1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.5 MB, 149 trang )


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau:



1.1. NHU CẨU THỰC TIỄN.

Trong những năm gần đây, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ giao tiếp rất quan trọng

ờ Việt Nam. Địa vị tiếng Anh ở Việt Nam đang ngày một cao hơn. Tiếng Anh là ngôn

ngữ giao tiếp chủ yếu để làm việc với người nước ngoài. Cũng chính vì vậy việc nghiên

cứu đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt đang ngày càng được đẩy mạnh. Trong phạm

vi tư liệu mà chúng tói có được, chưa có công trình nào trực tiếp quan tâm, chuyên sâu

nghiên cứu về phạm vi này. Các giáo trình dạy tiếng Anh chỉ mới cung cấp cho người học

và người dạy những mẫu câu hỏi và những tương đương đại thể giữa tiếng Anh và tiếng

Việt. Chừng mức đó, có thể nói, chưa đủ để giúp cho người học sử dụng tiếng Anh với

hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, đề tài của chuyên khảo, đặc biệt là phạm vi và bình điện

nghiên cứu của nó (ngữ nghĩa - ngữ dụng), cũng phù hợp với khuynh hướng phát triển

chung của khoa học về ngón ngữ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những công trình

nghiên cứu về ngữ nghĩa - ngữ dụng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các công trình

nghiên cứu này đã có những đórig góp rất quan trọng trong những vấn đề lý thuyết ngôn

ngữ học, đem lại những ứng dụng hữu ích trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, cũng như

trong việc dạy và học các ngoại ngữ. Đồng thời, những công trình nghiên cứu ngôn ngữ

học ở lĩnh vực này cũng đang hướng tới một sự miêu tả thống hợp các sự kiện ngôn ngữ.

Các thành tựu nghiên cứu hiện có, trong một chừng mực nào đó, đã tạo tiền đề cho việc

so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng ở từng phạm vi nghiên

cứu cụ thể.



1.2. VAI TRÒ CỦA CÂU HỎI TRONG NHẬN THỨC, GIAO TIẾP.

Câu hỏi, với tư cách là một phạm trù có tính phổ quát của sự phân chia câu theo mục

đích phát ngôn, là sản phẩm của một loại hành vi ngôn ngữ điển hình và phổ biến trong

quá trình giao tiếp, nhận thức. Các câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong hoạt độns thực

tiễn, trong quá trình nhận thức: Hỏi để biết. Tuy nhiên, nhiều khi hỏi khônq phải chỉ để

biết. Hỏi để chào. Người Việt Nam hay nói "chào hỏi". Hỏi để chia xẻ, cảm thông nên

người ta cũng hay nói "thăm hỏi". Bên cạnh đó, người ta còn hỏi để yêu cầu, dể nghị, hỏi

để khẳng định hay phủ định, hỏi đê mỉa mai, châm biếm, hỏi dê dồn người ta vào thế kẹt.



Hỏi để mà hỏi. Thậm chí nhiều khi hỏi để tránh phải trả lời v.v... Có thể nói rằng, với tư

cách là một yếu tố thành phần thường xuyên tham gia vào quá trình hội thoại, câu hỏi,

dựa vào sự hỗ trợ của ngữ cảnh, sự tác động của tình thế, sự linh hoạt của chủ thể giao

tiếp, có thể thực hiện những chức năng giao tiếp khác nhau với những kiểu hành vi gián

tiếp tại lời đa đạng, phong phú, phục vụ hữu hiệu cho các mục đích? ý đồ nhận thức, giao

tiếp.



