1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

Chương 2: Khảo sát việc viết sa-pô trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 118 trang )


Chương 2: Khảo sát việc viết sa-pô trên báo điện tử

Việt Nam hiện nay

(Khảo sát báo Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, Tuoitre.vn 3 tháng

đầu năm 2013)

2.1 Khái quát về ba tờ báo Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, Tuoitre.vn

2.1.1 Báo điện tửVnexpress.net

Báo điện tử Vnexpress.net (viết tắt Vnexpress) xuất hiện trên mạng

điện tử lần đầu tiên ngày 26/2/2011, xuất phát từ ý tưởng của ông Trương

Đình Anh, tập đoạn FPT và ông Thang Đức Thắng, phóng viên báo Lao

Động

Tòa soạn ban đầu chỉ có 20 phóng viên trẻ, làm nhiệm vụ biên tập lại

tin bài của các báo khác và đăng trên trang điện tử Vnexpres. Ngày

25/11/2002, Vnexpress chính thức được Bộ văn hóa – Thông tin (nay là bộ

Thông in – Truyền thông) cấp giấy phép hoạt động báo điện tử. Cũng trong

năm nay, Vnexpress được báo giới Việt Nam bình chọn là một trong 10 sự

kiện nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin của năm do đã thực sự là

một biểu tượng cho sự phát triển nội dung của Internet ở Việt Nam.

Ngay sau khi xuất hiện, báo đã có tốc độ phát triển nhanh chóng với

đội ngũ phóng viên, cộng tác viên đông đảo, Thông tin trên báo chủ yếu do

phóng viên tự viết.Năm 2005, Vnexpress được Bộ Văn hóa – Thông tin

trao tặng Bằng khen về thành tích và có nhiều đóng góp tích cực trong công

tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối chính sách của Đàng và

Nhà nước trong 5 năm (2001-2006).

Tháng 5/2005, Vnexpress lọt vào danh sách 500 website được nhiều

người đọc nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Alexa. Đến tháng 6/2006,

tờ báo tiếp tục lọt vào top 300 website toàn cầu và chỉ có 3 tháng sau tăng

lên vị trí 189.



39



Trong năm 2005, 2006, Vnexpress liên tiếp đoạt Cúp vàng Công

nghệ thông tin và truyền thông do Hội Tin học Việt Nam tổ chức.

Năm 2007, VnExpress ghi thêm một dấu mốc quan trọng trong sự

phát triển nội dung trực tuyến tại Việt Nam, khi tiến lên vị trí 98 trong bảng

xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất thế giới của Alexa.

Từ nhiều năm nay, Vnexpress luôn là tờ báo điện tử hàng đầu Việt

Nam, xét cả về hình thức, nội dung và số lượng độc giả truy cập.Đây là tờ

báo điện tử uy tín, thu hút được sự quan tâm của độc giả nhiều độ tuổi.

2.1.2 Báo điện tử Vietnamnet.vn

Báo điện tử Vietnamnet.vn (viết tắt Vietnamnet)có tiền thân từ trang

thông tin VASC Orient của công ty phát triển phần mềm VASC, xuất hiện

vào năm 1997. Trang thông tin này được trình bày dưới dạng thức một

trang báo với các thông tin được chắt lọc từ các báo, tạp chí và từ các

nguồn khác nhau để cung cấp cho bạn đọc. Đội ngũ biên tập ngày đầu của

trung tâm chỉ có 8-10 người với tên gọi là đội biên tập của trung tâm phát

triển hệ thống thông tin.

Thời điểm đó, mặc dù máy tính ở Việt Nam vẫn còn đang là sự xa xỉ,

số lượng người sử dụng không nhiều, internet còn xa vời nữa nưng trang

thông tin trên internet của VASC đã thu htú sự quan tâm của bạn đọc. Đây

chính là hình thức sơ khai của tờ báo điện tử Vietnamnet.

Đế đầu năm 2000, nững người thực hiện trang thông tin này đã hình

thành ý tưởng thành lập một trang web, trang báo điện tử thực sự.Ngày

1/1/2003, Công ty phát triển phần mềm VASC chính thức công bố trang

thông tin trực tuyến VASC Orient đổi tên thành Vietnamnet tại địa chỉ

www.vnn.vn. Ngày 23/1/2003, Vietnamnet chính thức được công nhận là

cơ quan báo chí. Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của một mạng

thông tin mang tính quốc gia với khối lượng thông tin được truy cập hàng



40



ngày, hàng giờ về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội , văn hóa, thể thao

quốc gia và quốc tế.

