Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.39 KB, 70 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
Do chưa có sự quan tâm , phối hợp giữa các giảng viên của trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức, chưa đánh giá được khả năng tiếp thu cũng như công tác giảng
dạy
Trong quy trình đào tạo không có bước xác định mục tiêu đào tạo riêng
biệt, chưa có mức xác định mục tiêu đào tạo ưu tiên trong giai đoạn xác định nhu
cầu đào tạo. Các bước thực hiện còn nhiều thiếu sót, phương pháp xác định nhu cầu
còn nhiều yếu kém. Việc xác định nhu cầu đào tạo chưa chính xác và còn nhiều bất
cập, chưa có phiếu thăm dò xác định mong muốn , nhu cầu cảu sinh viên, không
phân tích cụ thể những mong muốn , nguyện vọng của họ.
Hầu hết mọi chương trình đào tạo đều tuân theo sự sắp xếp của Tổng công ty,
việc lựa chọn đối tường đào tạo chủ yếu do người lãnh đạo kho hay công ty quyết
định, chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chủ quan. Do vậy nhân viên khác bị động
nếu đối tượng đào tạo không có hứng thú với chương trình đào tạo mà vẫn được cử
đi , không những ảnh hưởng đến kết quả kết quả học tập của chính họ mà điều này
còn ảnh hưởng đến cả quá trình đào tạo của công ty.
Công tác đào tạo chưa thực sự được quan tâm, chú trọng phát triển .
chương trình đào tạo vẫn còn thiếu và yếu cả về chất lượng và số lượng. Nội dung
đào tạo chỉ tập trung chủ yếu đào tạo chuyên môn nghiệp vụ , chưa quan đến đào
tạo kỹ năng mềm , tin học và ngoại ngữ bổ trợ cho công việc.
Số cán bộ được cử đi đào tạo còn hạn chế, chưa đạt được hiệu quả cao. Đào
tạo ngoại ngữ cho cán bộ chưa được khuyến khích và thực hiện. Mặc dù ngay từ
khâu tuyển dụng, yêu cầu của công ty đối với các vị trí chức vụ đa số đều yêu cầu
trình độ tin học bằng B, tiếng Anh bằng C nhưng với tình hình phát triển kinh tế
như hiện nay, công ty cần có sự quan tâm đến vấn đề này. Làm sao đảm bảo được
quá trình thực hiện công việc, tiếp cận với công nghệ mới , giao tiếp với khách hàng
trong và ngoài nước…. Vai trò của ngoại ngữ rất quan trọng đối với sự cạnh tranh,
phát triển của công ty với các công ty khác.
Công ty chưa có chiến lược đào tạo theo mục tiêu lâu dài, hiện tại kế hoạch
đào tạo mới chỉ ch yếu dựa trên các mục tiêu và kinh doanh ngắn hạn, phụ thuộc
nhiều vào chỉ thị từ trên, chưa đẩy mạnh được công tác đào tạo do công ty tự tổ
chức tại các kho tiếp vận … tập trung chủ yếu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
SVTH: Chu Tuấn Sang
46
Khóa luận tốt nghiệp
trong thời gian ngắn, chỉ trong vài ngày, ví dụ như đào tạo công nhân, cán bộ mới
chỉ trong vòng 10 đến 15 ngày…. Do vậy trong thời gian ngắn như thế, các cán bộ
công nhân viên mới chỉ làm quen với môi trường làm việc chứ chưa thực sự thích
ứng được với công việc mới.
Công tác đánh giá kết quả đào tạo còn sơ sài, mới chỉ tập trung vào kết quả
thi sát hạch cuối khoá đào tạo hay traning ngay trên hệ thống làm việc , thống kê số
liệu chứ chưa chú ý đến thái độ , phản ứng của người được đào tạo, chủ yếu còn
đánh gí chủ quan, của cán bộ chuyên trách quản lý , chưa nêu bật được hiệu quả
thực sự của các chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, việc tổng kết hợp kết quả đào tạo còn thực hiện thiếu đồng bộ.
Mặc dù có kết quả sau khi thi hay có thể hoàn thành công việc trước mắt về phòng
Tổ chức hành chính nhưng lại chưa được tổng hợp chi tiết , phân loại kết quả, lập
danh sách chi tiết, cụ thể về kết quả đào tạo cảu các đối tượng tham gia để thông
qua đó làm căn cứ xem xét, đánh giá sau này. Việc này có thể do sự chủ quan của
các cán bộ quản lý bới kết quản của cán bộ công nhân viên qua các khoá đào tạo,
lớp bồi dưỡng ngắn ngày đều đạt khác giỏi trở nên.