1.3. NHU CẦU HỌC THUẬT, TÍNH THỜI s ự CỦA ĐỂ TÀI.

Nghiên cứu đối chiếu các kiểu câu hỏi trong một ngôn ngữ hay giữa những ngôn ngữ

khác nhau có thể có những phân biệt về mặt thủ pháp, cách thức, mục đích nhưng điểm

chung, thống nhất là việc nghiên cứu này đem lại những lợi ích thực tiễn. Như trên đã

nói, những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này chưa nhiều. Điều này cũng

thể hiện rằng, trong một thời gian dài, sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học đối với loại

hành vi này, cũng như việc so sánh đối chiếu vể chúng giữa những ngôn ngữ khác nhau, là

hết sức hạn chế. Ngay cả trong từng ngôn ngữ cụ thể, các công trình nghiên cứu đề cập

chủ yếu đến câu hỏi cũng hết sức nghèo nàn. Hon nữa, cách nhìn, cách tiếp cận, cách giải

quyết vấn đề của các tác giả phần lớn đều mang nhũng hạn chế của thời đại. Phần đông

các nhà ngữ pháp học đều tập trung sự nghiên cứu của mình vào loại câu tường thuật và

chỉ chú ý mô tả chúng về mặt cấu trúc: Các thành phần câu, các mô hình cấu trúc câu, các

phạm trù quan hệ cú pháp với một sự trừu tượng, khái quát cao. Khái niệm ngữ cảnh chỉ

được nhắc đến trong một số trường hợp và chủ yếu có tính chỉ dẫn. Hiện tượng này do

những nguyên nhân khách quan nhất định: Các câu tường thuật chiếm giữ một tỉ lệ lớn

trong tương quan với các loại câu phi tường thuật. Những phần việc liên quan đến câu hỏi

thường chỉ là việc chỉ ra các phương tiện hình thức, đưa ra những chỉ dẫn về cách đặt câu

hỏi v.v,... Trong một thời gian dài, tình hình nghiên cứu về câu hỏi tiếng Anh cũng như

tiếng Việt đểu ở trong tình trạng này. Cho đến những năm gần đây, cùng với việc phát

triển mạnh mẽ cùa ngữ dụng học, một số tấc giả đã vận dụna; những thành tựu của nó vào

việc nghiên cứu câu hỏi. Nhưng về tiếng Anh, các nhà nghiên cứu chỉ tâp trung vào từns

loại câu cụ thể, hoặc Yes/No - question hoặc W h - question. Theo như chúng tỏi được

biết, chưa có công trình nào nshiên cứu một cách hệ thống toàn bộ các kiểu loại cáu hỏi

trong tiếng Anh trên các bình diện. Trong tiếng Việt, chỉ mới có cóng trình của Lê Đỏng

nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Cho đến nay, chưa có cóng trình nào chuyên sâu



6



nghiên cứu đối chiếu các phương tiên ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh

với tiếng Viêt.

Như vậy, có thể nói rang, việc nghiên cứu đề tài này là một việc làm không chỉ có tính

cấp thiết, tính thời sự cao mà còn có thể xem như là bước đi đầu tiên, vừa có tính thăm dò

vừa có tính thúc đẩy việc thực hiện một mảng trống lớn cần được nghiên cứu trong ngốn

ngữ học nói chung, cả về lý thuyết cũng như thực tiễn.



2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THựC TIẺN

CỦA CÔNG TRÌNH

Nhu cầu thực tiễn, nhu cầu học thuật và tình trạng nghiên cứu còn có phần thiếu hụt là

nhũng nhân tố quan trọng tạo nên tính thời sự cấp bách của đề tài. Việc đáp ứng nhu cầu ,

khắc phục tình trạng nghiên cứu này là mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.

Giải quyết tốt những nhiệm vụ chủ yếu của đề tài sẽ đem lại những đóng góp mới ở cả

hai lĩnh vực: lí thuyết và thực tiễn.



2.1. Ý NGHĨA THỰC TIẺN.

Về thực tiễn, bằng việc vận dụng một hệ thống lý thuyết mô tả và phân loại mới hữu hiệu,

cùng với những kết quả đạt được trong quá trình đối chiếu hệ thống câu hỏi tiếng Anh và

tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng, công trình này sẽ cung cấp một cách hệ

thống các đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các kiểu loại câu hỏi chính danh

trong tiếng Anh và Việt cũng như các đặc điểm chung, các nét đặc thù của hai thứ tiếng

liên quan trực tiếp đến phạm vi này. Kết quả này sẽ đem lại một nhận thức đầy đủ, sâu sắc

hon về hệ thống câu hỏi chính danh, đóng góp trực tiếp vào dịch thuật, vào việc dạy