Hiện nay, Vietnamnet là một trong những website cung cấp thông tin

uy tín ở Việt Nam. Hiện nay, Vietnamnet tuy không còn giữ được vị trí số

1 trong làng báo điện tử Việt Nam như những năm trước đây nhưng đây là

tờ báo luôn được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp của đội ngũ phóng

viên, biên tập viên.

2.1.3 Báo điện tử Tuoitre.vn

Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo

Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở

đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3,

TPHCM).

Đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và

thứ bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10-08-1982, Tuổi Trẻ tăng lên

ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy).

Ngày 16-01-1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng

20.000 tờ mỗi kỳ.Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ

trong năm 1990.Ngày 01-01-1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào

phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng

50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó.

Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ

tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng 10

năm 2002. Báo điện tử Tuoitre.vn (viết tắt là Tuổi trẻ online) ra mắt chính

thức ngày 1 tháng 12 năm 2003, dưới thời Tổng biên tập Lê Hoàng. Sau đó,

nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ phát triển nhanh mạnh nhất với

thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và trong top 10 ở Việt Nam. Hiện nay

trên 4.500.000 lượt truy cập/ngày.



41



Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba tờ báo điện tử này vì đây là những tờ báo

điện tử được đánh giá là phát triển nhất ở Việt Nam cả trên các khía cạnh

nội dung thông tin, số lượng người đọc truy cập và sự chuyên nghiệp trong

phong cách làm báo.

Đây là những tờ báo đã có vị trí vững vàng trong lòng bạn đọc. Với

vị thế của những tờ báo đi đầu, phát triển, họ luôn luôn nắm bắt những kỹ

năng làm báo hiện đại để nâng cao chất lượng nội dung, phục vụ bạn đọc.

Đồng thời, những cây viết của ba tờ báo này cũng là những người được đào

tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề báo. Bởi vậy, tin bài của

các tờ báo này luôn được đánh giá cao cả về mặt nội dung lẫn kỹ năng

nghiệp vụ.

Ba tờ báo này hướng tới đối tượng độc giả tương đối giống nhau (về

độ tuổi, học vấn…) nhưng mỗi báo lại có một hướng đi riêng cho mình

trong cách làm báo. Khảo sát vấn đề sử dụng sa-pô trên ba báo này cũng

phần nào phản ảnh được những kỹ năng làm báo riêng của từng tòa soạn.

2.2 Khảo sát kỹ năng viết sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và

Tuổi trẻ online

2.2.1 Dung lượng của sa-pôtrên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi

trẻ online

Mỗi tòa soạn báo điện tử thường có những quy định riêng về dung

lượng từ ở sa-pô. Tuy nhiên, xu hướng của báo chí hiện đại là sự ngắn gọn

bởi vậy, sa-pô càng ngắn mà vẫn đảm bảo được nội dung thông tin, sức hấp

dẫn lại càng được đánh giá cao.

Khảo sát 100 bài viết ngày (14.2.2013, 20.2.2012) cho ra các kết quả sau:



42



Trung bình Dưới



Báo



chữ/sa-pô



40 Trên



chữ



chữ



40 Sa-pô



Sa-pô dài



ngắn nhất nhất



Vietnamnet



41,9



38%



62% 25



48



Vnexpress



35,7



59%



32% 26



59



Tuổi trẻ



44,2



52%



48% 24



105



Bảng 2.1 Kết quả khảo sát dung lượng của báo điện tử Vnexpress,

Vietnamnet, Tuổi trẻ online

Nhìn vào bảng số liệu này có thể thấy, lượng từ trung bình trong sapô của ba báo không chênh lệch nhau quá nhiều. Đây cũng là lượng từ

thích hợp để người đọc không bị cảm giác ngại khi đọc sa-pô vì quá dài.

Với nội dung được truyền tải trong khoảng 35-45 chữ, người đọc cũng dễ

dàng tiếp nhận và ghi nhớ được nội dung thông tin. Nó cũng phù hợp với

nghiên cứu của của Thạc sĩ Phạm Thị Mai trong Luận văn thạc sĩ đề tài

“Ngôn ngữ thể loại tin trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” có nghiên cứu

và cho kết quả: dung lượng trung bình sapo của tin trên báo điện tử là 30,7

chữ và dung lượng trung bình sapo của bài trên báo điện tử là 45,2 chữ [34].