Số lượng cán bộ trực tiếp tham gia vào hoạt động đào tạo còn hạn chế , gây
khó khăn đến công tác thực hiện đào tạo và phát triển: lên kế hoạch, tổ chức và tiến
hành thực hiện đào tạo….
Bố trí , sử dụng lao động sao đào tạo còn chưa hợp lý, dẫn đến lãng phí
nguồn nhân lực trẻ và có năng lực. Hầu hết các cán bộ sau khi đào tạo đều làm
những công việc trước của mình , chủ yếu chỉ có các cán bộ quản lý, cán bộ nguồn
có bề dày thành tích và kinh nghiệm được bổ nhiệm chức vụ cao hơn tuỳ theo sự
sắp đặt của lãnh đạo trên tổng công ty. Các nhân viên hệ thống, nhân viên kho còn
lại đều chỉ áo dụng những kiến thức thu được từ đào tạo vận dụng vào công việc
hiện tại của mình, không có sự mới mẻ trong công việc , chưa phát huy được hết
những kiến thức vừa tiếp nhận được.
Điều này khong những gây lãng phí chi phí đào tạo mà còn làm giảm hoạt
động lực học tập, làm việc của nhân viên, không nhận thức rõ được tầm quan trọng
của đào tạo phát triển cũng như lợi ích của nó mang lại.
SVTH: Chu Tuấn Sang
47
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
3.1 Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đến
năm 2015
3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2015
Trước thực trạng và xu thế phát triển của thị trường, Vinafco tự hào góp phần
vào thành công chung về quan hệ với các chủ hàng ngày càng được nâng tầm của
thị trường 3PL tại Việt Nam. Bước sang năm thứ 8 Vinafco tiếp phục vụ chuỗi cung
SVTH: Chu Tuấn Sang
48
Khóa luận tốt nghiệp
ứng của thương hiệu nổi tiếng thế giới, trong đó có hãng sơn Dulux (công ty Akzo
Nobel) tại Việt Nam đã mang đến những giá trị cộng thêm cho cả hai bên. Akzo
Nobel là điển hình cho giá trị một thương hiệu toàn cầu góp phần vào sự phát triển
của thị trường logistics.
Năm 2011 Vinafco đã đầu tư mới và đưa vào triển khai phần mềm quản lý kho
tiên tiến nhất thế giới hiện nay của Infor, được tích hợp và phát triển phù hợp với đa
dạng mô hình quản lý dữ liệu điện tử trong chuỗi cung ứng của nhóm khách hàng
hiện tại và tiềm năng của Vinafco. Nâng cao năng lực quản lý hiện đại, logic, linh
hoạt, minh bạch của hệ thống. Năm 2012 tiếp tục là năm công nghệ của Vinafco khi
đồng loạt chạy phần mềm quản lý kho WMS và nâng cấp hệ thống quản lý phương
tiện vận tải GPS, phần mềm quản lý vận tải TMS hiện đại.
Năm 2012, Vinafco sẽ tiếp tục hoàn thiện năng lực về cơ sở, hạ tầng, thiết bị
vận tải, kho bãi. Ba trung tâm phân phối mới với tổng mức đầu tư trên 350 tỉ đồng
theo tiêu chuẩn quốc tế tại các vị trí chiến lược như 4ha tại Thanh Trì (Hà Nội),
1.4ha tại Sóng Thần (Bình Dương), 4ha tại Hòa Cầm (Đà Nẵng) đảm bảo sẽ nâng
cao khả năng cung ứng dịch vụ cho khách ihàng hện tại và đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của thị trường logistics trên toàn quốc. Các loại xe tải phân phối, đầu
kéo, xe bồn… sẽ tiếp tục được đầu tư. Năm qua là năm thành công của công ty cổ
phần Vận tải biển Vinafco và năm tới công ty sẽ đầu tư mua thêm tàu biển để nâng
khả năng phục vụ theo chiến lược đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, Vinafco xây
dựng và kiểm soát mô hình vận hành theo tiêu chuẩn HS&E (sức khỏe, an toàn và
môi trường) trên toàn hệ thống, đảm bảo giá trị phát triển “xanh, bền vững” chung
của khách hàng, cộng đồng.
Các DN đang có xu hướng tăng hoạt động thuê ngoài logistics, theo cuộc khảo
sát gần đây, có tới 64% chủ hàng trên thế giới và 78% tính trong khu vực Châu Á
Thái Bình Dương đã sử dụng các dich vụ thuê ngoài. Ở Việt Nam như các công ty
Massan, Vinaphone…đã đi đầu cho xu hướng sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài
3.1.2 Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đến
năm 2015
Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm qua, đặc biệt là năm
2011 công ty đã xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong 3
SVTH: Chu Tuấn Sang
49