1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >

4 Sa-pô lỗi trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 118 trang )


Một dạng sa-pô lỗi hay lặp lại trên báo Vietnamnet là sa-pô quá dài

nhưng không bao quát được vấn đề. Sa-pô dài là dạng sa-pô không được

khuyến khích sử dụng, nhất là với báo điện tử. Tuy nhiên, trong một vài

trường hợp, người viết muốn bao quát nội dung bài báo nên buộc phải viết

sa-pô dài. Cách viết này tuy không được đánh giá cao nhưng lại giúp cho

độc giả độc nhanh, đọc lướt sa-pô mà vẫn nắm bắt được nội dung chính của

toàn bài. Trong trường hợp này, sa-pô không bị coi là lỗi. Thế nhưng trên

báo Vietnamnet, có rất nhiều sa-pô dài (lên tới gần 50 chữ) nhưng không

bao quát được nội dung chính của tin, bài mà chủ yếu đi vào những vấn đề

lan man.

Ví dụ: Bài viết “Lily Collins mất vai vì sao Chạng vạng” đăng ngày

24/2/2013 viết về sự nghiệp, thành công của diễn viên Lily Collins nhưng

lại có sa-pô: “Cô con gái rượu của danh ca Phil Collins từng tham gia

tuyển vai Bạch Tuyết trong bộ phim Snow White And The Huntsman (Bạch

Tuyết và thợ săn) nhưng cuối cùng vai diễn này lại rơi vào tay ngôi sao

"Chạng vạng" Kristen Stewart”. Đoạn sa-pô dài 45 chữ này không hề liên

quan đến nội dung trong bài bởi trong toàn bộ bài viết, tác giả không hề

đưa thông tin về bộ phim Lily Collins bị mất vai.

Bài viết “Giá vé Tết tăng cao, dân 'méo mặt'” (04/01/2013 có sa-pô

“Lượng khách tăng cao đột biến trong dịp Tết Nguyên Đán.Ngay từ hôm

nay, các ga tàu, bến xe đã chật ních người”. Sa-pô này không bao quát

được nội dung của bài khi nội dung chính của bài là nêu lên những con số

của việc tăng giá vé tàu xe. Chuyện lượng khách tăng cao khi tham gia giao

thông dịp Tết là thông tin cũ, ai cũng biết. Bởi vậy, sa-pô này không mang

lại thông tin mới cho độc giả.

Một dạng sa-pô lỗi có thể thấy trên báo Vietnamnet nữa là sa-pô

đánh giá chung chung mà không có thông tin. Ở loại sa-pô này, tác giả



65



thường chỉ đưa ra những đánh giá vô thưởng vô phạt, không chứa đựng

thông tin, chi tiết và cũng không phải là những bình luận thuyết phục.

Bài viết “Cận cảnh Trung Quốc phóng tên lửa” (26/2 với sa-pô

hoàn toàn không có thông tin: “Chứng kiến những khoảnh khắc ấn tượng

của các vụ phóng tên lửa ở Trung Quốc trong các năm vừa qua”.

Bài viết “Những bài học nhớ đời của 'tỷ phú 25 xu' (22/2) có sapô: “Câu chuyện tay không gây dựng cơ đồ từ 25 xu của người đàn ông

giàu có và độc thân với những bài học rút ra từ trải nghiệm đẫm mồ hôi,

nước mắt và cả máu thực sự ý nghĩa với những người trẻ đang khởi

nghiệp”. Sa-pô này không nêu bật được nội dung cốt lõi của bài mà chỉ dài

dòng nhận xét. Sa-pô dài 48 nhưng chỉ có ý nghĩa nội dung giống như phần

tít 10 chữ.

Hơn nữa hai sa-pô trên cũng chưa hoàn chỉnh là một câu đúng ngữ

pháp. Lỗi này tuy không phổ biến nhưng là một lỗi rất nghiêm trọng với

người làm báo. Những lỗi này cho thấy các phóng viên của Vietnamnet

chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc viết sa-pô cũng như khâu biên tập sapô của báo này chưa tốt.

2.4.2 Sa-pô lỗi trên báo Vnexpress

Nếu như báo Vietnamnet thường xuyên mắc lỗi sa-pô dài nhưng

không bao quát được nội dung thì báo Vnexpress lại mắc lỗi sa-pô quá

ngắn, ít thông tin hoặc thông tin không cụ thể. Đây cũng đều là những sapô lặp lại tít.