tiếng Anh và tiếng Việt, Thực tế là, hiện nay, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

chù yếu là thồng qua tiếng Anh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đề tài này cũng có thể

giúp ích cho việc biên soạn các sách dạy tiếng, sách hướng dẫn tự học tiếng Anh cũng như

tiếng Việt, cải tiến phương pháp, thủ pháp giảng dạy các loại hình câu được phân loại theo

mục đích nói năng, thông báo, theo các kiểu hành vi ngôn ngũ . v ề phía người học,

những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, có thể tìm thấy ở cõns trình này những

nét tiêu biểu, đặc thù về vãn hoá - tư duy được thẻ hiện qua quá trình hành chức của câu

hỏi, cũng như những nét tinh tế, độc đáo trong việc giải thuyết các thõng tin phụ, những

thông tin có giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng cao ỏ' từng ngòn ngữ cụ thể. Từ đó, có thể tư rèn



luyện kỹ năng tạo câu hỏi và từng bước tự xây dựng cho mình có được một mức độ "cảm

thức bản ngữ" (language intuition) nhất định trong quá trình giao tiếp, làm việc bằng hai

thứ tiếng này. Trong cấu trúc hội thoại, câu hỏi luôn giữ một vai trò rất quan trọng và có

tần số xuất hiện cao. Nó không chỉ nhằm tìm kiếm thông tin, lời giải đáp, mà còn ]à

phương tiện hữu hiệu và thông dụng nhất để m ờ đầu, duy trì, chuyển hướng cuộc thoại,

thay đổi để tài giao tiếp, điều chỉnh hay tái khẳng định thông tin. Do vậy, việc nắm vững

các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng trong từng loại câu hỏi sẽ giúp cho các bên tham gia

giao tiếp chủ động, tự tin hơn trong quá trì^h tham gia hội thoại, làm cho cuộc thoại diễn

tiến thành công.



2.2. Ý NGHĨA LÍ LUẬN.

Về phương diện lý thuyết, công trình nghiên cứu đối chiếu này có ý nghĩa quan trọng:

T h ứ nh ất, ở mức độ nhất định, nó góp phần khẳng định hiệu lực, khả năng phát hiện và

khái quát của khung lý thuyết nghiên cứu ngôn ngũ theo định hướng ngữ nghĩa - ngữ

dụng học. Một lý thuyết có hiệu lực nghiên cứu cao phải là một lý thuyết cho phép mô tả,

nghiên cứu một cách chính xác, đầy đủ cho nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) ngôn

ngữ khác nhau. Nó phải bao quát và có hiệu lực giải thích cho từng hiện tượng ngôn ngữ

cụ thể. Tiến trình nghiên cứu ngôn ngữ học đã cho thấy rõ rằng, việc nghiên cứu đối

chiêu giữa các ngôn ngữ cho phép tùng bước nhận thức được các hạn chế (có khi là tử

huyệt) của một khung lý thuyết mà trước đó không thể bị phát hiện nếu chỉ giới hạn trong

phạm vi một vài ngôn ngữ. Chẳng hạn, cách phân loại các từ loại chỉ dựa vào các tiêu chí

hình thái học được phổ biến trong truyền thống nghiên cứu ngữ pháp An - Âu đã giảm

hiệu lực khi áp dụng vào nghiên cứu các thứ tiếng như tiếng Việt, tiếng Trung Quốc; T h ứ

hai, thông qua việc kiểm nghiệm, chuyên khảo cũng có thể tham gia bổ sung vào khung

lý thuyết những ngoại lệ, những đặc điểm chưa dược bao quát trong phạm vi nghiên cứu

(nếu có); T h ứ bã, thông qua việc đối chiếu hành vi ngôn ngữ hỏi, một trong những hành

vi ngôn ngữ có sự thể hiện một cách tập trung các nhân tố thuộc về ngữ nghĩa - ngữ dụng ,

cấu trúc, chức năng, công trình này sẽ góp phần, trong chừng mức nhất định, vào việc tạo

tiền đề cơ sở, cho những công trình nghiên cứu đối chiếu loại hình hành vi ngón ngữ ở

những phạm vi lớn hơn. Nhận thức là một quá trình. Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

đối chiếu các phương tiện ngữ dựng bổ trợ giữa tiếng Anh và tiếng Việt, nếu không có

những công trình nghiên cứu về từng phạm vi cụ thể thì sẽ không thể có các cóng trình

nghiên cứu đối chiếu ờ phạm vi, tầm mức cao hơn.



