín, thu hút được sự quan tâm của độc giả nhiều độ tuổi.

2.1.2 Báo điện tử Vietnamnet.vn

Báo điện tử Vietnamnet.vn (viết tắt Vietnamnet)có tiền thân từ trang

thông tin VASC Orient của công ty phát triển phần mềm VASC, xuất hiện

vào năm 1997. Trang thông tin này được trình bày dưới dạng thức một

trang báo với các thông tin được chắt lọc từ các báo, tạp chí và từ các

nguồn khác nhau để cung cấp cho bạn đọc. Đội ngũ biên tập ngày đầu của

trung tâm chỉ có 8-10 người với tên gọi là đội biên tập của trung tâm phát

triển hệ thống thông tin.

Thời điểm đó, mặc dù máy tính ở Việt Nam vẫn còn đang là sự xa xỉ,

số lượng người sử dụng không nhiều, internet còn xa vời nữa nưng trang

thông tin trên internet của VASC đã thu htú sự quan tâm của bạn đọc. Đây

chính là hình thức sơ khai của tờ báo điện tử Vietnamnet.

Đế đầu năm 2000, nững người thực hiện trang thông tin này đã hình

thành ý tưởng thành lập một trang web, trang báo điện tử thực sự.Ngày

1/1/2003, Công ty phát triển phần mềm VASC chính thức công bố trang

thông tin trực tuyến VASC Orient đổi tên thành Vietnamnet tại địa chỉ

www.vnn.vn. Ngày 23/1/2003, Vietnamnet chính thức được công nhận là

cơ quan báo chí. Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của một mạng

thông tin mang tính quốc gia với khối lượng thông tin được truy cập hàng



40



ngày, hàng giờ về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội , văn hóa, thể thao

quốc gia và quốc tế.

Hiện nay, Vietnamnet là một trong những website cung cấp thông tin

uy tín ở Việt Nam. Hiện nay, Vietnamnet tuy không còn giữ được vị trí số

1 trong làng báo điện tử Việt Nam như những năm trước đây nhưng đây là

tờ báo luôn được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp của đội ngũ phóng

viên, biên tập viên.

2.1.3 Báo điện tử Tuoitre.vn

Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo

Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở

đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3,

TPHCM).

Đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và

thứ bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10-08-1982, Tuổi Trẻ tăng lên

ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy).

Ngày 16-01-1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng

20.000 tờ mỗi kỳ.Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ

trong năm 1990.Ngày 01-01-1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào

phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng

50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó.

Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ

tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng 10

năm 2002. Báo điện tử Tuoitre.vn (viết tắt là Tuổi trẻ online) ra mắt chính

thức ngày 1 tháng 12 năm 2003, dưới thời Tổng biên tập Lê Hoàng. Sau đó,

nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ phát triển nhanh mạnh nhất với

thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và trong top 10 ở Việt Nam. Hiện nay

trên 4.500.000 lượt truy cập/ngày.



41



Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba tờ báo điện tử này vì đây là những tờ báo

điện tử được đánh giá là phát triển nhất ở Việt Nam cả trên các khía cạnh

nội dung thông tin, số lượng người đọc truy cập và sự chuyên nghiệp trong

phong cách làm báo.

Đây là những tờ báo đã có vị trí vững vàng trong lòng bạn đọc. Với

vị thế của những tờ báo đi đầu, phát triển, họ luôn luôn nắm bắt những kỹ

năng làm báo hiện đại để nâng cao chất lượng nội dung, phục vụ bạn đọc.

Đồng thời, những cây viết của ba tờ báo này cũng là những người được đào

tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề báo. Bởi vậy, tin bài của

các tờ báo này luôn được đánh giá cao cả về mặt nội dung lẫn kỹ năng

nghiệp vụ.

Ba tờ báo này hướng tới đối tượng độc giả tương đối giống nhau (về

độ tuổi, học vấn…) nhưng mỗi báo lại có một hướng đi riêng cho mình

trong cách làm báo. Khảo sát vấn đề sử dụng sa-pô trên ba báo này cũng

phần nào phản ảnh được những kỹ năng làm báo riêng của từng tòa soạn.

2.2 Khảo sát kỹ năng viết sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và

Tuổi trẻ online

2.2.1 Dung lượng của sa-pôtrên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi

trẻ online

Mỗi tòa soạn báo điện tử thường có những quy định riêng về dung

lượng từ ở sa-pô. Tuy nhiên, xu hướng của báo chí hiện đại là sự ngắn gọn

bởi vậy, sa-pô càng ngắn mà vẫn đảm bảo được nội dung thông tin, sức hấp

dẫn lại càng được đánh giá cao.

Khảo sát 100 bài viết ngày (14.2.2013, 20.2.2012) cho ra các kết quả sau:



42



Trung bình Dưới



Báo



chữ/sa-pô



40 Trên



chữ



chữ



40 Sa-pô



Sa-pô dài



ngắn nhất nhất



Vietnamnet



41,9



38%



62% 25



48



Vnexpress



35,7



59%



32% 26



59



Tuổi trẻ



44,2



52%



48% 24



105



Bảng 2.1 Kết quả khảo sát dung lượng của báo điện tử Vnexpress,

Vietnamnet, Tuổi trẻ online

Nhìn vào bảng số liệu này có thể thấy, lượng từ trung bình trong sapô của ba báo không chênh lệch nhau quá nhiều. Đây cũng là lượng từ

thích hợp để người đọc không bị cảm giác ngại khi đọc sa-pô vì quá dài.

Với nội dung được truyền tải trong khoảng 35-45 chữ, người đọc cũng dễ

dàng tiếp nhận và ghi nhớ được nội dung thông tin. Nó cũng phù hợp với

nghiên cứu của của Thạc sĩ Phạm Thị Mai trong Luận văn thạc sĩ đề tài

“Ngôn ngữ thể loại tin trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” có nghiên cứu

và cho kết quả: dung lượng trung bình sapo của tin trên báo điện tử là 30,7

chữ và dung lượng trung bình sapo của bài trên báo điện tử là 45,2 chữ [34].

2.2.1.1 Dung lượng sa-pô của báo Vietnamnet

Giới hạn lượng chữ trong sa-pô của báo Vietnamnet được quy đinh

là 50 chữ. Trong đó, lượng sa-pô dài trên 40 chữ chiếm hơn một nửa số sapô của toàn trang. Trên thực tế, các sa-pô của báo dài đều là những sa-pô

chưa được biên tập kỹ càng để đạt được độ ngắn tối đa.

Nhà báo Hương Giang (ban Văn Hóa báo Vietnamnet cho biết):

“Tòa soạn có quy chuẩn cho sa-pô là 50 chữ. Đôi khi, có những sa-pô chứa

nhiều nội dung, tôi viết dài quá số lượng thì ngày cms sẽ báo lỗi và không

cho phép xuất bản.Khi đó, tôi phải chỉnh sửa, cắt gọt từ ngữ để cho vừa

vặn với con số mà tòa soạn yêu cầu.Đây là trường hợp ít gặp còn hầu như

bài viết của tôi, sa-pô chỉ có độ dài từ 40 đến 45 chữ”.



43



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×