Ví dụ bài “Cứu sống nam thanh niên nhảy cầu Cần Thơ” (24.2) có

sa-pô: “Sáng 24/2, một thanh niên đã lên cầu Cần Thơ gieo mình xuống

sông Hậu tử tử. Hoặc bài “Xe 3 bánh bốc cháy trên phố” có sa-pô: “Chiếc

xe 3 bánh chở đá khô bốc cháy dữ dội, trong ít phút chỉ còn trơ khung sắt”.



66



Có thể thấy 2 sa-pô này rất ít thông tin và đều là những thông tin

không thực sự thu hút người đọc bởi nó không mang lại những chi tiết mới

so với tít bài. Cách viết sa-pô này buộc người đọc nếu muốn biết thông tin

phải nhấp chuột và đọc cả bài viết.Đây là một cách làm báo gây bất lợi cho

độc giả, nhất là những độc giả văn phòng ít thời gian – đối tượng độc giả

chủ yếu của Vnexpress.

Việc thiếu tính thời sự trong sa-pô của báo Vnexpress cũng là một

điểm yếu của báo này. Một sa-pô đúng và hay không bắt buộc phải có yếu

tố thời sự song với một trang tin cập nhật tin tức với tiêu chí nhanh như

Vnexpress, đây là một thiếu sót lớn.

2.4.2 Sa-pô lỗi trên báo Tuổi trẻ online

Sa-pô của báo Tuổi trẻ online có ưu thế về tính thời sự. Sa-pô trên

báo này thường được viết theo một cấu trúc cố định (5W+1H) nên không bị

mắc lỗi nội dung cũng như lỗi ngôn ngữ. Cũng vì dập khuôn theo công

thức 5W+1H nên sa-pô trên báo Tuổi trẻ online thường rất dài. Tuy nhiên,

các sa-pô này không đi xa vấn đề mà tập trung vào giới thiệu những nội

dung chính yếu nhất của tin bài. Bởi vậy, có thể nói, trên báo Tuổi trẻ

online không có sa-pô lỗi mà chỉ có sa-pô dài.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát, bằng phương pháp thống kê, phân tích, chúng tôi đã

phản ánh được hiện trạng sử dụng sa –pô trên ba báo Vnexpress,

Vietnamnet và Tuổi trẻ online. Về cơ bản, sa-pô của ba tờ báo này đều đã

thực hiện được đúng chức năng một sa-pô báo chí nói chung, một sa-pô

báo điện tử nói riêng. Nó giúp độc giả nắm bắt được thông tin trong các bài

báo một cách nhanh chóng, đồng thời có sức hấp dẫn, thu hút người đọc

theo dõi vào từng bài báo.



67



Cụ thể qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, điểm mạnh nhất của sa-pô

trên báo Vnexpress là sự ngắn gọn, thông tin nhanh; trên báo Vietnamnet là

sự kịch tính, hấp dẫn, trên Tuổi trẻ online là tính thời sự. Điểm yếu lớn nhất

của sa-pô trên báo Vnexpress là ít tính thời sự, trên Vietnamnet là sự giật

gân đôi khi phản cảm và trên Tuổi trẻ online là sa-pô quá dài. Một điểm

yếu chung của sa-pô trên cả ba báo là chưa vận dụng nguyên tắc viết sa-pô

theo mô hình tam giác ngược. Bởi vậy, sa-pô trên ba báo này đôi khi còn

dàn trải và thiếu sự nhấn mạnh vào thông tin quan trọng nhất.

Một điểm đáng tiếc của hai báo Vnexpress và Vietnamnet là không

phải 100% sa-pô của họ đều đúng. Có rất nhiều dạng sa-pô lỗi được sử

dụng trên haibáo này và hầu hết thuộc về lỗi nội dung. Với hai tờ báo điện

tử uy tín bậc nhất ở Việt Nam như Vnexpress, Vietnamnet, việc viết sa-pô

lỗi là sai sót rất đáng tiếc. Để giải quyết vấn đề này, các tòa soạn cần có

những quy chuẩn cụ thể về vấn đề viết sa-pô và yêu cầu các phóng viên,

biên tập viên nghiêm túc trong quá trình thực hiện. Đồng thời, cũng cần có

những buổi tập huấn cho các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên để họ

có những kiến thức cơ bản về sa-pô và những kỹ năng cần thiết khi viết sa-pô.