2.2.1.1 Dung lượng sa-pô của báo Vietnamnet

Giới hạn lượng chữ trong sa-pô của báo Vietnamnet được quy đinh

là 50 chữ. Trong đó, lượng sa-pô dài trên 40 chữ chiếm hơn một nửa số sapô của toàn trang. Trên thực tế, các sa-pô của báo dài đều là những sa-pô

chưa được biên tập kỹ càng để đạt được độ ngắn tối đa.

Nhà báo Hương Giang (ban Văn Hóa báo Vietnamnet cho biết):

“Tòa soạn có quy chuẩn cho sa-pô là 50 chữ. Đôi khi, có những sa-pô chứa

nhiều nội dung, tôi viết dài quá số lượng thì ngày cms sẽ báo lỗi và không

cho phép xuất bản.Khi đó, tôi phải chỉnh sửa, cắt gọt từ ngữ để cho vừa

vặn với con số mà tòa soạn yêu cầu.Đây là trường hợp ít gặp còn hầu như

bài viết của tôi, sa-pô chỉ có độ dài từ 40 đến 45 chữ”.



43



Từ kết quả khảo sát trên trang Vietnamnet và phỏng vấn phóng viên

của tòa soạn có thể thấy, hiện nay, phóng viên của Vietnamnet mới chỉ viết

sa-pô ngắn để đối phó với yêu cầu tòa soạn chứ chưa thực sự có sự chuyên

tâm để viết một sa-pô ngắn vì chất lượng bài viết và vì độc giả.

2.2.1.2 Dung lượng sa-pô của báo Vnexpress

Đối với báo Vnexpress, không có có biện pháp khống chế dung

lượng của sa-pô. Phóng viên của tòa soạn này cho biết, tòa soạn có quy

chuẩn là 30 chữ cho sa-pô nhưng có nhiều trường hợp ngoại lệ khi viết bài.

Chỉ khi sa-pô dài quá 3 dòng (hiện thệ trên phần mềm cms) thì mới bắt

buộc phải cắt ngắn.Bởi vậy, nhiều sa-pô trên Vnexpress rất dài, thậm chí có

những sa-pô lên tới 59 chữ.

Ví dụ bài viết “Lùi thời hạn trình Luật đất đai” đăng ngày 22/2 có

sa-pô: “Dự luật đất đai sửa đổi thuộc chương trình cho ý kiến tại kỳ họp

thứ tư, tuy nhiên Chính phủ đề nghị chuyển sang kỳ họp thứ năm và thông

qua tại kỳ họp thứ sáu (cuối 2013) để có thêm thời gian chuẩn bị trình

Quốc hội cùng với việc thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi”.

Tuy nhiên, những sa-pô dài như thế này rất ít khi xuất hiện trên

Vnexpress. Ngược lại, sa-pô của báo này viết tương đối ngắn với số lượng

khảo sát ngày 20.2 tại 3 mục là xã hội, văn hóa, pháp luật, trung bình sa-pô

dài 35 chữ/bài (khảo sát 39 bài). Trong đó, có nhiều bài viết với sa-pô rất

ngắn (chỉ dưới 20 chữ). Ví dụ, chỉ tính riêng mục mục xã hội, trong số 15

bài ngày 222 có 3 bài có sa-pô dưới 20 chữ.

Như vậy có thể thấy, mặc dù không đặt ra một quy chuẩn về độ dài –

ngắn khi viết sa-pô nhưng các phóng viên của Vnexpress khi thực hiện bài

viết đã chú trọng nhiều tới phần sa-pô của bài. Đây cũng là một lưu ý quan

trọng và cần thiết đối với việc viết sa-pô cho báo điện tử.

2.2.1.3 Dung lượng sa-pô của báo Tuổi trẻ online



44



Tòa soạn Tuổi trẻ online không có quy chuẩn cho lượng chữ được

phép xuất hiện trên sa-pô nên trên báo này nên xuất hiện tình trạng sa-pô

dài ngắn không đều. Sa-pô dài 50-60 chữ xuất hiện nhiều trên báo Tuổi trẻ

online và đều là những sa-pô dài và thừa.