3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Chúng tôi thực hiện để tài này với những mục đích xác định. Với tư cách là một nsười vừa

làm công tác giảng dạy tiếng Anh, vừa nghiên cứu ngôn ngữ, thì việc thực hiện một đề tài

nghiên cứu đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ là thích họp, giúp cá nhân chúng tôi

có thêm những hiểu biết cần thiết để hoàn thành tốt hơn công việc chuyên môn: giảng dạy

tiếng Anh cho các đối tượng người Việt học tiếng Anh. v ề mặt ích lợi xã hội, việc thực

hiện tốt đề tài này sẽ, ở một mức độ nhất định, cung cấp một công trình phân tích đối

chiếu các phương tiện ngữ dụng bổ trợ ở bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng giữa câu hỏi

chính danh tiếng Anh và tiếng Việt - một mảng trống mà, theo chúng tôi đựơc biết, cho

đến nay chưa được nghiên cứu một cách có hộ thống. Mục đích cụ thể của việc nghiên

cứu đề tài này là tìm ra những tương đồng và khác biệt về phương diện ngữ nghĩa - ngữ

dụng giữa các phương tiện ngữ dụng bổ trợ trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và Việt .

Những kết quả đạt được có thể được vận dụng vào phục vụ các mục đích lí luận và thực

tiễn da dạng.



4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u .

4.1. ĐỀ TÀI CỦA CHUYÊN KHẢO.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của công trình được thể hiện một cách khái quát qua

tên gọi của đề tài: “N ghiên cứu đối chiếu các p h ư ơ n g tiện n g ữ n g hĩa - n g ữ d ụ n g b ổ trợ

trong cáu h ỏ i chính danh trong tiếng A n h và tiếng V iệt

bốn vấn đề:



Chúng tôi muốn lưu ý đến



(1) Trong công trình này, nội dung của thuật ngữ “ so sánh” đựợc hiểu là



phương thức nhận thức, tư duy khoa học, được sử dựng trong tất cả các quá trình nhận

thức, phân biệt với cách hiểu “so sánh“ như một phương pháp nghiên cứu C ' bản trong

O

ngôn ngữ học;



(2) “Đối chiếu” được hiểu là một phương pháp nghiên cứu có một hệ



thống nguyên tắc, thủ pháp nghiên cứu riêng, khác với phương pháp miêu tả và phương

pháp so sánh lịch sử (Cũng cần nói thêm rằng phương pháp đối chiếu có kế thừa và sử

dụng nhiều yếu tố, thủ pháp của nghiên cứu miêu tả và so sánh lịch sử); (3) Khái niệm

“ngữ nghĩa - ngữ dụng” được hiểu là sự thống hợp (Thuật ngữ của GS. Đỗ Hữu Cháu [11])

của ngữ dụng dổi với ngữ nghĩa, sự tiếp cận ngữ dụng học dối vói ngữ nghĩa. Trong ngữ

nghĩa có ngữ dụng và trong nsữ dụng có ngữ nghĩa. Chúng tòi sẽ tường giải thêm về vấn



9



đề này ở chương 1 của luận án; (4) “Câu hỏi chính danh” là những câu hỏi hướng đích,

là những câu hỏi nêu ra những thông tin mà người hỏi không biết và thực sự muốn biết.

Đó là những câu hỏi được đặt ra trong những hoàn cảnh mà, theo như Tiến



sĩ Lê Đ ôn 2



nhận xét, J. Searle và nhiều tác giả khấc đã xác định là có những đặc trưng cơ bản sau: a.