68



Chương 3: Kinh nghiệm và nghệ thuật viết sa-pô cho

báo điện tử Việt Nam

3.1 Ưu nhược điểm của sa-pô trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

3.1.1.Ưu điểm của sa-pô báo điện tử Việt Nam hiện nay

3.1.1.1 Người làm báo nhận thức tầm quan trọng của sa-pô đối với báo

điện tử

Từ việc khảo sát cách sử dụng sa-pô trên ba tờ báo của Việt Nam là

Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online cũng như một số báo điện tử

khác cho thấy người làm báo điện tử Việt Nam đã có sự quan tâm tới vấn

đề sa-pô của báo điện tử. Đây là khởi nguồn để có được một sa-pô tốt, có

tính hiệu quả cao.

Các tòa soạn báo đã đưa ra những quy chuẩn, nguyên tắc khi viết sapô cho báo của mình. Ví dụ: báo Vnexpress quy chuẩn dung lượng 30 chữ,

không quá ba dòng, phải hấp dẫn; báo Vietnamnet quy chuẩn dung lượng

50 chữ, phải tạo được sự chú ý của độc giả. Cách viết, sự sáng tạo trong lối

viết của mỗi nhà báo là không giới hạn bởi vậy, khi tòa soạn đưa ra những

yêu cầu cụ thể chính là cách để dung hòa những lối viết theo một định

hướng, một phong cách riêng của tờ báo. Điều này không chỉ giúp cho chất

lượng sa-pô tin, bài trên một trang báo đồng đều, hiện thị đẹp mắt mà còn

tạo nên cá tính riêng của mỗi trang báo để độc giả từ việc đọc sa-pô có thể

nhận ra phong cách của tờ báo đó.

Tuy nhiên, những quy định, quy chuẩn của các tòa soạn chưa thực sự

chặt chẽ nên vẫn có nhiều trường hợp sa-pô không tuân thủ theo những quy

chuẩn đó. Trường hợp của báo Vnexpress là một ví dụ. Mặc dù báo này đã

quy định sa-pô chỉ dài 30 chữ nhưng vẫn có nhiều trường hợp “lách luật”

viết sa-pô dài tới hơn 50 chữ với lý do biện minh là “phù hợp với nội dung



69



bài viết”. Việc không kiểm tra sát sao, không thực hiện nghiêm túc quy

định của tòa soạn đã khiến cho tình trạng này trở nên phổ biến ở trang báo

điện tử số 1 Việt Nam. Đây là vấn đề mà ban biên tập của tòa soạn cần chú

ý để thực hiện nghiêm túc mang lại hiệu quả cao nhất trong việc viết sa-pô.

Một trong những biểu hiện cho thấy người làm báo điện tử đã có sự

quan tâm tới vấn đề viết sa-pô là công tác biên tập sa-pô. Ngay từ khi

phóng viên bắt tay vào viết bài, họ đã trăn trở với sa-pô để cho ra một lời

mào đầu hấp dẫn nhất. Theo như khảo sát 50 phóng viên thuộc 50 báo điện

tử của Việt Nam hiện nay thì có 13 người viết hơn 2 sa-pô để lựa chọn, 32

người thường xuyên sửa sa-pô sau và chỉ có 5 người hài lòng với sa-pô

ngay từ lần viết đầu tiên nhưng phải tùy vào bài viết.

Sau khi phóng viên đưa bài lên CMS, biên tập viên sẽ là người kiểm

tra và biên tập tiếp theo. Sau đó có thể là Thư ký tòa soạn. Khảo sát 20 biên

tập viên thuộc 20 báo điện tử Việt Nam hiện nay, chúng tôi thu được kết

quả: 11 trong số họ thường xuyên sửa sa-pô trong bài viết của phóng viên.

9 người còn lại cho biết họ không muốn sửa sa-pô của phóng viên vì tôn

trọng cách viết của từng người nhưng trong những trường hợp sa-pô tệ, họ

vẫn phải sửa lại.

11 biên tập viên thường xuyên sửa sa-pô cho biết công việc chính

của họ khi biên tập sa-pô là sửa từ ngữ, kết cấu câu và đôi khi là viết sa-pô

theo một hướng khác. Theo biên tập viên Tô Mai Trang (báo Pháp luật xã

hội): “Tôi rất cầu kỳ khi biên tập sa-pô cho các phóng viên và cộng tác

viên. Sa-pô là cái đập vào trước mắt người đọc nên chúng tôi không thể dễ

dãi trong việc viết nó. Thông thường tôi hay sửa lỗi câu, từ cho các phóng

viên để sa-pô ngắn gọn, xúc tích và giàu hình ảnh hơn. Còn với những

trường hợp sa-pô không ăn nhập với tít bài hoặc không phản ánh được nội

dung chính của bài viết, tôi sẽ viết lại một sa-pô mới”.



70



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×