1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

1 Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trên sóng của HTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 118 trang )


sản xuất các chương trình của đài, sử dụng kĩ thuật phát hình tự động đầu tiên

trong ngành truyền hình Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng và hệ thống máy móc thiết bị ngày càng tiên tiến, thời

lượng phát sóng đã tăng khá nhanh. Hiện nay, HTV phát sóng trung bình mỗi

ngày 48 giờ trên 2 kênh analog HTV7, HTV9 và 60 giờ trên 4 kênh kĩ thuật

số HTV1 ( kênh thông tin công cộng), HTV2 (kênh thể thao), HTV3 ( kênh

thanh thiếu niên), HTV4 (kênh khoa học giáo dục). Trên hệ thống truyền hình

cáp HTVC có 118 kênh truyền hình, trong đó có 16 kênh truyền hình do HTV

thực hiện và liên kết thực hiện.

Tính đến năm 2010, HTV có tổng số cán bộ viên chức, công nhân viên

là 961 người (gồm 559 người trong biên chế và 407 lao động hợp đồng), có

71 cán bộ quản lý. Ngay từ những ngày đầu thành lập, HTV đã có một đội

ngũ cán bộ có chuyên môn, được đào tạo từ nhiều nguồn và đa dạng. Một số

được đào tạo từ Liên Xô, Cuba, các nước Đông Âu, một số được đào tạo từ

các nước Tây Âu hay Đông Nam Á. Ngoài ra có một số cán bộ thông tin được

rèn luyện trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và trên chục

năm gần đây, một số cán bộ, công nhân viên trẻ được đào tạo tại chỗ, trong đó

có 2/3 phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, cán bộ quản lý có trình độ từ đại

học trở lên. Có những lớp ngắn hạn do chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy

ngay tại đài và cũng có nhiều đoàn cán bộ kĩ thuật, phóng viên sang học tập

kinh nghiệm tại các đài khu vực ở Trung Quốc, Úc, Hongkong, Nhật, Pháp..

HTV đã xây dựng hơn 40 trạm phát lại từ Mường Tè đến Cà Mau.

Sóng của đài gần như phủ sóng cả nước. Từ 1987 đến nay, trung bình mỗi

năm đài sản xuất 180 tác phẩm nghệ thuật sân khấu, 504 chương trình ca

nhạc. Riêng về phim truyện truyền hình, đài đã có những bước tiến nhanh.

Ngoài ra, đài còn tổ chức biên soạn và phát hành bản tin HTV từ tháng 5-



39



1997 với số lượng phát hành 5.000 cuốn/ tháng. Từ tháng 1-2004 đổi tên

thành Tạp chí HTV với số lượng phát hành 50.000 cuốn/ tháng.

Về đào tạo nguồn thu để phát triển sự nghiệp và đóng góp ngân sách,

đài chủ động tạo nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác. Từ

1990 đến 1995, tổng thu của đài chỉ đạt 131 tỷ đồng nhưng từ 4 tháng cuối

năm 1996 đến 6 tháng đầu năm 2001, tổng doanh thu của đài đã tăng đáng kể,

với hơn 781 tỷ, điều tiết ngân sách Trung Ương hơn 282 tỷ, kinh phí để lại

đầu tư cho đài hơn 488 tỷ. Kinh phí đầu tư các dự án gần 300 tỷ đồng..Từ

năm 2005, đài đã vượt chỉ tiêu Ủy ban nhân dân thành phố giao: năm 2005 là

700 tỷ, năm 2006 đạt 1.000 tỷ, năm 2007 đạt 1.300 tỷ, năm 2008 là 1.800 tỷ,

năm 2009 là 2.111 tỷ, năm 2010 đạt…Kể từ năm 2002 đến nay, đài đã hoàn

toàn tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

Về tổ chức đào tạo và đoàn thể, HTV có một tập thể lãnh đạo (ban

Tổng giám đốc và Đảng ủy đài) khá vững vàng về chính trị, nghiệp vụ và gắn

bó đoàn kết nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Với kết quả thi đua bền bỉ HTV đã

được Nhà nước tặng nhiều Huân chương: Anh hùng lao động thời kì đổi mới

(2005), cờ thi đua các năm liền 2001, 2002, 2003, Huân chương độc lập hạng

Ba, Huân chương lao động hạng Hai, cờ luân lưu, cờ truyền thống và nhiều

bằng khen của các bộ, ngành, đoàn thể đối với thành tích hoạt động của đài.