Một sa-pô trên báo Tuổi trẻ online dài 105 từ: “Phó thủ tướng

Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến giao bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và

du lịch, bộ trưởng Bộ Y tế theo thẩm quyền và trách nhiệm chỉ đạo thanh

tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, kết luận về chất

lượng xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Thể thao Việt

Nam (thuộc Bộ VH-TT&DL) và xử lý sau thanh tra Bệnh viện Răng hàm

mặt trung ương TP.HCM (thuộc Bộ Y tế) theo quy định pháp luật, báo cáo

kết quả lên Thủ tướng Chính phủ”.(Xử lý sau thanh tra Bệnh viện Răng

hàm mặt T.Ư TP.HCM, 26/3)

Việc chênh lệch về độ dài giữa các sa-pô là yếu tố không tránh khỏi

vì nó tùy thuộc vào trình độ xử lý ngôn từ, rút gọn vấn đề cũng như phong

cách của từng người viết. Tuy nhiên, khi nằm trên cùng một tờ báo, sự

chênh lệch quá lớn (lên tới 81 chữ của báo Tuổi trẻ online) cho thấy sự

không thống nhất và thiếu chuyên nghiệp trong khâu viết sa-pô của các

phóng viên, biên tập viên. Hơn nữa, khi các sa-pô này cùng xuất hiện ngoài

trang chủ hoặc trang chuyên mục sẽ làm xấu đi bố cục trang báo. Nhược

điểm này là hệ quả của việc tòa soạn báo Tuổi trẻ online không có quy định

về lượng chữ sử dụng cho sa-pô.

Trên thực tế, việc báo điện tử sử dụng lại bài viết trên báo in ở Việt

Nam hiện nay rất phổ biến. Do sự khác nhau về loại hình báo chí, các bài

viết của báo in khi được đăng tải trên báo điện tử, cần được biên tập lại,

nhất là phần sa-pô để phù hợp hơn. Tuy nhiên, báo Tuổi trẻ online đã

không biên tập sa-pô khi sử dụng lại bài viết trên Tuổi trẻ phiên bản báo



45



giấy. Riêng với các tin ngắn, tin sâu của báo in, Tuổi trẻ online thường cắt

đoạn văn đầu tiên để làm thành sa-pô cho bài trên báo điện tử. Đây chính là

một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sa-pô trên báo Tuổi trẻ online

dài và không thể kiểm soát được số chữ.



46



Sa-pô ngắn dài cùng xuất hiện trên báo Tuổi trẻ online. Sự chênh lệch về

số chữ giữa các sa-pô làm mất đi tính thẩm mỹ của trang báo

Như vậy, sau khi khảo sát có thể thấy, sa-pô báo Vnexpress tương

đối ngắn, sa-pô báo Vietnamnet có độ dài trung bình nhưng vẫn có thể biên

tập để rút gọn còn sa-pô báo Tuổi trẻ online quá dài và không có sự đồng

đều về mặt dung lượng.

2.2.2. Vấn đề sử dụng câu trong sa-pô trên ba báo Vnexpress,

Vietnamnet và Tuổi trẻ online

Báo



Sa-pô 1 câu



Sa-pô 2 câu



Sa-pô từ 3 câu

trở lên



Vietnamnet



65%



29%



6%



Vnexpress



70%



30%



0%



Tuổi trẻ online



66%



18%



16%



Bảng 2.2 : Kết quả khảo sát vấn đề sử dụng số lượng câu trên báo điện tử

Vnexpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ online

Kết quả này cho thấy, cả ba báo đều rất chú trọng việc viết sa-pô

ngắn gọn trong vòng 1 câu. Các câu này đều là câu ghép, nhiều mệnh đề.

Các sa-pô hai câu thường được sử dụng là hai cũng là hai câu ghép. Tách ra

hai câu là cách để không quá ôm đồm nội dung trong một câu, nhằm giúp

độc giả tiếp nhận thông tin một cách dễ hiểu hơn. Trên thực tế, nếu diễn

giải những câu này thành các câu đơn thì lượng chữ sẽ dài hơn. Như vậy có

thể thấy, ba báo điện tử chúng tôi khảo sát đã ý thức được viết sử dụng câu

ghép nhiều mệnh đề là kỹ năng quan trọng trong việc viết sa-pô ngắn.

Ví dụ trên báo Vnexpress ngày 20.2 có bài “Canh bạc đầu tư ra nước

ngoài” với phần sa-pô: “Các doanh nghiệp xem đầu tư ở nước ngoài như

đ

" ào ao ra biển "để săn cơ hội lớn . Còn giới chuyên gia lo ngại nế u quản



47



không chặt , mang hàng tỷ USD đ ến xứ người chỉ là canh bạc tất tay khi

trong nước còn nhiề u khó khăn”

Hoặc bài viết “10.000 thí sinh dự giải Trần Đại Nghĩa” trên báo Tuổi

trẻ Online có sa-pô: “Giải Trần Đại Nghĩa năm thứ 10 do báo Giáo Dục

TP.HCM phối hợp cùng Học viện Yola tổ chức vừa tổng kết và phát thưởng

sáng 12-5 tại Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM. Giải đã thu hút khoảng

10.000 học sinh từ lớp 8-12 các trường THCS và THPT tại TP.HCM và các

tỉnh thành phía Nam”.