Người nói không biết câu trả lời; b. Người nói muốn biết cảu trả lòi và hướng tói

người đối thoại đê n h ận được th ông tin đó. Có thể nói rằng, cáu hỏi chính danh là bộ

phận trung tâm cốt lõi trong các kiểu câu hỏi cùa mỗi ngón ngữ. Những vấn đề ngữ nghĩa

- ngữ dụng liên quan đến cáu hỏi chính danh có vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc

nghiên cứu về câu hỏi nói chung.



4.2. CÁC NGUYÊN TẮC, PHẠM VI PHÂN TÍCH Đ ố i CHIÊU.

Do nhiệm vụ đặt ra cho công trình là xác định nhũng tương đồng và khác biệt về mặt ngữ

nghĩa - ngữ dụng giữa cáu hỏi tiếng Anh và Việt nên việc xác lập phạm vi đối chiếu được

dựa trên những nguyên tắc, những bình diện sau:

(i) Đối chiếu ờ đây là đối chiếu song ngữ. Cả tiếng Anh và tiếng Việt dều vừa là ngôn

ngữ đối tượng vừa là ngôn ngữ phương tiện trong việc đối chiếu. Trong trường hợp cần

thiết, để làm sáng rõ những đặc điểm cụ thể, một trong hai ngôn ngữ sẽ được coi là ngôn

ngữ đối tượng và ngôn ngữ còn lại sẽ là ngôn ngữ phương tiện.

(ii) Cũng như bất cứ mọi sự nghiên cứu, việc nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu là điều tất yếu

vì, để có cơ sở cho việc so sánh tổng quát và hệ thống hoá, bắt buộc phải phân tích các

yếu tố, tiểu loại, các phương diện, các cấp độ, các thuộc tính cụ thể của đối tượng được

khảo sát. Xét về mặt bản thể, câu hỏi chính danh là một thực thể thống họp nhiều yếu tố:

cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Vì vậy, để có được bức tranh toàn cảnh về đối tượng

nghiên cứu, công trình này nghiên cứu câu hỏi của hai thứ tiếng về ngữ nghĩa - ngữ dụng.

Các đặc trưng về cấu trúc được quan tâm trong chừng mức / quan hệ cần thiết để làm sáng

tỏ những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng. Nếu nhìn nhận cấu trúc dưới góc độ ngữ dụng

thì sẽ hiểu thêm về cấu trúc. Và, nếu dùng cấu trúc đê nhìn nhận vấn đề ngữ dụng thì sẽ, ờ

mức độ nhất định, khách quan hoá được các nhân xét, các kết quả nghiên cứu.

(iii) Phạm vi đối chiếu được tiến hành trên các bình diện chính sau đây

+ Đối chiếu các phạm trù ngữ nghĩa - ngữ dung tồn tai trong câu hỏi như tính lựa chọn/

khôns; lựa chọn, tính hiển ngôn/ ngầm ẩn, sự khẳns định/ khỏns khẳng định/ phu định,

tình thái nhận thức/ tình thái trách nhiệm, thông tin đã biết/ thông tin chưa biết - cần biết.



10



+ Đối chiếu cấu trúc - hệ thống nhằm làm sáng rõ những tương đổng và khác biệt về

khuôn hỏi, mẫu câu, các dấu hiệu ngữ vi như động từ ngữ vi, tác tử cấu trúc-tình thái và

các phương tiện ngữ dụng bổ trợ khác.

+ Đối chiếu chức nãng - hoạt động để tìm ra sự tương đổng và khác biệt về chức năng mà

các kiểu loại câu hỏi ờ hai thứ tiếng đảm nhận trong giao tiếp cũng như khả nănơ chuyển

đổi, hành chức trong giới hạn cùng cấp độ hoặc xuyên cấp độ của các câu hỏi khi gắn vói

các chủ thể giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp sinh động, đa dạng, khả biến.



5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

5.1. NHŨNG ĐẶC TRUNG c ơ BẢN CỦA Đ ố i TƯỢNG NGHIÊN

CỨU.