2.1.2 Sự tham gia của các công ty truyền thông

HTV trực thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân TP.HCM, là tiếng nói

của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM. Thực tế hoạt động của HTV cho thấy

mục tiêu chính trị, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

luôn là mục tiêu hàng đầu. Nhiều chương trình chính trị được HTV thực hiện

đã đem lại những ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân như: chương trình

truyền hình trực tiếp Nói và Làm phối hợp với Thường trực Hội đồng Nhân

dân thành phố, phát sóng chủ nhật hàng tuần trên HTV9. Những chương trình



40



kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước như Quốc khánh 2-9, ngày miền Nam

được giải phóng thống nhất đất nước 30-4, ngày sinh nhật Bác, ngày Bác Hồ

ra đi tìm đường cứu nước, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh, các lễ hội lớn của thành phố..đều được HTV đầu tư công

phu, phát sóng liên tục trong tháng kỉ niệm đã tạo được những ảnh hưởng sâu

rộng đến người dân.

Truyền hình đem đến cho công chúng những thông tin thời sự về tình

hình kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho họ những thông tin khoa học để

mở mang kiến thức và giải trí. Bên cạnh đó, truyền hình còn là kênh thông tin

cực kì quan trọng trong các hoạt động kinh tế, thương mại của toàn xã hội.

HTV là đài truyền hình có số lượng lớn các chương trình truyền hình giải trí,

văn hóa nghệ thuật, phim Việt thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng

Theo thống kê các chương trình vẫn thường được công chúng truyền hình

xem nhiều nhất của TNS Media Việt nam thực hiện ở các thành phố lớn: Hà

Nội, TP.HCM, Cần Thơ thì một số loại chương trình luôn duy trì được tỉ lệ

người xem khá cao: trò chơi truyền hình, thời sự, phim truyện, ca nhạc.. Ở các

chương trình trò chơi truyền hình, văn hóa nghệ thuật đã đánh dấu sự năng

động, nhanh nhạy của các công ty truyền thông khi liên tục đưa ra những

chương trình mới, các chương trình ca nhạc, văn hóa nghệ thuật được đầu tư

hoành tráng, công phu trở thành những sự kiện văn hóa tiêu biểu, được báo

chí quan tâm như: cuộc thi Duyên dáng truyền hình, Ngôi sao tiếng hát truyền

hình do Công ty Cát Tiên Sa thực hiện, Giải thưởng HTV Award do công ty

Đông Tây Promotion thực hiện..Những sự kiện này được HTV phát triển

thành những chương trình mang bản sắc của đài và được tổ chức định kì. Các

đơn vị truyền thông trong cuộc hợp tác với HTV đã sản xuất những chương

trình mang tính hiệu quả rõ rệt. Sự hợp tác này bắt nguồn từ nhu cầu thông tin

của công chúng, sự phát triển của ngành quảng cáo truyền thông và cả yếu tố



41



lợi nhuận đã thu hút rất nhiều cá nhân đơn vị đến với HTV ký hợp đồng sản

xuất chương trình truyền hình. Kể từ chương trình đầu tiên đánh dấu sự tham

gia của công ty truyền thông là Cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình TP.HCM

và Cuộc thi Khỏe đẹp thời trang thế giới (1989) đến nay đã có hàng trăm

công ty truyền thông tham gia liên kết sản xuất chương trình cho HTV đặc

biệt là các chương trình trong lĩnh vực giải trí, phim truyện, văn hoá nghệ

thuật..

Phim truyện Việt Nam đã thu hút rất nhiều công ty truyền thông phối

hợp với HTV sản xuất. Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 có hiệu lực kể từ ngày

7-7-2010. Theo đó tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi

đài truyền hình phải đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim,

thời gian chiếu phim “giờ vàng” từ 20-22h trong ngày, ngoài ra còn có thể

phát sóng vào các giờ khác. HTV có Hãng phim TFS nhưng một mình TFS

không đáp ứng đủ nhu cầu. HTV là đài có thời lượng phát sóng phim Việt

chiếm 50% thời lượng phim truyện, năm 2010,để đảm bảo đủ phim phát sóng

HTV còn hợp tác với 29 đối tác sản xuất phim truyện. Mỗi năm TFS sản xuất

khoảng 200 tập phim và phim XHH là 1.600 tập. Các nhà sản xuất phim đều

đảm bảo được số lượng phim theo như cam kết với HTV và HTV không có

tình trạng “lủng” sóng bởi luôn có đến 3-4 phim dự phòng.