Tuy nhiên trên báo Tuổi trẻ online vẫn có tới 16% bài viết sử dụng

trên 3 câu ở sa-pô. Theo khảo sát, 100% bài viết này đều là bài viết được

sản xuất bởi báo in Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ online chỉ đăng tải lại bài viết

nhưng lại không biên tập lại sa-pô.

2.2.3 Cấu trúc sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ

online

Cấu trúc hiệu quả nhất khi viết sa-pô là hình tam giác ngược ngược.

Theo đó, những thông tin chính yếu nhất sẽ được thể hiện ở câu đầu tiên.

Những nội dung quan trọng nhất của câu đầu tiên sẽ được trình bày ở

những vế đầu tiên. Tuy nhiên, cả ba báo Vnexpess, Vietnamnet và Tuổi trẻ

online đều ít khi sử dụng cấu trúc này khi viết sa-pô. Khảo sát 25 tin bài

thuộc mục Kinh tế của mỗi báo trong 2 ngày: 25/3 và 26/3/2013 trên báo

Vnexpress chỉ có 7 sa-pô được viết theo hình tháp ngược, báo Vietnamnet

và Tuổi trẻ online chỉ có 5.

Một số sa-pô hình tam giác ngược có thể lấy làm dẫn chứng:“Mức

giải ngân 2,7 tỷ USD trong FDI quý I tăng hơn 7% so với cùng kỳ 2012.

Vốn đăng ký của nhà đầu tư ngoại cũng đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 63,6%.(

Bài viết “Giải ngân 2,7 tỷ USD vốn FDI trong quý I” ngày 25/3/2013 – báo

Vnexpress)



48



Hoặc: “Giá sữa, nhất là sữa ngoại liên tiếp tăng mạnh, tăng bất hợp

lý khi đầu vào không biến động, tăng không không cần đăng ký và lách luật

để tăng giá… xem ra, giá sữa còn hơn cả độc quyền” (Bài “Giá sữa hơn cả

độc quyền” ngày 25/3/2013 trên Vietnamnet).

Hoặc “Giá này rẻ hơn gần 40 tỷ đồng so với mức được Hội đồng

quản trị Công ty Đô thị Dầu khí - chủ sở hữu tòa nhà ước tính hồi cuối

năm 2012” (“Tòa nhà cao nhất Bạc Liêu đấu giá khởi điểm 202 tỷ đồng” –

ngày 25/3/2013 đăng trên Tuổi trẻ Online).

Ngoài một số ít các sa-pô được viết theo hình tam giác ngược, các

sa-pô còn lại hầu hết được diễn đạt theo cấu trúc câu: thời gian, ai/cái gì –

làm gì/ ra sao… Đặc biệt, trên báo Tuổi trẻ online, đây là cách viết lặp đi

lặp lại với mọi dạng tin, bài.

Ví dụ: “Hiệp hội Du lịch TP.HCM (HTA) và Hãng hàng không

Vietnam Airlines (VNA) đã chọn tám doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM

tham gia chương trình khuyến mãi kích cầu du lịch nội địa bằng đường

hàng không (“Giảm 40% giá tour nội địa” – Tuổi trẻ ngày 25/3/2013). Nội

dung quan trọng nhất của sa-pô này là 8 doanh nghiệp lữ hành tại Tp.HCM

được chọn tham gia chương trình khuyến mãi du lịch bằng đường hàng

không. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất đã không được đưa lên ngay ở

phần đầu của sa-pô. Nếu viết theo mô hình tam giác ngược, sa-pô này có

thể được sửa thành: “8 doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM sẽ tham gia

chương trình khuyến mãi kích cầu du lịch nội địa bằng đường hàng không

theo sự lựa chọn của Hiệp hội Du lịch TH.HCM và Hãng hàng không

Vietnam Airlines”.

Hoặc: “Bà Phó Nam Phượng, phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến

thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), cho biết sẽ tiếp tục tổ chức đưa

doanh nghiệp VN sang thăm và làm việc tại Myanmar nhằm xúc tiến đầu tư



49



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×