Phương pháp nghiên cứu đề tài bị quy định bởi những đặc trưng cơ bản của đối tượng

nghiên cứu và mục đích tiến hành việc nghiên cứu. Những đặc trưng đó là: - Tính khả

biến của ngữ cảnh; - Tính hội thoại, khẩu ngữ của ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày; - Tính

đa dạng, sự dung hợp ở các mức độ nông, sâu khác nhau của các kiểu thông tin ngữ

nghĩa - ngữ d ụ n g ......Các hiện tượng được nghiên cứu trong chuyên khảo thuộc về bình

diện ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành vi hỏi. Hành vi hỏi xuất hiện là do hai nhân tố có tính

nguyên tắc. Một là tình trạng thiếu thông tin. Hai là nhu cầu muốn biết thông tin đó. Hai

nhân tố này có sự liên quan trực tiếp đến chủ thể của hành vi hỏi, với tư cách là chủ thể

của tình trạng trên và cũng là nguồn của nhu cầu muốn khắc phục tình trạng đó. Hành vi

hỏi sẽ khỏng được hiện thực hoá nếu thiếu đối tượng để hỏi. Đối tượng được hỏi phải là

người mà theo đánh giá của người hỏi là, có hoặc không có khả năng "sở hữu" thông tin

này. Và người hỏi cho rằng, nếu không hỏi, thì sẽ không được cung cấp thông tin. Như

vậy, vai trò của chủ thể hỏi và người được hỏi đối với hành vi hỏi là rất quan trọng. Bên

cạnh đó, các nhân tố như hoàn cảnh giao tiếp, môi trường xã hội, vị thế giao tiếp, hay nói

cách khác là ngữ cảnh (hiểu theo nghĩa rộng) giao tiếp, cũng tham gia, tác động vào quá

trình giao tiêp. Tính chất của chả đề giao tiếp cũng có những ảnh hưởng nhất định. Hỏi

thủ trường khác với bạn bè. Hòi người nhà khác với hỏi người qua đường. Hỏi ờ trong hội

nghị khác với hỏi ờ hành lang v.v,... Mật khác, việc tạo câu hỏi bị chi phối, quy định bởi

rất nhiều nhân tố như: ý đổ ciao tiếp, chiến lược giao tiếp, năng lực ciao tiếp... của chu

thể. Tính chất của chủ đề eiao tiếp, những đặc điếm cá nhân và xã hội của đối tượnq giao



tiếp như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá ... cũng có những tác động, ảnh hưởng nhất

định đến việc xây dựng cáu hỏi của chủ thể. Nói tóm lại, chủ thể giao tiếp ]à những con

người với những đặc trưng cá nhân, xã hội ... hết sức da dạng, phức tạp. Ngữ cảnh và chủ

đề giao tiếp với tính khả biến cao là những nhân tố "bên ngoài" có ảnh hưỏng lớn tới hành

vi hỏi. Mặt "bên trong" của hành vi hỏi là tính đa dạng, phức tạp của các loại nội dung

mệnh đề và của các phạm trù tình thái luôn nằm trong tình trạng tác động qua lại, quy

định lẫn nhau, là các kiểu loại thông tin cần biết trong tương quan với những kiểu loại cáu

hỏi khác nhau, và các cách thức xây dựng tâm điểm thông báo. Vai trò của tiền giả định

trong việc xây dựng câu hỏi, sự dung hợp đan xen ở những mức độ nông sâu của các

thông tin phụ, v.v ... cũng là mặt bên trong của hành vi hỏi. Tất cả những yếu tố đó tạo

nên một bức tranh cực kỳ phức tạp và đa dạng về hành vi hỏi. Tinh hình càng trờ nên phức

tạp khi đối chiếu các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành vi hỏi thuộc hai ngôn ngữ

khác nhau: tiếng Anh và tiếng Việt. Với sự khác biệt khá lớn về môi trường hành chức,

truyền thống vãn hoá, đặc trưng dân tộc, cơ chế ngôn ngữ..., hành vi hỏi, tuy mang tính

phổ quát, nhưng chắc chắn sẽ có những cách thức hiện thực hoá khác nhau, và có những

điểm khác biệt về ngữ nghĩa - ngữ dụng giữa tiếng Anh và tiếng Việt.