Yêu cầu của HTV đặt ra với bất cứ công ty nào ngoài đài muốn tham

gia sản xuất phim là nếu chỉ có tiềm lực về đồng vốn thì chưa đủ mà còn phải

có tiềm lực về quảng cáo, nghĩa là họ phải cam kết có được số lượng quảng

cáo trong chương trình của mình. HTV là đơn vị đi đầu trong việc đưa phim

Việt vào khung giờ đẹp, thu hút được sự quan tâm của khán giả xem đài nhiều

nhất và có thể thu hút được nhiều quảng cáo nhất. Đây là một giải pháp táo



42



bạo và là một sự kích cầu thiết thực cho sản xuất phim nội địa Việt Nam. Giờ

vàng phim Việt được bắt đầu vào 21h ngày 20-5-2005 trên HTV với bộ phim

đầu tiên Vòng xoáy tình yêu do Lasta sản xuất. Sau giờ chiếu buổi tối, giờ

vàng phim Việt được mở rộng thêm khung giờ buổi chiều (18h các ngày trừ

thứ 7) với phim do TFS và M & T Picture sản xuất.

Từ sau giờ vàng 21h từ thứ 5 đến chủ nhật, HTV còn có những khung

giờ vàng mới 9h và 12h trên HTV9, 18h trên HTV7. HTV còn có HTVC và

kênh thuần Việt cần một lượng lớn phim truyền hình. Trong năm 2009, chỉ

tính riêng 2 kênh HTV9 (lúc 18h và 22h30) và HTV7 (lúc 20h30) đã phát

sóng 960 tập phim. Năm 2010, HTV đã phát sóng hơn 1800 phim truyền

hình. Đây là một con số ấn tượng nếu so sánh với VTV1 và VTV3 năm 2010

tổng số phim phát sóng trên VTV1(lúc 20h) và VTV3 (lúc 21h), Rubic 8 có

tổng cộng 604 tập. Nhà đài với tiêu chí giờ vàng phim Việt, sự năng động của

các hãng phim tư nhân trong lĩnh vực sản xuất phim truyền hình đã đẩy nhanh

số lượng phim sản xuất trong nước ra đời. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các

hãng cũng góp phần đẩy chất lượng phim ngày càng được nâng cao. Phim

hay, khán giả xem nhiều mới có thể bán được quảng cáo. Sức hút của phim

truyền hình Việt Nam kéo theo nguồn quảng cáo trong giờ vàng tăng lên

chóng mặt. HTV7 phim Việt lúc 21h tăng lên 40 quảng cáo mỗi ngày (30

giây/ quảng cáo), cá biệt Mùi ngò gai (do Vifa sản xuất) tăng lên 46 quảng

cáo, gấp 2-3 lần so với trước đây.

Như vậy, sự tham gia của các công ty truyền thông ở khâu sản xuất

chương trình đã đem lại không khí làm truyền hình sôi động, đem đến cho làn

sóng truyền hình sự mới mẻ, hấp dẫn, khán giả có thêm nhiều chương trình

hay để xem. Qua những thành công bước đầu mà các chương trình truyền

hình do công ty truyền thông sản xuất mang lại, có thể thấy rằng XHH sản



43



xuất chương trình truyền hình với sự tham gia của các công ty truyền thông là

một hướng đi đúng đắn, sáng tạo.

2.1.3 Phương thức phối hợp giữa HTV và công ty truyền thông

XHH được xem là bước tiến mới phù hợp với xu thế phát triển của

truyền hình. Để XHH thành công, cần phải tận dụng hết các lợi thế có ngay

trong bản thân ngành truyền hình, cũng như huy động tốt các nguồn nhân lực

bên ngoài. Các chương trình giải trí, trò chơi truyền hình, phim truyện là lĩnh

vực XHH truyền hình được coi là phù hợp nhất. Có thể khẳng định, với sự

tham gia đông đảo của các công ty truyền thông vào các chương trình trên đã

góp phần làm phong phú nội dung và chất lượng chương trình của HTV.

XHH sản xuất các chương trình truyền hình đã được HTV tiến hành

thực hiện trong nhiều năm, nhiều chương trình đã ra đời từ sự hợp tác giữa

HTV và công ty truyền thông. Chọn xem các chương trình của HTV luôn là

lựa chọn hàng đầu của khán giả TP.HCM. Theo kết quả khảo sát 200 phiếu

thăm dò mà chúng tôi thực hiện, có 70/200 người dân ở TP.HCM thường

xuyên xem các chương trình của HTV chiếm tỷ lệ 35%. Các chương trình

truyền hình do công ty truyền thông sản xuất đã trở nên thân thuộc với khán

giả xem đài.

Phương thức hợp tác giữa HTV và các đơn vị ngoài đài tham gia sản

xuất chương trình truyền hình có 2 dạng chính: phương thức hợp tác dành cho

các nhà tài trợ, các doanh nghiệp làm việc trực tiếp với HTV và phương thức

hợp tác đối với các công ty truyền thông tư nhân trực tiếp sản xuất chương

trình truyền hình.

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia tài trợ trên HTV họ sẽ tài

trợ chi phí sản xuất, chi phí mua bản quyền hay chi phí tổ chức cuộc thi, còn

phần thực hiện do nhân sự, do phương tiện kĩ thuật, cơ sở vật chất của đài

đảm trách. Quyền lợi của họ được trả bằng quảng cáo trong chương trình họ



44



tài trợ hoặc ở những khung giờ khác, chương trình khác tùy thuộc vào thỏa

thuận giữa hai bên. Cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình TP.HCM hiện nay

được thực hiện theo phương cách này.

Đối với các đơn vị truyền thông- đối tượng tham gia trực tiếp sản xuất

chương trình họ sẽ kí hợp đồng cam kết nâng cao chất lượng chương trình với

HTV. Tiêu chí để đánh giá chất lượng chương trình chính là quảng cáo, nếu

chương trình hay sẽ thu hút nhiều quảng cáo, ngược lại chương trình không

thu hút được quảng cáo thì hai bên sẽ bàn bạc tính toán phương thức phối hợp

như thế nào cho hợp lý. Tuy nhiên, tiêu chí này cũng chỉ mang tính tương đối

vì không phải chương trình nào không hút được quảng cáo cũng là chương

trình kém chất lượng. Đối với chương trình mua bản quyền nước ngoài và

chương trình của công ty truyền thông, công ty sẽ đưa ra các kịch bản thực

hiện, chi phí sản xuất, quyền lợi quảng cáo. Công ty đảm nhận toàn bộ khâu

sản xuất chương trình, từ lên ý tưởng, kịch bản cho đến thực hiện và giao

thành phẩm cho HTV duyệt trước ngày phát sóng. Hoặc đối với các chương

trình truyền hình trực tiếp, phần nội dung do công ty truyền thông đảm trách

còn phần phát sóng, kỹ thuật, phim trường là của HTV. Một số chương trình

được thực hiện theo phương cách này có thể kế đến: Cuộc sống quanh ta, Vì

ngày mai tươi sáng, Vì chất lượng cuộc sống, Vượt lên chính mình, Ngôi nhà

mơ ước, Duyên dáng truyền hình, Album vàng..

Trong cuộc hợp tác với các công ty truyền thông các đơn vị chịu trách

nhiệm chính là: Ban Tổng Giám đốc, Ban chương trình, Ban biên tập chịu

trách nhiệm về nội dung, giờ phát sóng, Ban Tài chính, Trung tâm dịch vụ

quảng cáo thực hiện kí kết hợp đồng và theo dõi quyền lợi quảng cáo cho

công ty.

Sơ đồ tổ chức của HTV phân theo chức năng, nhiệm vụ



45



BAN TỔNG GIÁM ĐỐC



KHỐI BIÊN TẬP



KHỐI KỸ THUẬT

HẬU CẦN



KHỐI TỔ CHỨC

ĐÀO TẠO



 Khối biên tập: gồm 25 Ban: Trung tâm Tin tức, Ban Chuyên

đề, Ban Khoa giáo, Ban Thiếu nhi, Ban Thể thao, Ban Văn nghệ, Hãng

phim truyền hình TP.HCM- TFS..