5.2. QUY TRÌNH, THỦ PHÁP NGHIÊN c ứ u .

Do những đặc trưng trên đây của đối tượng nghiên cứu kết hơp với mục đích phân tích

đối chiếu, nên trong chuyên khảo, phương pháp khai thác đối lập các hiện tượng liên quan

đến câu hỏi của từng thứ tiếng được sử dụng triệt để làm cứ liệu cho việc đối chiếu giữa

hai ngôn ngữ. Qúa trình thực hiện đề tài, về đại thể, có thể được phân chia thành hai bước

và luôn có sự vận dụng một cách linh hoạt giữa các bước như sau:

Bước 1: Trons quá trình khảo sát tư liệu, các hành vi ngôn ngữ được phân tích



trong mối



tương quan với hoàn cảnh, ngữ cảnh với tất cả những nhân tố bên trong và bên ngoài ngỏn

ngữ như người nói, người nghe, ý đồ giao tiếp, tiền giả định, các thao tác suy luận, lập

luận... bằng việc sử dụng một cách linh hoạt các thủ pháp phân tích như cải biến, so sánh,

đối lập ... trong tương quan đối chiếu với các kiểu ngữ cảnh nhằm tìm ra các yếu tố cần

yếu của ngữ cảnh sử dụng. Từ đó, tập hợp các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, phân

tích và chọn lọc một cách thích hợp, có tính kế thừa, các thành tựu nahiên cứu của các tác

giả đi trước nhằm dựng lên một bức tranh chung về những biểu hiện cụ thế, các đặc trưng

C ' bản của câu hòi chính danh trong tiếng Anh cũng như tiếns Việt.

O



12



Bước 2: Dựa vào các thành quả đã đạt được ờ bước một, tiến hành đối chiếu các đặc

trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của các câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt, tìm ra những

điểm tương đồng, những nét khác biệt về tất cả các mặt như cơ chế vận hành có tính đều

đặn của từng hệ thống ngổn ngữ liên quan đến hành vi ngôn ngữ, các biểu hiện hình thức

của các đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng, các loại nhân tố chi phối ảnh hưởng câu hỏi như:

người sử dụng, ngữ cảnh, kiểu loại trọng tâm thông báo, tiền giả định,... Chuyên khảo này

sẽ sử dụng đồng thời các thủ pháp phân tích định tính và định lượng, v ề mặt định lượng,

thủ pháp phân tích này dựa vào các kết quả thống kê nhằm chỉ ra những phương tiện,

những xu thế phổ biến liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, thủ pháp định

tính được sử dụng nhằm bổ sung cho những hạn chế của thủ pháp định lượng bằng cách

đánh giá về tính cần yếu, tách cái cần yếu ra khỏi cái ngẫu nhiên, loại bỏ những nhân tố

có tính cá nhân, hạn hẹp của của ngũ cảnh dể làm nổi bật những xu thế chủ yếu chi phối

sự hình thành và hoạt dộng của đối tượng nghiên cứu.



5.3. NHỮNG PHƯƠNG THỨC Đ ổ i CHIẾU CHỦ YÊU ĐƯỢC TUÂN

THỦ TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI:

(i) Phương thức đồng nhất / khu biệt cấu trúc:

Đối chiếu các các yếu tố, các đơn vị, các cấp độ, các phương diện tạo nên cấu trúc - hệ

thống câu hỏi trong tiếng Anh và Việt. Sự đối chiếu có thể bắt đầu từ đon vị, yếu tố đến

tiểu hệ thống rồi đến hệ thống lớn hơn của các loại hình câu hỏi hoặc có thể là quá trình

ngược lại nhầm bóc tách các đặc điểm cùa các kiểu loại câu hỏi. Trong quá trình đối

chiếu, luôn có sự vận dụng một cách linh hoạt giữa diễn dịch và quy nạp.