Đây là những Ban chịu trách nhiệm về nội dung các chương trình phát

sóng, bao gồm cả các chương trình do HTV sản xuất và các chương

trình XHH.

 Khối kỹ thuật hậu cần: Tài chính, Dịch vụ, Quản lý kĩ thuật,

Trung tâm sản xuất chương trình, Trung tâm truyền dẫn phát sóng,

Trung tâm tổng khống chế

Trung tâm Dịch vụ Truyền hình HTV- HTVS được thành lập 11-11989 có các đơn vị trực thuộc: Phòng Quảng cáo, Phòng Kĩ thuật-sản xuất

chương trình, Phòng hậu kì phim truyện, Phòng Rao vặt-thông tin kinh tế,

Phòng Phát hành, Phòng Kế toán. Trung tâm Dịch vụ Truyền hình HTV là

đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng và tài khoản tại ngân hàng. Trung

tâm Dịch vụ Truyền hình thực hiện các dịch vụ quảng cáo, giới thiệu sản

phẩm, thông tin kinh tế, thông báo..trên các kênh của HTV; sản xuất các

chương trình quảng cáo; sản xuất và phát hành các chương trình nghe nhìn

chất lượng cao bằng các thiết bị chuyên dụng, hiện đại; cung cấp thiết kế và

lắp đặt các thiết bị kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nghe nhìn cho các đơn vị

có nhu cầu.

 Khối tổ chức đào tạo: Văn phòng, đoàn thể..

46



Quy trình đăng ký sản xuất chương trình truyền hình:

Khi đơn vị ngoài đài muốn đăng kí sản xuất chương trình phải liên hệ

trực tiếp với Ban mà mình muốn cộng tác để trình ý tưởng, kịch bản, demo.

Các Ban này sẽ thẩm định đề cương, kịch bản và đưa ra quyết định chương

trình có nội dung tốt hay không, có phù hợp với tiêu chí của HTV hay không

hoặc cần góp ý, điều chỉnh nội dung như thế nào. Người đưa ra quyết định, kí

vào giấy thẩm định nội dung chương trình chính là Trưởng ban. Như vậy vai

trò của các phòng ban là rất lớn, ý kiến của Ban đóng vai trò quyết định

chương trình có được thực hiện hay không ngay từ những bước đầu tiên. Sự

phân chia nhiệm vụ này của HTV đảm bảo cho chương trình có sự thẩm định

tốt nhất về nội dung, về chuyên môn, chương trình có sự phù hợp về nội dung

so với các chương trình khác đang phát sóng mà Ban phụ trách.

Sau khi có quyết định thẩm định nội dung, chương trình sẽ được

chuyển lên Ban chương trình sắp xếp thời gian cụ thể cho phát sóng. Trong sự

phát triển của các kênh thì công tác sắp xếp chương trình đảm bảo nguyên tắc

bám sát khung chương trình là rất quan trọng. Các chương trình được Ban

chương trình nghiên cứu, sắp xếp bố trí vào khung giờ hợp lý. Như vậy, mới

thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Khi Ban chương trình đồng

ý phê duyệt thì chuyển cho phòng Tài chính. Tại đây, phòng Tài chính sẽ

kiểm tra tình hình hoạt động, khả năng tài chính của công ty, thảo ra phương

án chi trả chi phí sản xuất cho công ty bằng quảng cáo. Ban Tổng Giám đốc

sẽ là người quyết định cuối cùng chương trình có đáp ứng đủ yêu cầu hay

không, có cho thực hiện chương trình hay không. Khi Ban Tổng Giám đồng ý

cho phép chương trình được sản xuất, được phát sóng vào khung giờ đã định

cũng như đồng ý phương thức phối hợp giữa hai bên thì đài sẽ kí kết hợp

đồng kinh tế với công ty, tùy theo khung giờ của chương trình mà trả lại phần

chi phí sản xuất đối tác thực hiện sản xuất chương trình. Toàn bộ chi phí này



47



sẽ được đổi bằng quảng cáo. Công ty phải kí cam kết nâng cao chất lượng

chương trình với đài, hiệu quả chương trình được đo bằng quảng cáo trong

chương trình do công ty thực hiện. Những quảng cáo này công ty phải đi kiếm

để phát hoặc nếu chương trình hay, quảng cáo tự nhảy vào thì công ty vẫn

được tính. Gía trị quảng cáo phải cao hơn 25% giá trị hợp đồng kí kết của

công ty thì công ty mới được hưởng trọn phần chi phí sản xuất. Đối với những

công ty lớn, có khả năng kéo được nhiều quảng cáo họ sẽ nâng chi phí sản

xuất lên để hưởng lợi cao hơn. Nếu lượng quảng cáo không đủ, công ty sẽ bị

trừ tiền bản quyền.

Ví dụ chương trình Vì ngày mai tươi sáng được áp giá là 50 triệu/

chương trình, HTV sẽ trả cho Công ty Cổ phần Truyền thông Tây Việt là đơn

vị sản xuất chương trình lợi nhuận quảng cáo được phát sóng trong chương

trình tương ứng với số tiền là 50 triệu đồng. Hợp đồng trị giá 2 tỷ đồng thì

công ty sẽ phải cam kết kéo quảng cáo được 2,5 tỷ thì nhà đài mới trả cho

công ty 2 tỷ, phần còn lại là của nhà đài.

Đối với những chương trình được thực hiện theo phương thức XHH

đang phát sóng, các phòng Ban thực hiện thẩm định nội dung từng chương

trình. Trước khi đi thực hiện, các công ty gửi thông tin về chương trình, đề

cương kịch bản, kế hoạch thực hiện. Khi được Trưởng hoặc Phó ban đồng ý

và kí vào biên bản các công ty mới cho thực hiện chương trình theo đúng kịch

bản đã thống nhất. Sau khi có thành phẩm, các công ty phải nộp băng cho Ban

trước 4 ngày chương trình phát sóng. Tại đây, chương trình sẽ được thẩm

định lần cuối trước khi ký duyệt phát sóng. Nếu có những sai sót công ty phải

mang về chỉnh sửa rồi mang sang duyệt lại. Như vậy, với sự kiểm duyệt nội

dung chặt chẽ, các chương trình sẽ được đảm bảo về nội dung tốt nhất. Việc

chương trình có tạo được hiệu ứng tốt từ khán giả hay không hoàn toàn tùy

thuộc vào năng lực sản xuất của công ty.



48



Ví dụ: đối với chương trình Vì ngày mai tươi sáng do Công ty Cổ phần

Truyền thông Tây Việt phối hợp với Ban Chuyên đề HTV thực hiện thì đơn vị

truyền thông liên hệ với Ban Chuyên đề để trình format, phương thức thể

hiện, MC…Sau khi nội dung được thông qua, ngày giờ phát sóng được ấn

định, chương trình sẽ được phép sản xuất. Từng chương trình của Vì ngày mai

tươi sáng đều mang sang Ban Chuyên đề duyệt trước 4 ngày phát sóng. Trong

khi sản xuất chương trình phía HTV thường xuyên tư vấn về nội dung, kỹ

thuật cho đối tác, giúp đối tác nâng cao hiệu quả sản xuất, đạt chất lượng như

yêu cầu.

2.2 Ƣu thế của các chƣơng trình truyền hình của các công ty Cát Tiên

Sa, Lasta, Hoa hồng vàng từ 2008 đến 2010

XHH sản xuất chương trình truyền hình đã có từ lâu với nhiều hình

thức khác nhau, đến khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động này càng diễn

ra sôi nổi. Từ năm 2008 đến năm 2010, đáng chú ý trong hàng trăm công ty

truyền thông tham gia sản xuất chương trình cho HTV là các công ty: Cát

Tiên Sa, Lasta, Hoa hồng vàng với những chương trình hiệu quả, tạo được

dấu ấn riêng.

2.2.1 Cát Tiên Sa- công ty truyền thông hàng đầu của các chương

trình truyền hình giải trí

Công ty TNHH Đầu tư và Quảng cáo Cát Tiên Sa là công ty có 100%

vốn Việt Nam, do Tiến sĩ Nghệ thuật học Nguyễn Quang Minh làm Tổng

Giám đốc. Công ty có quy mô từ 50-100 người. Công ty hoạt động trong các

lĩnh vực sau:

+Tư vấn, tổ chức và điều phối các hoạt động đối ngoại, quan hệ truyền

thông như:

 Xây dựng danh tiếng

 Hỗ trợ hoạt động, thu hút nhân tài



49



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×