(ii) Phương thức đổng nhất / khu biệt chức nâng:

Đối chiếu chức nãng tạo câu của các phần tử, bộ phận cấu thành câu hỏi như từ hỏi, các

tác tử cấu trúc, tác tử tình thái, tác tử cấu trúc - tình thái, khuôn hỏi,... Phương thức dối

chiếu chức năng giúp xác định vai trò của các yếu tố được sử dụng cũng như đặc điểm

ngữ nghĩa - ngữ dụng của sự khuyết vắng các yếu tố cấu thành càu hỏi,..,



(iii) Phương thức đồng nhốt / khu biệt hoạt động:

Phương thức này xác định sự thông dụng, phổ biến của các kiểu loại câu hỏi. Phưons thức

đổng nhất / khu biệt hoạt động là một bước cụ thê hoá hơn những đặc điểm cấu trúc và

chức năng của câu hỏi trong hai thứ tiếng, giúp đi sâu vào việc sử dung ncóii ngữ. Đáy là

một trong những phương thức đặc thù trong nghiên cứu ngữ dụng học.

5.4. THỦ PHÁP LÀM VIỆC VÓI T Ư LIỆU:



(i) Khảo sát câu hỏi tiếng Anh và Việt trẽn phiếu tư liệu ở tất cả các bình diện: phương

tiện biểu hiện, nội dung ngữ nghĩa, trật tự xuất hiện theo tuyến tính,... Từ đó, cố gắng phát

hiện những tương đồng và khác biệt giữa câu hỏi của hai thứ tiếng.

(ii) Xem xét chi tiết tùng phiếu tư liệu ở từng cấp độ để tìm ra sự tương đồng và khác biệt

giữa câu hỏi tiếng Anh và Việt về số lượng đơn vị từ vựng, tầm tác động của từ hỏi, sự

tương hợp vái ngữ cảnh, khả năng thay thế từ vựng và kết cấu trên trục hệ hình (trục liên

tưởng). Sự quan sát tỉ mỉ như vậy sẽ cho phép phát hiện mức độ chính xác, khéo léo của

việc chuyển dịch cụ thể trên phiếu tư liệu song ngữ Anh - Việt.

(iii) Việc miêu tả, so sánh đối chiếu được tiến hành có trình tự theo tùng nhóm vấn đề, sử

dụng các thủ pháp như phân tích đối lập, phân tích thành tố, phân tích cải biến, thống kê

định lượng,...

5.5. KHÁI QUÁT HOÁ VÀ HỆ THỐNG HOÁ KẾT q u ả k h ả o SÁT:

Các hiện tượng, kết quả khảo sát được xếp thành những nhóm vấn đề để miêu tả và so

sánh tương phản. Trong các nhóm vấn đề, các phần tử được phân loại theo tiêu chí định

tính và định lượng nhằm tìm ra những yếu tố chi phối, tác động đến hàm lượng ngữ nghĩa

và và hiệu quả hướng đích (ngữ dụng) của câu hỏi tiếng Anh và Việt.



6. NGUỔN TƯ LIỆU ĐƯỢC s ử DỤNG:

- Các bản dịch song ngữ Anh - V i ệ t .

- Các sách, báo đcm ngữ tiếng Anh, tiếng V i ệ t .

- Các loại từ điển và công trình nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt.

- Một số phim có phụ đề .

- Các cuộc thoại trực tiếp với người bản ngữ, phiếu khảo sát trên đốị

tượng người bản ngữ (nghiệm thể viên).



7. BỐ CỤC CỦA CHUYÊN KHẢO.

Trừ phẩn M ở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục và phần Sách tham khảo, chuyên khảo này

gổm ba chương được sắp xếp theo trật tự sau đâv :



Chương 1: Những vốn đề lý luôn chung của việc phân tích đối chiếu c á c

phương tiện ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trơ trong câu hỏi chính danh tiếng

Anh và tiếng Việt.



14



Chương 2: Nghiên cứu đối chiếu một số kiểu loại phưong tiên biểu đạt

thông tin ngữ nghĩa - ngữ dụng bổ trợ liên quan đến vai trò, vị thế của

những người tham gia giao tiếp.



Chưcmg 3: Nghiên cứu đối chiếu c á c phương tiện thông tin ngữ nghĩa - ngữ

dụng bổ trợ hàm chứa thông tin định hướng trà lòi và thông tin về cá c

đ ặ c điểm của cảnh huống.



15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

×